Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện hoài đức, hà nội

96 2K 14
Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện hoài đức, hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Bệnh sâu răng và viêm lợi là hai bệnh phổ biến nhất trong các bệnh răng miệng và cũng là hai bệnh phố biến nhất trong xã hội. Tỷ lệ mắc sớm, phổ biến và tốn kém về kinh phí cho mọi quốc gia. Năm 1994 WHO.đánh giá bệnh sâu răng và viêm lợi nước ta vào loại cao nhất thế giới. Chúng tôi tiên hành nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định tính với đề tài : “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây năm 2007”. Nghiên cứu được tiến hành qua việc khám và phỏng vấn trên 289 học sinh khối lớp 5 ; phỏng vấn sâu các thầy (cô) giáo, cán bộ nha học đường và thảo luận nhóm trên 12 bậc phụ huynh học sinh ở 3 trường tiểu học ở Hoài Đức, Hà Tây. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng là 58,48%, chỉ số sâu mất trám là 1,3. Tỷ lệ viêm lợi là 92,39%. Có 94,4% học sinh có mảng bám răng. Bằng cách thang điểm chúng tôi có 37,72% học sinh có kiến thức đạt CSRM. Qua việc phỏng vấn và thang điểm cũng cho thấy có 37,72% học sinh có kiến thức CSRM đạt, và có 24,22% học sinh có thực hành đạt, có 42,56% bậc phụ huynh học sinh có kiến thức CSRM cho con mình đạt. Những học sinh có phụ huynh dạy chải răng thì kiến thức đạt cao gấp 1,94 lần những học sinh không có phụ huynh dạy. Những học sinh có phụ huynh nhắc không cắn các vật cứng có thực hành đạt cao gấp 1,74 lần những học sinh không được phụ huynh nhắc. Những học sinh có kiến thức CSRM đạt thì thực hành đạt cao gấp 9 lần những học sinh có kiến thức CSRM không đạt. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công tác NHĐ còn yếu kém, việc giảng dạy cho học sinh về CSRM trong nhà trường còn sơ sài về nội dung và thời gian dạy là chưa có nhiều, chưa có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và y tế cơ sở trong công tác NHĐ. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra được những kiến nghị cần thiết, đó là : Đẩy mạnh công tác truyền thông tăng cường kiến thức cho học sinh, qua những chương trình truyền hình chúng yêu thích, qua những phong trào thi đua ngoại khoa nhà trường ; cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về kiến thức CSRM cho học sinh đối với các bậc phụ huynh ; cần đẩy mạnh công tác NHĐ, trong đó cần chú trọng đặc biệt với việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và y tế cơ sở trong công tác NHĐ ; cần tăng cường nhân lực cho công tác NHĐ ở các trường tiểu học, cần đầu tư mô hình học tập cách CSRM trong các nhà trường.

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSRM : Chăm sóc răng miệng ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu KCB : Khám chữa bệnh KTTH : Kiến thức, thực hành NCV : Nghiên cứu viên NHĐ : Nha học đường SKRM : Sức khỏe răng miệng SR : Sâu răng SRVL : Sâu răng, viêm lợi SRVV : Sâu răng vĩnh viễn TTYT : Trung tâm y tế VSRM : Vệ sinh răng miệng WHO : World Health Organisation TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Bệnh sâu răng và viêm lợi là hai bệnh phổ biến nhất trong các bệnh răng miệng và cũng là hai bệnh phố biến nhất trong xã hội. Tỷ lệ mắc sớm, phổ biến và tốn kém về kinh phí cho mọi quốc gia. Năm 1994 WHO.đánh giá bệnh sâu răng và viêm lợi nước ta vào loại cao nhất thế giới. Chúng tôi tiên hành nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định tính với đề tài : “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây năm 2007”. Nghiên cứu được tiến hành qua việc khám và phỏng vấn trên 289 học sinh khối lớp 5 ; phỏng vấn sâu các thầy (cô) giáo, cán bộ nha học đường và thảo luận nhóm trên 12 bậc phụ huynh học sinh ở 3 trường tiểu học ở Hoài Đức, Hà Tây. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng là 58,48%, chỉ số sâu mất trám là 1,3. Tỷ lệ viêm lợi là 92,39%. Có 94,4% học sinh có mảng bám răng. Bằng cách thang điểm chúng tôi có 37,72% học sinh có kiến thức đạt CSRM. Qua việc phỏng vấn và thang điểm cũng cho thấy có 37,72% học sinh có kiến thức CSRM đạt, và có 24,22% học sinh có thực hành đạt, có 42,56% bậc phụ huynh học sinh có kiến thức CSRM cho con mình đạt. Những học sinh có phụ huynh dạy chải răng thì kiến thức đạt cao gấp 1,94 lần những học sinh không có phụ huynh dạy. Những học sinh có phụ huynh nhắc không cắn các vật cứng có thực hành đạt cao gấp 1,74 lần những học sinh không được phụ huynh nhắc. Những học sinh có kiến thức CSRM đạt thì thực hành đạt cao gấp 9 lần những học sinh có kiến thức CSRM không đạt. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công tác NHĐ còn yếu kém, việc giảng dạy cho học sinh về CSRM trong nhà trường còn sơ sài về nội dung và thời gian dạy là chưa có nhiều, chưa có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và y tế cơ sở trong công tác NHĐ. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra được những kiến nghị cần thiết, đó là : Đẩy mạnh công tác truyền thông tăng cường kiến thức cho học sinh, qua những chương trình truyền hình chúng yêu thích, qua những phong trào thi đua ngoại khoa nhà trường ; cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về kiến thức CSRM cho học sinh đối với các bậc phụ huynh ; cần đẩy mạnh công tác NHĐ, trong đó cần chú trọng đặc biệt với việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và y tế cơ sở trong công tác NHĐ ; cần tăng cường nhân lực cho công tác NHĐ ở các trường tiểu học, cần đầu tư mô hình học tập cách CSRM trong các nhà trường. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng là bệnh có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tính thẩm mỹ của con người. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở nước ta cũng như trên thế giới, trong đó bệnh sâu răng và viêm quanh răng là hai bệnh phổ biến nhất. Theo WHO vào những năm 70 đã xếp bệnh sâu răng và viêm lợi là tai họa thứ ba của loài người sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư vì những lý do sau : - Bệnh mắc rất sớm, ngay sau khi răng mọc ( 6 tháng tuổi) - Bệnh phổ biến ( Chiếm 90 đến 99% dân số), hiếm có ai không mắc phải - Tổn phí chữa răng rất, vượt qua khă năng chi trả của mọi chính phủ, kể cả những nước giàu có nhất. Ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam, xuất phát từ các điều kiện kinh tế như : Kinh tế còn khó khăn, trang thiết bị và cán bộ răng hàm mặt thiếu nghiêm trọng, tỷ lệ mắc bệnh còn cao và có chiều hướng tăng lên. Năm 1994, WHO đánh giá bệnh sâu răng và viêm lợi nước ta vào loại cao nhất thế giới và nước ta thuộc khu vực các nước có bệnh răng miệng đang tăng lên. Theo đánh giá của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, các bệnh về răng miệng khá phổ biến trong cộng đồng dân cư, đặc biệt trẻ em lứa tuổi học đường có tỷ lệ sâu răng và các bệnh quanh răng rất cao. Có tới 84,9% trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa và mỗi em có thể có 4, 5 chiếc răng sâu (25% sâu răng vĩnh viễn).,lứa tuổi 12 là 56,6%[] Nước ta từ năm 1987 chương trình nha học đường được Liên Bộ Y tế - Giáo Dục và đào tạo triển khai. Chương trình NHĐ là các hoạt động chăm sóc sức khỏe và dự phòng bệnh răng miệng cho học sinh, đặc biệt là khối học sinh tiểu học nhằm từng bước hạ thấp tỷ lệ bệnh răng miệng và tăng cường sức khỏe cho học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung. Mặc dù chương trình nha học đường được triển khai, song vì thiếu nhân lực, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác, nên hiệu quả vẫn chưa được cao[]. Theo tiến sĩ Trần Văn Trường, Viện trưởng Viện Răng hàm mặt, đã cho biếtmột bác sĩ chuyên khoa này ở nước ta phải phục vụ trung bình 25.000 dân, trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ trên là 1/1.000-2.000. Mặt khác, tuy ngành y tế đã chú trọng đẩy mạnh Chương trình Nha học đường, nhưng đến nay, chương trình mới chỉ phủ kín được ở 5 tỉnh (Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Thái Nguyên). Chỉ có 4,5 trong tổng số 20 triệu học sinh được chăm sóc răng miệng thường xuyên tại trường học. Theo giáo sư Lê Ngọc Trọng, Thứ trưởng Bộ Y tế, một trong những điều cần làm ngay để giảm số người mắc bệnh răng miệng ở Việt Nam là đẩy mạnh chương trình Nha học đường Ngoài bệnh sâu răng ra thì còn rất nhiều các bệnh về răng miệng khác như bệnh viêm lợi có tỷ lệ mắc cao mà các em lứa tuổi 12 nói riêng cũng như toàn thể người dân nói chung đang bị mắc hoặc đang có nguy cơ mắc. Lứa tuổi 12 là lứa tuổi gần như tất cả răng vĩnh viễn đều mọc trên cung hàm (Trừ răng khôn). Đặc điểm là bệnh xảy ra rất sớm, có thể ngay khi đang mọc từ các yếu tố : Răng – Vi Khuẩn – Bột, đường từ đó tạo thành acid kết hợp với thời gian. Lứa tuổi 12 được chọn như là lứa tuổi theo dõi đối với bệnh sâu răng toàn cầu, dùng để so sánh quốc tế và giám sát xu hướng của bệnh. Ở lứa tuổi này vấn đề chăm sóc răng miệng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và vẻ đẹp răng miệng về sau. Lứa tuổi này các em hầu hết đang học lớp 5, các em cũng đã có ý thức cá nhân trong việc vệ sinh, và tự chăm sóc sức khỏe nói chung cho chính bản thân mình. Do vậy, việc nghiên cứu các bệnh sâu răng và viêm lợi trên những đối tượng này là việc làm cần thiết để có những can thiệp kịp thời giúp các em có một bộ răng khỏe mạnh và có tính thẩm mỹ. Xã Tân Trào. Phòng giáo dục, Phòng Y tế và Trung tâm Y tế Dự phòng huyện đã kết hợp triển khai công tác NHĐ, công tác đặc biệt chú trọng vào đối tượng học sinh tiểu học. Song vì thiếu nhân lực, kinh phí, vật tư nên công tác NHĐ vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng còn khá cao đặc biệt là lứa tuổi 12, tỷ lệ mắc các bệnh sâu răng và viêm lợi theo báo cáo y tế của Trung tâm Y tế dự phòng năm 2006 là 78%. Lứa tuổi 12 là lứa tuổi các em hầu hết là đang học lớp 5 năm học 2006 – 2007 trên địa bàn. Từ những thực tế trên, cho thấy bệnh răng miệng là một vấn đề sức khỏe của cộng đồng nói chung và cũng là vấn đề sức khỏe của học sinh lớp 5 trên địa bàn huyện Hoài Đức nói riêng. Can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cho các em học sinh lớp 5 nói riêng và cho cộng đồng nói chung là vấn đề cần thiết. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây năm 2007” Nghiên cứu triển khai đã cho thấy được rõ thực trạng của một số bệnh răng miệng và biết được một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra bệnh răng miệng ở khối học sinh lớp 5 trên địa bàn huyện. Qua đó sẽ đề ra được một số giải pháp can thiệp kịp thời, trên cơ sở đó sẽ giảm được tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng ở khối học sinh lớp 5 cũng như cộng đồng nói chung một cách hiệu quả nhất. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung. Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây năm 2007. 2.2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Xác định tỷ lệ sâu răng, viêm lợi học sinh khối lớp 5 huyện Hoài Đức – Hà Tây. 2.2. Mô tả kiến thức, thực hành phòng chống sâu răng, viêm lợi ở học sinh khối lớp 5 huyện Hoài Đức – Hà Tây. 2.3. Xác định mối liên quan giữa bệnh sâu răng, viêm lợi và kiến thức, thực hành ở học sinh khối lớp 5 trên điạ bàn huyện Hoài Đức – Hà Tây. Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu tổ chức học của răng và vùng quanh răng [4], [14] 1.1.1. Các phần của răng Mỗi răng có phần thân răng và chân răng. Giữa thân răng và chân răng là đường cổ răng (cổ răng giải phẫu), là một đường cong, còn gọi là đường nối men - xê măng. Thân răng được bao bọc bởi men răng, chân răng được xê măng bao bọc. Vùng quang răng gồm lợi, dây chằng quanh răng, xê măng và xương ổ răng. 1.1.2. Cấu tạo của răng Bao gồm men răng , ngà răng và tuỷ răng 1.1.2.1. Men răng Men răng phủ ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, là mô cứng nhất trong cơ thể, có tỷ lệ vô cơ cao nhất (khoảng 96%). Men răng dày mỏng tuỳ vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5 mm và mỏng nhất ở vùng cổ răng. Hình dáng và bề dày của men răng xác định từ trước khi răng mọc ra, trong đời sống men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi, nhưng có sự trao đổi vật lý và hoá học với môi trường trong miệng. Về mặt hoá học, vô cơ chiếm 96%, chủ yếu là 3 [(PO 4 ) 2 Ca 3 ]Ca(OH) 2 còn lại là các muối cacbonat của magiê, và một lượng nhỏ clorua và muối sufat của natri và kali. Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1% trong đó chủ yếu là protit. Về mặt lý học, men răng cứng, dòn, trong và cản tia X, với tỷ trọng từ 2,3 - 3 so với ngà răng. Cấu trúc hoá học của men răng: quan sát dưới kính hiểm vi thấy hai loại đường vân: - Đường Retzius: trên tiêu bản cắt ngang là các đường song song nhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như với đường ranh giới men ngà ở phía trong. Trên tiêu bản cắt dọc thân răng, đường Retzius hợp với ranh giới men ngà cũng như mặt ngoài của men thành một góc nhọn. - Đường trụ men: chạy suốt chiều dày men răng và hướng thẳng góc với đường ngoài trong của men răng, đôi khi có sự gấp khúc và thay đổi hướng đi của trụ men. Trụ men có đường kính từ 3 - 6 μm, cắt ngang qua trụ men ta thấy tiết diện có các loại hình thể: vẩy cá 57%, lăng trụ 30%, không rõ ràng 10%, hướng đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối xen kẽ chính là dải Hunter - Schrenge. Cấu trúc siêu vi của men: thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi và sắp xếp dọc theo trụ men, có vùng hợp với trụ men góc 40 o , thành phần vô cơ là các khối tinh thể to nhỏ không đều dài 1μm rộng 0,04 - 0,1 μm, các tinh thể trong trụ men sắp xếp theo hình xương cá đôi khi theo hình lốc. Cấu tạo của các tinh thể là hydroxy apatit, chất giữa trụ men là các giả tinh thể apatit (thay PO 4 bằng Ca(CO 3 )) 1.1.2.2 Ngà răng Có nguồn gốc từ trung bì , kém cứng hơn men, chất tỷ lệ vô cơ thấp hơn (75%) chủ yếu là 3 [( (PO 4 ) 2 Ca 3 ) 2 H 2 O] . Trong ngà răng có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà.Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng già theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy. Về tổ chức học: Ngà răng được chia làm hai loại - Ngà tiên phát chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá trình hình thành răng, nó bao gồm:ống ngà, chất giữa ông ngà, dây Tôm. - Ngà thứ phát được sinh ra khi răng đã hình thành rồi, nó gồm ngà thứ phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt. Ống ngà: có số lượng từ 15-50000/1mm 2 , đường kính ống từ 3-5 µm, ống ngà chính chạy suốt chiều dày của ngà tận và tận cùng bằng đầu chốt ở ranh giới men ngà, ống ngà phụ là ống nhỏ hoặc nhánh bên, nhánh tận cùng của ống ngà chính. Chất giữa ống ngà có cấu trúc sợi được ngấm vôi, sắp xếp thẳng góc với ống [...]... thức thực hành , các yếu tố liên quan trên khối học sinh lớp 5 của huyện + Số liệu khám lâm sàng của các bác sỹ chuyên khoa răng - Nghiên cứu định tính: + Phỏng vấn sâu: Hiệu trưởng 3 người, giáo viên chủ nhiệm 6 người, cán bộ nha học đường 3 người + Thảo luận nhóm: Cha mẹ học sinh tham gia nghiên cứu 12 người trong đó 6 người có con mắc bệnh sâu răng, viêm lợi và 6 người có con không bị mắc bệnh sâu răng,. .. > 5, 5 Hình 1.4 Sơ đồ tóm tắt cơ chế sâu răng [ 15] Với sự hiểu biết nhiều hơn vê sinh bênh học quá trình sâu răng nên hơn hai thập kỷ qua, loài người đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong dự phòng sâu răng 1.2.2 Sinh bệnh học viêm lợi [5] , [10], [24], [44] Bệnh quạnh răng là bệng rất phổ biến, tỷ lện mắc bệnh rất cao, ở trẻ em chủ yếu là bệnh viêm lợi Bệnh quanh răng do nhiều nguuyên nhân như thiếu sinh. .. viễn) • Chỉ số lợi- GI (Gingival Index của Loe và Silness) • Chỉ số cao răng • Chỉ số mảng bám: • TÌnh trạng các bệnh khác b) Nghiên cứu định tính: - Phỏng vấn sâu theo nội dung định hướng đã được chuẩn bị Nội dung như sau: + Với cán bộ nha học đường: • Các thông tin về tình hình dịch tễ bệnh sâu răng lứa tuổi học sinh nói chung và lứa tuổi học sinh lớp 5 trường: Thực trạng bệnh răng miệng hàng năm,... răng hàm  Răngđã hàn nhưng sâu tái phát  Răng đã được hàn và không sâu tái phát  Chỉ số Sâu- Mất- Trám răng là tổng số răng: Sâu+ mất+ trám trên mỗi học sinh được khám  Mã số trong phiếu khám được qui ước theo WHO là: Tình trạng răng vĩnh viễn Sâu răng nguyên phát Đã trám nhưng có sâu Đã trám nhưng không sâu tái phát Mất răng do sâu Mất răng lý do khác 3.8.3 Viêm lợi Mã số 1 2 3 4 5 − Viêm lợi là... Viêm lợi là tổn thương viêm cấp tính hay mãn tính xảy ra ở tổ chức phần mềm xung quanh răng Tổn thương có thể chỉ khu trú ở lợi, không ảnh hưởng tới xương ổ răng, dây chằng quanh răng và xương răng, hoặc có thể xâm nhập sâu xuống các phần khác ở vùng quanh răng, gây nên bệnh viêm quanh răng 3.8.4 Chỉ số lợi- GI (Gingival Index của Loe và Silness) − Nhằm đánh giá tình trạng lợi ở các răng 16, 21, 24,... sóng ôm sát vào xung quanh của một phần thân răng và cổ răng Đường viền lợi ở mặt ngoài và mặt trong của răng, nhú lợi ở phần kẽ giữa hai răng đứng cạnh nhau Mặt trong của đường viền lợi và núm lợi cùng với phía ngoài của thân răng có khe hở gọi là khe lợi Khe này sâu 0 ,5- 1mm Khi răng mới mọc có thể có chiều sâu 0,8-2mm Đáy khe lợi ở ngang cổ răng Vùng lợi dính hơi gò lên, nối tiếp từ phần lợi tự do... có chảy máu lợi Trẻ 6-8 tuổi: 42,7% Trẻ 9-11 tuổi: 69,2% Trẻ 12-14 tuổi: 71,4% Tỷ lệ trẻ em có cao răng: Trẻ 6-8 tuổi: 25, 5% Trẻ 9-11 tuổi: 56 ,8% Trẻ 12-14 tuổi: 78,4% 1.4 Các biện pháp phòng bệnh sâu răng và viêm lợi cho học sinh 1.4.1 Các biện pháp phòng sâu răng Từ những hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sâu răng, WHO đã đưa ra một số biện pháp phòng bệnh sâu răng chủ yếu sau [11],... răng và viêm lợi 3.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục : 3.10.1 Hạn chế của nghiên cứu: - Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi một khối lớp 5 huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây nên chưa thể khái quát một cách chính xác cho toàn bộ cả tỉnh Hà Tây hay toàn quốc - Mẫu nghiên cứu chỉ được chọn trên đối tượng học sinh khối lớp 5, là lứa tuổi chưa có sự hiểu biết nhiều sinh lý, sinh học nói... phương mà triển khai các nội dung trên ở các mức độ khác nhau 1 .5 Các chỉ số dùng trong điều tra dịch tễ học bệnh răng miệng [10], [24], [44] Để đánh giá tình hình sức khỏe răng miệng, trong điều tra dịch tễ học có sử dụng một số chỉ số sau: - Chỉ số DMFT (chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn) - Chỉ số dmft ( chỉ số sâu mất trám răng sữa) - Chỉ số CPITN ( chỉ số tình trạng quang răng và nhu cầu điều trị của... quả điều tra cơ bản bệnh răng miệng toàn quốc lần thứ hai do Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải công bố, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em [29]: Tuổi 5- 6 ( răng sữa) Tỷ lệ sâu răng : 84.90% Chỉ số dmft : 5. 54 Chỉ số dmfs : 12.98 Tuổi 12: Tỷ lệ sâu răng : 56 ,60% Chỉ số DMFT : 1,87 Chỉ số DMFS : 3,02 1.3.2 Tình hình viêm lợi Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, trẻ em bị viêm lợi ở các nước trên thế giới . : Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây năm 2007”. Nghiên cứu được tiến hành qua việc khám và phỏng vấn trên 289 học sinh. lợi ở học sinh khối lớp 5 huyện Hoài Đức – Hà Tây. 2.3. Xác định mối liên quan giữa bệnh sâu răng, viêm lợi và kiến thức, thực hành ở học sinh khối lớp 5 trên điạ bàn huyện Hoài Đức – Hà Tây. Chương. lớp 5 cũng như cộng đồng nói chung một cách hiệu quả nhất. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung. Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện Hoài

Ngày đăng: 19/07/2014, 03:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.3.1. Cỡ mẫu:

  • 3.5.1. Công cụ thu thập thông tin.

  • 3.5.2. Tập huấn điều tra viên và tiến hành điều tra.

  • 3.10.1. Hạn chế của nghiên cứu:

  • 3.10.2 Sai số và biện pháp khắc phục:

  • Sự tham gia là tự nguyện

  • 71 Địa chỉ liên hệ khi cần thiết

    • 5.1.1.1 Hàn và SR

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan