Giáo án địa lí 9 HKI mới , 3 cột, rất hay

119 828 4
Giáo án địa lí 9 HKI mới , 3 cột, rất hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 1: Ngày soạn: 12082013TIẾT 1: Ngày dạy: 13082013Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAMA MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có những đặc trưng văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tạp quán.Dẫn ra được các dẫn chứng để thấy được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. 2. Kỹ năng :Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.Thu thập thông tin về một dân tộc. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước.B CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam Bộ tranh ảnh về Đại gia đình dân tộc Việt Nam2. Học sinh: Đọc kỹ bài trước ở nhàC PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp……D CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: IỔn định :( 1p) Kiểm tra sĩ số IIKiểm tra bài cũ: (2p)GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về SGK, tập vở ... IIIBài mới :

TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 TUẦN 1: Ngày soạn: 12/08/2013 TIẾT 1: Ngày dạy: 13/08/2013 Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM A/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có những đặc trưng văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tạp quán. - Dẫn ra được các dẫn chứng để thấy được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. 2. Kỹ năng : - Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc. - Thu thập thông tin về một dân tộc. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước. B/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam - Bộ tranh ảnh về Đại gia đình dân tộc Việt Nam 2. Học sinh: Đọc kỹ bài trước ở nhà C/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp…… D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I/Ổn định :( 1p) Kiểm tra sĩ số II/Kiểm tra bài cũ: (2p) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về SGK, tập vở III/Bài mới : Việt Nam là một quốc gia đông dân tộc, các dân tộc Việt Nam sống bình đangú với nhau trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về văn hoá từ đó làm cho văn hoá VN càng thêm phong phú và đa dạng. Tg HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 17’ HOẠT ĐỘNG 1. GV: Dùng tập ảnh "VN hình ảnh 54 dân tộc".Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các vùng đất nước. Bảng 1.1: Dân số phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người) I. CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 1 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 HOẠT ĐỘNG 1. ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? ? Kể tên các dân tộc mà em biết? ? Nêu vài nét khái quát về dân tộc kinh và một số dân tộc khác ? GV Đưa ra một số dẫn chứng, tranh ảnh, hoặc bộ tem minh hoạ về cộng đồng dân tộc Việt Nam. Ví dụ 1: Ngôn ngữ Việt Nam có các ngữ hệ chính: • Nhóm Hán Tạng: Hán - Hoa, Tạng, Miến, Mông … • Nhóm Nam Á: Việt, Mường, Môn, Khơ me… • Nhóm Tày Thái: Tày, Thái, Ka Dai… • Nhóm Malayô-Pôlinêđiêng: … Ví dụ 2: Trang phục Một số tranh ảnh về trang phục và bộ tem cộng đồng dân tộc Việt Nam. Ví dụ 3: Phong tục-tập quán: Dựng vợ gả chồng… Dân tộc Mông: cướp vợ Dân tộc Thái: ở rễ Dân tộc Chăm: mang họ mẹ Dân tộc Kinh: cưới vợ… GV: Hướng dẫn HS quan sát H1.1 biểu đồ cơ cấu dân tộc nhận xét: ? Dân tộc nào có số dân đông nhất? chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Phân bố chủ yếu ở đâu? Làm nghề gì? Xác định trên bản đồ. ? Hãy kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? HS trả lời HS: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm HS: Nêu khai quát về Ngôn ngữ trang phục, tập quán sản xuất … HS Trả lời HS: -Làm đường thốt nốt, khảm bạc (Khơme) -Dệt thổ cẩm, thêu (Tày, Thái) -Làm gốm trồng bông, - Nước ta có 54 dân tộc - Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán…Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú . - Dân tộc Kinh có số dân đông nhất 86% dân số cả nước. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế và Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 2 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 18’ ? Các dân tộc ít người phân bố ở đâu? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu %? ? Hãy kể tên các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta là người dân tộc ít người mà em biết? ? Quan sát hình 1.2 em có suy nghĩ gì về lớp học ở vùng cao ? GV Kết luận các dân tộc cùng bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Chuyển ý: VN là quốc gia có nhiều thành phần dân tộc. Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc bản địa, cùng chung sống dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất. Địa bàn sinh sống các dân tộc được phân bố như thế nào, ta cùng tìm hiểu mục 2. HOẠT ĐỘNG 2 GV: Treo bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam và giới thiệu kí hiệu. ? Dựa vào bản đồ "Phân bố dân tộc VN" và hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Việt ( Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? GV: Dựa vào vốn hiểu biết cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? ? Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân dệt vải ( Chăm) HS trả lời HS: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh – dân tộc Tày HS : Nêu nhận xét. HS: Lên xác định trên bản đồ HS trả lơì HS : lên bảng xác định địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc tiêu biểu. -Trung du và miền núi phía bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông khoa học kĩ thuật. - Các dân tộc ít người có số dân và trình độ kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm sản xuất riêng. Trong sản xuất và đời sống , trong các hoạt động văn hóa, kinh tế xã họi đều có sự đóng góp của các dân tộc ít người. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bọ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. II SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC 1. Dân tộc Việt (kinh) - Phân bố rộng khắp nước song chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải. 2. Các dân tộc ít người - Các dân tộc ít người chiếm 13,8% sống chủ yếu ở miền núi và trung du. Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 3 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 tộc ít người? Xác định trên bản đồ. ? Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc ít người có những sự thay đổi lớn như thế nào ? ? Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? ? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em ?. GV: Hiện nay các dân tộc đều bình đẳng, thương yêu và cùng sát cánh bên nhau xây dựng nước CHXHCN Việt Nam ngày càng giàu đẹp … -Khu vực trường sơn tây nguyên : Ê -đê, Gia-rai, Ba- na, Cơ-ho -Người chăm, Khơme, Hoa sống ở cực nam trung bộ và nam bộ HS: Định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường, trường, trạm, công trình thủy điện, khai thác tiềm năng du lịch HS: đã có nhiều thay đổi HS: Tự giới thiệu về dân tộc mình + Khu vực Trung du và miền núi Bắc bộ là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc ít người. Các dân tộc chủ yếu: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông + Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên là địa bàn cư trú của 20 dậc tộc: Ê -đê, Gia-rai, Ba- na, Cơ-ho… + Duyên hải cực nam Trung bộ và Nam bộ: Người chăm, Khơme, Hoa… - Hiện nay sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi IV/ Củng cố:(5’) - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ. - Xác định trên bản đồ địa bàn cư trú của một số dân tộc. GV: nhận xét và kết thúc tiết dạy V.Hướng dẫn, dặn dò: (2p) - Làm bài tập câu 1,2,3 SGK. - Đọc kỹ bài 2 trước ở nhà. Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 4 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 TUẦN 1: Ngày soạn: 14/08/2012 TIẾT 2: Ngày dạy: 16/08/2012 Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ A/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta, nguyên nhân và hậu quả. - Hiểu dân số đông và gia tăng dân số nhanh đã gây sức ép đối với tài nguyên, môi trường; thấy được sự cần thiết phải phát triển dân số có kế hoạch để tạo sự cân bằng về dân số và môi trường, tài nguyên nhằm phát triển bền vững. 2. Kỹ năng. - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam. - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999. 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành các chính sách của NN về dân số và môi trường. * Tích hợp: không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của NN về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng. B/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Biểu đồ dân số Việt Nam - Tháp dân số Việt Nam năm1989, 1999 - Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường , chất lượng cuộc sống 2. Học sinh. Đọc vìm hiểu kĩ bài trước ở nhà C/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận, phân tích, diễn giảng, nêu vấn đề, vấn đáp … D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: I.Ổn định lớp: (1p) II. Kiểm tra bài cũ : (5p) - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ? - Hãy cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? Hiện nay sự phân bố của người Việt (kinh) có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó? III .Bài mới : Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế. Ở mỗi quốc gia, chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của nhà nước .Sớm nhận rõ vấn đề này, ở nước ta, Đảng và chính phủ đã đề ra mục tiêu dân số và ban hành hàng loạt chính sách để đạt được mục tiêu ấy. Để tìm hiểu vấn đề dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì, ta nghiên cứu nội dung bài hôm nay TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 8’ HOẠT ĐỘNG 1 GV: Giới thiệu số liệu của ba lần tổng điều tra dân số ở nước ta: Lần 1:(1/4/1979) nước ta có 52,46triệu người I. SỐ DÂN Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 5 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 15’ Lần 2(1/4/1989) có 64,41 tr người Lần 3(1/4/1999) có 76,34 tr người. ? Em có suy nghĩ gì về thứ tự diện tích và dân số của Việt Nam so với thế giới? GV:lưu ý HS:năm 2003 dân số nước ta là 80,9triệu Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 số dân của VN là (86 triệu người) ? Với số dân đông như trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế của nước ta? HOẠT ĐỘNG 2 GV: Cho HS quan sát biểu đồ (hình 2.1) ? Nêu nhận xét về tình hình tăng dân số qua chiều cao các cột dân số? ? Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì ? GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ"bùng nổ dân số" SGK trang 152 ? Qua hình 2.1 hãy nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào? HS:1954- 1960:Tăng nhanh(cao nhất gần 4%) 1976-2003:Có xu hướng giảm dần(thấp nhất 1,3%(2003) ? Vì sao có sự thay đổi đó? *Tích hợp Do đó hiện nay mỗi người dân chúng ta cần phải có ý thức, thực hiện nghiêm túc chính sách dân số của Nhà nước ; « dù trai hay gái chỉ hai là đủ » và chúng ta cần phải lên án những hành vi đi ngược lại với chính sách của Nhà nước. HS: Diện tích lãnh thổ thứ 58. Số dân thứ 14 Diện tích : trung bình Dân số : đông dân trên thế giới HS:Thuận lợi:Nguồn lao động lớn ;Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khó khăn:Tạo sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân HS :Dân số tăng nhanh liên tục HS:Bùng nổ dân số HS:Kết quả của việc thực hiện tốt dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Ngày 1/4/2009, dân số nước ta là khoảng gần 86 triệu người - Việt Nam là một nước đông dân đứng thứ 13 trên thế giới . II. GIA TĂNG DÂN SỐ - Dân số nước ta tăng nhanh liên tục. - Hiện tượng “bùng nổ” dân số nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX. - Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm. Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 6 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 10’ ? Vì sao tỉ lệ gia tăng của dân số giảm nhưng số đân vẫn tăng nhanh? GV : Chia lớp cho HS thảo luận (3p) ? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra hậu quả gì? (kinh tế, xã hội, môi trường) GV phân mỗi nhóm một vấn đề GV Cho HS xem một số hình ảnh về môi trường bị hủy hoại do con người khai thác bừa bãi … chuẩn xác kiến thức theo sơ đồ ( Bảng phụ 1) ? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta? ? Hiện nay tỉ lệ sinh, tử của nước ta như thế nào? GV: Tính đến ngày 1/4/2009 tỉ lệ gia tăng dân số của Việt Nam là 1,2%. ? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa thành thị và nông thôn, miền núi như thế nào? GV: treo bản đồ VN . ? Dựa vào bảng 2.1, kết hợp với bản đồ hãy xác định các khu vực có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất, các khu vực có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn trung bình cả nước? Vì sao? HOẠT ĐỘNG 3 ? Dựa vào bảng 2.2 hãy: nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam nữ thời kỳ 1979-1999? ? Tại sao cần phải biết kết cấu dân số HS:Cơ cấu dân số VN trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao(khoảng 45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm ) HS : Thảo luận, rồi đại diện nhóm báo cáo kết quả, bổ sung. HS: Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. HS: - Tỉ lệ sinh, tử giảm. Tuổi thọ tăng - 1999 tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta là 1,43% HS: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở thành thị và khu công nghiệp thấp hơn nhiều so với nông thôn, miền núi. HS: Trả lời HS:-Tỉ lệ nữ lớn hơn nam, thay đổi theo thời gian -sự thay đổi giữa tỉ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3%  2,6%  1,6% Tỉ lệ nam và nữ còn thay đổi theo vùng lãnh thổ, có vùng tỉ lệ nữ nhiều hơn nam hoặc ngược lại HS: trả lời - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng. III. CƠ CẤU DÂN SỐ Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 7 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 theo giới(tỉ lệ nữ, tỉ lệ nam) ở mỗi quốc gia? ? Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta thời kỳ 1979-1999? GV: kết luân  GV yêu cầu hs đọc mục 3 SGK để hiểu rõ hơn tỉ số giới tính. GV giải thích: tỉ số giới tính không cân bằng và thường thay đổi theo nhóm tuổi, theo thời gian và không gian, nhìn chung trên thế hiện nay là 98,6 nam thì có 100 nữ. Tuy nhiên lúc mới sinh ra nam thường cao hơn nữ (trung bình 103-106 nam /100 nữ ), đến tuổi trưởng thành gần bằng nhau. Sang lứa tuổi già ,số nữ cao hơn số nam. ? Hãy nêu nguyên nhân của sự khác biệt về tỉ số giới tính ở nước ta? HS:Nhóm từ 0-14 tuổi: Nam từ 21,8 giảm xuống 20,1 xuống17,4 Nữ từ 20,7  18,9  16,1 -Nhóm từ 15-59 tuổi và trên 60 tuổi tăng dần HS nêu - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Tỉ lệ trẻ em có xu hướng giảm, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài tuổi lao động tăng lên - Tỉ lệ nữ còn cao hơn tỉ lệ nam. có sự khác nhau giữa các vùng IV. Củng cố: (5p) - Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta? - Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta? - HS phải vẽ 2 đường trên cùng một trục toạ độ một đường thể hiện tỉ suất tử một đường thể hiện tỉ suất sinh. Khoảng cách giữa 2 đường là tỉ lệ gia tăng dân so? V.Hướng dẫn, dặn dò: (1p) - Tính tỉ lệ gia tăng dân số : lấy tỉ suất sinh trừ đi tỉ suất tử (đơn vị tính %) chia10 - Chuẩn bị bài sau: Bài 3 phân bố dân cư và các loại hình quần cư. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. BẢNG PHỤ 1 TUẦN 2: Ngày soạn: 18/8/2013 Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 8 HẬU QUẢ GIA TĂNG DÂN SỐ XÃ HỘI KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 TIẾT 3: Ngày dạy: 20/8/2013 Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ A/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Tình bày được tình hình phân bố dân cư của nước ta: không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung đông đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi dân cư thưa thớt. - Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. - Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta. 2. Kỹ năng: Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam. 3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Chấp hành chính sách của nhà nước về phân bố dân cư B/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Lược đồ phân bố dân cư Việt Nam - Bảng số liệu 2. Học sinh: Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về các loại hình quần cư; đọc kỹ bài trước ở nhà. C/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận, phân tích, nêu vấn đề, vấn đáp … D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : I. Ổn định lớp: (1p) II. Kiểm tra bài cũ (5p) - Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta? Hậu quả? - Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta III. Bài mới : (1’) Cũng như các nước trên thế giới sự phân bố dân cư ở nước ta phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử tùy theo thời gian và lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động với nhau tạo nên một bức tranh phân bố dân cư như hiện nay. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bức tranh đó và biết được nó đã tạo nên sự đa dạng về hình thức quân cư ở nước ta như thế nào ? TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 10’ HOẠT ĐỘNG 1 GV : Cho số liệu: Năm 2003 mật độ dân số Lào là 24 người/km 2 , mật độ Inđônêxia 115 người/km 2 TháiLan 123 người/km 2 , mật độ thế giới 47 người/km 2 ? Qua số liệu em có nhận xét về mật độ dân số nước ta so với các nước trên? GV : cho HS so sánh các số liệu về mật độ dân số nước ta giữa các năm HS nhận xét HS: năm 1989 là 195 người/km 2 ; năm 1999 mật I. MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 9 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 12’ 1989,1999,2003 để thấy mật độ dân số ngày càng tăng ,(bảng 3.2) ? Quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam hình 3.1 nhận xét:Phân bố dân cư nước ta? ? Dân cư sống đông đúc ở những vùng nào? ? Dân cư thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao? ? Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều? GV: nhận xét và ghi bảng GV: TP. HCM năm 1997 có 4,8 triệu người năm 1999 là 5.037.155 người diện tích:2,093,7 km 2 ? Em có nhận xét gì về mật độ dân số giữa thành thị và nông thôn? ? Em có biết gì về chính sách của Đảng trong sự phân bố lại dân cư không? Chuyển ý: Nước ta là nước nông nghiệp đại đa số dân cư sống ở vùng nông thôn. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên tập quán sản xuất, sinh hoạt mỗi vùng có các kiểu quần cư khác nhau. HOẠT ĐỘNG 2 GV: Cho HS làm việc theo nhóm. GV: yêu cầu HS dựa vào SGK Quan sát lược đồ các tranh ảnh về quần cư, tìm đặc điểm chung của quần cư nông thôn, sự khác nhau về quần cư nông thôn ở các vùng khác nhau và giải thích? ? Ở nông thôn và thành thị dân cư thường làm những công việc gì? GV: Nhân xét, kết luận. độ là 231 người/km 2 ; 2003 là 246 người/km 2 ) HS: Dân số nước ta phân bố không đều, giữa nông thôn, thành thị, đồng bằng … HS: Dân cư sống đông đúc ở đồng bằng ven biển và các đô thị, do thuận lợi về điều kiện sinh sống. HS: Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. HS: Những nơi có điều kiện sống thuận lợi thì dân tập trung đông. HS nhận xét HS: Giảm tỉ lệ sinh, phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng và các ngành kinh tế, cải tạo xây dựng nông thôn mới… HS: thảo luận nhóm (3p), rồi lên báo cáo, bổ sung - Việt Nam thuộc nhóm các nước có mật độ dân số cao trên thế giới. - Dân cư nước ta phân bố không đều: + Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi, cao nguyên. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất; Tây bắc và Tây nguyên có mật độ dân số thấp nhất. - Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn 26% ở thành thị (2003) II. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ 1. Quần cư nông thôn - Các điểm quần cư nông thôn thường phân bố trãi rộng theo lãnh thổ. - Các điểm quần cư nông thôn có qui mô Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 10 [...]... nhóm, cử đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung + Hình dạng tháp dân số + Các nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi; từ 15 – 5 9, trên 60 tuổi TL Tỉ lệ dân số phụ thuộc cao có sự thay đổi giữa hai tháp tuổi - Hình dạng tháp tuổi: Đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc - Dưới tuổi lao động Năm 198 9 lớn hơn năm 199 9 - Trên & trong tuổi lao động năm 198 9 nhỏ hơn 199 9 -Tỉ lệ dân số phụ thuộc cao song năm 199 9 nhỏ... tập 1 13 GV: Giới thiệu khái niệm"Tỉ lệ dân số phụ thuộc” GV cho HS Quan sát tháp dân số 198 9 và 199 9 GV Chia nhóm cho học sinh hoạt động nhóm Từng đại diện nhóm trình bày, bổ sung, Giáo viên ghi bảng Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 17 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 Năm học: 20 13- 2014 + Hình dạng của tháp tuổi thay đổi như thế nào? + Nhận xét sự thay đổi... 1 1,6 triệu trong 14 năm qua ( 197 6 - 199 0) ha; Độ che phủ rừng khoảng 2 tr ha, trung bình mỗi năm toàn quốc thấp (35 %)giảm 19 vạn ha năm 2000 ? Vì sao diện tích rừng của nước ta HS: Do chặt phá bừa bãi để liên tục giảm? lấy đất làm nông nghiệp, Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 33 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 Năm học: 20 13- 2014 thành lập khu công nghiệp,... vùng đồng Hồng, đồng bằng sông bằng Cửu Long, trung du Bắc bộ * Rút kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 32 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 Năm học: 20 13- 2014 TUẦN 5: TIẾT 9: Bài 9: Ngày soạn: 11 /9/ 20 13 Ngày dạy: 13 /9/ 20 13 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN A/MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Nêu được thực trạng độ che phủ của rừng ở nước ta: Vai... luận nhóm (3p) rồi GV nhận xét, kết luận đại diện nhóm lên báo cáo kết quả Nhóm 1: Tính diện tích cây lương TL Tăng 190 4 nghìn ha thực 198 0-2002? gấp 1 ,3 4lần Nhóm 2: Tính năng suất lúa cả năm TL Tăng lên 2 4,1 tạ/ha gấp 198 0-2002? 2,2 lần Nhóm 3: Tính sản lượng lúa cả năm TL Tăng 2 2,8 triệu tấn gấp 198 0-2002? gần 3 lần Nhóm 4:Tính sản lượng lúa bình TL Tăng 215kg, gấp gần 2 quân đầu người 198 0-2002? lần... TIẾT 5: Ngày dạy: 29/ 8/ 20 13 Bài 5: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 198 9 VÀ NĂM 199 9 A/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: Học sinh cần: - Phân tích, so sánh tháp dân số - Tìm sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta 2 Kĩ năng: - Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi 3 Thái độ : Giáo dục ý thức dân số và kế hoạch hóa... chậm cải thiện HS - Phân bố lại dân cư ( gây sức ép về giáo - Thực hiện tốt chính dục, nhà , phúc lợi xã hội, môi trường…) sách dân số , pháp -Giải pháp: lệnh dân số … +Có kế hoạch giáo ? Biện pháp khắc phục? dục đào tạo hợp l , tổ chức hướng nghiệp Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 18 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 Năm học: 20 13- 2014 dạy nghề +Phân bố lại... Liên hệ thực tế địa phương 3 Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường, không ủng hộ những hoạt động làm ô nhiễm, suy giảm và suy thoái đất, nước, khí hậu, sinh vật * Tích hợp: Giúp học sinh hiểu được đất, khí hậu, nước, sinh vật là những tài nguyên quý giá và quan trọng để phát triển nông nghiệp nước ta Vì vậy cần xử dụng hợp lí tài nguyên đất, không làm ô nhiễm, suy thoái các, suy giảm các tài... MINH LONG GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 Năm học: 20 13- 2014 TUẦN 4: TIẾT 8: Ngày soạn: 10 /9/ 20 13 Ngày dạy: 12 /9/ 20 13 Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP A/ MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Học sinh: - Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính - Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi... dân? - Nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó? V Hướng dẫn, dặn dò về nhà (1p) - Chuẩn bị bài mới: Bài 5: Thực hành Trả lời theo các câu hỏi trong bài * Rut kinh nghiệm: TUẦN 3: Ngày soạn: 27/ 8/ 20 13 Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 16 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 Năm học: 20 13- 2014 . l i - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng. III. CƠ CẤU DÂN SỐ Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 7 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN: ĐỊA LÍ 9 theo gi i( tỉ. đ i theo hướng tích cực: Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực I, tăng tỉ trọng lao động ở khu vực II và III. II. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM - Lực lượng lao động d i dào trong i u kiện kinh tế chưa phát triển. Chia nhóm cho học sinh hoạt động nhóm. Từng đ i diện nhóm trình bày, bổ sung, Giáo viên ghi bảng. B i tập 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Họp 17 TRƯỜNG THCS DTNT MINH LONG Năm học: 2013- 2014 GIÁO ÁN:

Ngày đăng: 17/07/2014, 14:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hoạt động của GV và HS

  • TG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan