Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần cho trẻ dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải tỉnh Thái Bình (tóm tắt)

28 777 3
Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần cho trẻ dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải tỉnh Thái Bình (tóm tắt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ thống kê nhiều quốc gia cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em trên thế giới đã có sự thay đổi rõ rệt, SDD thể nhẹ cân đã giảm nhanh song SDD thể thấp còi vẫn còn cao và thường kèm theo thiếu vi chất. Năm 2011 tỷ lệ SDD thấp còi trên thế giới là 27,5%, trung bình ở các nước châu Á là 26,8%. Tỷ lệ SDD thể thấp còi Việt Nam năm 2012 vẫn còn cao chiếm trên một phần tư trẻ ở dưới 5 tuổi. Nguyên nhân của SDD rất đa dạng và phức tạp, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lượng protein động vật và vi chất dinh dưỡng khẩu phần mới chỉ đạt khoảng 30% đến 50% nhu cầu của trẻ. Vấn đề môi trường ô nhiễm, các bệnh nhiễm trùng của trẻ, nhận thức của bà mẹ và người nuôi trẻ, phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cũng có tác động đáng kể đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Việc phòng chống SDD đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc, nghiên cứu bổ sung đa vi chất trong đó có kẽm đã đạt được kết quả tốt. Nghiên cứu cải thiện bữa ăn bổ sung đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương là một cách tiếp cận tốt nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tiền Hải là huyện nuôi nhiều ngao sò có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, ngoài các chất đạm, chất béo còn có các vitamin, chất khoáng như canxi, sắt, đặc biệt là kẽm với hàm lượng cao hơn nhiều so với các thực phẩm khác. Với giả thiết nếu sử dụng ngao bổ sung vào khẩu phần của trẻ có thể sẽ làm tăng thêm nhiều vi chất quan trọng và lượng protid đáng kể để phục hồi SDD, nhất là SDD thấp còi. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài "Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình" Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan ở vùng ven biển Tiền Hải tỉnh Thái Bình năm 2011. 2. Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm ở trẻ em thấp còi 25-48 tháng tuổi chọn từ đối tượng điều tra ban đầu. 3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần lên tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em 25-48 tháng tuổi ăn bán trú tại một số trường mầm non huyện Tiền Hải, Thái Bình. 2 3. Những đóng góp mới của luận án - Đã phối hợp một số chỉ số nhân trắc với hóa sinh đánh giá khá toàn diện về thực trạng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven biển Thái Bình. Lần đầu đưa ra được tỷ lệ thấp còi phối hợp đa chỉ tiêu nhân trắc, SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất và xác định được tình trạng thiếu máu phối hợp với thiếu kẽm ở trẻ em thấp còi. - Qua phân tích đa biến đã xác định được các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thấp còi hiện nay đã thay đổi khác với dịch tễ học suy dinh dưỡng giai đoạn trước, trong đó các yếu tố kinh tế, học vấn, nghề nghiệp của mẹ hiện nay ít liên quan đến thấp còi mà chủ yếu là các yếu tố điều kiện vệ sinh, đặc điểm bản thân trẻ đã liên quan đến thấp còi. - Đã chứng minh rằng bổ sung ngao vào khẩu phần với 20 gam ngao sống sạch hằng ngày cho trẻ em thấp còi 25-48 tháng ăn tại trường mầm non phối hợp với tư vấn cho bà mẹ cải thiện khẩu phần thực tế của trẻ đã làm tăng nồng độ kẽm huyết thanh, tăng nồng độ IGF1, giảm tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm, làm giảm tỷ lệ mắc mới thấp còi, tăng tỷ lệ thấp còi phục hồi góp phần làm tăng tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ. 4. Bố cục của luận án Luận án gồm 129 trang, 28 bảng, 10 biểu đồ và 150 tài liệu tham khảo trong đó có 83 tài liệu nước ngoài. Phần đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 32 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27 trang, kết quả nghiên cứu 33 trang, bàn luận 32 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1- Tình hình trẻ em thấp còi trên thế giới và Việt Nam. - Tình hình suy dinh dưỡng thấp còi trên thế giới: Tổng hợp từ thống kê các quốc gia cho thấy từ năm 1990 đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em bị thấp còi trên thế giới đã giảm 39,7% xuống còn 26,7% , giảm bình quân khoảng 0,7%/năm. Tốc độ giảm SDD không song hành với mức tăng trưởng kinh tế. Thấp còi giảm trong 2 thập kỉ qua ở một vài khu vực đã đạt những tiến bộ đáng kể như châu Á. Ở châu Phi tỷ lệ thấp còi hầu như ít thay đổi. Sau 20 năm, tỷ lệ thấp còi vẫn dao động trong mức 40%. Khoảng 80% trẻ dưới 5 tuổi thấp còi trên thế giới nằm ở 14 quốc gia trong đó 4 nước là Đông Timor, Burundi, Niger và Madagascar có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi cao nhất (hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi). 3 - Tình hình suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em Việt nam: Những nghiên cứu trong nước cho thấy Việt Nam là một trong 20 quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng SDD trẻ em. Trong những năm gần đây các thể SDD nặng đã giảm rất nhiều, nhưng tỷ lệ thấp còi vẫn còn rất cao. Tỉnh Thái Bình năm 1991 có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 58,5%, và thấp còi là 59,9% đến năm 2012 tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 16%, tỷ lệ nhẹ cân ở huyện Tiền Hải là 15,7% 2. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng. - Nguyên nhân do thiếu ăn về số lượng, không đảm bảo chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khẩu phần ăn của trẻ ở nông thôn Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 30- 50% nhu cầu protein động vật và thiếu đa vi chất dinh dưỡng. Người ta ước đoán nhiễm trùng ảnh hưởng đến 30% sự giảm chiều cao của trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ tăng lên rõ rệt vào những mùa có các bệnh nhiễm trùng ký sinh trùng như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, sốt rét. Nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng thiếu vitamin A tiền lâm sàng ảnh hưởng đến khoảng 140-250 triệu trẻ em các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tiêu chảy làm cho trẻ mất nước và một số chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm và đồng. Các bệnh tật khác như di tật bẩm sinh, tim tiên thiên, các bệnh của các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ và làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng. - Nguyên nhân do thiếu dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, kiến thức chăm sóc của người nuôi trẻ, nước sạch, vệ sinh môi trường. Người ta cũng đã chỉ ra rằng do sự thiếu dịch vụ chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường kém, không có hệ thống nước sạch, dẫn đến bệnh tật phát sinh và không được ngăn chặn đẩy lùi dẫn đến tình trạng SDD của trẻ. Sự khác biệt về tỷ lệ SDD nhất là thể thấp còi tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau đã phản ánh tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Mặc dù kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ khá tốt, nhưng vẫn tồn tại khoảng cách giữa kiến thức và thực hành. - Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội thấp kém, tình trạng nghèo đói lạc hậu và mất bình đẳng về kinh tế. Nghiên cứu của các tác giả đã xác nhận rằng cấu trúc chính trị xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế thấp kém là nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng. Khủng hoảng kinh tế làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực và khả năng 4 cung cấp các dịch vụ Y tế dinh dưỡng tại các nước đang phát triển càng trở lên khó khăn. Theo số liệu điều tra nhân khẩu và sức khỏe của 11 quốc gia cho thấy hầu hết ở các nước này, nhóm trẻ thuộc tầng lớp nghèo có tỷ lệ thấp còi cao gấp đôi so với nhóm trẻ thuộc lớp giàu. 3. Một số giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng thấp còi ở trẻ em. - Truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Giáo dục kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh phòng bệnh trong nhà trẻ mẫu giáo và các bà mẹ cũng đã chứng minh rằng giải pháp này có tác dụng rất lớn đến thực hành về ăn uống và thực hành phòng tránh bệnh tật đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, do đó có tác dụng phòng tránh các bệnh về dinh dưỡng, nhiễm trùng, ký sinh trùng và các bệnh do điều kiện sinh hoạt và học tập - Biện pháp can thiệp Y tế tới tình trạng dinh dưỡng trẻ em: Bằng cách khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, bệnh do thiếu dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng người ta thấy rằng cũng đã giúp trẻ em phòng tránh được các biến chứng của bệnh, nâng cao tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và từ đó có tác dụng phòng chống các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và các bệnh mạn tính khác. - Các nghiên cứu can thiệp cải thiện khẩu phần ăn của trẻ: Biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng qua việc dùng các thực phẩm sẵn có ở địa phương. Người ta cũng đã rất quan tâm đến hải sản đặc biệt là ngao chứa hàm lượng vi chất cao, nhất là kẽm sắt và vitamin B12. Một số tác giả cho thấy rằng việc tăng cường hướng dẫn các kỹ thuật chế biến tại cộng đồng đã giúp cho việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là một can thiệp đặc hiệu và đã thành công trên nhiều nước. 5 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Giai đoạn 1: Điều tra ban đầu trên đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi trong thời gian tháng 7 năm 2011 tại 6 xã thuộc huyện Tiền Hải. - Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp trong 12 tháng (từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012) trên trẻ em 25-48 tháng. Nhóm đối chứng (ĐC) thực hiện tại 2 xã Đông Minh và Nam Hà và nhóm can thiệp khẩu phần (CT) tại 2 xã Đông Cơ và An Ninh 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1- Thiết kế nghiên cứu: gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau. Giai đoạn 1: nghiên cứu dịch tễ học mô tả có phân tích qua điều tra cắt ngang 3.042 trẻ dưới 5 tuổi (M 0 ) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua chỉ số nhân trắc và chọn xét nghiệm vi chất dinh dưỡng gồm kẽm, Hemoglobin (Hb) cho 303 trẻ em 25-48 tháng bị suy dinh dưỡng thấp còi qua khám nhân trắc. Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng trong 12 tháng. Nhóm CT: Đã tiến hành đồng thời bổ sung ngao vào bữa ăn tại trường mầm non (40 gam ngao/2 bữa/tuần cho trẻ em bình thường và 120 gam ngao/6 bữa/tuần cho trẻ em thấp còi) kết hợp với truyền thông tư vấn dinh dưỡng, khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần cho trẻ em Nhóm ĐC: Được áp dụng biện pháp truyền thông tư vấn dinh dưỡng kết hợp với khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần. Các biến số đánh giá trước can thiệp (M 0 ) và sau 12 tháng (M 12 ) gồm: cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, Hb, IGF1, kẽm, tần suất tiêu thụ thực phẩm trong một tháng, khẩu phần 24h qua, bệnh hiện mắc và tiền sử mắc bệnh trong một tháng trước đó. 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu + Xác định tỷ lệ thấp còi: đã phối hợp 1 số phương pháp chọn mẫu, chọn ngẫu nhiên 6 xã ven biển của 1 huyện trong số 2 huyện ven biển Thái Bình, rồi khám toàn bộ số trẻ dưới 5 tuổi, cỡ mẫu như sau n = Z 2 1 - α/2 p (1 - p) (Công thức 1) e 2 Tính cho 5 nhóm tuổi ở 6 xã, chọn mẫu chùm thì số trẻ cần điều tra là 3.080 trẻ. 6 + Xác đinh tỷ lệ thiếu vi chất ở trẻ em 25-48 tháng tuổi bị thấp còi: Sử dụng công thức 1, tính được cỡ mẫu xét nghiệm kẽm và Hb là 303 trẻ. + Nghiên cứu can thiệp: chọn mẫu có mục đích cho nghiên cứu can thiệp, trong đó đã chọn toàn bộ trẻ 25-48 tháng tuổi có ăn tập trung tại trường mầm non ở các xã. Cỡ mẫu cho 1 nhóm CT như sau: ( ) ( ) ( ) ( ) [ ] ( ) 2 120 2 12121001 11 pp ppZppZ n − −+− = −− βα (Công thức 2) Tính ra mỗi nhóm cần lựa chọn 342 trẻ vào can thiệp. + Công thức tính cỡ mẫu xét nghiệm trong nghiên cứu can thiệp: n = Z 2 (α αα α,β ββ β) 2s 2 Công thức 3) ( µ 1 - µ 2 ) 2 Tính ra cỡ mẫu xét nghiệm Hb, kẽm là 112 trẻ và IGF1 là 70 trẻ thấp còi cho mỗi nhóm. 2.2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu: Phân loại trẻ SDD bằng các chỉ số cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, cân nặng/chiều cao theo thang phân loại của WHO 2006. Xét nghiệm Hemoglobin bằng phương pháp cyanmethemoglobin. Định lượng kẽm huyết thanh theo phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử. Định lượng IGF1 (Insulin-Like Growth Factor I) theo phương pháp miễn dịch phát quang (Chemiluminescence Immunoasay). 2.2.4. Xử lý số liệu: Số liệu được phân tích bằng phần mềm Stata 10.0 tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình và Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Sử dụng các phép tính giá trị trung bình, tỷ lệ %, các test thống kê ứng dụng trong nghiên cứu y sinh học để phân tích kết quả. Sử dụng hồi quy logistic trong phân tích đa biến để xác định các yếu tố liên quan, loại trừ các yếu tố nhiễu và ảnh hưởng tương tác. + Tính chỉ số hiệu quả: ( ) 100% A BA CSHQ − = + Tính hiệu quả can thiệp: HQCT = |H 1 - H 2 | 7 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan ở vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải Tháng tuổi Nữ Nam p n SL (%) n SL (%) =<12 258 35 (13,6) 271 61 (22,5) < 0,05 13 – 24 338 72 (21,3) 341 127 (37,2) < 0,05 25 – 36 314 92 (29,3) 348 117 (33,6) > 0,05 37 – 48 287 85 (29,6) 299 91 (30,4) > 0,05 49 – 60 274 58 (21,2) 312 81 (26,0) > 0,05 Chung 1471 342 (23,2) 1571 477 (30,4) < 0,05 Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em nữ đều thấp hơn so với trẻ nam cùng tuổi, tỷ lệ SDD thấp còi tăng cao ngay trong nhóm tuổi từ 13 đến 36 tháng tuổi và giảm dần ở các nhóm tuổi sau. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ gặp ở nhóm dưới 25 tháng tuổi. So sánh giữa 2 giới cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ nữ là 23,2% thấp hơn nam là 30,4% có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. -0,25 -1,21 -0,68 -1,37 -1,43 -1,41 -1,27 -0,98 -1,3 -1,45 -1,6 -1,4 -1,2 -1 -0,8 -0,6 -0,4 -0,2 0 <=12 tháng 13-24 tháng 25-36 tháng 37-48 tháng 49-60 tháng Giá tr ị HAZ-score Nam N ữ Biểu đồ 3.2. Phân bố giá trị của HAZ theo giới của từng nhóm tuổi Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy giá trị trung bình chỉ số HAZ của trẻ ở tất cả các nhóm tuổi đều có chỉ số âm, giá trị thấp nhất gặp ở nhóm tuổi 25-36 và 37-48 tháng. Sự khác biệt về giá trị giữa nam và nữ thể hiện rõ rệt nhất ở nhóm dưới 24 tháng tuổi. 8 23.7 13.1 5.3 30 31.6 18.1 29.3 8.3 8.7 13.4 11.8 3.6 5.1 3.7 4.7 0 10 20 30 40 ≤ 12 tháng 13-24 tháng 25-36 tháng 37-48 tháng 49-60 tháng Nhóm tuổi Tỷ lệ % Thấp còi Nhẹ cân Gầy còm Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ 3 thể suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy cả 2 thể SDD nhẹ cân và thấp còi đều có xu hướng tăng dần theo tuổi đến nhóm 25-36 tháng rồi bắt đầu giảm dần cho đến 60 tháng tuổi. Tỷ lệ gầy còm không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm tuổi khác nhau. Bảng 3.6. Phân tích đặc điểm mắc thấp còi phối hợp với thể SDD khác Nam (n=477) Nữ (n=342) Chung (n=819) SL % SL % SL % Thấp còi đơn thuần 301 63,1 217 63,5 518 63,2 Thể SDD phối hợp thấp còi Nhẹ cân 123 25,8 98 28,7 221 27,0 Nhẹ cân + gầy còm 25 5,2 7 2,0 32 3,9 TCBP 28 5,9 20 5,8 48 5,9 Bảng kết quả bảng 3.6 cho thấy không có sự khác biệt giữa trẻ nam và nữ. Trẻ em dưới 5 tuổi ở Tiền Hải mắc thấp còi đơn thuần chiếm cao nhất (63,2%), có 27,0% thấp còi phối hợp với nhẹ cân, thấp còi phối hợp với thừa cân chiếm 5,9%, phối hợp gầy còm là 3,9%. 9 Bảng 3.7. Mô hình hồi quy liên quan một số yếu tố điều kiện gia đình với thấp còi ở trẻ em Biến số n % SDD Đơn biến Đa biến OR(95%CI) p OR(95%CI) p 1- Nghề mẹ Cán bộ 542 19,6 1 1 Công nhân 286 26,4 1,5 (1,04 -2,1) <0,05 1,3 (0,7-2,2) >0,05 Nông dân 1912 28,0 1,6 (1,2-2,2) <0,05 1,3 (0,8-2,2) >0,05 Buôn bán, nội trợ 302 27,8 1,6 (1,1-2,3) <0,05 1,4 (0,8-2,3) >0,05 2- Nhà tiêu Hợp vệ sinh 2112 25,2 1 1 Không hợp vệ sinh 930 30,7 1,3 (1,1-1,6) <0,01 1,2 (1,0-1,5) <0,05 3- Nguồn nước Nước máy 1205 23,4 1 1 Giếng khoan 1358 29,4 1,4 (1,1-1,8) <0,05 1,3 (1,0-1,7) <0,05 Giếng khơi 432 30,1 1,3 (1,2-1,6) < 0,05 1,4 (1,1-1,6) < 0,05 Nguồn khác 47 17,0 0,7 (0,3-1,4) > 0,05 0,6 (0,3-1,2) > 0,05 4- Số con trong GĐ 1-2 con 2658 27,2 1 1 Trên 2 con 384 25,3 0,9 (0,7-1,2) > 0,05 0,9 (0,5-1,6) > 0,05 Kết quả bảng 3.7 phân tích 4 nhóm yếu tố liên quan đến điều kiện gia đình trẻ em cho thấy khi phân tích đơn biến thì thấy cả 4 nhóm đều có khác biệt với p < 0,05 nhưng khi phân tích hồi quy đa biến cho thấy rằng chỉ có các yếu tố liên quan đến nguồn nước, hố xí, nghề nghiệp của mẹ là có liên quan đến tỷ lệ thấp còi với p < 0,05. 10 Bảng 3.9. Mô hình hồi quy về liên quan một số yếu tố cá nhân với thấp còi Biến số n % SDD Đơn biến Đa biến OR(95%CI) p OR(95%CI) p CNSS > 3500g 332 13,8 0,4 (0,3-0,6) < 0,01 0,4 (0,3-0,5) < 0,01 2500g–3500g 2625 28,2 1 1 <2500g 85 38,8 1,6 (1,1-2,5) < 0,01 1,6 (1,1-2,6) < 0,05 Giới tính Nữ 1474 23,2 1 1 Nam 1571 30,4 1,4 (1,2-1,7) < 0,01 1,5 (1,3-1,7) <0,01 Nhóm tuổi ≤ 12 tháng 529 18,2 1 1 13-24 tháng 679 29,3 1,86 (1,4-2,5) < 0,01 1,8 (1,4-2,4) < 0,01 25-36 tháng 662 31,6 2,1 (1,6-2,7) < 0,01 2,0 (1,5-2,7) < 0,01 37-48 tháng 586 30,3 1,9 (1,5-2,6) < 0,01 1,9 (1,4-2,5) < 0,01 49-60 tháng 139 23,7 1,4 (1,1-1,8) < 0,01 1,3 (0,9-1,7) >0,05 Chế độ ăn Đủ 2438 25,5 1 1 Không đủ 604 32,8 1,4 (1,2-1,7) <0,01 1,4 (1,1-1,7) <0,01 Kết quả bảng 3.9 cho thấy khi phân tích đa biến đều thấy có 5 nhóm yếu tố của cá nhân trẻ em liên quan rõ rệt đến tỷ lệ thấp còi của trẻ em ven biển Tiền Hải (p < 0,05) đó là cân nặng sơ sinh, giới, nhóm tuổi, chế độ ăn của trẻ em. 3.2. Tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm ở trẻ thấp còi 25-48 tháng từ đối tượng điều tra ban đầu. Bảng 3.11. Giá trị trung bình của Hb, Zn ở trẻ em thấp còi Xét nghiệm 25-36 tháng 37-48 tháng Chung n n Hb 170 12,1 ± 1,3 133 12,5 ± 1,2 12,3±1,3 Kẽm 170 63,7 ± 14,4* 133 67,3 ± 11,7* 65,3±13,4 (*: p <0,05) Kết quả bảng 3.11 cho trình bày giá trị trung bình của Hemoglobin, kẽm, IGF1 ở trẻ thấp còi nhóm 25 - 36 tháng và 37-48 tháng, trong đó chỉ có hàm lượng kẽm huyết thanh là có sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi với p<0,05. [...]... 0, 05 M12 14,01 ,5 14,11 ,5 > 0, 05 M12 - M0 1,60,47 1,70,46 < 0,01 WAZ- score ( X SD) M0 -1,0 0, 85 -1,07 0,88 > 0, 05 M12 -1,020,68 -1,010,68 > 0, 05 M12 - M0 -0,024 0,33 0, 054 0,34 < 0,001 p trc sau > 0, 05 < 0,01 T l suy dinh dng nh cõn CN/T: n (%) Mc mi 6 (1,43) 3 (0,82) >0, 05 Phc hi 13 (3,1) 16 (4,4) >0, 05 44 (10 ,5) 37 (8,8) 16,2 % 46 (12,6) 33 (9,0) 28,6 % M0 M12 CSHQ (%) HQCT (%) > 0, 05 > 0, 05 0, 05 p -1,10,87 > 0, 05 -1,090,67 > 0, 05 0, 053 0,34 p(a)< 0,01 < 0, 05 T l suy dinh dng nh cõn CN/T: n (%) M0 28 (11,7) 23 (11,6) 16 (8,8) 23 (13,8) > 0, 05 M12 24 (10,0) 16 (8,0) 13 (7,2) 17 (10,2) > 0, 05 CSHQ (%) 14 ,5 % 31,0% 18,2% 26,1 % < 0,01 HQCT (%) 16 ,5% 7,9... IGF 1 trung M0 bỡnh (ng/ml) M12 ( X SD) M12 - M0 p (trc sau) 12,161,3 12,411,2 0, 25 < 0, 05 65, 614 ,5 73,211,2 7,6 < 0,01 106 ,52 8,6 93,831,4 -12,7 < 0,01 12,271,3 12 ,53 1,1 0,26 < 0, 05 66,112,7 80,7 15, 8 14,7 < 0,001 101 ,54 0,1 1 25, 843.7 24,3 < 0,01 > 0, 05 > 0, 05 > 0, 05 > 0, 05 0, 05 < 0,01 0, 05 M12 95, 45, 1 96, 15, 3 < 0, 05 M12 - M0 6 ,51 ,2 6,91,1 < 0, 05 HAZ-... 16,3 56 ,0 < 0, 05 < 0, 05 < 0, 05 66,7 70,9 > 0, 05 43,6 23,1 34,6 28,2 42,7 60,2 < 0, 05 < 0, 05 < 0, 05 33,3 25, 6 Kt qu 3. 25 cho thy t l thiu mỏu c nhúm C v nhúm CT u ó gim sau CT, nhng mc gim nhúm CT (16,3%) cao hn nhúm C (6,8%) v hiu qu can thip l 33,3% (p < 0, 05) Tỡnh trng thiu km cng ó gim sau CT c 2 nhúm C v CT, trong ú mc gim thiu km nhúm CT (42,7%) cao hn nhúm C (23,1%) v hiu qu can thip l 25, 6%... (n=303) p (test 2) % 27,7 > 0, 05 Km (àg/dl) 199 70,3 15 75, 0 70,6 > 0, 05 Hb + km 51 18,0 8 40,0 19 ,5 < 0, 05 Bng 3.12 cho thy tr em thp cũi cú 27,7% thiu mỏu, 70,6% thiu km v 19 ,5% thiu c Hb v km T l thiu phi hp c Hb v km nhúm thp cũi cú gy cũm cao hn rừ rt so vi nhúm tr ch thp cũi (p < 0, 05) 3.3 ỏnh giỏ hiu qu can thip ci thin khu phn lờn tỡnh trng dinh dng ca tr em 25- 48 thỏng tui ti mt s trng mm... Bỏi trong thi gian qua cho thy xu hng suy dinh dng cỏc th ca nam cao hn so vi n nhng s khỏc bit khụng cú ý ngha thng kờ vi p >0, 05 17 Kt qu tng iu tra ton quc 2009-2010 cng cho bit t l suy dinh dng thp cũi nam l 31 ,5% cao hn so vi n l 27,1%, s khỏc bit cng khụng cú ý ngha thng kờ vi p > 0, 05 SDD th gy cũm chung ca tr di 5 tui l 4 ,5% , thp hn so vi tng iu tra ton quc ca Vin dinh dng nm 2010 (7,1%)... nhúm tui Cỏc ch s 25- 36 thỏng (a) 37-48 thỏng (b) NhúmC NhúmCT NhúmC NhúmCT (n=240) (n=199) (n=181) (n=167) HAZ- score ( X SD) M0 -1,660,9 -1,60,96 -1,640,87 -1 ,54 0,97 M12 -1,720,8 -1 ,58 0,7 (*) -1 ,50 ,76 -1,340, 75 (*) M12 M0 -0,060,4 0,030,38 (*) 0,130,31 0,190,33 (*) p trc sau < 0, 05 > 0, 05 < 0,01 < 0,01 T l thp cũi CC/T (n,%) M0 82 (34,2) 73 (36,7) 55 (30,4) 52 (31,1) M12 83 (34,6) 54 (27,1) 44 (24,3)... 6,91,1 < 0, 05 HAZ- score ( X SD) M0 -1, 650 ,91 -1 ,57 0,97 >0, 05 M12 -1,630,81 -1,470,74 < 0,01 M12 - M0 0,020,36 0,10,37 < 0,01 p trc sau > 0, 05 < 0,001 T l thp cũi CC/T (n,%) Mc mi 21 (4,9) 11 (3,0) . " ;Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình& quot; Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng. toàn diện về thực trạng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven biển Thái Bình. Lần đầu đưa ra được tỷ lệ thấp còi phối hợp đa chỉ tiêu nhân trắc, SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi chiếm tỷ. Timor, Burundi, Niger và Madagascar có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi cao nhất (hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi) . 3 - Tình hình suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em Việt nam: Những

Ngày đăng: 15/07/2014, 15:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan