skkn sử dụng sơ đồ định hướng giải bài tập vật lý để giải một số bài tập ứng dụng định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 thpt nhằm gúp học sinh nắm vững

22 1.4K 2
skkn sử dụng sơ đồ định hướng giải bài tập vật lý để giải một số bài tập ứng dụng định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 thpt nhằm gúp học sinh nắm vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG VẬT LÝ 10 THPT NHẰM GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác:Trường THPT Đào Duy Từ SKKN thuộc môn: Vật lí 1 Năm học 2012 – 2013 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi môn học trong chương trình Vật lý phổ thông đều có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh. Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích đó là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại. Môn Vật lý là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Trong phần Cơ học lớp 10, Động lượng là một khái niệm khá trừu tượng đối với học sinh vì nó chỉ là một đại lượng trung gian để xác định vận tốc hoặc khối lượng của vật. Trong các bài toán liên quan đến động lượng học sinh thường gặp khó khăn trong việc xác định hệ là kín theo phương nào, biểu diễn các vectơ động lượng Mặt khác, động lượng cũng là một đại lượng có tính tương đối nên phụ thuộc vào hệ quy chiếu, học sinh thường quên đặc điểm này nên hay nhầm lẫn khi giải bài toán. Để khắc phục được những khó khăn trên khi dạy học bồi dưỡng bài tập định luật bảo toàn động lượng, nếu Giáo viên lựa chọn hệ thống bài tập thích hợp và coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự lực, tích cực hoạt động tư duy trong quá trình giải bài tâp vật lí thì chất lượng nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh được nâng cao, đồng thời góp phần phát triển được năng lực giải quyết vấn đề cho họ. 2 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Động lượng là một khái niệm Vật lý trừu tượng đối với học sinh. Trong các bài toán Vật lý, động lượng chỉ một đại lượng trung gian để xác định vận tốc hoặc khối lượng của vật. Động lượng có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh khi giải bài tập Vật lý có áp dụng Định luật bảo toàn (ĐLBT) trong va chạm đàn hồi, va chạm mềm ở lớp 10 và bài toán phản ứng hạt nhân lớp 12. Thực tiễn cho thấy việc giải quyết một bài tập liên quan tới định luật bảo toàn động lượng là một vấn đề khó đối với học sinh ở lớp 10 THPT. Việc đưa ra cho học sinh sơ đồ định hướng (SĐĐH) giải bài tập vật lí, vận dụng SĐĐH giải bài tập vật lí để giải các bài tập định luật bảo toàn động lượng sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần nâng cao năng lực giải quyết vấn đề. II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Áp dụng (SĐĐH) giải bài tập vật lí để giải một số bài tập vật lí ĐLBT động lượng ở lớp 10 THPT. Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề. III/ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Thực hiện trong chương trình bồi dưỡng kiến thức sau khi học bài định luật bảo toàn động lượng lớp 10 THPT năm học 2009 -2010 . 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Mối quan hệ nắm vững kiến thức và giải bài tập vật lí(BTVL) I.1 Khái niệm về kiến thức, kĩ năng , kĩ xảo. Theo lí luận dạy học, kiến thức được hiểu là kết quả của quá trình nhận thức bao gồm “một tập hợp nhiều mặt về số lượng của các biểu tượng mà khái niệm lĩnh hội được, được giữ lại trong trí nhớ và được tái tạo khi có những đòi hỏi tương ứng”. Những kiến thức được nắm vững một cách tự giác, sâu sắc phần lớn do có tích lũy thêm kĩ năng, kĩ xảo sẽ chở thành công cụ của tư duy học sinh. Kĩ năng là khả năng của con người biết sử dụng có mục đích và sáng tạo những kiến thức và kĩ xảo của mình trong quá trình hoạt động lí thuyết cũng như thực tiễn. Kĩ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức. Kĩ năng chính là kiến thước trong hành động. Còn kĩ xảo là hành động mà những phần hợp thành của nó do luyện tập mà trở thành tự động hóa. Kĩ xảo là mức độ cao của nắm vững kĩ năng. Kĩ xảo là hành động đã được tự động hóa, các thao tác được thực hiện rất nhanh, như một tổng thể, dễ dàng mau lẹ. Những kiến thức vật lí có thể được chia thành các nhóm: Khái niệm (hiện tượng ,đại lượng vật lí); Định luật, nguyên lí; Thuyết ; Phương pháp nghiên cứu; ứng dụng trong sản xuất đời sống. Những kĩ năng cơ bản vật lí được chia thành các nhóm sau: Quan sát, đo lường, sử dụng các dụng cụ và các máy đo phổ biến, thực 4 hiện những thí nghiệm đơn giản; Giải BTVL; Vận dụng các kiến thức vật lí để giải thích những hiện tượng đơn giản, những ứng dụng của vật lí trong đời sống và sản xuất; Sử dụng các thao tác tư duy lôgic và các phương pháp nhận thức vật lí. Những kĩ xảo chủ yếu đối với vật lí chia làm hai nhóm: Kĩ xảo thực nghiệm, kĩ xảo áp dụng các phương pháp toán học và các phương tiện phụ trợ. I.2 Các mức độ nắm vững kiến thức. I.2.1 Các mức độ về nắm vững kiến thức. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhất của dạy học là đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức dạy ở nhà trường. Nắm vững kiến thức không chỉ là hiểu đúng nội hàm, ngoại diên của nó, xác định được vị trí của nó, tác dụng của kiến thức ấy trong hệ thống kiến thức cơ bản đã tiếp thu từ trước, mà còn biết quá trình hình thành nó và vận dụng được nó vào thực tiễn. I.2.2 Các mức độ nắm vững kiến thức. Sự nắm vững kiến thức có thể được phân biệt ở ba mức độ sau: biết, hiểu , vận dụng được. Biết một kiến thức nào đó là nhận ra được nó, phân biệt được nó với các kiến thức khác, kể lại được nội hàm của nó một cách chính xác. Đây là mức độ tối thiểu học sinh cần đạt được trong học tập. Hiểu một kiến kiến thức nào đó là gắn được kiến thức ấy vào các kiến thức đã biết, đưa được nó vào trong hệ thống vốn kiến thức của bản thân. Nói cách khác hiểu một kiến thức nào đó là hiểu đúng nội hàm, ngoại diên của kiến thức đó, xác lập được mối quan hệ giữa nó với hệ thống kiến thức khác vận dụng được trực tiếp kiến thức ấy vào tình huống quen thuộc dẩn đến có khả năng vận dụng nó một cách linh hoạt sáng tạo. Vận dụng được kiến thức vào việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn là tìm được kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ mới. Nhờ vận dụng mà kiến thức được nắm vững một cách thực sự. Chính trong lúc vận dụng kiến thức quá trình nắm nó thêm sâu sắc, càng làm cho những nét bản chất mới của kiến thứcđược bộc lộ. Ngoài ra trong khi vận dụng kiến thức những thao tác tư duy được trau dồi, cũng cố và một số kĩ năng, kĩ xảo được hình thành, hứng thú học tập của học sinh được nâng cao. I.3 Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải BTVL 5 Để đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức vật lí một cách chắc chắn ,cần hình thành cho họ kĩ năng, kĩ xảo không chỉ bằng vận dụng kiến thức mà chiếm lĩnh nó còn thức qua nhiều hình thức tập luyện khác nhau. Trong số đó việc giải nhiều bài tập, nhiều loại bài tập được sắp xếp có hệ thống từ dễ đến khó là hình thức luyện tập được tiến hành nhiều nhất, do đó có tác dụng hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức vật lí của học sinh. Chất lượng nắm vững kiến thức bước đầu thể hiện ở việc giải các bài tập cơ bản về kiến thức ấy về mức độ ghi nhớ và hiểu. Còn chất lượng giải hệ thống bài tập phát hiện về một đề tài, chương, phần của chương trình phản ánh chất lượng nắm vững kiến thức và các mối quan hệ của chúng trong đề tài,chương, phần đó với nhau và vận dụng chúng trong những tình huống phức tạp, mới. II. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong hoạt động giải bài tập của học sinh II.1 Khái niệm về năng lực Năng lực là những thuộc tính riêng lẻ của cá nhân, nhờ những thuộc tính ấy mà con người hoàn thành tốt đẹp một hoạt động nào đó mà mặc dù bỏ ra ít sức lao động nhưng kết quả vẩn cao. Năng lực còn chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hành động nhất định. Khi xem xét bản chất của năng lực cần chú ý tới ba dấu hiệu chủ yếu của nó: Sự khác biệt các thuộc tính tâm lí cá nhân, làm cho người này khác người kia; Chỉ là sự khác biệt có liên quan tới hiệu quả thực hiện một hoạt động nào đó; Được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân. Năng lực được chia làm ba mức độ phát triển: Năng lực; Tài năng ; Thiên tài. Trong đó năng lực là danh từ chỉ mức độ hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó. II.2 Mối quan hệ giữa phát triển năng lực và nắm vững kiến thức, kĩ năng , kĩ xảo Giữa phát triển năng lực và nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo có một mối quan hệ bền chặt. Mức độ phát triển năng lực phụ thuộc vào mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng , kĩ xảo. Muốn phát triển năng lực cần nắm vững và vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đã tích lũy được về một lĩnh vực hoạt động nhất định: Mặt khác năng lực giúp cho việc nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách nhanh chóng hơn. 6 Tuy nhiên không nên quy tất cả việc phát triển năng lực vào việc cung cấp kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Năng lực khác kĩ năng, kĩ xảo ở chổ kĩ năng, kĩ xảo rèn luyện được còn năng lực ngoài việc rèn luyện học tập phải có tư chất. II.3 Tiêu chuẩn phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giải BTVL Giải bài tập là một hình thức tự lực giải quyết một vấn đề nào đó nêu ra trong đầu bài. Ở trình độ thấp là là nhận biết những điều kiện để áp dụng một giải pháp đã biết vào một tình huống tương tự các tình huống đã biết. Ở trình độ cao hơn phải thực hiện một loạt những phân tích và biến đổi để có thể áp dụng những giải pháp cơ bản đã biết. III.Thực trạng học sinh các khóa trước khi tiến hành đề tài. Để tìm hiểu thực trạng nắm vững kiến thức và giải bài tập phần ĐLBT động lượng của học sinh lớp 10, chúng tôi đã tiến hành điều tra trong năm học 2008-2009, 2010-2011. Đối tượng là học sinh lớp 10 của trường THPT Đào Duy Từ (Thành phố Thanh Hóa). Chất lượng nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo giải bài tập phần ĐLBT động lượng chủ yếu đánh giá qua chất lượng của 9 bài kiểm tra viết (6 bài một tiết,3 bài 15 phút). Kết quả điều tra cụ thể như sau: Giỏi Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % TB Tỷ lệ % Yếu Tỷ lệ % Kém Tỷ lệ % 0 0 17 17 50 50 28 28 5 5 IV. Sơ đồ định hướng giải BTVL Giải bài tập vật lí là một quá trình phức tạp.Việc học sinh không giải được hoặc giải sai bài tập chưa đủ cơ sở kết luận học sinh không hiểu biết gì về vật lí, việc không giải được do nhiều nguyên nhân.Trong số đó chủ yếu là do: Không hiểu điều kiện bài tập: Hiểu điều kiện bài tập nhưng không biết vận dụng kiến thức vật lí nào Cho nên, để rèn luyện kĩ năng giải bài tâp vật lí, một biện pháp quan trọng là dạy cho các em phương pháp giải bài tập vật lí. 7 V. Sơ đồ định hướng giải BTVL Sơ đồ định hướng khái quát gồm các giai đoạn hành động sau: Bước1: Nghiên cứu đầu bài : Đọc kĩ đầu bài. Mã hóa đầu bài bằng kí hiệu quen dùng. Đổi đơn vị của các đại lượng trong cùng một hệ thống thống nhất. vẽ hình hoặc sơ đồ. Bước2: Phân tích hiện tượng và lập kế hoạch giải. Mô tả hiện tượng, quá trình vật lí xảy trong các tình huống nêu lên trong đầu bài. Vạch ra các quy tắc, định luật chi phối hiện tượng, quá trình ấy. Dự kiến những lập luận, biến đổi toán học cần thiết nhằm xác lập được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Bước3: Trình bài lời giải. Viết các phương trình của các định luật và giải hệ hệ phương trình có được để tìm ẩn số dưới dạng tổng quát, biểu diển các đại lượng cần tìm qua các đại lượng đã cho. Thay giá trị bằng số của các đại lượng đã cho để tìm ẩn số, thực hiện các phép tính có độ chính xác cho phép. Bước4: Kiểm tra và biện luận kết quả Cần tạo cho học sinh thói quen giải các bài tập vật lí theo sơ đồ định hướng này Điều này có thể tiến hành tùy thuộc vào từng bài tập cụ thể. Mà trước hết phải ghi nhớ được các bước hành động ( mặc dù không phải bài tập nào cũng áp dụng tất cả các bước của SĐĐH giải bài tập vật lí). VI.Tác dụng của giải bài tập vật lí theo SĐĐH giải BTVL Sử dụng SĐĐH thấy rõ lợi ích khi đưa vào dạy học trong việc rèn kĩ năng, kĩ xảo giải bài tập vật lí cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học có rất nhiều học sinh không nắm được ngay cả các hành động, thao tác giải những bài tập mẫu đơn giản, phổ biến. Tác dụng của SĐĐH được thể hiện ở chổ: Đa số các SĐĐH trong dạy học vật lí là SĐĐH hành động.Trong loại này những chỉ dẫn chỉ là những phương hướng chung tìm kiếm lời giải bài tập, và tạo cho học sinh thói quen xác định phương hứơng và cách thức hành động trước khi bắt tay vào hành động cụ thể. Giải bài tập theo SĐĐH làm bớt khó khăn trong quá trình nắm vững kỹ năng giải bài tâp và cho phép dạy mọi đối tượng học sinh. 8 giải bài tập theo SĐĐH tạo cho học sinh thói quen lập luận và hành động chặt chẽ, chính xác. Giải bài tập theo SĐĐH là chuẩn bị cho giải bài tập sáng tạo. Bởi lẽ trong quá trình giải bài tập mẫu theo nó, những thao tác tư duy và kĩ năng giải bài tập của học sinh được hình thành, đồng thời họ sẽ thực hiện các thao tác ở mức độ tự động hóa khi chuyển sang giải bài tập sáng tạo. Tuy nhiên không thể coi giải bài tập vật lí bằng SĐĐH là vạn năng, mà chỉ là bước đầu tiên hình thành kĩ năng giải bài tập vật lí nói chung để dần chuyển sang giải bài tập sáng tạo. VII. Sử dụng SĐĐH giải bài tập vật lí để giải một số bài tập ĐLBT động lượng lớp 10 THPT Bài tập I (5/129/SGK) Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m 1 = m 2 = 1kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v 1 = 1m/s và có hướng không đổi. Vận tốc của vật 2 có độ lớn v 2 = 2m/s và: a) Cùng hướng với vật 1. b) Cùng phương, ngược chiều. c) Có hướng nghiêng góc 60 0 so với v 1 . Bước1 m 1 = m 2 = 1kg v 1 = 1m/s V 2 = 2m/s ? =⇒ P a) 12 vv ↑↑ b) 12 vv ↑↓ c) α == 0 21 60);( vv Bước3 Động lượng của hệ: 221121 vmvmPPP +=+= Trong đó: P 1 = m 1 v 1 = 1.1 = 1 (kgms -1 ) P 2 = m 2 v 2 = 1.2 = 2 (kgms -1 ) a) Khi 12 vv ↑↑ ⇒ 12 PP ↑↑ ⇒ P = P 1 + P 2 = 3 (kgms -1 ) b) Khi 12 vv ↑↓ ⇒ 12 PP ↑↓ ⇒ P = P 2 – P 1 = 1 (kgms -1 ) c) Khi 0 21 60);( =vv ⇒ α == 0 21 60);( PP Áp dụng ĐLHS cosin: 9 β cos2 21 2 2 2 1 2 PPPPP −+= )cos(2 21 2 2 2 1 απ −−+= PPPP 7120cos2.1.221 022 =−+= (kgms -1 ) Bước2 + Biểu diễn được các vectơ động học + Xác định được vectơ tổng trong mỗi trường hợp. + Áp dụng hàm số cosin. Bước4 kiểm tra kết quả. Bài tập2: (6/129 SGK) Một toa xe khối lượng m 1 = 3T chạy với tốc độ v 1 = 4m/s đến va chạm vào 1 toa xe đứng yên khối lượng m 2 = 5T. Toa này chuyển động với vận tốc v 2 ’ = 3m/s. Toa 1 chuyển động thế nào sau va chạm? Bước 1 m 1 = 3T v 1 = 4m/s m 2 = 5T v 2 = 0 v 2 ’ = 3m/s ? ' 1 =v Bước2 + Hệ gồm 2 vật m 1 ,m 2 . + Là hệ kín theo phương chuyển Bước 3 + Áp dụng ĐLBT động lượng ta có: ' 22 ' 112211 vmvmvmvm +=+ (*) + Giả sử sau va chạm 2 xe cùng chuyển động theo chiều dương của 1 v ( 12 vv ↑↑ ). Chiếu phương trình (*) lên chiều dương ta có: m 1 v 1 + 0 = m 1 v 1 ’ + m 2 v 2 ’ 1 3 3.54.3 1 ' 2211 ' 1 −= − = − =⇒ m vmvm v 10 1 v m 1 m 2 + α 1 P απ − P 2 P [...]... định phương bảo toàn động lượng và biểu diễn vectơ động lượng của các mảnh đạn ngay trước và ngay sau khi nổ 16 PHẦN III KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Với thời lượng 3 tiết bài tập trên một lớp học và tiến hành trên nhiều lớp giáo viên minh hoạ các bước giải bài toán qua 6 bài tập về định luật bảo toàn động lượng đã cho học sinh nghiên cứu ở nhà Kết quả, học sinh tích cực tham gia giải bài tập, nhiều em... hướng dẫn học sinh trình bày bài giải chi tiết, nhiều em có thể cùng tham gia giải một bài tập, kích thích khả năng độc lập, sáng tạo của mỗi học sinh 18 Giúp các em có được cái nhìn tổng quan về phương pháp giải một bài tập Vật lý nói chung và bài tập liên quan đến ĐLBT động lượng nói riêng Tạo hứng thú say mê học tập trong bộ môn Vật lý Từ đó phát huy được khả năng tự giác, tích cực của học sinh, giúp... nhanh, nắm vững kiến thức cơ bản Cụ thể được minh hoạ ở bảng sau: Giỏi Khá Tỉ lệ % TB 4 Tỉ lệ % 8 15 30 3 6 16 32 Lớp Yếu 24 Tỉ lệ % 48 5 Tỉ lệ % 10 Kém Tỉ lệ % 2 4 25 50 4 8 2 10B8 4 17 KẾT LUẬN Việc dùng SĐĐH giải bài tập vật lí giảng dạy bài tập định luật bảo toàn động lượng cho học sinh giúp học sinh có thái độ tích cực, tự giác tìm lời giải cho mỗi bài toán Đến tiết bài tập, giáo viên tổ chức hướng. .. nằm ngang lượng bảo toàn theo phương ngang Áp dụng ĐLBT động lượng ta có: Pđ + P = 0 ⇔ mv + M V = 0 Chọn chiều dương ngược chiều chuyển động của súng Chiếu xuống phương nằm ngang ta có: m.v.cosα – MV = 0 ⇒V = m 20 1 v cos α = 400 = 5 (m/s) M 800 2 Bước4 Kiểm tra kết quả bảo toàn động lượng chỉ đúng cho phương ngang Bài tập 4: (3/134/ SGK) Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 100 T đang bay với vật tốc... thân khi gặp bài toán mang tính tổng quát, từ đó giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản một các vững chắc, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề Đó chính là mục đích mà chung tôi đặt ra NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Có thể mở rộng đề tài dùng SĐĐH giải bài tập vật lí để áp dụng cho nhiều kiến thức vật lí khác nhau 19 Triển khai đại trà trong dạy học bồi dưỡng bài tập vật lí ở trường... (kgms-1) - Động lượng của mảnh thứ nhất: P1 = m.v = 1.500 = 500 (kgms1 )=P Khi đạn nổ hệ là kín động lượng trước và sau nổ bảo toàn Bước3 +Áp dụng ĐLBT động lượng ta có: P = P + P2 1 Theo định lý hàm số cosin cho tam giác OAB ta có: Bước2 + Vẽ hình biểu diễn các vectơ động lượng + Vận dụng ĐLHS cosin xác định P2 + Xác định góc β = ( P2 , P ) - Hệ viên đạn ngay trước và sau khi nổ là hệ kín do: + Nội lực lớn... đạn nổ: động lượng của hệ bằng 0 - Ngay sau khi đạn nổ: Pđ = mv ; P = M V + Đạn bay theo phương tạo góc 600 với phương ngang + Súng giật lùi theo phương ngang +Hệ sung và đạn là hệ kín theo phương nằm ngang vì không có ngoại lực Bước3 - Hệ súng và đạn là hệ kín có động 11 + Xác định ĐK hệ đạn và sóng là hệ kín theo phương mằm ngang + Áp dụng ĐLBT động lượng + Xác định phương động lượng bảo toàn - Hệ... tốc Bài tập 5 (3/13/SGK) 13 Một viên đạn khối lượng 2kg đang bay thẳng ứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành 2 mảnh khối lượng bằng nhau Mảnh thứ nhất bay lên với vận tốc 250m/s theo phương lệch góc 600 so với đường thẳng ứng Bước1 m = 2kg 250m/s m1 = m2 = 1kg P 500m/s v= v1 = A (v1 ; v2 ) = 60 P 2 B v2 = ? 0 β α P 1 O - Động lượng của hệ trước va chạm: P = m.v = 2.250 = 500 (kgms-1) - Động lượng. . .động + Xét sự va chạm xảy ra trong thời gian ngắn + Chọn chiều dương theo chiều chuyển động của xe 1 ( v1 ) Bước4 v1’ < 0 chứng tỏ sau va chạm 1 chuyển động theo chiều ngược lại Bài tập 3: (4.13 SBT) Một súng đại bác tự hành có khối lượng M = 800kg và đặt trên mặt đất nằm ngang bắn một viên đạn khối lượng m = 20kg theo phương làm với đường nằm ngang một góc α = 600 Vận tốc của... lên với vận tốc v2 = 500m/s tạo với phương thẳng ứng một góc β= 600 Bước4 Kiểm tra kết quả ⇒ ∆OAB Bài toán 6: (Nâng cao 26.32 GTVL 10 II) Một lựu đạn được ném từ mặt đất với vận tốc v0 = 20m/s theo hướng lệch với phương ngang góc α = 300 Lên tới đỉnh cao nhất nó nổ thành mảnh có khối lượng bằng nhau Mảnh I rơi thẳng ứng với vận tốc v1 = 20m/s 14 a) Tìm hướng và độ lớn vận tốc của mảnh II b) Mảnh II . HÓA TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG VẬT LÝ 10 THPT NHẰM GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN. thành kĩ năng giải bài tập vật lí nói chung để dần chuyển sang giải bài tập sáng tạo. VII. Sử dụng SĐĐH giải bài tập vật lí để giải một số bài tập ĐLBT động lượng lớp 10 THPT Bài tập I (5/129/SGK) Tìm. bài tập liên quan tới định luật bảo toàn động lượng là một vấn đề khó đối với học sinh ở lớp 10 THPT. Việc đưa ra cho học sinh sơ đồ định hướng (SĐĐH) giải bài tập vật lí, vận dụng SĐĐH giải

Ngày đăng: 17/07/2014, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan