Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường phú nhuận thành phố huế

49 5.4K 49
Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường phú nhuận thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là mối quan tâm chung của nhiều quốc gia. Riêng ở nước ta, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc thể hiện truyền trống uống nước nhớ nguồncủa dân tộc ta.Vào tháng 6 năm 2007, thế giới có 6,6 tỉ người. Con số này sẽ tăng lên 8 tỉ vào năm 2025 và là 9,3 tỉ vào năm 2050. Trong khi đó, 35 dân số thế giới là cư dân châu Á 2, 33,37. Người cao tuổi châu Á đã tăng lên gấp đôi trong vòng 25 năm qua và dự đoán là sẽ tăng hơn 75% vào năm 2050. Tỉ lệ người cao tuổi ở Việt nam hiện nay là 7% và dự đoán là sẽ hơn 10% vào năm 2014 30, 35. Tốc độ dân số người già tăng lên nhanh chóng là do tuổi thọ trung bình tăng, giảm tỷ lệ sinh cũng như giảm tỷ lệ tử vong. Xu hướng già hoá dân số kéo theo đó là vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một số lượng đông đảo người cao tuổi trong cộng đồng đang là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21 1, 2, 34. Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số vẫn thuộc loại trẻ, song số người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Theo dự báo, Việt Nam sẽ chính thức trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2014 6, 34, 35. Người cao tuổi Việt Nam là lớp người đã có những đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước và có bề dày kinh nghiệm, chiều sâu trí tuệ. Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn xã hội. Do các đặc điểm về sinh lý, người cao tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có nhiều vấn đề sức khoẻ hơn so với các lứa tuổi khác. Tình hình bệnh tật của người dân nói chung và của người cao tuổi nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, tập quán . 8. Song song đó, việc đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa làm cho thế hệ trẻ ngày càng bị cuốn vào những hoạt động bên ngoài gia đình hơn. Thế hệ trẻ ngày càng có ít thời gian hơn để chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt khi chăm sóc ở bệnh viện. Cùng với sự tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội làm cho chi phí y tế cao hơn. Tất cả những điều đó khiến cho người cao tuổi được chăm sóc tại nhà ngày càng nhiều hơn 4,7, 24,32.Xuất phát từ ý tưởng trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Phú Nhuận thành phố Huế nhằm mục tiêu:1. Mô tả sự hiểu biết về bệnh tật của bản thân của người cao tuổi tại phường Phú Nhuận, thành phố Huế. 2. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Phú Nhuận, thành phố Huế.

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả trong này là trung thực và chưa từng có 1 ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2011 Người cam đoan Đỗ Thị Liên Hương 2 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BVTW : Bệnh viện trung ương CBYT : Cán bộ Y tế CĐ-ĐH : Cao Đẳng – Đại học CSSK : Chăm sóc sức khỏe NCT : Người cao tuổi TCYTTG : Tổ chức Y tế thế giới THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông XN : Xét nghiệm 3 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Khái niệm về người cao tuổi 3 1.2. Sơ lược về sức khoẻ, bệnh tật của người cao tuổi 4 1.3. Chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi 9 1.4. Sơ lược địa điểm nghiên cứu về người cao tuổi tại phường Phú Nhuận Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 13 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu 15 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 21 3.2. Sự hiểu biết về bệnh tật của người cao tuổi 24 3.3. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi 26 Chương 4. BÀN LUẬN 31 4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 31 4.2. Sự hiểu biết về bệnh tật của người cao tuổi 33 4.3. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi tại phường Phú Nhuận , thành phố Huế 35 KẾT LUẬN 40 KIẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là mối quan tâm chung của nhiều quốc gia. Riêng ở nước ta, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc thể hiện truyền trống "uống nước nhớ nguồn"của dân tộc ta. Vào tháng 6 năm 2007, thế giới có 6,6 tỉ người. Con số này sẽ tăng lên 8 tỉ vào năm 2025 và là 9,3 tỉ vào năm 2050. Trong khi đó, 3/5 dân số thế giới là cư dân châu Á [2], [33],[37]. Người cao tuổi châu Á đã tăng lên gấp đôi trong vòng 25 năm qua và dự đoán là sẽ tăng hơn 75% vào năm 2050. Tỉ lệ người cao tuổi ở Việt nam hiện nay là 7% và dự đoán là sẽ hơn 10% vào năm 2014 [30], [35]. Tốc độ dân số người già tăng lên nhanh chóng là do tuổi thọ trung bình tăng, giảm tỷ lệ sinh cũng như giảm tỷ lệ tử vong. Xu hướng già hoá dân số kéo theo đó là vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một số lượng đông đảo người cao tuổi trong cộng đồng đang là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21 [1], [2], [34]. Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số vẫn thuộc loại trẻ, song số người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Theo dự báo, Việt Nam sẽ chính thức trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2014 [6], [34], [35]. Người cao tuổi Việt Nam là lớp người đã có những đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước và có bề dày kinh nghiệm, chiều sâu trí tuệ. Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn xã hội. Do các đặc điểm về sinh lý, người cao tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có nhiều vấn đề sức khoẻ hơn so với các lứa tuổi khác. Tình hình bệnh tật của 5 người dân nói chung và của người cao tuổi nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị, tập quán [8]. Song song đó, việc đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa làm cho thế hệ trẻ ngày càng bị cuốn vào những hoạt động bên ngoài gia đình hơn. Thế hệ trẻ ngày càng có ít thời gian hơn để chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt khi chăm sóc ở bệnh viện. Cùng với sự tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội làm cho chi phí y tế cao hơn. Tất cả những điều đó khiến cho người cao tuổi được chăm sóc tại nhà ngày càng nhiều hơn [4],[7], [24],[32]. Xuất phát từ ý tưởng trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài:" Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Phú Nhuận thành phố Huế" nhằm mục tiêu: 1. Mô tả sự hiểu biết về bệnh tật của bản thân của người cao tuổi tại phường Phú Nhuận, thành phố Huế. 2. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Phú Nhuận, thành phố Huế. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI CAO TUỔI 1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi Việc phân chia già trẻ theo tuổi không phản ảnh chính xác quá trình sinh học. Có người nhiều tuổi trông vẫn trẻ, khỏe mạnh. Trái lại cũng có người tuổi chưa nhiều nhưng đã có những biểu hiện của tuổi già. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) thì sắp xếp các lứa tuổi như sau: - Từ 45 tuổi đến 59 tuổi: Người trung niên - Từ 60 tuổi đến 74 tuổi: Người có tuổi - Từ 75 tuổi đến 90 tuổi: Người già - Từ 90 tuổi trở lên: Người già sống lâu Theo quy định của Liên Hiệp Quốc từ năm 1970: Người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi (NCT) [14]. Đại hội thế giới về tuổi già tại Viên (Áo) năm 1982 đã thống nhất quy định tuổi già bắt đầu từ 60 tuổi trở lên. Tại nước ta, cho đến khi Pháp lệnh người cao tuổi (NCT) được ban hành vào tháng 4 năm 2000, chúng ta đã có quy định 60 tuổi trở lên là người già. Sau nhiều lần điều hành, đến cuối thập kỷ 80, khái niệm NCT được dùng thay cho người già. Tuy hai khái niệm này không khác nhau về khoa học, song về mặt tâm lý, cụm từ NCT mang ý nghĩa tích cực hơn [5], [ 29]. 1.1.2. Tình hình dân số già Do sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung, của khoa học kỹ thuật nói riêng, trong đó có khoa học y học, tuổi thọ con người ngày càng được cải thiện và tỷ lệ NCT ngày càng tăng. Năm 1950 trên thế giới có 214 triệu người 60 tuổi trở lên. Đến năm 1970, theo công bố của TCYTTG, có 291 triệu người, chiếm 8% dân số, năm 2000, con số đó đã là 590 triệu người, ước tính đến năm 2025 là 1121 triệu [1], [28], [34], [37]. Ngay ở các nước đang phát triển, số lượng NCT 7 cũng tăng đáng kể: năm 1970 có 137 triệu người trên 60 tuổi, đến năm 2000 là 354 triệu [33]. Ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình đã tăng nhiều, theo kết quả Bộ Y tế Việt Nam đưa ra ngày 2 tháng 1 năm 2006, tuổi thọ trung bình của người Việt là 71,3 tuổi; so với 65 tuổi vào năm 1998. [10], [16]. Nếu tính những người trên 60 tuổi thì ở miền Bắc nước ta năm 1960 có 814.591 người, đến năm 1974 đã có 1.645.659 người, tức là tăng 102% so với năm 1960 [18]. Số liệu năm 1999 cho thấy toàn quốc có 6.199.600 NCT [1], năm 2002 là 7 triệu người, chiếm tỷ lệ 8,65% dân số và dự báo khoảng năm 2014 - 2016 Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa (khi tỷ lệ NCT chiếm 10% dân số) [1], [2], [25]. Các điều tra dịch tễ học cho thấy rằng trong số NCT thì nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ NCT ở nông thôn cao hơn ở thành phố và miền núi, những người cao tuổi nhất phần lớn thuộc về dân tộc ít người [7],[12], [17]. 1.2. SƠ LƯỢC VỀ SỨC KHOẺ, BỆNH TẬT NGƯỜI CAO TUỔI 2.2.1. Sự thoái triển chức năng của người cao tuổi Nhìn chung các cơ quan thực hiện mau già hơn các hệ thống phối hợp chức năng, nhất là các hệ thống đảm bảo sự hằng định nội môi. Dĩ nhiên, vai trò của hệ thống này duy trì ở người cao tuổi khó khăn hơn nhiều so với người trẻ. Ở người cao tuổi, mỗi khi gắng sức, mỗi khi bị stress hoặc tăng gánh chức năng, các hệ thống điều hòa phải mất thời gian dài hơn mới đưa trở lại được về tình trạng ban đầu [9], [14], [21]. Các cơ quan gồm phần lớn các tế bào không đổi mới thì bắt đầu thoái hóa chức năng sớm hơn các cơ quan khác. Ví dụ nhân mắt thoái triển sớm, khả năng điều tiết giảm một cách đều đặn, từ lúc trẻ đến lúc bắt đầu già. Trong cùng cơ thể thì sự lão hóa cũng khác nhau giữa các cơ quan như: 2.2.2. Hệ vận động Trong tất cả các cơ quan thực hiện có lẽ hệ vận động bị rối loạn sớm nhất. Hiện tượng “hao hụt xương” theo Nordin (1971) là 3% cho mỗi thập niên ở nam và 8% ở nữ bắt đầu từ tuổi 40. Còn Courprom và cs. (1973), ước lượng sự hao 8 hụt xương từ 20-80 tuổi cho mỗi thập niên là 1% với nam và 1,3% với nữ (từ 20-50 tuổi), 4,9% từ 50-68 tuổi và 0,68% ở mỗi thập niên sau. Dù ở nhóm cơ nào hay dân tộc nào thì cơ lực tối đa cũng ở lúc 30 tuổi và sau đó cơ lực giảm liên tục [7], [8],[14]. 2.2.3. Hệ hô hấp Các trị số thông khí giảm sớm. Thông khí tối đa phút giảm 40% từ 20-80 tuổi (Pump, 1971). Dung tích sống giảm đều đặn, 17,5cm 3 cho 1m 2 bề mặt cơ thể, mỗi năm. Ngược lại thể tích cặn tăng 13cm 3 /m 2 mỗi năm và khoảng chết. 2.2.4. Hệ tuần hoàn Ở người cao tuổi, tính đàn hồi của các động mạch giảm do sự xơ cứng và thường tập trung vào một số động mạch và ngay trên động mạch đó cũng tập trung vào một số vùng nhất định. Động mạch chủ cứng nhiều hơn, mặc dù co giãn và chứa máu nhiều hơn ở người trẻ. Do đó thời kỳ tâm thu thì thể tích máu tống không làm tăng áp lực đáng kể. Cho đến 60 tuổi, sự bù trừ tạm đủ. Nhưng về sau việc tăng thể tích làm tăng cung lượng tim do giãn nở không còn bù trừ được. 2.2.5. Hệ thận -Tiết niệu Song song với việc giảm các đơn vị thận gây giảm mức lọc cầu thận, bài tiết ống thận, khả năng hấp thu ống thận và ngay cả dòng máu qua thận. 2.2.6. Hệ tiêu hóa Giảm tiết dịch vị, dịch tụy giảm nồng độ men tiêu hóa protein. Khả năng hấp thu ở ruột chỉ thay đổi từ 50 tuổi trở lên. Ví dụ hấp thu Canxi chỉ giảm sau 55-60 tuổi ở nữ và 65-70 tuổi ở nam (Bullamore, 1970), hấp thu xyloza chỉ thay đổi trên 80 tuổi (Guth,1968). 2.2.7.Hệ nội tiết Những biến đổi của hệ thống phối hợp chức năng các tuyến nội tiết thể hiện sự thích nghi của cơ thể già đối với việc giảm khối lượng chuyển hoá hoạt động và việc trì trệ của một số quá trình chuyển hoá. Cho đến nay, người ta mới nghiên cứu chủ yếu các biến đổi của nồng độ hormone lưu động hoặc các dị hóa của chúng trong nước tiểu. Sự thay đổi rất khác nhau, ví dụ: 9 - Hormone tăng trưởng không có gì thay đổi về lượng tiết ra trên người cao tuổi với người trẻ. Một số tác giả đã nhận thấy có sự giảm độ nhạy cảm của vùng dưới đồi (Dilman, 1970). - Gonadotrophin thuỳ trước tuyến yên không giảm tiết với tuổi. Trái lại, nồng độ FSH (Follicle stimulating hormone) và LH (Luteinizing hormone) trong huyết thanh còn tăng lên ở thời kỳ mãn kinh và có thể cao hơn ở người phụ nữ đứng tuổi trong nhiều năm, từ 10 đến 20 năm. Ở nam, LH lưu hành cũng cao. - Kích giáp tố: sản xuất TSH (thyroid stimulating hormone) vẫn bình thường ở người cao tuổi. - Nồng độ ACTH (adreno-cortico-trophin hormone) không thay đổi với thời gian. - Insulin: nồng độ insulin không thay đổi đáng kể với tuổi, nhưng hoạt động sinh học thì lại giảm ở người cao tuổi. - Hormone tuyến giáp: không thay đổi với tuổi, nhưng lại thấy có sự trì trệ rõ rệt việc sử dụng thyroxin ở ngoại vi do thoái hoá thyroxin giảm khoảng 50% từ tuổi 20 đến 80 (Gregerman, 1962). - Tuyến thượng thận: hoạt động của vỏ thượng thận ít thay đổi với tuổi. Sản xuất cortisol giảm tỷ lệ với chuyển hoá. Các phản ứng của trục dưới đồi - tuyến yên – tuyến thượng thận với thử nghiệm insulin, acginin, metapyron, dexametason không thay đổi với tuổi (Jensen, 1967;Friedman, 1969). Sản xuất androsteron giảm. - Testosteron, estrogen: giảm đều đặn Testosteron và dihydrotestosteron từ 18 đến 80 tuổi. Trong lúc đó nồng độ androsteron lại không thay đổi. Testosteron tự do giảm nhanh sau 50 tuổi do tăng globulin liên kết khi bắt đầu già và giảm hơn 1/2 đến 2/3 so với người trẻ. Ở nữ, nồng độ estrogen trong nước tiểu giảm đều đặn từ 30 đến 60 tuổi. 2.2.8. Hệ thần kinh Hệ thần kinh hoá già rất sớm, ngay cả trước khi kết thúc thời kỳ tăng trưởng. Sự thoái triển nơron không đồng đều, rõ nhất là giảm lớp ngang của đôi 10 gai và tế bào tháp ở vùng trước trán và vùng trên của vỏ não thái dương. Ở vùng dưới vỏ nhất là vùng dưới đồi, có sự ứ đọng lipofuscin, biến đổi thành phần các chất trung gian hoá học và men tham gia vào việc tổng hợp giáng hoá các chất trung gian đó. Tiểu não, nhân trước của đồi thị cũng bị thoái hoá khá sớm. 2.2.9.Các giác quan Sau 30 tuổi mới đo được sự hoá già. Khả năng thích nghi với ánh sáng yếu đi. Sau 40 tuổi, bắt đầu có giảm nhạy cảm của các cảm thụ thể sờ của da bàn tay, giảm nhạy cảm vị giác. 2.2.10.Hoạt động tinh thần Sau 30 tuổi thì trí nhớ, khả năng tiếp thu cái mới, khả năng tư duy trừu tượng đều bị giảm. Nhưng sự luyện tập, kinh nghiệm có thể làm thay đổi các kết quả ở nguời cao tuổi, thậm chí có trường hợp lại tăng lên. 2.2.11.Hệ miễn dịch Hệ này cũng hoá già khá sớm. Hoạt động này bắt đầu giảm khi tuyến ức thoái triển. Tuy số lượng tế bào gốc không thay đổi nhưng khả năng biệt hoá của chúng thành tế bào B và T có nhiều rối loạn . Một số công trình cho rằng tế bào T (là tế bào tạo ra lympho bào diệt, có khả năng đào thải tế bào lạ) có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều của tuổi tác. Có tác giả cho rằng do cơ chế tự miễn, nhưng ngay trên người, sự xuất hiện các tự kháng thể không phải luôn luôn có trong quá trình hoá già. 2.2.12. Các dạng lão hoá Một trong những vấn đề cơ bản của lão khoa là căn cứ vào gì để nhận định đây là lão hoá bình thường, sinh lý và kia là bất thường, bệnh lý? Therenti Publie là người đầu tiên đưa ra ý tưởng “già là bệnh”, còn Seneka thì nhấn mạnh tuổi già là “căn bệnh không chữa được”. Halen đã tin tưởng rằng già không phải là bệnh, mà là một trạng thái đặc biệt của cơ thể và đồng thời sức khoẻ cũng không phải đặc trưng cho tuổi trẻ. Ông xếp tuổi già nằm lưng chừng giữa sức khoẻ và bệnh tật. Francis Becon quan niệm tuổi già là bệnh và cần phải điều trị. [...]... 350 người cao tuổi để khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Phú Nhu n thành phố Huế, chúng tôi xin nhận xét và bàn luận như sau: 4.1 BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy nhóm 60-74 tuổi (người cao tuổi) chiếm tỷ lệ 61,14% gấp 1,5 lần nhóm 75-89 tuổi (người già) chiếm 38,86%, không có đối tượng nào từ 90 tuổi trở lên ( người. .. nghề chính của phường: Đa số lao động phổ thông và buôn bán nhỏ, làm các ngành nghề truyền thống như: đúc hồ lô, thợ nề, xe thồ… Trạm Y tế: Có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 1 nữ hộ sinh, 1 dược tá và 1 công tác dân số 17 Bản đồ Phường Phú Nhu n Tình hình người từ 60 tuổi trở lên tại phường Phú Nhu n, thành phố Huế Theo báo cáo của Hội người cao tuổi phường Phú Nhu n cho thấy tổng số người cao tuổi từ 60 tuổi trở... mẫu đã định, cụ thể như sau Tổ dân phố 1: 14 người Tổ dân phố 7: 34 người Tổ dân phố 2: 25 người Tổ dân phố 8: 30 người Tổ dân phố 3: 25 người Tổ dân phố 9: 20 người Tổ dân phố 4: 36 người Tổ dân phố 10: 42 người Tổ dân phố 5: 10 người Tổ dân phố 11: 38 người Tổ dân phố 6: 42 người 2.2.3 Nội dung nghiên cứu Tổ dân phố 12: 34 người - Tình hình mắc bệnh của người cao tuổi bao gồm : + Bệnh mạn tính + Loại... NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHÚ NHU N THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phú Nhu n là một phường thuộc Trung tâm thành phố Huế Phường được thành lập vào tháng 3 năm 1996 sau khi chia tách từ phường Vĩnh Lợi cũ Vị trí: - Phía Bắc giáp sông Hương - Phía Đông giáp phường Phú Hội - Phía Nam giáp sông An Cựu - Phía Tây giáp phường Vĩnh Ninh Diện tích: 72 ha Khu vực dân cư, tổ dân phố: Địa bàn phường Phú Nhu n... thường 20 - Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Phú Nhu n bao gồm : + Tỷ lệ mua bán bảo hiểm y tế + Hình thức bán bảo hiểm y tế + Đánh giá khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế + Lý do khám chữa bệnh không tốt + Nơi khám bệnh + Lý do không thuận lợi + Đánh giá chất lượng khám bệnh + Nhu cầu chăm sóc sức khỏe bệnh tật + Biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe 2.2.4 Thu... của người cao tuổi về biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân Bước 3: Tổ chức điều tra: - Liên hệ với Hội người cao tuổi để nắm danh sách người cao tuổi, xác định hộ gia đình của người cao tuổi đã được chọn vào mẫu nghiên cứu để tiến hành thu thập thông tin - Thành lập nhóm điều tra gồm: Một cộng tác viên tại địa phương (là cán bộ y tế phường hoặc cộng tác viên dân số); một người có uy tín trong phường. .. độ tuổi người cao tuổi được phân chia như sau : 21 + Độ tuổi từ 60-74 tuổi (người cao tuổi) + Độ tuổi từ 75-89 tuổi (người già) + Độ tuổi từ 90 tuổi trở lên (người già sống lâu) - Trình độ học vấn của người cao tuổi + Tiểu học + Trung học cơ sở (THCS) + Trung học phổ thông (THPT) + CĐ-ĐH - Số lượng thành viên trong gia đình + Sống 1 mình + 2-5 người + > 5 người - Con cháu, vợ (chồng) hiện sống với người. .. phải là kéo dài tuổi thọ bằng bất kỳ biện pháp nào mà là học cách phát hiện kịp thời những dấu hiệu chủ đạo của lão hóa và nhất là phải kiểm soát sự tiến triển của chúng, góp phần cải thiện vị thế của người cao tuổi trong gia đình và xã hội [7], [8],[14], [21], [27] 12 1.3 CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 1.3.1 Sức khỏe và ăn uống Số người cao tuổi ngày càng tăng, tuổi thọ ngày càng cao, điều ấy... khác (16,61%) 3.3 NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Bảng 3.10 Tỷ lệ người cao tuổi có mua bảo hiểm y tế Độ tuổi Bảo hiểm y tế Có 60 - 74 n % 190 54,29 75 - 89 n % 121 34,57 Tổng n % 311 88,86 29 Không 24 6,86 15 4,29 39 11,14 Tổng 214 61,15 136 38,86 350 100,0 Có 311 đối tượng nghiên cứu mua bảo hiểm y tế chiếm 88,86% Bảng 3.11 Hình thức có bảo hiểm y tế của người cao tuổi Độ tuổi 60 - 74 75... nhằm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hết tuổi lao động là bước vào tuổi thứ ba Những người cao tuổi thuộc lứa tuổi thứ ba đa số còn sức khỏe nhưng cũng không ai đảm bảo là trong quãng đời còn lại họ không có những tai nạn rủi ro, bệnh tật cần chữa chạy Vì thế đóng góp một số tiền trong lúc mình còn sung sức, ở tuổi lao động, hay trong lúc mình còn khỏe mạnh, để đến khi cần có thể dùng vào những yêu cầu . số 17 Bản đồ Phường Phú Nhu n Tình hình người từ 60 tuổi trở lên tại phường Phú Nhu n, thành phố Huế. Theo báo cáo của Hội người cao tuổi phường Phú Nhu n cho thấy tổng số người cao tuổi từ 60 tuổi trở. Nhu n thành phố Huế& quot; nhằm mục tiêu: 1. Mô tả sự hiểu biết về bệnh tật của bản thân của người cao tuổi tại phường Phú Nhu n, thành phố Huế. 2. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao. về người cao tuổi 3 1.2. Sơ lược về sức khoẻ, bệnh tật của người cao tuổi 4 1.3. Chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi 9 1.4. Sơ lược địa điểm nghiên cứu về người cao tuổi tại phường Phú Nhu n Thành

Ngày đăng: 18/07/2014, 18:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan