skkn nâng cao kỹ năng làm dạng bài nghị luận so sánh cho học sinh lớp 12

20 1.8K 6
skkn nâng cao kỹ năng làm dạng bài nghị luận so sánh cho học sinh lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Nghị luận so sánh văn học là một kiểu bài làm văn đóng vai trò không nhỏ trong cơ cấu bài văn thi đại học của học sinh. Đây là kiểu bài mới, được áp dụng kể từ khi thay sách nên không ít giáo viên còn lúng túng khi giảng dạy. Bởi lẽ, hầu hết giáo viên ra trường trước năm 2006 ít được tiếp cận kiểu bài này, còn những giáo viên ra trường sau kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế . Mặt khác, dạng đề này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững vàng, năng lực cảm nhận tác phẩm văn chương sâu rộng và nhận định dề tinh nhạy để trình bày. Do đó, cách học thuộc bài, học theo lối mòn sẽ không phát huy được tác dụng. Trước thực trạng trên, bằng kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu tài liệu tôi mạnh dạn đề xuất một giải pháp giúp học sinh THPT làm tốt dạng bài này trong quá trinh ôn tập thi học sinh giỏi, đại học. II. Mục đích nhiệm vụ của đề tài: II.1. Về kiến thức : Nắm được những định hướng chung về cách làm bài nghị luận so sánh cho học sinh lớp 12 giúp các em làm bài hiệu quả và chất lượng. Nội dung và phương pháp làm kiểu bài so sánh văn học. Đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng cho học sinh vận dụng trong quá trình giải quyết các đề bài nghị luận văn học kiểu bài so sánh thường gặp. II.2. Về kĩ năng: Nhận diện đề, lập dàn ý, thiết kế đề kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng đổi mới. II.3. Về thái độ : Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn. Đổi mới quan niệm đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường rèn luyện kĩ năng III. Phương pháp nghiên cứu: Làm đề tài này, tôi đã vận dụng những phương pháp sau đây: Phương pháp thống kê , nêu ví dụ. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp so sánh. Phương pháp phân loại, phân tích. Trang 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Môn ngữ văn (bao gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) là một môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong xu thế ra đề tuyển sinh đại học những năm gần đây, dạng bài nghị luận so sánh văn học chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây. ThS Trần Văn Nịch, Phó Vụ trưởng vụ GV-CBQLDN cho biết: Để hình thành cho học sinh một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, để làm tốt bài văn nghị luận văn học học sinh cần phải được trang bị kiến thức phong phú và kĩ năng thuần thục. Đây là cơ sở để giáo viên áp dụng trong giảng dạy nghị luận văn học. II. Cơ sở thực tiễn: II.1. Đối với giáo viên. Khảo sát cho thấy, việc dạy kiểu bài văn nghị luận văn học thường rập khuôn, áp đặt .Thậm chí nhiều đồng nghiệp còn cung cấp cho học sinh những bài văn mẫu để học sinh thuộc lòng, hy vọng sẽ “trúng tủ”…khiến phần lớn học sinh kiến thức nghèo nàn,và có thói quen trông chờ, ỉ lại, nảy sinh nạn quay cóp trong thi cử. II. 2. Đối với học sinh. Các em học và làm bài nghi luận văn học (NLVH) một cách máy móc, còn quá lệ thuộc vào cách học khuôn mẫu, thiếu tư duy sáng tạo. Kiến thức văn học non kém, không có khả năng cảm nhận văn học một cách sáng tạo. Vì thế số điểm học sinh đạt được còn khiêm tốn. II. 3. Thực trạng ra đề thi : Nghị luận so sánh là một kiểu bài làm văn đóng vai trò không nhỏ trong cơ cấu bài văn thi đại học những năn gần đây. Đây là kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa bằng một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. Góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, bài viết này xin đưa ra một số gợi ý để giúp cho các em ôn tập tốt trong các kì thi. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: III.1. Những kiến thức cơ bản về kiểu bài so sánh : Trang 2 Khái niệm so sánh văn học cần được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là "một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn". Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận như : phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào chương trình giáo khoa ngữ văn lớp 11. Thứ ba, nó được xem như "một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, việc xác lập nội hàm khái niệm như kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết. Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện : đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, phong cách nghệ thuật Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm ; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm ; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học - một năng lực rất cần thiết góp phần tránh khuynh hướng "bình tán", khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống nhau, khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí bằng những đơn vị kiến thức cụ thể phù hợp với năng lực và nhận thức của các em. Chuẩn kiến thức kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ kiểm định vấn đề này. III.2. Dàn ý chung kiểu bài nghị luận so sánh: Trong thời gian qua, kiểu bài này tôi đã lồng ghép trong các tiết ôn tập và chữa bài kiểm tra, áp dụng cho học sinh khối 12 ở trường THPT Hàm Rồng. Về cơ bản, học sinh đã vận dụng một cách hiệu quả trong việc giải quyết các đề bài yêu cầu so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học, đồng thời tiến hành rèn luyện cho đối tượng là học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi, học sinh thi Đại học. Việc ứng Trang 3 dụng phương pháp này cũng được đưa ra thảo luận ở tổ chuyên môn để cùng thống nhất trong việc giảng dạy. Sau đây là một số định hướng cơ bản cho kiểu bài nghị luận so sánh văn học. DÀN Ý KHÁI QUÁT Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có ba phần như một bài nghị luận thông thường. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn bản thơ, đoạn trích văn bản văn xuôi, hay kiểu bài cảm nhận về một vấn đề văn học khác. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau : MỞ BÀI - Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) - Giới thiệu khái quát về đối tượng so sánh. THÂN BÀI 1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này cần vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). 2. Làm rõ đối tượng thứ hai ( bước này thực hiện các thao tác như phần trên) 3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này cần vận dụng nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh). 4. Lí giải sự khác biệt : Thực hiện thao tác này cần dựa vào ba tiêu chí cơ bản sau: - Bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa - môi trường tồn tại của đối tượng nghị luận. - Tư tưởng, phong cách của nhà văn. - Đặc trưng thi pháp của thời kì văn học Bước này cần vận dụng nhiều thao tác lập luận phân tích nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích. KẾT BÀI - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Nêu những cảm nghĩ của bản thân III.3. Kiểm định dàn bài trên bằng cách so sánh với đáp án câu III.a - Đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2009, khối C như sau : Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm) Trang 4 Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Mục đích và yêu cầu của kiểu bài này là người viết trên cơ sở cảm nhận được cái hay về nội dung và vẻ đẹp về nghệ thuật của hai đoạn văn, so sánh để thấy được sự khác nhau của hai đoạn văn đó trên cả bình diện nội dung và nghệ thuật để từ đó thấy được sự giống và khác nhau trong phong cách nghệ thuật cũng như sự đóng góp của hai nhà văn đó cho nền văn học nước nhà. Cụ thể MỞ BÀI Giới thiệu khái quát về đối tượng so sánh Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm : - Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc , viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm. - Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mỹ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. THÂN BÀI 1. Làm rõ đối tượng thứ nhất : Nhân vật người vợ nhặt : - Giới thiệu chung : Tuy không miêu tả thật nhiều nhưng nhân vật người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau. - Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu : + Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng là một lòng ham sống mãnh liệt. (dẫn chứng) + Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người hiểu biết, ý tứ.(dẫn chứng) + Bên trong vẻ chao chát, cong cớn, chỏng lỏn lại là một người phụ nữ hiều hậu, đúng mực, biết lo toan. (dẫn chứng) 2. Làm rõ đối tượng thứ hai : Nhân vật người đàn bà hàng chài Trang 5 - Giới thiệu chung : Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét, theo lối tương phản giữa bên ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. - Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu. + Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. (dẫn chứng) + Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. (dẫn chứng) + Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. (dẫn chứng) 3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật : - Tương đồng : Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khất lấp. Cả hai đều khắc họa bằng những chi tiết chân thực - Khác biệt : Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở nhân vật người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình 4. Lí giải sự khác biệt : Thực hiện thao tác này cần dựa trên ba tiêu chí cơ bản như đã nói ở phần trên. + Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà hàng chài lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại) + Sự khác biệt giữa con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng phúc tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này. KẾT BÀI - Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu và nêu những cảm nghĩ của bản thân. (Học sinh dựa vào gợi ý trên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng dẫn trên chỉ có tính chất tham khảo) Trang 6 Bảng so sánh trên đây chỉ ra rằng, dàn bài khái quát mà tôi đề xuất về cơ bản đã thể hiện được một cách tuần tự hệ thống ý trong đáp án của đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng khối C năm 2009. Tiếc rằng, trong đáp án của đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng khối C năm 2009 lại chưa yêu cầu so sánh về nghệ thuật xây dựng nhân vật và yêu cầu lí giải về nguyên nhân sự khác biệt giữa hai nhân vật là do đâu. Rất có thể, hội đồng ra đề đã ý thức rằng nếu thêm phần này vào sẽ là "quá sức" đối với thí sinh, vì rằng để trả lời cho câu hỏi này, học sinh phải nắm vững đặc điểm hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa, phải nắm được phong cách nghệ thuật nhà văn, đặc trưng thi pháp của mỗi thời kì Theo tôi, kiểu bài so sánh văn học cần phải có thêm hai phần này và đối với đề thi khối C yêu cầu ở đáp án có mức độ khó cao hơn ở các khối khác. Có như vậy mới đánh giá đúng năng lực của học sinh thi vào khối C (đề của khối C thường khó hơn các khối thi khác có thi môn Ngữ văn). Hơn thế, trong quá trình thực hiện yêu cầu phân hóa trong việc ra đề thi thì yêu cầu này cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, có thể đồng thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh trên hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao có sự khác biệt. Hoặc chỉ trong bước so sánh, học sinh có thể vừa so sánh, vừa lí giải. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo quy trình này thì bài viết không khéo rơi vào rối rắm, luẩn quẩn. Tốt nhất là hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước theo như dàn ý khái quát. III.4. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN KIỂU BÀI SO SÁNH THƯỜNG GẶP: Như đã trình bày, kiểu bài nghị luận so sánh văn học có yêu cầu khá phong phú, đa dạng khó có thể tìm ra một dàn ý khái quát thỏa mãn tất cả các dạng đề bài. Trong yêu cầu từng đề bài cụ thể thuộc kiểu bài này, học sinh cần linh hoạt, sáng tạo. Vấn đề cốt lõi của mọi bài nghị luận là làm thế nào để vừa "trúng" vừa "hay". Nguyên tắc trình bày một bài nghị luận so sánh văn học cũng không đi ra ngoài mục đích đó. Sau đây là một số dạng đề so sánh thường gặp. III. 4.1. So sánh về phong cách sáng tác của một nhà văn ở hai giai đoạn khác nhau. Trang 7 Mục đích của kiểu bài này là giúp học sinh nhận rõ được sự thống nhất và thay đổi trong phong cách nghệ thuật của một nhà văn suốt quá trình sáng tác. Kiểu bài này được cụ thể hóa bằng một hệ thống dàn ý chi tiết sau : a/ Yêu cầu về kĩ năng : Sử dụng thao tác lập luận so sánh, phân tích bình luận. b/ Yêu cầu về kiến thức : - Cần chỉ ra sự thống nhất trong phong cách của nhà văn trong cả quá trình sáng tác. - Chỉ ra những thay đổi đáng kể trong phong cách nghệ thuật ở giai đoạn sáng tác sau đó. - Lí giải nguyên nhân cụ thể về sự thay đổi đó. (Yêu cầu học sinh cần nhớ trong chương trình Ngữ văn THPT có ba tác gia : Tố Hữu ; Hồ Chí Minh ; Nguyễn Tuân là có thể so sánh ở kiểu bài này). Đối với kiểu bài so sánh về sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của một nhà văn ở hai giai đoạn sáng tác sẽ có hai dạng đề. Dạng thứ nhất: Đề bài : Anh/chị hãy nêu sự giống nhau và thay đổi trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng tám 1945. Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh tái hiện kiến thức cơ bản trong bài giới thiệu về tác gia Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 12 nâng cao. Việc nắm vững kiến thức cơ bản này sẽ là chìa khóa để học sinh hiểu được những tác phẩm của Nguyễn Tuân. MỞ BÀI Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân trong đời sống văn học nước nhà. THÂN BÀI * Luận điểm 1: Nét chung trong phong cách nghệ thuật - Cái Tôi "Tài hoa - Uyên bác - Độc đáo" - Tiếp cận cảnh vật nghiêng về góc độ văn hóa thẩm mỹ, cảnh tráng lệ, có tính cách sinh động, cảnh thường đập mạnh vào giác quan. - Tiếp cận con người nghiêng về góc độ tài hoa nghệ sĩ, đó là những con người hội tụ cả : Tài - Tâm - Khí phách mà Nguyễn Tuân gọi đó là "Thiên lương" và thường đặt nhân vật vào một tình huống oái oăm để bộc lộ tính cách, Nhân vật Trang 8 không phụ thuộc vào hoàn cảnh, luôn chủ động và vượt lên hoàn cảnh bằng bản lĩnh phi thường. Truyện của Nguyễn Tuân mang giá trị nhân văn sâu sắc. - Ngôn ngữ : Điêu luyện, dùng từ Hán - Việt, miêu tả sự vật, cảnh vật dưới nhiều góc độ và bằng sự quan sát của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau. * Luận điểm 2: Nét riêng : + Trước cách mạng tháng Tám 1945. - Thể loại truyện ngắn, có yếu tố của tùy bút (cảm xúc của cái tôi qua thái độ, tình cảm của nhà văn). Có sự dung hòa giữa lãng mạn và hiện thực. - Có sự đối lập trong nghệ thuật giữa cái cao thượng với cái tầm thường, giữa cổ và kim, nhân vật là những kẻ sĩ tài hoa bất đắc chí, những con người trong quá khứ "Vang bóng một thời". + Sau cách mạng : - Thể loại tùy bút có yếu tố truyện ngắn (Xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình tiết ) - Cảm hứng thiên về thiên nhiên tráng lệ - Nhân vật khác trước : là những con người của hiện tại, những con người của đời thường trên mặt trận chống quân thù và trong cuộc sống lao động sản xuất. * Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân - Hoàn cảnh sống : Trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng đã có sự thay đổi. - Tư tưởng : "Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp" (Nguyễn Đăng Mạnh) nên sau cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân đã hòa nhập nhanh chóng với cuộc kháng chiến, săn tìm được nhiều cái đẹp trong đời sống chiến đấu và lao động sản xuất - Đặc trưng thi pháp :Văn học sau 1945 thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, ông đã tìm đến với thể loại tùy bút để thỏa mãn với năng lực sáng tạo nghệ thuật của mình. * Luận điểm 4: Đánh giá : Khẳng dịnh sự đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân cho nền văn học nước nhà. KẾT LUẬN Nêu ấn tượng của bản thân về tác giả Nguyễn Tuân. Dạng thứ 2: Đề bài : Trang 9 (1). "Biết đọc vỡ sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất thì ân hận suốt đời" (Chữ người tử tù) (2). "Ông lái đò nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi cửa ải( ) Cưỡi lên thác sông đà, phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hùng hục tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường thẳng chéo về phía cửa đá ấy đứa thì ông đò đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. (Người lái đò sông Đà) Từ hai đoạn văn trên, anh/chị hãy chỉ ra sự thống nhất và thay đổi trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám 1945. Mục đích của kiểu bài này là học sinh vận dụng kĩ năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của hai đoạn văn và từ đó vận dụng thao tác lập luận phân tích, so sánh để làm nổi bật sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân ở hai thời kì sáng tác qua hai đoạn trích văn bản cụ thể. Ta có thể xây dựng một dàn ý với những yêu cầu sau : MỞ BÀI Dẫn dắt và giới thiệu về hai đoạn trích, từ đó khẳng định cả hai đoạn văn trên đều thể hiện được tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. THÂN BÀI * Luận điểm 1: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và vị trí của hai đoạn trích. * Luận điểm 2: Nét chung : - Cả hai đoạn trích đều đã thể hiện được một cái "Tôi" : Tài hoa - Độc đáo - Uyên bác. - Cách tiếp cận cảnh vật : Nghiêng về góc độ văn hóa thẩm mỹ, cảnh sắc tráng lệ, dữ dội, đập mạnh vào giác quan (Người lái đò sông Đà). - Miêu tả con người : Là những con người có khí phách, tài hoa : Trang 10 [...]... trong nhà trường Về kĩ năng : Học sinh đã biến vận dụng thành thạo một cách bài bản các bước từ việc tìm hiểu xác định từng dạng đề bài cụ thể đến việc thực hiện các thao tác nghị luận phù hợp với mỗi dạng đề bài; biết sử dụng các thao tác lập luận, huy động kiến thức và từng bước nâng cao chất lượng bài làm của mình Từ những yêu cầu cơ bản của kiểu bài nghị luận so sánh văn học, học sinh đã biết vận dụng... là có hiệu quả và phù hợp cho tình hình dạy học hiện nay và phù hợp đối với việc ôn tập cũng như xu hướng ra đề thi trong các kì thi thi tốt nghiệp, thi vào Đại học và Cao đẳng trong thời gian tới C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dạng đề bài nghị luận văn học kiểu bài so sánh bốn năm gần đây đã trở nên quen thuộc đối với học sinh trong các kì thi Đại học Cao đẳng và các kì thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, cấp... ĐỀ ( Trang 2 ) I Cơ sở lí luận II Cơ sở thực tiễn III Giải pháp thực hiện: ( Trang 3) 1 Những kiến thức cơ bản về kiểu bài so sánh 2 Dàn ý chung 3 Kiểm định dàn bài 4 Một số dạng đề nghị luận kiểu bài so sánh thường gặp a So sánh về phong cách sáng tác của một nhà văn ở hai giai đoạn khác nhau b So sánh về phong cách nghệ thuật của hai nhà văn ở một giai đoạn sáng tác c So sánh về phong cách nghệ thuật... cho từng loại đối tượng học sinh Bộ giáo dục cần có sự bổ sung trong chương trình Ngữ văn 11 bằng một bài học cụ thể để hướng dẫn cho học sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học kiểu bài so sánh, đồng thời cũng giúp cho việc ra đề thi trong các kì thi có tính khoa học, hợp lí Trong khuôn khổ của bài viết này, quá trình trình bày sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp... KẾT BÀI : - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Có thể nêu cảm nghĩ của bản thân IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Về nhận thức : Học sinh đã không còn thái độ e ngại, lo sợ đối với kiểu đề bài nghị luận so sánh văn học Thậm chí có nhiều học sinh đã có sự thích thú, chủ Trang 17 động tích cực với những đề bài này Điều đó đã góp phần làm chuyển biến tích cực tình trạng học sinh không yêu thích học. .. nghị luận so sánh văn học, học sinh đã biết vận dụng trong các đoạn văn nghị luận cần mở rộng vấn đề hay nhấn mạnh một nội dung nào đó trong một kiểu bài khác, làm cho bài viết ngày càng thuyết phục hơn, đồng thời giúp cho bài làm của học sinh sát hơn với những yêu cầu của đáp án Kết quả cụ thể : Trong kì thi Đại học và Cao đẳng năm học 2010 - 2011 bộ môn Ngữ văn đã đạt được kết quả như sau : Số HS dự... thật đẹp, thật sang * Luận điểm5: Đánh giá về sự đóng góp của hai tác giả trên cho nền văn học nước nhà giai đoạn 1945 - đến nay Trang 13 KẾT LUẬN : - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau cơ bản - Nêu cảm xúc của bản thân III.4.3 So sánh về phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ: Đây là một dạng đề khó, thường dành cho đối tượng theo học chương trình nâng cao, yêu cầu học sinh tích hợp được kiến... nghệ thuật so sánh, nhân hóa làm cho cảnh vật sống động * Luận điểm 4: Lí giải về sự khác nhau : - Hoàn cảnh xã hội và đặc điểm thẩm mỹ, đặc điểm thi pháp có sự thay đổi : văn học sau 1945 mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Tình cảm của nhà văn đã có sự thay đổi, không còn "bất mãn" như trước 1945 * Luận điểm 5: Đánh giá : Khẳng định sự đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân cho nền văn học nước... tình, chi tiết nghệ thuật: Đối với kiểu bài này yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ các bước như dàn ý khái quát Ví dụ : Cảm nhận của anh/chị về hình tượng bóng tối và ánh sáng trong hai truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch lam và "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân Yêu cầu như sau MỞ BÀI : Giới thiệu khái quát về hai đối tượng so sánh (cảm nhận) THÂN BÀI : * Luận điểm 1: Làm rõ đối tượng thứ nhất - Giới thiệu... học nước nhà KẾT LUẬN Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu, đồng thời nêu cảm nghĩ của bản thân Trang 11 III.4.2 So sánh về phong cách nghệ thuật của hai nhà văn: Mục đích của kiểu bài này là giúp học sinh thấy được những điểm giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của hai nhà văn trong một giai đoạn sáng tác, thấy được sự đóng góp của họ cho nền văn học nước nhà trong . tạo của học sinh. Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong xu thế ra đề tuyển sinh đại học những năm gần đây, dạng bài nghị luận so sánh văn học chiếm tỉ lệ cao hơn. nghị luận so sánh cho học sinh lớp 12 giúp các em làm bài hiệu quả và chất lượng. Nội dung và phương pháp làm kiểu bài so sánh văn học. Đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng cho học sinh. bản cho kiểu bài nghị luận so sánh văn học. DÀN Ý KHÁI QUÁT Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có ba phần như một bài nghị luận thông thường. Tuy nhiên chức năng

Ngày đăng: 17/07/2014, 16:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan