Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam

11 1.8K 4
Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn thạc sĩ ngành Truyền thông đại chúng

Tính phản biện hội của tác phẩm báo chí Việt Nam Hoàng Thủy Chung Trường Đại học Khoa học hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Truyền thông đại chúng; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Tính phản biện hội trong báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Tính phản biện hội trong cuộc cạnh tranh về thương hiệu giữa hai báo Tuổi trẻ và Thanh niên. Nghệ thuật tổ chức tác phẩm mang tính phản biện hội của báo in Việt Nam qua hai trường hợp báo Tuổi trẻ và Thanh niên Keywords: Tính phản biện; Báo chí; Việt Nam Content 1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài Trong mười năm đầu của thế kỷ XXI, đất nước Việt Nam chứng kiến những thay đổi chuyển biến lớn lao trong đời sống kinh tế - chính trị, với việc kinh tế liên tục tăng trưởng cao trong nhiều năm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài kỷ lục và đàm phán thành công việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2007. Những chuyển biến mạnh mẽ đó tác động không nhỏ đến bộ mặt của hội Việt Nam, thêm vào bức tranh cuộc sống đó những nét mới đáng khích lệ, đồng thời cũng làm lộ ra nhiều mảng xám không thể xem nhẹ. hội Việt Nam đang đối mặt với những câu hỏi và lựa chọn ngày càng phức tạp và gây tranh cãi, cho thấy sự đòi hỏi nội tại của một cơ thể đang cần những giải pháp quyết liệt và triệt để để giải phóng nguồn động lực tiềm ẩn vô cùng mạnh mẽ của mình. Đây cũng là thời điểm đất nước đứng trước những quyết định sống còn mang tính thời đại, thời điểm mà bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh quốc gia đều không khỏi sốt ruột trước sức nóng và tốc độ của cả những cơ hội hiển hiện và những nguy cơ nhãn tiền. Trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt chính trị, kinh tế, hội, văn hoá, cũng như đang tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng như vậy, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với báo chí Việt Nam là phải không ngừng vận động đổi mới để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày một lớn về khối lượng và cao về chất lượng của hội. Nhưng chính sự vận động sôi nổi đó của cuộc sống cũng tạo ra không những nguồn chất liệu phong phú mà còn cả nguồn năng lượng dồi dào cho báo chí tận dụng. Dù gặp phải không ít khó khăn thách thức, báo chí Việt Nam vẫn đã và đang giữ vững vai trò tiên phong trong việc xây dựng nền móng cho một hội mới công bằng, dân chủ và văn minh. Vai trò này đã được báo chí chủ động đảm nhận với đầy đủ niềm tự hào kiêu hãnh và ý thức trách nhiệm nghiêm túc. Đây vừa là sự thúc đẩy khách quan của thời đại và hội, vừa là sự thúc đẩy nội tại của một nền báo chí đang vận động để tìm ra hướng đi bền vững cho chính mình. Những thông tin mà báo chí đem lại từ lâu đã là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với phần lớn công chúng. Truyền hình phủ sóng hầu hết các địa phương, phát thanh giúp đem thông tin đến cả những vùng sâu vùng xa nhất, báo in tăng đáng kể về số đầu báo và lượng phát hành, báo trực tuyến có những bước phát triển mới lạ chưa từng thấy. Diện mạo báo chí Việt Nam hiện nay có thể nói không thua kém bất cứ nền báo chí nào trên thế giới xét về loại hình và số lượng. Dù chưa thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu thông tin của tất cả dân số, báo chí Việt Nam cũng đã thành công bước đầu trong việc tạo ra thói quen đọc báo, xem đài để tiếp nhận thông tin và cập nhật tri thức cho công chúng. Không những thế, báo chí Việt Nam còn đang tích cực thực hiện nhiệm vụ quan trọng là hình thành một phương pháp tư duy khoa học cho công chúng. Công chúng hiện đại không thể chỉ đọc báo, xem đài và tiếp nhận thông tin một cách thụ động và đơn chiều, họ cần phải đọc báo, xem đài với một tinh thần chọn lọc và tiếp nhận thông tin với một tư duy phản biện hội. Đó là khi công chúng có thể phân tích và đánh giá thông tin mà mình tiếp nhận theo nhiều cách, nhiều mặt và nhiều khía cạnh, cũng như đưa ra nhận định của riêng mình một cách chắc chắn và khoa học sau khi đã lật đi lật lại vấn đề một cách nghiêm túc và chủ động. Đó là khi công chúng mỗi khi đứng trước một thông tin hay tri thức mới, không thể không đặt ra những câu hỏi, không thể dễ dàng chấp nhận mức độ sẵn có mà không muốn đào sâu tìm hiểu tận ngọn ngành vấn đề. Đó là khi công chúng sẵn sàng đảm nhiệm không chỉ vai trò hưởng thụ thông tin, tri thức mà còn cả vai trò sản xuất và phổ biến thông tin, tri thức. Đó là khi với những thông tin, tri thức do báo chí trang bị, công chúng có thể tự tin phát biểu quan điểm của mình và tranh luận một cách khoa học những vấn đề còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều trong cuộc sống. Đó là khi các quyết sách có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống hội là kết quả của sự đồng thuận về mặt tư duy sau khi đã có những tranh biện thấu đáo và xây dựng. Đó thực sự là một yêu cầu lớn, nếu không muốn nói là quá lý tưởng, nhưng đó chính là phương pháp tư duy mà hội Việt Nam cần có trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi nước ta gia nhập WTO - một phương pháp tư duy hiện đại cởi mở khác hẳn với cách tư duy truyền thống của một hội nông nghiệp khép kín. Đó chính là “tinh thần phản biện hội” mà báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đã mạnh dạn nhân hoá để bầu chọn là “Nhân vật của năm 2006”. Muốn làm được như vậy, bản thân báo chí phải trang bị cho mình tư duy phản biện hội. Trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ đang vận động không ngừng, công chúng đang đòi hỏi các tờ báo phải tìm ra những góc nhìn riêng, đưa ra những kết luận đúng bản chất và có những đánh giá có tầm, để định hướng cho độc giả một cách nhìn không chỉ đúng đắn, khoa học, mà còn chủ động và khách quan. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin và kỹ thuật số hiện nay, báo chí đã không còn là nguồn độc quyền thông tin ban đầu. Công chúng ngày nay có cả ngàn nguồn thông tin để thu nhận, đối chiếu, so sánh mà họ đôi lúc chính là một nguồn trong đó. Với lợi thế đó, họ đòi hỏibáo chí một điều lớn hơn chỉ là một nguồn tin thông thường. Trước yêu cầu đó, tờ báo nào thể hiện được tư duy phản biện hội trong việc đưa tin viết bài, tờ báo đó sẽ chiếm được lòng tin và sự trung thành của công chúng. Quan sát mặt bằng báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, giữa khoảng 800 tờ báo và tạp chí, có thể thấy nổi bật lên hai gương mặt nhật báo với lượng phát hành được cho là cao nhất nước, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là báo Tuổi trẻ) và báo Thanh niên. Hai tờ báo này cùng được công chúng và giới trong nghề đánh giá cao về tốc độ, tính độc đáo và mới mẻ của thông tin cũng như chiều sâu của những phân tích bình luận. Đặc biệt, vì cùng là báo ngày và có đối tượng độc giả tương đối tương đồng, nên giữa hai tờ báo này đã diễn ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt về mọi mặt, trong đó nổi bật là sự cạnh tranh về những thông tin mang tính phản biện hội. Cuộc cạnh tranh này diễn ra hàng ngày, trong từng số báo và trong từng sự kiện, vấn đề được đưa lên mặt báo. Khoảng thời gian khảo sát của luận văn, ba năm 2006 - 2008, cũng là khoảng thời gian cuộc cạnh tranh này diễn ra sôi nổi và quyết liệt nhất. Chính cuộc cạnh tranh này đã tạo nên một diện mạo báo chí Việt Nam giai đoạn 2006-2008 khá rực rỡ và sống động, phản ánh tương đối toàn diện bức tranh hội với nhiều biến chuyển và thay đổi, bằng chứng cho thấy đất nước cũng đang tiến bước đi lên với những bước đi mạnh mẽ. Cuộc cạnh tranh thông tin phản biện hội trên mặt giữa hai tờ báo phần nào phản ánh sự nóng bỏng và bức thiết của các vấn đề tương ứng trong hội, nói một cách hình tượng là “sức nóng của các vấn đề hội đã được thổi thành lửa trên mặt báo”. Cuộc cạnh tranh này không những “giữ nhiệt” cho những vấn đề sôi sục cần được giải quyết rốt ráo, mà còn lôi kéo các tờ báo khác và cả công chúng vào những cuộc tranh luận nhằm tìm ra câu trả lời tối ưu cho những câu hỏi không thể chờ đợi của cuộc sống. Với mỗi trang báo tương ứng của hai tờ báo, công chúng quan sát thấy những vấn đề mà họ quan tâm được mổ xẻ, lật đi lật lại, thậm chí “nội soi” để tìm ra bản chất vấn đề và quan trọng hơn là tìm ra giải pháp thay đổi hiện trạng. Cuộc cạnh tranh là cuộc đua ngầm giữa hai tờ báo, nhưng là một lợi ích rõ ràng cho công chúng khi họ nhận được những thông tin không hời hợt và những tri thức không chung chung. Vì vậy, nếu để có một phác thảo tương đối sát về tính phản biện hội được thể hiện ra sao qua các tác phẩm báo chí Việt Nam, tác giả lựa chọn khảo sát và phân tích một số tác phẩm tiêu biểu nổi bật của hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên trong giai đoạn 2006 – 2008. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về phản biện hội và vai trò của phản biện hội đối với sự phát triển của đất nước, Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn đã có cuốn sách Phản biện hội xuất bản năm 2007. 31 tác phẩm báo chí được tập hợp trong cuốn sách bám sát thực tiễn sinh động nhưng không dừng ở việc bình luận sự kiện mà đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc như những tiểu luận có giá trị triết học. Tác giả tìm kiếm tinh thần phản biện hội trong rất nhiều sự việc, sự kiện nổi bật, bức xúc trên mặt báo để khẳng định vai trò của phản biện hội trong cuộc đấu tranh của báo chí vì lợi ích của cộng đồng như cơn bão Chanchu, cuốn nhật ký của liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm, vụ bê bối ở PMU18, bóng đá, game online… Nhiều việc lớn liên quan đến việc xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, quản lý hội cũng được tác giả đề cập, góp ý thẳng thắn trên tinh thần xây dựng. Cuối tập sách là ba bài nghiên cứu không dài nhưng kỹ lưỡng, chín chắn, có chiều rộng và có chiều sâu về phản biện hội: Những vấn đề chung và các vấn đề thuộc về phương cách. Cuốn sách được nhà báo lão thành Hữu Thọ đánh giá: "Lý luận sắc sảo, có ý tưởng mới và phong cách riêng. Tập sách tập hợp nhiều bài, có bài viết theo phong cách chính luận chững chạc, có bài viết theo kiểu tùy bút ngắn, nhưng tất cả đều rõ chất luận, khi là vấn đề rất rộng như chuyện đảng viên làm kinh tế tư nhân, vấn đề phản biện hội . khi là những việc cụ thể liên quan tới tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Phản biện hội chỉ là một bài trong tập sách mà tác giả lấy làm tên cuốn sách, nhưng ngẫm lại thì các bài khác dù viết theo thể gì, dù ngắn, dù không ngắn, cũng mang tính phản biện hiểu theo cách hiểu của tác giả .” Phản biện hội cũng là đề tài được đề cập và bàn luận tương đối sâu sắc trên tạp chí Tia sáng và nhiều tờ báo in với bài viết, bài nghiên cứu của những tác giả như Nguyễn Trần Bạt, Đào Công Tiến, Tương Lai, Nguyễn Chính Tâm, Hoàng Hải, Nguyễn Xuyến… Đã có nhiều khoá luận và luận văn của sinh viên và học viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV nghiên cứu về các khía cạnh liên quan đến đề tài mà tác giả chọn lựa. Đặc biệt trong đó có khóa luận "Tính phản biện hội của tác phẩm báo chí thông qua loạt bài "Đêm trước đổi mới" trên báo Tuổi trẻ năm 2005" của tác giả Phạm Văn Kiền, K49 lấy tính phản biện hội làm đề tài nghiên cứu, khảo sát qua một loạt bài. Đề tài “Ý nghĩa phản biện hội của bài bình luận ngắn trên trang nhất báo Thanh niên, Tuổi trẻ” của tác giả Hà Lệ Giang, hệ đào tạo liên thông (VL-VH) lại khảo sát hai chuyện mục Chào buổi sáng của báo Thanh niên và Thời sự & Suy nghĩ của báo Tuổi trẻ để phân tích tính phản biện hội của thể loại bài bình luận ngắn. Bên cạnh đó có hai đề tài “Cuộc cạnh tranh về chất lượng thông tin giữa hai tờ báo Thanh niên và Tuổi trẻ” của tác giả Nguyễn Thị Hải, K46HN và “So sánh phong cách hai tờ báo in Thanh niên và Tuổi trẻ” của tác giả Phạm Thị Mai, K48. Trong công trình của mình, tác giả Nguyễn Thị Hải tập trung phân tích tính cạnh tranh của hai tờ báo kể trên thông qua khảo sát và phân tích trang nhất của hai tờ báo, việc thu hút các cây bút có tiếng, những chuyên mục có cá tính, các đề tài lớn và nghệ thuật làm makét của hai tờ báo. Trong khi đó, tác giả Phạm Thị Mai so sánh phong cách của hai tờ báo nói trên thông qua khảo sát và phân tích cách tiếp cận đề tài của hai tờ báo trên các lĩnh vực chính như kinh tế, chính trị - hội, văn hoá và quốc tế, phong cách ngôn ngữ cũng như hình thức trình bày của hai tờ báo. Hai tác giả trên đã khảo sát và phân tích kỹ lưỡng các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của hai tờ báo, cũng là cơ sở để xác định tính cạnh tranh giữa hai tờ báo. Tuy nhiên, tính phản biện hội - đặc trưng ngày càng nổi bật và ngày càng tạo nên cá tính của hai tờ báo – mới chỉ được hai tác giả trên đề cập một cách hạn chế và chưa tiến hành phân tích sâu sắc. Cùng nghiên cứu về mối tương quan giữa báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên còn có đề tài “Khảo sát trang nhất hai tờ Thanh niên và Tuổi trẻ” của tác giả Nguyễn Hoàng, K47 và đề tài “Tìm hiểu cách thức tổ chức thông tin trên báo Thanh niên và Tuổi trẻ”của tác giả Phạm Thị Thu Hà, K47. Nghiên cứu về tính phản biện hội, đã có các đề tài “Tính phản biện hội trong chuyên mục “nóng” trên báo Lao động, Tuổi trẻ và Người Hà Nội” của tác giả Phạm Bá Ngọc, K46HN và “Tham nhũng - vấn đề nóng trên báo Tuổi trẻ” của tác giả Nguyễn Xuân Long, K45HN. Hai công trình trên đã phân tích tính phản biện hội thể hiện trên một số tờ báo in, trong đó có báo Tuổi trẻ và đưa ra một số nhận định đáng chú ý. Ngoài ra có thể kể đến các đề tài “Tìm hiểu chuyên mục Chào buổi sáng trên báo Thanh niên” của tác giả Đào Thị Minh Tú, K47HN; “Tìm hiểu phong cách thông tin của báo Tuổi trẻ” của tác giả Hoàng Lệ Quyên, K45; “Thể loại câu chuyện báo chí trên báo Tuổi trẻ” của tác giả Đinh Thị Nguyệt, K48; “Tìm hiểu diễn đàn trên báo Tuổi trẻ” của tác giả Khương Thị Xuân, K48; “Ý kiến nhà chính luận qua chuyên mục Thời sự và suy nghĩ trên báo Tuổi trẻ” của tác giả Phạm Phương Nhung, K47… như những đề tài nghiên cứu chuyên biệt về hai tờ báo kể trên. Như vậy, có thể nói đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp về tính phản biện hội của các tác phẩm báo chí cũng như cuộc cạnh tranh về thông tin giữa hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên. Luận văn này sẽ cố gắng đào sâu vấn đề, mở rộng phạm vi khảo sát để chỉ ra diện mạo của tính phản biện hội thể hiện qua các tác phẩm báo chí trên hai tờ báo được khảo sát trong giai đoạn 2006-2008. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trong phạm vi đề luận văn thạc sĩ này, tác giả hy vọng có thể phác thảo tương đối toàn diện về tính phản biện hội của các tác phẩm báo chí thông qua khảo sát hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên trong giai đoạn 2006-2008, cụ thể là qua các tác phẩm báo chí nổi bật của hai tờ báo trong mỗi sự kiện lớn, các chủ đề tương đồng mà hai tờ báo cùng theo đuổi, các loạt bài độc quyền cũng như các chuyên mục chính luận hàng ngày và hàng tuần. Mỗi tác phẩm báo chí là một tổng thể thống nhất về nội dung và hình thức với thông điệp cốt lõi và cách thể hiện phù hợp với thông điệp đó. Tác giả cũng cố gắng đưa ra nhận định về nghệ thuật phản biện hội toát lên từ các tác phẩm báo chí Việt Nam, trong đó, phản biện hội được coi là phẩm chất hàng đầu của báo chí hiện đại, đòi hỏi người làm báo phải quy tụ được bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng và kỹ năng nghề nghiệp sắc sảo. Luận văn cũng hy vọng có thể đưa ra một vài kiến nghị đối với việc định hình và phát triển tính phản biện hội của các tác phẩm báo chí Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm báo chí được chọn lọc trong số tất cả các tác phẩm báo chí được đăng tải trên hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên trong ba năm 2006 – 2008. Đây là các tác phẩm báo chí theo đánh giá của tác giả là chứa đựng thông điệp phản biện hội. Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các số báo ra hàng ngày của hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên trong ba năm 2006 – 2008. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận, luận văn mong muốn làm rõ vai trò của tính phản biện hội trên báo chí đối với đời sống hội cũng như những nền tảng để báo chí Việt Nam phát huy hiệu quả vai trò phản biện hội của mình. Về thực tiễn, luận văn mong muốn chỉ ra tính tất yếu và sự cần thiết phải có tính phản biện hội trong báo chí, và đặc biệt là có một cuộc cạnh tranh về tính phản biện hội trong báo chí. Luận văn còn có ý nghĩa đối với bản thân học viên, góp phần giúp tác giả tự nâng cao trình độ và biết cách tổ chức một công trình khoa học. 6. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xây dựng phương pháp luận tư duy. Luận văn sử dụng thao tác sưu tầm, thống kê, phân loại các tác phẩm báo chí (bài viết là chủ yếu) theo sự kiện, vấn đề hoặc chuyên mục để phân tích. Luận văn áp dụng phương pháp phân tích tác phẩm báo chí đối với mỗi tác phẩm được lựa chọn phân tích để chỉ ra tính phản biện hội thể hiện trong tác phẩm, trong mối liên hệ với các tác phẩm khác và dấu ấn của sự chỉ đạo của tòa soạn trong mỗi tác phẩm và tập hợp các tác phẩm. Luận văn còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để làm rõ tính chất, đặc điểm và kết quả của cuộc cạnh tranh về tính phản biện hội giữa hai tờ báo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tính phản biện hội trong báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XXI Chương 2: Tính phản biện hội trong cuộc cạnh tranh về thương hiệu giữa hai báo Tuổi trẻ và Thanh niên Chương 3: Nghệ thuật tổ chức tác phẩm mang tính phản biện hội của báo in Việt Nam qua hai trường hợp báo Tuổi trẻ và Thanh niên Ngoài ra luận văn còn có phần phụ lục là một số bài viết tiêu biểu về tính phản biện hội trong các sự kiện và chủ đề được phân tích tại chương 2. References Sách tiếng Việt: 1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 2. Các giáo trình, chuyên khảo, sách dịch… của Học viện Báo chí – Tuyên truyền, Nxb Thông tấn… những năm gần đây. 3. Chỉ thị 22/CTTW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý báo chí trong tình hình mới”. 4. Ngô Văn Dụ, Hồng Hà, Trần Xuân Giá (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5. Đức Dũng (2001), Các thể ký báo chí, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 6. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 7. Hà Minh Đức (chủ biên) (1991, 1997, 2001), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, tập 1,2; Nxb Đại học Quốc gia, tập 3, Hà Nội 8. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 9. Trần Dzĩ Hạ (Trần Thu Hương) (2005), Thuật làm báo, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 10. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Bộ VH-TT, Hà Nội 11. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 12. Lương Khắc Hiếu (chủ biên) (1999), Dư luận hội trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí truyền thông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 14. Trần Quang Hưng (2005), Lịch sử báo chí thế giới, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 15. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 16. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của toà soạn. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 17. Hoàng Lê Minh và nhóm cộng sự (2005), Nghề phóng viên, Nxb Lao động, Hà Nội 18. Nghị quyết trung ương lần thứ 5 (khoá X) (2007)“Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 19. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Hà Nội 20. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2001, 2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ IX và X, Hà Nội 21. Nhà xuất bản Lý luận chính trị (2005), Phóng sự báo chí, Hà Nội 22. Nhà xuất bản Thông tấn (2006), Kỹ năng viết bài, Hà Nội 23. Nhà xuất bản VHTT (2000), Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn, Hà Nội 24. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia, TP.HCM 25. Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, tập 3, Hà Nội 26. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 27. Trần Quang (2003), Đổi mới hình thức thể hiện tác phẩm báo chí để nâng cao hiệu quả truyền thông đại chúng, Đề tài nghiên cứu cơ bản, Mã số CB 01.06, Hà Nội 28. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 29. Trần Quang (2001), Làm báo – Lý thuyết và thực hành, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 30. Dương Xuân Sơn (2000), Báo chí phương Tây, Nxb Đại học Quốc gia, TP.HCM 31. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 32. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 33. Dương Xuân Sơn, Trịnh Đình Thắng (1995), Phương pháp biên tập sách báo, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội 34. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Nguyễn Tiến Hải (1997), Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, tập 1, Hà Nội 35. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội 36. Tập thể tác giả khoa Báo chí (1994 - 2005), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, 6 tập, Hà Nội 37. Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học - nghệ thuật trên báo chí, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 38. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 39. Hữu Thọ (2000), Công việc của người viết báo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 40. Thông tấn Việt Nam (1997), Cách viết một bài báo, Hà Nội 41. Trần Đăng Tuấn (2007), Phản biện hội, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 42. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 43. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng Bài viết trên báo, tạp chí: 44. Nguyễn Quang A (22/06/2010), Báo chíphản biện, Tiền Phong 45. Nguyễn Trần Bạt, Phản biện hội 46. Phạm Tiến Duật (31/9/2007), Phản biện hội và phát triển hội 47. Kiên Định (31/3/2007), Phản biện hội – nhân tố quan trọng để phát triển, Hà Nội ngàn năm 48. Tương Lai (5/2/2009), Đồng thuận hộiphản biện hội, Tuần Việt Nam 49. Thanh Phong (22/2/2009), Vai trò quan trọng của phản biện hội 50. Đỗ Văn Quân (2/2009), Vai trò của phản biện hộiViệt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị 51. Hồng Lê Thọ, Phản biện - một cách tham gia tích cực”, Tuổi trẻ cuối tuần 52. Đào Công Tiến, Vùng cấm của phản biện hội?, Tuổi trẻ cuối tuần 53. Lê Minh Tiến (17/04/2009), Những điều kiện cần cho phản biện hội, Tia sáng 54. Nguyễn Xuyến, Phản biện hội – Nội dung, ý nghĩa và giá trị Báo, tạp chí: 55. Thanh niên [...]...56 Tiền phong 57 Tuổi trẻ 58 Tạp chí Lý luận chính trị Website: 59 http://www.thanhnien.com.vn 60 http://www.tiasang.com.vn 61 http://www.tuanvietnam.net 62 http://www.tuoitre.com.vn 63 http://www.vietnamjournalism.com 64 http://www.vietnamnet.vn . chức tác phẩm mang tính phản biện xã hội của báo in Việt Nam qua hai trường hợp báo Tuổi trẻ và Thanh niên Keywords: Tính phản biện; Báo chí; Việt Nam. triển tính phản biện xã hội của các tác phẩm báo chí Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm báo chí được

Ngày đăng: 12/03/2013, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan