Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch”

82 1.3K 1
Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên. Phân lập nấm Penicillium digitatum gây bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch. cứu ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch. Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quả cây có múi nói chung và quả cam nói riêng là cây ăn quả quan trọng và được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng lẫn hương vị của nó. Cam được trồng ở hơn 137quốc gia trên thế giới với tổng sản lượng đạt 68,3 triệu tấn vào năm 2010. Cam là cây ăn quả có nguồn gốc từ Đông Nam Á (Olsen và cộng sự, 2000) và được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là nước nhiệt đới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng lắm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho để phát triển cây cam. Nhờ ưu thế về khí hậu, năm 2010 tổng sản lượng cam Việt Nam đứng 20 thế giới, thứ 9 Châu Á và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (FAOSTAT, 2010). Trên thế giới nói chung cũng như ở nước ta sản lượng cam tuy lớn nhưng chủ yếu là được tiêu thụ trong nước dưới dạng trái cây tươi. Việc thương mại hóa loại hàng hóa trở nên khó khăn do có sự hư hỏng và giảm đáng kể chất lượng trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và phân phối. Các loại hư hỏng của cây có múi phải kể đến hư hỏng do bệnh sau hoạch gây ra, thiệt hại gây ra có thể lên tới 50% trong một vụ thu hoạch, trong đó do nấm là 21,9% (Dantas và cộng sự, 2003). Từ đó dẫn tới việc giảm tổn thất và duy trì chất lượng của cam sau thu hoạch trở thành hai thách thức quan trọng đối với ngành công nghiệp rau quả hiện đại. Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự phân công của Khoa Cơ Khí Công Nghệ, bộ môn Cơ Sở Công Nghệ trường Đại học Nông Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên, chúng tôi thực hiện đề tài: ” Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch” Mục tiêu đề tài - Phân lập nấm Penicillium digitatum gây bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch. - Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch. Phần 2 1 TỔNG QUAN 2.1. Cây cam 2.1.1 Nguồn gốc, phân loại 2.1.1.1. Nguồn gốc [20] Cây cam (Citrus sinensis (L.)) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á, từ đông Ấn Độ qua Úc, nam Trung Quốc và Nhật Bản. Cây cam (Citrus sinensis (L.)) thuộc: Ngành thực vật hạt kín: Angiospermes Lớp hai lá mầm: Dicotyledonae Phân lớp hoa hồng: Rosidae Bộ cam: Rutales Họ cam: Rutaceae Họ phụ quýt: Aurantoideae (có 250 loài) Chi: Citrus Cây cam là cây ăn quả quan trọng, được trồng ở hơn 137 nước với các điều kiện khí hậu khác nhau và ngày càng được mở rộng [13]. Cây cam thuộc chi Citrus, trong họ này có khoảng 250 loài. 2.1.1.2. Phân loại [20] Cây cam có tên khoa học là Citrus sp, là cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới, thuộc họ Rutaceae. Đặc điểm của cây là thân nhẵn, không gai hoặc có ít gai. Lá hình trái xoan, hoa mọc nhanh thành chùm 6 – 8 lá ở nách lá. Quả hình cầu, có nhiều tép, vị chua ngọt, hạt có lá mầm trắng, ra hoa tháng 1 – 2, quả chín tháng 10 – 12. [Theo từ điển bách khoa Nông Nghiệp NXB nông nghiệp Hà Nội năm 1991] Hiện nay các giống cam rất đa dạng do có sự lai tạo giữa các giống cam với nhau để phù hợp với khí hậu, đất đai… Các giống cam trên thế giới: Cam Valencia (ít hạt, thơm, chín muộn), cam Washington Navel (có núm rốn, không hạt), cam Hamlin (chín sớm), cam Chinee của Trung Quốc. Các giống Cam chính ở Việt Nam: - Cam Sông Con 2 Cam Sông Con thích hợp trồng ở cả miền núi, đồng bằng và ven biển nhưng năng suất không cao. Cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, lá bầu, gân nổi phía lưng. Quả hình cầu, mọng nước, vỏ mỏng, ít hạt, ngọt đậm, mỗi quả nặng khoảng 200 – 220g. - Cam Vân Du Là giống nhập nội từ những năm của thập kỷ 40 thế kỷ XX. Đây là một trong các giống chủ lực của nước ta. Cây phân cành khỏe, cành dày, ngắn, có gai. Lá thuôn dài, nhọn, xanh đậm, có lá hơi to hình ô van hoặc tròn. Quả có vỏ dày, mọng nước, giòn, ngọt, có nhiều hạt. Giống cam này có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, chịu hạn, chịu đất xấu, được trồng phổ biến. - Cam Xã Đoài Là giống cam được chọn lọc và trồng nhiều ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Giống cam này có khả năng chịu hạn tốt, chịu đất xấu, đất ven biển. Đặc điểm của giống cam như sau: cành có gai, lá màu xanh đậm, hình lá thuôn dài, đứng, eo lá rộng. Quả có hai dạng: tròn và tròn dài, dạng quả tròn dài cho năng suất cao hơn. Mỗi quả nặng khoảng 180 – 200g, quả ngọt, thơm nhưng có nhược điểm là bã nhiều. - Cam Hamlin Có nguồn gốc từ Mỹ, qua Cuba và vào nước ta trong những năm 80. Đây là một trong những giống cam chuẩn của thế giới. Lá hình ô van, xanh không đậm, cành thưa, ít gai, tán cây hình ô van hay hình cầu. Quả có dạng hình cầu, vỏ mỏng, khi chín có màu đỏ da cam, thịt quả mọng nước, ít xơ bã, ít hạt, hương vị thơm ngon. Quả nhỏ nhưng cho năng suất cao, hay nhiễm bệnh sẹo loét, chảy gôm - Cam Valencia Cam Valencia nguồn gốc từ Mỹ. Đây là giống chín muộn, phân cành mạnh, lá gồ ghề, eo lá lớn, xanh đậm, cành ít gai. Quả hình ô van, vỏ dày, mọng nước, ít bã và ít xơ, mỗi quả nặng trung bình 200 – 250g - Cam dây (Cam Mật) Phổ biến ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Cây phân cành thấp, tán lá hình dù lan rộng, cành ít gai, gai ngắn. Lá xanh đậm có eo nhỏ. Khối lượng quả trung bình đạt 220-260g. Khi cam chín có vỏ màu vàng, thịt quả vàng đậm, ngọt, nhiều hạt (20-23 hạt/quả). Vỏ quả hơi dày, ít thơm hơn các giống cam trồng ở phía Bắc. 3 Ngoài các giống phổ biến trên ở nước ta còn có một số giống cam khác như: cam bù Hà Tĩnh, Cam sành Bố Hạ ( Hà Bắc cũ), cam Naven, cam Sành Đồng Bằng Sông Cửu Long 2.1.2. Giá trị dinh dưỡng [19] Cam là cây ăn quả quan trọng, có giá trị dinh dưỡng cao nhất là vitamin C (45 mg/100g ăn được), các loại vitamin A, vitamin B, khoáng chất như kali (169 mg), canxi (43 mg), …. Về giá trị dinh dưỡng phải kể tới nguồn vitamin, đặc biệt là vitamin C trong cam. Vitamin C chất chống oxi hóa tự nhiên, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, các tác động của stress… Nguồn chất xơ trong cam cũng rất quý vì chứa nhiều pectin dạng hòa tan. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, cam còn có những giá trị dược liệu rất quý. Cam là nguồn chứa β-carotene, tiền chất vitamin A giúp tăng cường thị lực. Flavonoid trong cam có đặc tính chống oxi hóa, làm tăng nồng độ vitamin C trong tế bào của cơ thể. Ngoài ra, trong cam chứa lượng đáng kể axit folic, là một loại vitamin B9 có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Cam thường được sử dụng tươi hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra, vỏ cam cũng là một sản phẩm phụ khi trích ly tinh dầu từ vỏ và bổ sung vào các sản phẩm đồ uống, nước hoa… Bảng 2.1. Thành phần hóa học của cam chín Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm hượng Nước 87,5 % Khoáng (mg/100g) Ca 34 Protein 0,5 % P 23 Acid hữu cơ 1,3 % Fe 0,4 Glucid 8,4 % Vitamin (mg/100g) A 0,3 Celulose 1,4 % B1 0,08 Năng lượng 43 Cal/100g B2 0,03 Vitamin C 48 (mg/100g) PP 0,2 (Nguồn: [20]) 2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới [13] Trong suốt những năm qua, mức tiêu thụ cam không ngừng tăng nhanh và theo đó ngành sản xuất cam cũng ngày càng mở rộng. Theo số liệu thống kê của FAO năm 2012, trong vòng 5 năm sản lượng cam thế giới tăng hơn 5 triệu tấn, 4 từ 63,11 tấn (2005) và đạt 68,33 tấn (2010). Diện tích trồng cũng tăng theo nhu cầu tiêu thụ cam, cụ thể tăng hơn 0,2 triệu ha trong vòng 5 năm (2005 – 2010). Bảng 2.2. Sản lượng cam trên thế giới từ 2005 – 2010 (ĐVT: 1000 tấn) STT Năm 2005 Năm 2010 Tên nước Sản lượng Tên nước Sản lượng 1 Brazil 17853 Brazil 18102 2 Mỹ 8393 Mỹ 7448 3 Mexico 4113 Ấn Độ 5966 4 Ấn Độ 3314 Trung Quốc 5003 5 Trung Quốc 2741 Mexico 4052 6 Tây Ban Nha 2376 Tây Ban Nha 3120 7 Ý 2261 Ai Cập 2401 8 Iran 2253 Ý 2393 9 Indonesia 2214 Indonesia 2029 10 Ai Cập 1940 Thổ Nhĩ Kì 1710 (Nguồn: FAOSTAT, 2012) Brazil và Mỹ là hai nước sản xuất cam lớn nhất thế giới và có sự chênh lệch rõ rệt giữa 2 nước này. Trong năm 2010 sản lượng cam của Brazil là 18 triệu tấn lớn nhất thế giới, trong khi đó Mỹ là nước xếp thứ 2 sau Brazil nhưng sản lượng chưa được một nửa so với Brazil (gần 7,5 triệu tấn). Tiếp đó, Mexico (4,1 triệu tấn) là nước đứng thứ 3 sau Mỹ (8,3 triệu tấn), sản lượng bằng một nửa của Mỹ trong năm 2005. Mặt khác, trong năm 2005 tổng sản lượng cam 10 nước đứng đầu chiếm 75,2% sản lượng cam của cả thế giới và con số đó là 76,4% trong năm 2010. Như vậy, lượng cam sản xuất ra giữa các nước có sự khác biệt lớn. Sở dĩ có sự khác biệt là do tác động của nhiều yếu tố bao gồm: khí hậu, thổ nhưỡng, giống …giữa các nước. Cam là cây ăn quả thích hợp với khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới do đó dễ dàng giải thích vì sao các quốc gia có sản lượng cam lớn lại tập trung ở Châu Mỹ, tiếp đó là Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và cuối cùng là Châu Đại Dương. 5 Hình 2.1 Sản lượng cam các châu lục năm 2010 Qua đó có thể thấy Châu Mỹ là nơi sản xuất cam nhiều nhất, chiếm tới 50% tổng sản lượng thế giới. Xếp sau là Châu Á chiếm 30%, ít nhất là Châu Đại Dương chỉ chiếm 1%. Điều này hoàn toàn phù hợp vì Châu Mỹ tập trung các nước có sản lượng cam lớn, trong đó phải kể tới Brazil, Mỹ, Mexico. Tương tự Châu Á có Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù, Châu Á được xem là quê hương của cây cam nhưng sản lượng lại thấp hơn so với Châu Mỹ, điều này có thể là do năng suất bình quân vẫn còn ở mức thấp bởi yếu tố kỹ thuật canh tác chưa được chú trọng, tình trạng sâu bệnh còn nghiêm trọng [13]. Về tình hình tiêu thụ, cam lưu thông trên thị trường chủ yếu dưới dạng quả tươi, ngoài ra một số dùng để sản xuất nước trái cây. Do vậy, cam chủ yếu được tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chỉ chiếm một lượng nhỏ (chưa tới 10%) so với tổng lượng cam sản xuất ra [13]. Bảng 2.4 Tình hình xuất khẩu cam của thế giới trong 2000, 2005, 2010 Chỉ tiêu Xuất khẩu (tấn) Phần trăm so với tổng sản lượng (%) Năm 2000 4537389 7,1 Năm 2005 4953451 7,8 Năm 2010 6528004 9,6 (Nguồn: FAOSTAT, 2012) Nhìn vào bảng có thể thấy tình hình xuất khẩu cam ngày càng khả quan. Từ năm 2000 đến 2005 tăng nhẹ, chỉ với 0,7 %. Nhưng giai đoạn 2005 – 2010 tăng tới 1,8 %. Có một thực tế là các nước sản xuất nhiều nhất lại không phải là nước dẫn đầu trong xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của FAO thì các nước đứng đầu trong xuất khẩu cam là Tây Ban Nha, Nam Phi, Mỹ…mặc dù các nước này không dẫn đầu về sản lượng. Yếu tố hạn chế lớn trong việc thương mại hóa hơn nữa của cam nói riêng và quả có múi nói chung đó là sự hư hỏng và giảm đáng kể chất lượng của quả 6 do tác động của sâu bệnh trong quá trình trồng, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, phân phối [13]. Tổng lượng cam nhập khẩu của thế giới là gần 9% so với tổng lượng sản xuất ra. Trong đó vùng nhập khẩu cam lớn nhất vẫn là Châu Âu, chiếm 61% nhập khẩu của thế giới. Mà đứng đầu có Hà Lan (8,8%), Đức (8,2%), Nga (8,1%). [FAO, 2010] 2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở Việt Nam Cam du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI và nay trở thành cây ăn quả chính có hiệu quả kinh tế cao. Năm 2010 sản lượng cam Việt Nam đứng thứ 20 thế giới, thứ 9 ChâuÁ và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Bảng 2.6. Tình hình sản xuất cam trong nước qua các năm Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2005 59100 101,7 601300 2006 62000 100,5 623000 2007 65200 100,4 654700 2008 63900 106,2 648600 2009 64500 107,5 693500 2010 61500 118,6 729400 (Nguồn: FAO, 2012) Nhìn chung diện tích trồng cam có xu hướng tăng, giảm không ổn định. Từ 2005 tới 2007 diện tích trồng tăng từ 59,1 nghìn ha đến 65,2 nghìn ha và giảm trở lại trong nửa sau của giai đoạn này, gần bằng diện tích trồng của năm 2005 vào năm 2010. Mặc dù có tăng lên trong 2009 (64,5 nghìn ha) nhưng lại giảm vào năm 2010 (nghìn ha). Mặc dù, diện tích trồng có biến động nhưng sản lượng cam vẫn duy trì ổn định và có tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 đạt 603,1 nghìn tấn, năm 2006 là 623 nghìn tấn, năm 2007 đạt 654,7 nghìn tấn, năm 2008 là 648,6 nghìn tấn, 2009 có 693,5 nghìn tấn và năm 2010 đạt 729,4 nghìn tấn. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Việt Nam thì cam được trồng ở 62 tỉnh thành trong cả nước, nhưng vùng sản xuất chính được tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Theo nguồn số liệu trồng trọt của Bộ Nông Nghiệp Việt Nam năm 2010 cho thấy vựa trái cây lớn nhất Việt Nam_Đồng Bằng Sông Cửu Long dẫn đầu trong việc sản xuất cam, sản lượng năm 2010 chiếm hơn 64,5% so với cả nước. Diện tích trồng và sản lượng cam ở đây cũng gấp nhiều lần so với các vùng 7 miền khác. Trong năm 2010 lượng cam sản xuất ra của Đồng Bằng Sông Cửu Long là 471,5 nghìn tấn lớn nhất cả nước, gấp 6,6 lần so với vị trí thứ 2 _Đông Nam Bộ và gấp hơn 120 lần so với Tây Nguyên là vùng cho sản lượng cam thấp nhất cả nước. Các tỉnh có sản lượng cam lớn phải kể tới Hậu Giang với 139,3 nghìn tấn (2010), tiếp đó là Vĩnh Long (66,2 nghìn tấn), Đồng Nai (60 nghìn tấn), Hậu Giang (57 nghìn tấn). Ngoài các tỉnh Miền Tây, Miền Bắc có Hưng Yên với 30,6 nghìn tấn (2010), miền Trung có Nghệ An với 22,3 nghìn tấn (2010) là những tỉnh góp phần đáng kể vào việc nâng cao sản lượng cam cho cả nước. Bên cạnh đó phải kể tới các tỉnh có sản lượng cam thấp, đó là Hà Tây, Bắc Ninh, Lai Châu, Đà Nẵng với 0,1 nghìn tấn, nghĩa là mỗi tỉnh cung cấp khoảng 100 tấn trong năm 2010. Về tình hình tiêu thụ, cam chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân đó là lượng cam sản xuất ra chưa đủ tiêu dùng trong nước. Mặt khác chất lượng cam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu gắt gao của các nước nhập khẩu. Công tác kiểm soát bệnh trước và sau thu hoạch, xử lí bảo quản trái cây sau thu hoạch vẫn là một vấn đề nan giải đối với công nghệ sau thu hoạch trong nước. 2.1.5. Các bệnh sau thu hoạch thường gặp ở cam Loại cây Citrus dễ bị tấn công bởi hơn 100 bệnh và các rối loạn gây ra bởi nấm, virus và vi khuẩn gây bệnh xảy ra ngay từ giai đoạn ươm mầm, quá trình trồng và gây thiệt hại cho sản phẩm của nó [13]. Đối với cam, chúng thường bị tấn công bởi một số tác nhân gây bệnh ở giai đoạn nở hoa đến giai đoạn thu hoạch, sau đó là tác nhân gây bệnh sau thu hoạch gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất và chất lượng quả [13]. Các tác nhân gây bệnh trước thu hoạch tấn công cam ngay từ trên cây kéo dài cho tới lúc thu hoạch gây thiệt hại đáng kể về năng suất, sản lượng và chất lượng cam. Các tác nhân gây bệnh sau thu hoạch xuất hiện trong quá trình xử lí sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, phân phối. Các hư hỏng này có nguy cơ tăng, tình hình ngày càng đáng báo động ngay ở các nước có công nghệ tiên tiến, đặc biệt ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, nơi mà công nghệ trước và sau thu hoạch đều chưa tiến bộ. 2.1.5.1. Bệnh thối chua [13] Bệnh thối chua là do Geotrichum candidum gây ra. Tác nhân gây bệnh này phân bố nhiều trong đất trong đất trồng cam, quýt … (Eckert, 1959 và Batler, 1965) và xâm nhập vào cam qua các vết thương sâu. Phần bị nhiễm bệnh của quả biến thành một khối rời rạc, chảy nước do tác nhân gây bệnh hoạt động 8 mạnh và tiết ra enzym ngoại bào. Bệnh phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ môi trường khoảng 28 – 30 o C và lây nhiễm cho lượng lớn cam do ở quả cam chảy nước chứa một lượng lớn bào tử nấm. Để ngăn ngừa nên bảo quản cam ở 10 o C. Trong nhiều trường hợp thì sử dụng thuốc diệt nấm để ngăn chặn Penicillium lại dẫn tới bệnh thối chua phát triển nhanh hơn (Morris, 1982). 2.1.5.2. Bệnh sẹo cây có múi [bệnh hại cây ăn quả] Bệnh sẹo cây có múi do nấm Elsinoe fawcettii gây nên. Nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 15 – 23 o C, nhiệt độ tối đa trên 28 o C. Nấm tồn tại trong mô kí chủ, gặp điều kiện thuận lợi hình thành bào tử phân sinh, lan truyền nhờ gió và nước. Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương. Thời kì tiềm dục thường từ 3 – 10 ngày, sau khi tràng hoa rụng, nấm xâm nhập vào quả non. Khi bị nhiễm bệnh, trên quả non vết bệnh nổi gờ nhú lên hình chóp nhọn, màu nâu vàng, vết bệnh hóa sần, phân tán hoặc nối liền nhau thành từng đám. Quả bị bệnh dị hình, nhỏ, vỏ dày, không ăn sâu vào trong. Bệnh sẹo cam phát triển khi có kí chủ mẫn cảm bệnh, lá quả non chưa tới giai đoạn thành thục, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. 2.1.5.3. Bệnh chảy gôm [bệnh hại cây ăn quả] Nguyên nhân gây bệnh chảy gôm là do hai loài nấm Phytopthora citrophthora và P. citricola thuộc bộ Peronosporales. Hai loài nấm này chủ yếu tồn tại trong đất gây hại ở trên các bộ phận gốc, thân, cành, quả trên mặt đất hoặc thối rễ ở dưới đất. Cả hai loài nấm trên nếu gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, bọc bào tử giải phóng ra các bào tử động xâm nhập vào mô tế bào của kí chủ gây bệnh cho cây. Loài Phytopthora citrophthora sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ 10 – 35 o C, nhiệt độ tối thích là 25 – 28 o C và loài P. citricola trong phạm vi nhiệt độ 7 – 29 o C, nhiệt độ tối thích là 20 – 25 o C, pH = 4 – 7. 9 Hình 1.3 Bệnh sẹo trên quả Hình 1.4 Bệnh chảy gôm Triệu chứng điển hình của bệnh là chảy gôm, thối rễ, thối thân vỏ, nứt thân cành, mạch gỗ hóa nâu, cây suy tàn, chết dần. 2.1.5.4. Bệnh mốc xanh, mốc lục [13], [14] Bệnh mốc lục (Penicillium italicum), mốc xanh (Penicillium digitatum) là những bệnh quan trọng đối với cam sau bệnh thối chua. Bệnh mốc xanh, mốc lục có đặc điểm chung là chỉ phá hại ở quả, phát triển trên toàn bộ bề mặt quả và đặc biệt ở những nơi có hư hỏng, tổn thương. Những nấm bệnh này phát triển nhiều ở các nước cận nhiệt đới. Cả hai tác nhân gây bệnh thường xảy ra nhưng mốc xanh phát triển nhanh hơn ở nhiệt độ vừa phải và gây tổn thương cho cam. Bào tử mốc xanh không có khả năng lây nhiễm cho cam không bị tổn thương, trong khi đó mốc lục có thể lây nhiễm cho cam lành và gây thiệt hại nghiêm trọng. 2.1.5.5. Một số tác nhân gây bệnh sau thu hoạch khác [13] Ngoài các bệnh thường xuất hiện ở cam sau thu hoạch trên còn có một số bệnh sau thu hoạch ít được đề cập trong các báo cáo và thường xảy ra theo mùa hoặc thường gắn liền với một số bệnh khác. Aspergillus là tác nhân gây bệnh sau thu hoạch cho cam gây thiệt hại nặng ở Ấn Độ. Đặc biệt chủng Aspergillus niger xâm nhập qua các vết thương, các tổn thương và gây thối mềm. Căn bệnh này được báo cáo trên cây có múi ở Châu Mĩ, các nước Địa Trung Hải và đặc biệt ở Ấn Độ (Snowdon, 1990). Fusarium gây bệnh trên chanh, cam chủ yếu là do Fusarium lunulosporun gây ra Trichoderma viride được báo cáo là lí do gây thiệt hại cho cam được trồng ở khu vực Nam Phi, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. Loại hư hỏng này thường kết hợp với mùi đặc trưng của dừa (Fawcett & Weindling, 1934). Ceratocycis, chủ yếu do mốc Ceratocycis fimbriata gây ra và C. roseum được báo cáo từ Ấn Độ gây ra hư hỏng cho cam ngọt (Cheema & cộng sự, 1981 và Sungh & Chaudharg, 1974). Pleospora gây thối cho chanh ở Ấn Độ bởi chủng P.herbarum. 2.1.6. Một số phương pháp xử lí nấm bệnh sau thu hoạch 10 Hình 1.5 Bệnh mốc xanh [...]... học phân tử - Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam ở điều kiện in vitro - Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam ở điều kiện in vivo 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu nấm bệnh Mẫu bệnh được thu từ những quả cam có triệu chứng vết bệnh ban đầu đến những quả có vết bệnh điển hình Các mẫu cam bệnh được gói riêng... trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến Penicillium digitatum ở điều kiện in vivo [1], [3], [4], [8] Từ ngưỡng gây bệnh đã xác định ở mục 2.3.3.2 để khảo sát ảnh hưởng của xử lí nước nóng tới bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch trong điều kiện in vivo  Chuẩn bị - Huyền phù bào tử nấm được pha tới nồng độ đã xác định ở mục 2.3.3.2 - Cam lành bệnh rửa bằng nước sạch, khử trùng bằng... 200mM làm giảm hư hỏng bởi ảnh hưởng của lượng nước đi vào trong quả trong suốt quá trình xử lí nước nóng [11] 2.4 Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài 2.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước [4], [11], [15] Xử lí nhiệt đã được nghiên cứu từ lâu trên rau quả để chống hư hỏng sau thu hoạch do các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn hoặc côn trùng trên rau quả thu c vùng nhiệt đới và... tạo màng được thu n lợi 2.2 Đặc điểm của nấm Penicillium digitatum gây bệnh mốc xanh trên cam sau thu hoạch [13], [14], [bệnh nấm hại cây ăn quả sau thu hoạch] Mốc xanh do nấm Penicillium digitatum gây ra, loại nấm mốc này chỉ gây hại trên quả Vết bệnh thường xuất hiện trên các vết thương xây xát Lúc đầu đó là một điểm trong nhỏ, mọng nước màu vàng nâu, sau đó to dần, hơi lõm xuống, mô bệnh thối úng... và Công nghệ sau thu hoạch) đã tiến hành nghiên cứu kiểm soát nấm mốc xanh Penicillium digitatum và P italicum trên quả cam sành Hàm Yên bằng xử lí nước nóng kết hợp với hóa chất Nhóm đã khảo sát tác dụng của xử lí nước nóng tới sự phát triển của hai loại nấm mốc trên quả cam, thí nghiệm được bố trí thành 4 công thức Bên cạnh công thức đối chứng (CT4) xử lí nước cất ở nhiệt độ phòng trong 60 giây,... của bệnh yi, yi + 1: tỷ lệ bệnh trong lần theo dõi thứ i và thứ i +1 ti, ti + 1: thời gian theo dõi bệnh ở lần thứ i và thứ i +1 (h) n: tổng số lần theo dõi bệnh 3.3.3.3 Bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến Penicillium digitatum ở điều kiện in vitro [1], [3], [5], [7], [8], [9] Căn cứ vào ngưỡng gây bệnh đã được xác định ở mục 2.3.3.2 để tiến hành đánh giá ảnh hưởng của xử lí. .. quả cam Hàm Yên mạnh hơn so với nấm P italicum 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Nguyên liệu quả Mẫu cam sử dụng trong tất cả các thí nghiệm được chọn lọc và thu mua tại các vườn cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, Nghệ An Đây là loại cam mang thương hiệu Cam Vinh, gồm các giống cam chủ yếu sau : Cam Vân Du, cam Xã Đoài và giống cam chín muộn V2 - Nước nóng. .. lệ bệnh mốc xanh do Penicillium digitatum từ 97,9% và 98% xuống tương ứng còn 9,4% và 14,5% [11] Năm 2001, Smilanick và Sorenson báo cáo kết quả nghiên cứu trên cam khi sử dụng nước nóng kết hợp với Na 2CO3 để kiểm soát mốc xanh gây ra bởi Penicillium digitatum Kết quả nghiên cứu cho thấy xử lí nước nóng có bổ sung Na2CO3 nồng độ 3% hoặc 4% trong 150 giây giảm được tỷ lệ hư hỏng lên tới 90% [11] Nghiên. .. [11] Nghiên cứu của Alemzadeh và Feridon (2007) trên cam Valencia cho thấy nhúng cam trong nước nóng có bổ sung Thiabendazole nồng độ 2000 ppm ở 52oC với thời gian 3 phút có thể kiểm soát hiệu quả mốc xanh, mốc lục do Penicillium digitatum và P italicum gây ra [4] 2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 19 Theo Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình có thể bảo quản xoài bằng cách kết hợp xử lí nước nóng và hóa... Trong phương pháp xử lí nước nóng cam có thể được nhúng hoặc phun So với phun nước nóng lên quả thì nhúng có hiệu quả hơn vì bào tử nấm mốc và sự lây nhiễm tiềm tàng của nó chủ yếu nằm trên bề mặt quả hoặc vài lớp tế bào đầu tiên dưới vỏ cam Nhúng trái cây ở nhiệt độ lớn hơn 40 oC, khoảng 44 – 45oC trong thời gian ngắn là cơ sở của xử lí nhiệt được nghiên cứu trong nhiều năm Nghiên cứu ban đầu đã chỉ . Penicillium digitatum gây bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch. - Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch. Phần 2 1 TỔNG QUAN 2.1. Cây cam 2.1.1 Nguồn gốc,. Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên, chúng tôi thực hiện đề tài: ” Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lí nước nóng đến bệnh mốc xanh hại cam sau thu hoạch” Mục tiêu đề tài -. soát bệnh trước và sau thu hoạch, xử lí bảo quản trái cây sau thu hoạch vẫn là một vấn đề nan giải đối với công nghệ sau thu hoạch trong nước. 2.1.5. Các bệnh sau thu hoạch thường gặp ở cam Loại

Ngày đăng: 15/07/2014, 23:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan