SKKN giúp đối tượng học sinh mũi nhọn tìm hiểu một nét độc đáo trong thơ hàn mặc tử mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca

33 601 0
SKKN giúp đối tượng học sinh mũi nhọn tìm hiểu một nét độc đáo trong thơ hàn mặc tử mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Tôn giáo và thơ ca là những hình thái ý thức xã hội đặc thù, cùng với sự xuất hiện và phát triển của loài người, tôn giáo và thơ ca đã ra đời rất sớm trở thành nhu cầu tinh thần quan trọng của con người. Theo quan điểm của Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh (Đại học Vinh), “Trong đời sống tinh thần nhân loại, ít có lĩnh vực nào lại có điểm gặp gỡ, tương đồng như tôn giáo và thơ ca. Ngay từ khi con người chưa có được một ý thức đầy đủ về mình, cùng với ý niệm về vũ trụ bao la, thần bí là sự xuất hiện một niềm tin và những tưởng tượng hồn nhiên, ngây thơ về những quyền năng của một đấng sáng thế vô ảnh vô hình. Đó là sự khởi đầu cho mối tương giao giữa tôn giáo và thơ ca.” (“Tôn giáo và thơ ca – nhìn từ phương Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 2 - 2006). Mối quan hệ tương giao đó chính là cơ sở tạo nên những thế giới thơ đặc sắc và huyền bí, đến mức nhiều khi người ta xem các thi nhân là những vị thánh sống. 1.2. Đầu thế kỷ XX, (cụ thể từ 1932 - 1945) ở Việt Nam đã xuất hiện phong trào Thơ mới và Hàn Mặc Tử là một trong những đại diện nổi bật của phong trào thơ đó. Với quãng đời ngắn ngủi (28 tuổi), thi sĩ 1 đã để lại một số lượng tác phẩm lớn có giá trị. Nghiên cứu về cuộc đời và thơ ca của người nghệ sĩ tài năng mà bất hạnh này là niềm đam mê của nhiều người. Đã có hàng trăm bài phê bình, tiểu luận lớn nhỏ, đã có hàng mấy chục luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về Hàn Mặc Tử với những đánh giá độc đáo và sâu sắc. Song điều đáng nói là trong thế giới thơ Hàn Mặc Tử luôn có sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thi ca, đúng như nhận xét của Hoài Thanh: "Hàn Mạc Tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ Chúa". "Với Hàn Mạc Tử Chúa gần lắm. Người đã tìm lại những rung cảm mạnh mẽ của các tín đồ đời Thượng cổ.". Và đó cũng là điều tôi muốn trình bày ở bài viết này. I.2. Thực trạng vấn đề Thực ra nghiên cứu về thế giới thơ của Hàn Mặc Tử vốn là sở trường và niềm đam mê của nhiều người, không phải bây giờ mà ngay từ khi thơ Hàn vừa xuất hiện và đi vào lòng bạn đọc. Đó là phê bình tiểu sử của Trần Thanh Mại (Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn), phê bình của Hoài Thanh, Hoài Chân (Thi nhân Việt Nam) và rất nhiều những nhà thơ nhà phê bình khác vốn là bạn thơ của thi nhân như Chế Lan Viên, Quách Tấn, Trần Thanh Địch, Bích Khê, Yến Lan Và gần đây tìm hiểu về nhà thơ tài mệnh này vẫn được tiếp tục sôi động trên 2 văn trường như nghiên cứu của Đỗ Lai Thuý, của Chu Văn Sơn, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Bá Tín, Đặng Thị Ngọc Phượng Với kiến thức còn rất nông cạn, tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu nhiều, mà chỉ mới tiếp cận được một số tác giả quen thuộc tuy nhiên tôi cũng nhận thấy đề tài về thế giới thơ Hàn Mặc Tử nói chung và sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong thơ Hàn Mặc Tử nói riêng quả là hết sức phong phú và đa dạng. Đây thực sự là một mảnh đất màu mỡ dành cho những người yêu thích văn học. Nói cách khác, thế giới thơ Hàn thực sự đã được nghiên cứu ở nhiều vấn đề, dưới nhiều góc độ. Song tôi cũng luôn có một niềm tin rằng văn học bao giờ cũng nằm ở thế tiềm năng sẽ không thể và không bao giờ có thể tìm hiểu hết mọi khía cạnh của văn chương. Với niềm tin ấy tôi đi vào nghiên cứu đề tài này với một suy nghĩ sẽ góp một phần dù rất nhỏ bé vào quá trình tìm hiểu thêm vẻ đẹp còn tiềm ẩn trong thế giới thơ kỳ diệu của Hàn Mặc Tử. I.3. Đối tượng và phạm vi bài viết 3.1. Ðối tượng của đề tài là giúp đối tượng học sinh mũi nhọn tìm hiểu một nét độc đáo trong sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc tử “sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca”. Đây là một đề tài lớn và hết sức thú vị, do năng 3 lực, trình độ cũng như khuôn khổ của bài viết, tôi chỉ tập trung khảo sát một số bài thơ cụ thể và nổi bật dựa vào các tập thơ quen thuộc của tác giả như Gái quê, Thơ điên (được đổi thành Đau thương) và xem các tác phẩm ấy là tư liệu tham khảo quan trọng. 3.2.Tôi không có tham vọng nghiên cứu thật kĩ thế giới thơ Hàn Mặc Tử trên tất cả mọi bình diện, mà chỉ đi vào một khía cạnh nhỏ là màu sắc tôn giáo được thể hiện trong sáng tác của nhà thơ này với mong muốn góp phần chỉ ra sự phong phú cũng như vẻ đẹp độc đáo trong thơ Hàn Mặc Tử nói riêng trong thơ Việt Nam nói chung nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn, bản chất hơn về một nhà thơ cụ thể. I.4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: 4.1. Mục đích: a) Thông qua việc tìm hiểu, phân tích và sắp xếp theo một hệ thống có thể, giúp người đọc nhận thấy sự xuất hiện với một tần số khá lớn những từ ngữ mang màu sắc tôn giáo, cũng như những cảm quan về thế giới siêu hình, siêu tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử. b) Thơ Hàn Mặc Tử thực sự là một trong những đỉnh cao của thơ lãng mạn Việt Nam, việc tìm hiểu thêm một số biểu hiện cụ thể trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ là nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng 4 như sự lung linh kì diệu của những thi phẩm đã từng đi sâu vào lòng người từ hơn nửa thế kỷ qua, cũng từ đó góp phần nhỏ bé trong việc thể hiện tình cảm đậm đà sâu sắc đối với nhà thơ tài năng nhưng hết sức đau thương này. c) Dù chưa phải thật nhiều, nhưng thơ Hàn Mặc Tử từ trước đến nay luôn là một bộ phận quan trọng được giảng dạy trong nhà trường, bởi vậy tôi có mộng tưởng rằng bài viết này sẽ góp một phần nhỏ bé trong việc cung cấp thêm chút ít vốn liếng về thế giới thơ Hàn Mặc Tử để phục vụ cho việc dạy và học trong các trường phổ thông đặc biệt là đối tượng học sinh mũi nhọn. 4.2. Nhiệm vụ: Xuất phát từ những mục đích trên tôi đặt ra những nhiệm vụ cụ thể như sau cho bài viết này: a) Tập trung khảo sát, thống kê một số nét nổi bật về cuộc đời và hành trình thơ của Hàn Mặc Tử, dựa trên những tư liệu đáng tin cậy đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến. b) Tôi cũng tập trung lý giải mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca trên bình diện và phương thức biểu hiện của chúng. 5 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II.1. Đôi điều về mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca 1.1. Từ khi con người vừa thoát thai khỏi xã hội mông muội nguyên thuỷ thì hàng loạt vấn đề về nhận thức xã hội đã được đặt ra. Ai sinh ra muôn loài? Cuộc sống đến từ đâu và nó bắt đầu như thế nào? Rồi các hiện tượng của tự nhiên mà không dễ gì có thể lí giải… Tôn giáo đã ra đời mà sớm nhất là Đạo Bàlamôn (1500 năm trước Công nguyên ở Ấn Độ) để phần nào giải đáp những thắc mắc và cũng là để đáp ứng khát vọng tự nhiên của con người, đó là bày tỏ sự thành kính đối với các vị thần đã tạo ra muôn loài. Điều thú vị là cùng với sự ra đời của tôn giáo, thơ ca cũng bắt đầu xuất hiện. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tại Ấn Độ đã xuất hiện Kinh Vêđa cũng vào khoảng 1500 năm trước Công nguyên với mục đích ca ngợi các vị thần linh và cầu mong các vị thần che chở cho con người. Như vậy tôn giáo và thi ca đã cùng ra đời để đáp ứng những nhu cầu tự nhiên của nhân loại. 6 1.2. Có thể nhận thấy tôn giáo và thi ca là những hình thái ý thức xã hội đặc thù. Với tư cách là những hình thái ý thức xã hội cả tôn giáo và thi ca đều song hành với sự phát triển của loài người. Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, sự phát triển của tôn giáo và thi ca một mặt chịu sự tác động của tồn tại xã hội, mặt khác chịu sự tương tác của các hình thái ý thức xã hội khác đặc biệt như chính trị và nhà nước. Tuy nhiên tôn giáo và thi ca là những hình thái ý thức xã hội đặc thù, chúng có một lãnh địa tinh thần thuần khiết, một mặt chúng phụ thuộc vào kinh tế xã hội, mặt khác chúng phụ thuộc thiết chế xã hội và ý thức cộng đồng. Cùng với sự ra đời của xã hội có giai cấp, con người dần dần mất đi sự hồn nhiên vốn có và thay vào đó là tính vụ lợi, tôn giáo và thi ca đã trở thành bộ phận trong thượng tầng kiến trúc, nó tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội và mối quan hệ tôn giáo thơ ca đã phụ thuộc nhiều vào ý thức xã hội mà trước hết là ý thức thống trị. Do bị chính trị hoá nên mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca ở các thời đại khác nhau, ở các dân tộc khác nhau diễn ra không đồng điều. 1.3. Trong tư cách những hình thái ý thức xã hội, tôn giáo và thơ ca đều có khả năng nhận thức và tái hiện đời sống thực tại. Nói cách 7 khác chúng đều hàm chứa một khả năng phản ánh. Như vậy sự khác biệt giữa tôn giáo và thi ca chỉ là cách nhận thức và hình thức biểu hiện. Nét tương đồng nổi bật trước hết giữa tôn giáo và thi ca trong việc nhận thức và tái hiện xã hội là hình thức tư duy hướng nội (bản chất của tôn giáo là đi tìm sự giải thoát ngay từ bên trong con người, còn bản chất của thơ ca là trữ tình: rút tình cảm của mình ra để phô bày). Tôn giáo và thơ ca đều gắn liền với con người bản thân cá thể. Trong bản chất sáng tạo, thơ ca là sự trở về với chính mình, thành thật với chính mình, giải toả những cảm xức dồn nén trước một hiện tượng nào đó của cuộc sống hiện tại. Nó là cuộc hành trình đơn độc, lẻ loi của cá nhân người nghệ sĩ. Trong giây phút sáng tạo nhà thơ như một kẻ tu hành, một ẩn sĩ cô đơn tìm kiếm. Mọi liên hệ với thế giới bên ngoài bị loại bở, thế giới nội tâm là thực tại duy nhất. Gianh giới giữa bên trong và bên ngoài, thực và mộng đã trở nên nhạt nhoà mờ ảo, điều này đặc biệt rõ ở nhà thơ tín đồ. Giây phút sáng tạo của nhà thơ được xem là khoảnh khắc đốn ngộ, siêu thoát của một kẻ chân tu. Sự tìm kiếm cô đơn gắn liền với những thể nghiệm tâm linh sẽ giúp nhà 8 thơ có được những giây phút huyền diệu, khải thị, thăng hoa, nghe được những điều không ai nghe, thấy được những điều không ai thấy. Tóm lại, tính hướng nội là nguyên tắc cơ bản của tư duy tôn giáo cũng như tư duy trong sáng tạo thơ ca, dù rằng tư duy tôn giáo thường tuyệt đối hoá yếu tố bên trong, xem đó là thực tại duy nhất và biểu đạt nó bằng hệ thống khái niệm siêu hình. Trong khi đó tư duy hướng nội trong thơ về thực chất là cố tình nội cảm hoá khách thể và biểu đạt nó bằng một thế giới biểu tượng cảm tính. II.2. Hàn Mặc Tử, nhà thơ tôn giáo 2.1. Có nhà phê bình đã nhận xét: “Như những người chinh phục dấn thân vào xứ sở đầy bí ẩn và bí hiểm, những người nghiên cứu Thơ Mới cứ mải miết miệt mài, bất chấp mọi thời khí khắc nghiệt nhất. Và họ đã được đền bù. Những đỉnh cao nhất của Phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) cứ dần dần được chinh phục. Cả những ngọn núi mà đỉnh chóp vốn chìm khuất trong mây mù cũng đang được khai quang. Những bí mật ngủ vùi trong thời gian đang được đánh thức dậy Nhưng Hàn Mặc Tử hẳn phải là trái núi bướng bỉnh nhất. Nó mời gọi những bước chân chinh phục để rồi làm tất cả mỏi gối chồn chân. Nó chỉ chịu để cho một ít người kiên nhẫn đến được với dăm ba tảng đá 9 lăn lóc ven chân núi, hoặc một vài vỉa đá lưng chừng núi, thế thôi. Nửa thế kỉ đã qua dường vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt! Chế Lan Viên - bạn thơ thân cận của Hàn - là người đến sớm nhất, cố gắng leo cao, đào sâu nhất, từng lớn tiếng quả quyết: "Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, những cái tầm thường mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại ở cái thời kì này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử", nhưng cuối đời, Chế vẫn cứ ôm theo nguyên vẹn một câu hỏi đầy trăn trở: Hàn Mặc Tử, anh là ai? Thơ Hàn Mặc Tử vẫn cứ như một kí tự lạ lùng mà mỗi cách đọc, cách giải được đưa ra chỉ xem như một giả thuyết không ít vu vơ. Nội điều ấy đủ thấy Hàn là một thiên tài cô đơn biết bao.” Quả đúng như vậy, cuộc đời và thơ văn của Hàn Mặc Tử luôn luôn là một thế giới đầy bí ẩn. Cuộc sống của nhà thơ là một cuộc vật lộn suốt đời với bệnh tật hiểm nghèo, dai dẳng, bất phân thắng bại. Sự đau thương về bệnh tật đã đày đọa nhà thơ lên đến tột đỉnh, tưởng như tất cả nỗi khổ của thế gian hội tụ đầy đủ để trút ngập lên một thi mệnh thiên tài mỏng manh yếu ớt và yểu mệnh, nhưng cũng để từ đó chói sáng những vần thơ quằn quại đớn đau. Cuộc đời và thân phận thơ Hàn Mặc Tử gắn chặt chẽ với dải đất miền Trung khắc nghiệt, đói nghèo và rất nhiều thi sĩ. Ông sinh ra ở thị xã Đồng Hới - giữa miền Trung, 10 [...]... có một 26 sự nghiệp phi thường để hậu thế muôn đời sau luôn kinh ngạc, ngưỡng mộ và kính phục Hàn Mặc Tử chính là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam - một Thánh Thi với cái tên là Bất Tử chói sáng hào quang trên bảng Phong Trần” II.4 Một vài kiểm chứng khi hướng dẫn đối tượng học sinh mũi nhọn tìm hiểu một nét độc đáo trong thế giới thơ Hàn Mặc Tử: Mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca Hàn Mặc Tử. .. bí trong thế giới thơ Hàn Mặc Tử II.3 Giúp học sinh tìm hiểu “Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thi ca trong thế giới thơ Hàn Mặc Tử Đây là mục đích cơ bản mà tôi hướng tới Để thực hiện nội dung này, tôi đã giúp học sinh (tất nhiên là đối tượng học sinh mũi nhọn) làm rõ các vấn đề sau: 3.1 Trong cuộc đời hai tám năm ngắn ngủi, chỉ chưa đầy mười hai năm làm thơ, nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại một khối lượng thơ. .. thu quan điểm của các nhà biên soạn sách giáo khoa đổi mới, cũng như quan điểm đổi mới phương pháp giảng dạy, từ nhiều năm nay tôi đã mạnh dạn hướng dẫn đối tượng học sinh mũi nhọn đi tìm hiểu sâu hơn một số nét độc đáo trong sáng tác của các tác giả cụ thể như nhà thơ Hàn Mặc Tử xét tren mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác thơ của ông Tôi nhận thấy rằng, muốn hiểu một tác phẩm cụ thể và. .. nhà thơ về sáng tạo và tiếp nhận thi ca 3 Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thi ca trong thơ Hàn Mặc Tử được thể hiện khá đậm nét trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ, ngay từ những bài thơ đầu tiên trong Lệ Thanh thi tập cho đến Gái quê và thật sự đậm đặc trong Đau thương Các từ ngữ, hình ảnh mang sắc màu tôn giáo được sử dụng với một tần số khá lớn Nhưng đáng nói hơn là chất tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử nổi... văn như Xuân Diệu với tôn giáo tình yêu, như Nguyễn Tuân với tôn giáo về cái đẹp… thì ra khi người ta yêu thích và tôn thờ điều gì thì cái đó trở thành tôn giáo trong lòng họ 3.2 Đi sâu vào mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca trong thơ Hàn Mặc Tử, ta thấy hình ảnh về một cõi giới khác được vẽ ra trong thơ Tử cũng giông giống với những cảnh giới về Thi n đường hay Thế giới Cực lạc trong Kinh thánh hoặc... lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1993 3 Phan Cự Đệ, Thơ văn Hàn Mặc Tử, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1993 4 Nguyễn Văn Hạnh, Tôn giáo và thơ ca – nhìn từ phương Đông”, Tạp chí nghiên cứu văn học số 2, 2006 5 Nguyễn Văn Hạnh, Quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong thế giới biểu tượng , Tạp chí nghiên cứu văn học số 9, 2006 6 Đặng Thị Ngọc Phượng, “Những biểu tượng nghệ thuật trong hành... thú hơn trong học văn Thi t nghĩ đó đã là một thành công đáng khích lệ Trong thực tế, tôi đã vận dụng cách thức tìm hiểu tác phẩm thông qua việc nghiên cứu một số nét riêng độc đáo của tác giả ở các tác phẩm cụ thể và điều nhận thấy có những thành công nhất định, do khuôn khổ bài viết, tôi chỉ trình bày một vấn đề cụ thể là giúp đối tượng học sinh mũi nhọn tìm hiểu thêm một nét riêng, độc đáo trong thế... chính tôn giáo với thi ca Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó tôi lại cho rằng Thơ, đó mới thực sự là Tôn giáo của Hàn Mặc Tử (Tất nhiên, phải là Thơ với 19 nghĩa tuyệt đối của nó và với những gì huyền nhiệm nhất của nó) Hàn Mặc Tử đã tuyệt đối hoá thơ, đã tôn sùng thơ, đã tô vẽ thơ như một nguồn sống, nguồn sáng, nguồn đạo hạnh, thơ là ánh sáng thi ng liêng, thần diệu tột cùng Thơ trắng trong như một. .. đúng một phần nhưng quan trọng hơn là nó khẳng định có mối quan hệ mật thi t giữa tôn giáo và thi ca trong thế giới thơ Hàn Mặc Tử 17 Đi sâu vào thế giới thơ Hàn Mặc Tử không thể phủ nhận được thực tế: chúng ta gặp khá đậm đặc các chất liệu của Kitô giáo - từ ngôn ngữ đến nghi thức lời nói, từ hình ảnh đến một số biểu tượng phổ biến trong Kinh thánh, từ Đức bà Maria đến Đấng chí tôn Nhưng xem ra Kitô giáo. .. hồn Tử, không có những bức thành kiên cố ngăn cách tôn giáo của mình và tôn giáo của người, nhất là đối với Phật giáo Vì không có những bức thành kiên cố ngăn cách giữa tôn giáo mình và tôn giáo người, nên Tử đã đi tìm nguồn cảm hứng trong Đạo Bồ Đề Và mặc dù tự xưng mình là Thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”, Tử vẫn không ngần ngại đem những từ ngữ, những hình ảnh của Phật giáo và dùng trong văn thơ . tượng của đề tài là giúp đối tượng học sinh mũi nhọn tìm hiểu một nét độc đáo trong sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc tử “sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca . Đây là một đề tài lớn và hết sức thú vị,. với tôn giáo về cái đẹp… thì ra khi người ta yêu thích và tôn thờ điều gì thì cái đó trở thành tôn giáo trong lòng họ. 3.2. Đi sâu vào mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca trong thơ Hàn Mặc Tử, . đúng hoặc đúng một phần nhưng quan trọng hơn là nó khẳng định có mối quan hệ mật thi t giữa tôn giáo và thi ca trong thế giới thơ Hàn Mặc Tử. 17 Đi sâu vào thế giới thơ Hàn Mặc Tử không thể phủ

Ngày đăng: 19/07/2014, 07:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan