đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng môn công nghệ

48 3.6K 6
đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng môn công nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Mục tiêu trong dạy học công nghệ 7 và các môn khoa học khác ở các trường phổ thông ngày nay là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Sử dụng đồ dùng dạy học là một trong những biện pháp giúp học sinh tích cực hoạt động tự lĩnh hội tri thức và phát huy tính sáng tạo của bản thân. Mặt khác môn công nghệ là một môn học đòi hỏi người dạy phải trang bị thêm nhiều kiến thức của thực tiễn phù với với từng địa phương nơi mình công tác và phải phù hợp với từng bài dạy cụ thể của môn học. Hình ảnh thể hiên từng quy trình kĩ thuật, thao tác, rất cần thiết trong việc dạy học bộ môn.Tác dụng của tranh ảnh hay thiết bị trực quan nói chung là làm cho HS tiếp thu nhanh, dễ hiểu, cảm thấy hứng thú, thích học và biến kiến thức từ thiết bị trực quan thành cái của mình qua đó HS sẽ khắc sâu kiến thức và mở mang kiến thức cho bản thân. Một bài giảng được sử dụng các hình ảnh, thiết bị giảng dạy một cách hợp lý sẽ đạt kết quả cao hơn nếu không sử dụng hình ảnh, thiết bị giảng dạy. Mặt khác bài được sử dụng các thiết bị giảng dạy còn làm tăng ở học sinh tính sáng tạo, tìm tòi trên thiết bị và phát hiện ra cái mới từ nguồn tri thức GV cung cấp trong SGK. Vì thế, vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại giúp HS tiếp thu tri thức mới dễ dàng hơn, hiệu quả cao hơn. Thế nhưng trong thực tiễn giáo dục hiện nay, sự chuyển biến về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông vẫn còn diễn ra một cách rất chậm chạp, các loại phương tiện dạy học còn hạn chế, đáng chú ý hơn là các phương tiện thiết bị dạy học CN chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học CN ở các Trường phổ thông cơ sở làm ảnh hưởng đến việc dạy học, quá trình nhận thức của HS trong việc hình thành biểu tượng về các thao tác, kĩ thuật dể ứng dụng vào thực tế cuộc sống đòi hỏi người GV phải truyền thụ kiến thức đó một cách khoa học để hình thành quan điểm thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho HS. Hạn chế về phương tiện dạy học gây ảnh hưởng đến SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 1 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết nhận thức của HS, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học, bởi vậy trong dạy học CN giáo viên cần phải sưu tầm thêm tranh ảnh, video clip phục vụ dạy học nội dung CN ở Trường phổ thông. Ngoài ra, trong thực tế việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy còn rất hạn chế hoặc người dạy chưa biết phát huy hết hiệu suất của đồ dùng dạy học cũng như các tư liệu được trang bị hoặc kỹ năng sử dụng chưa thành thạo. Do đó, nhằm giúp bản thân đạt được mục tiêu mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng những tri thức đã học, hình thành được những kỹ năng sử dụng ĐDDH, thu thập thông tin thực tế, thu thập những tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung dạy học nên tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu khoa học của mình là: “THU THẬP TƯ LIỆU PHỤC VỤ DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 7 NỘI DUNG: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THUỶ SẢN”. 2. Mục đích nghiên cứu. - Biết cách vận dụng được tri thức đã học, hình thành kĩ năng sử dụng ĐDDH trong dạy học, kĩ năng thu thập thông tin thực tế, thu thập tư liệu, thu thập hình ảnh và sắp xếp một cách có hệ thống những tư liệu, hình ảnh phù hợp với nội dung “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản” trong chương trình Công nghệ 7 ở Trường Trung Học Cơ Sở. - Hình thành kĩ năng sử dung nhũng tư liệu, hình ảnh đã thu thập để phục vụ vào việc giảng dạy - - Nhằm đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Thu thập tư liệu, hình ảnh liên quan nội dung Công nghệ 7 ( ) nhằm tăng hiệu quả trong dạy học môn Công nghệ 7 ở trường THCS. Phát huy tối đa tính tích cực, năng động, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự lĩnh hội tri thức của học sinh THCS thông qua việc sử dung tư liệu, hình ảnh một cách hợp lý. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 2 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 3.1. Khách thể nghiên cứu. Nội dung các bài 49. Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản, thuộc chương I - phần 4. Thuỷ sản trong SGK Công nghệ 7 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Tất cả những tư liệu phục vụ dạy học và sử dụng vào dạy học nội dung bài 49. Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản, thuộc chương I - phần 4. Thuỷ sản trong SGK Công nghệ 7 4. Kế hoạch nghiên cứu: - Xây dựng đề cương. - Nghiên cứu tài liệu, xây dựng cơ sở khoa học. - Lựa chọn đối tượng dạy học phù hợp với nội dung bài học. Xác định tư liệu và ĐDDH cần phải sưu tầm theo nội dung đã lựa chọn. - Xác định mục tiêu đạt được từ việc sưu tầm và sử dung các tư liệu và ĐDDH đã lựa chọn. - Đề ra cách sưu tầm và sử dụng từng đối tượng đồ dùng dạy học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu và ĐDDH. Nghiên cứu sử dụng hiệu quả các loại tư liệu và đồ dùng dạy học ở nội dung : “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản”, ở trường phổ thông. SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 3 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Mục tiêu giáo dục ngày nay: 1.1.1 Mục đích hệ thống Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài [2] “Phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, những tiến bộ công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. [4] 1.1.2. Mục đích nhân cách “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1] Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức, SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 4 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết kỉ luật, có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ. Mục tiêu giáo dục cho thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đưa ra trong Nghị quyết Trung ương II có mấy điều đáng chú ý: Nhấn mạnh đến việc đào tạo con người đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. điều đó rất quan trọng trong điều kiện bước vào một thế giới hòa nhập như hiện nay, từ điểm xuất phát thấp, đất nước nhỏ và nghèo, rất dễ bị hòa tan trong một thế giới rộng lớn và giàu có. Tri thức khoa học và công nghệ hiện đại. Điều này phản ánh đặc điểm quan trọng nhất của thời đại, khi loài người đang bước vào một nền văn minh mới: văn minh tin học. [6]. 1.2. Tư liệu và đồ dùng dạy học. 1.2.1. Khái niệm. * Tư liệu là gì? Tư liệu là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, học tập (Thu thập tư liệu, xử lí tư liệu) để giúp giáo viên vận dụng vào dạy học, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, tư duy sáng tạo, khoa học, lĩnh hội lại tri thức đó [3] * Sưu tầm tư liệu là gì? Sưu tầm tư liệu ở đây là tập hợp lại tư liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau tạo thành tài liệu nhằm để phục vụ giảng dạy và học môn Công nghệ 7. * Phương tiện dạy học (ĐDDH) là gì? SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 5 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết Cũng giống như bất kì một quá trình sản xuất nào quá trình dạy học cũng sử dụng những phương tiện lao động, đồ dùng dạy học nhất định. Phương tiện lao động sư phạm rất đa dạng. Nó bao gồm phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ…ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu phương tiện dạy học vật chất với ý nghĩa là công cụ lao động của giáo viênvà học sinh, được nói gọn là phương tiện dạy học hay đồ dùng dạy học (ĐDDH). Song, khi đề cập đến phương tiện dạy học và cách sử dụng chúng thì phần nào đã nói đến phương tiện thực hành. Từ cách hiểu phương tiện dạy học như vậy ta có thể định nghĩa ĐDDH như sau: ĐDDH là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, và đối với học sinh đó là phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình , thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học [5] 1.2.2. Vai trò của các tư liệu và ĐDDH: - Chúng ta đã nhận thấy rằng, hoạt động dạy là hoạt đông tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh mà một trong những nhiệm vụ vụ tổ chức, điều khiển nhận thức đó là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giác những hiện tượng hoặc đối tượng được nghiên cứu của học sinh. Tuy nhiên, những hiện tượng, đối tượng đó không phải bao giờ cũng được hiện ra một cách trực tiếp ngay tại phòng học. Trong trường hợp đó, phương tiện dạy học tạo khả năng tái hiện chúng môt cách gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình….Nhờ chúng mà tạo nên trong ý thức của học sinh những hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tượng và sự vật. - Phương tiện dạy học (ĐDDH) làm phong phú quá trình tư duy bằng nhiều chi tiết đã bị mất đi trong những khái niệm trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính bên trong của đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu. SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 6 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết - Những hình ảnh trực quan cảm tính được hoàn thiện và được làm phong phú không ngừng trong quá trình nhận thức bằng những thuộc tính đặc biệt của chúng. Vì vậy, ĐDDH là người trợ thủ không thể thay thế được của người giáo viên ở giai đoạn tư duy trừu tượng. - Như vậy, ở cả giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn tư duy trừu tượng và cả giai đoạn giới thiệu cho học sinh sự vận dụng thực tiễn những hiện tượng hoặc sự vật nghiên cứu đều cần phải sử dụng những ĐDDH. - Đối với người học sinh, phương tiện dạy học (ĐDDH) là công cụ nhờ nó mà họ nhận thức được thế giới xung quanh. + Việc sử dụng những phương tiện dạy học giúp họ có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tượng hoặc hiện tượng nghiên cứu và chính bằng cách đó đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học. + Giúp làm thỏa mãn và làm phát triển hứng thú của người học. + Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với họ bằng tính trực quan thông qua những phương tiện dạy học. + Tăng cường hoạt động lao động học tập của người học và bằng cách đó cho phép nâng cao nhiệp điệu nghiên cứu tài liệu học tập. + Làm tăng khối lượng công tác tự lực trong tiết học của học sinh. Những điều trình bày trên đây đã nói lên vai trò và tác dụng của ĐDDH không chỉ trong hoạt động nhận thức của học sinh mà cả trong việc thực hiện những chức năng quan trọng trong hoạt động dạy của người giáo viên. Trong trường hợp tổ chức vận dụng đúng đắn về mặt sư phạm, phương tiện dạy học đóng vai trò như là nguồn thông tin và giải phóng người giáo viên khỏi nhiều công việc có tính chất thuần túy kĩ thuật trong tiết học, chẳng hạn như thông báo thông tin, để có nhiều thời gian hơn cho công tác sáng tạo trong hoạt động với học sinh. Phương tiện dạy học tạo khả năng vạch ra một cách sâu sắc hơn, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản hơn nội dung tài liệu học tập, SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 7 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết tạo điền kiện hình thành cho học sinhđộng cơ học tập đúng đắn. Nếu thiếu những ĐDDH thì không thể nào hình thành tốt chất lượng kiến thức kĩ thuật, đặc biệt không thể hình thành được các kĩ năng thực hành, vận dụng vào thực tế. [5]; [7]. 1.2.3. Các loại phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học hết sức đa dạng. Trong nhà trường chúng ta trước đây thường được trang bị những phương tiện ít có tính kĩ thuật, đúng hơn là ít phải dùng điện năng nên được gọi là đồ dùng dạy học, rõ hơn nữa là đồ dùng dạy học trực quan hay phương tiện dạy học trực quan. Ba mươi năm gần đây, do sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật đã xuất hiện những phương tiện dạy học có tính kĩ thuật cao. Để phân biệt những phương tiện dạy học trực quan nêu trên, người ta dùng thuật ngữ phương tiện kĩ thuật dạy học. Thực ra, những phương tiện kĩ thuật dạy học như những phương tiện kĩ thuât nghe – nhìn cũng có tính trực quan, cũng là đồ dùng dạy học. Vì vậy, cách phân loại đó chỉ có tính chất hoàn toàn quy ước, tương đối mà thôi. Đồ dùng dạy học trực quan bao gồm mẫu vật, hình mẫu (makét), mô hình, phương tiện đồ họa như tranh, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ, thiết bị và đồ dùng thí nghiệm, sách giáo khoa và tài liệu dạy học khác. Phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm các phương tiện nghe – nhìn, các máy kiểm tra, máy dạy học. Trong số những loại phương tiện đó, phương tiện nghe – nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất. Các phương tiện nghe – nhìn bao gồm 2 bộ phận chính: + Các giá mang thông tin như bản trong, phim, băng từ âm, băng từ âm – hình, đĩa ghi âm, ghi hình… + Các máy móc chuyển tải thông tin ghi ở các giá mang thông tin như đèn chiếu, radio, catset, video, máy thu hình, máy quay phim (camera)…[7] SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 8 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 1.2.4. Các yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học có ý nghĩa nhất định trong toàn bộ quá trình dạy học, tuy nhiên không phải tự thân nó có toàn bộ ý nghĩa đó. Nói cách khác là không phải cứ sử dụng ĐDDH là có tác dụng dạy học – giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên sử dụng nó như thế nào vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu dạy học mà họ sẽ tiến hành. Khi sử dụng những phương tiện dạy học, đặc biệt là phương tiện kĩ thuật dạy học, người giáo viên cần phải tuân thủ các yêu cầu sau đây: - Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng và xác định chính xác những phương tiện dạy học nào cần thiết phải sử dụng, mục tiêu sư phạm sử dụng tửng phương tiện dạy học đó, kết quả cần đạt được. - Biết tính năng của từng phương tiện và qua đó phối hợp các phương tiện dạy học khác nhau để đạt hiệu quả sư phạm cao. - Xác định vị trí của những ĐDDH đó trong tiết học, nghĩa là lựa chọn thời điểm của tiết học để sử dụng phương tiện đó đạt hiệu quả cao nhất. - Xác định độ dài thời gian sử dụng phương tiện đó. - Suy nghĩ kĩ về sự phù hợp giữa những ĐDDH đã lựa chọn với những phương tiện dạy học khác. - Suy nghĩ cẩn thận những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh, tri giác tài liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy đủ. - Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học với việc sử dụng phối hợp những phương tiện dạy học một cách thích hợp, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của hõc sinh trong việc lĩnh hội tài liệu học tập. [5]; [7] SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 9 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 2. Thực trạng việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học công nghệ. Năm thứ ba này, em thực tập ở trường THCS Kế Sách là một trường có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất (tranh ảnh, đĩa cứng, video clip, máy tính, máy chiếu, Projector, TV,…). Đặc biệt, tranh ảnh rất nhiều và được đặt tại phòng thiết bị của trường. Thư viện của trường cũng khá rộng và cũng có tương đối nhiều sách, phòng thí nghiệm của trường có tương đối đầy đủ các đồ dùng, thiết bị thí nghiệm cho tất cả các bộ môn như: Sinh học, Toán, Vật lí, Hóa học,…Ngoài ra trường cón có phòng học bộ môn dành cho những tiết học thực hành ở các môn học như Vật lý, Hóa học, Công nghệ, Qua các tiết thao giảng của thầy Phạm Văn Tâm Anh, em nhận thấy việc sử dụng ĐDDH của thầy trong dạy học như sau: Thầy có chuẩn bị đầy đủ các ĐDDH, cho HS sử dụng đúng lúc. Ví dụ: khi dạy bài 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, ở phần II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin, ở phần 2. Sử dụng, trước hết thầy hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa thông qua một hệ thống những câu hỏi như: ? Đối tượng dùng vắc xin là gì? ? Cách sử dụng vắc xin dựa vào đâu? ? Nếu dùng không hết ta phải xử lý vắc xin như thế nào? ? Sau khi tiêm vắc xin ta phải làm gì? Sau khi tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa thì thầy đã phát và cho học sinh quan sát một số nhãn và lọ vắc xin hiện có bán trên thị trường như vắc xin Niu cat xơn cho gà, vắc đậu gà, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trong 2 phút: quan sát những nhãn và lọ vắc xin trên và trả lời các câu hỏi sau: ? Đối tượng dùng của vắc xin là gì? ? Công dụng của vắc xin là gì? SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 10 [...]... sử dụng ngay từ khi xác lập đề tài cho đến khi kết thúc đề tài nghiên cứu Cụ thể như sau: Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã:  Tham khảo SGK Công nghệ 7, giáo trình Những vấn đề chung của Giáo dục học, Phương tiện dạy học, Lí luận dạy học Công nghệ, Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Giáo dục học đại cương và nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu tài liệu để biết được tầm quan... Trang 12 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết việc giảng dạy ở trường THCS, nhờ đó định hướng được nội dung và phạm vi, mức độ nghiên cứu của đề tài  Nghiên cứu kĩ hơn đối với SGK Công nghệ 7 và chọn nội dung bài 49 “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản” làm nội dung nghiên cứu của mình  Xây dựng kế hoạch sưu tầm và sắp xếp, sử dụng: * Trước hết tôi xác định đối tượng nghiên cứu sao... Phạm hoàng Minh Chi Trang 20 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết Ngoài ra sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này em mong là sẽ được tiếp tục sưu tầm tư liệu và hình ảnh phục vụ cho việc dạy học ở lần nghiên cứu khoa học sau để nhằm bổ sung thêm bộ sưu tập của mình ngày càng được hoàn thiện hơn và để có thể sử dụng những tư liệu và hình ảnh này làm tài liệu cho việc giảng dạy... nghiệm với một số công việc như sau: Đầu tiên tôi tiến hành soạn giáo án bài 49 “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản” của môn Công nghệ 7 SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 15 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết Để hoàn thành giáo án này, tôi đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn bộ môn công nghệ 7 và nghiên cứu sách giáo viên Công nghệ 7, sách phương pháp dạy học kĩ thuật nông... thành đề tài nghiên cứu tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng chủ yếu là một số phương pháp sau: 4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu còn có tên gọi là phương pháp đọc, phân tích tài liệu tham khảo hay phương pháp đọc sách Thực chất của phương pháp nghiên cứu lí thuyết là nghiên cứu, thu thập tất cả những tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, nhờ đó định... độ nghiên cứu của đề tài Cũng qua đó ta hiểu rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, được giải quyết, những vấn đề còn tồn tại, những quan điểm lí thuyết của những vấn đề nghiên cứu Dựa vào các tài liệu thu thập được, lí giải, so sánh, để xác nhận số liệu khoa học thu thập được, nhờ đó mà những cứ liệu đưa ra có cơ sở, có độ tin cậy, có sức thuyết phục Do đó, phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng. .. và gần gũi nhất, và phải sắp xếp chúng theo một trình tư nhất định theo trình tự của sách giáo khoa, … Chính những kinh nghiệm này đã giúp cho tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu khoa học và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình III KẾT QUẢ Qua sáu tuần thực tập và thực hiện đế tài nghiên cứu khoa học tôi đã sưu tầm được khá nhiều hình ảnh, tư liệu để phục vụ cho việc giảng dạy nội dung các... cực, chủ động của HS • Tận dụng thời gian cho HS hoạt động trên lớp • Kích thích HS chủ động làm việc • HS tiếp thu bài nhanh, nắm vững kiến thức • Tiết học sinh động, HS tích cực trong học tập • HS hứng thú trong học tập và yêu thích môn học 2 Kiến nghị Sau khi tìm hiểu đề tài về sưu tầm tranh ảnh phục vụ dạy học và sử dụng vào dạy học ở trường phổ thông, em có kiến nghị và đề xuất sau: Ban giám hiệu... dục – đào tạo thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa” NXB Chính trị Quốc gia 1997 tr.30 SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 21 Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 5 Nguyễn Ngọc Bảo – Trần Kiểm – Lí Luận Dạy Học ở Trường THCS – NXB Đại Học Sư Phạm 6 THÁI DUY TUYÊN – Những vấn đề chung của giáo dục học – Nhà xuất bản Đại học sư phạm 7 TÔ XUÂN GIÁP – Phương tiện dạy học – Nhà xuất bản Giáo... xuất khẩu Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết Hình 18 Xuất khẩu thủy sản Hình 19: Dây chuyền sản xuất thuỷ sản Hình 20 Hàng thủy sản đóng gói Hình 21: Chế biến mực để xuất khẩu Hình 22 Phát triển thuỷ sản đã giải quyết vấn đề việc làm cho người dân SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Hình 23 Dây chuyền sản xuất nước mắm từ cá Trang 34 Hình 24 Một hãng nước mắm Đề tài nghiên cứu khoa học Hình . thích thú lắm khi tìm hiểu nội dung này. Nhưng khi dạy ở lớp 7A8, cũng chính nội dung I. Vai trò của nuôi thủy sản ngoài truyền tải những nội dung trong sách giáo khoa tôi giới thiệu thêm cho. tư liệu, hình ảnh phù hợp với nội dung “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản” trong chương trình Công nghệ 7 ở Trường Trung Học Cơ Sở. - Hình thành kĩ năng sử dung nhũng tư liệu, hình ảnh đã thu. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng cơ sở khoa học. - Lựa chọn đối tượng dạy học phù hợp với nội dung bài học. Xác định tư liệu và ĐDDH cần phải sưu tầm theo nội dung đã lựa chọn. - Xác định mục tiêu

Ngày đăng: 15/07/2014, 13:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Kiến nghị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan