kế hoạch khảo sát cộng đồng

10 892 3
kế hoạch khảo sát cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mục lục I. Sơ lược về cộng đồng xã Trường Xuân. II. Các nội dung khảo sát. III. Kế hoạch khảo sát cộng đồng. IV. Danh mục tiểu chủ đề. V. Bảng hỏi phỏng vấn hộ. VI. Kế hoạch làm việc của nhóm phát triển cộng đồng. Danh sách nhóm: Trần Quý Nhân Phan Văn Hào Phạm Thị Nga Bùi Thị Hạnh Võ Thị Kiều Diễm Hà Văn Bảo Nguyễn Văn Trinh I. Sơ lược về cộng đồng xã Trường Xuân Trường Xuân là một xã miền núi của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đất tự nhiên ở đây khá rộng, vói hơn 1.5000 hecta và chủ yếu là đồi núi. Dân cư ở đây phân bố không đồng đều. Ngoài người Kinh ở khu vực trung tâm xã và vùng phụ cận, còn lại là đồng bào dân tộc Vân Kiều ở các vùng xa hơn, trong các cánh rừng. Qua hơn 30 năm kể từ khi thành lập, mặc dù đã có nhiều thay đổi về cơ sở hạ tầng, tuy nhiên Trường Xuân vẫn còn đang là một xã nghèo, với gần 20% hộ nghèo theo chuẩn cũ, gần 45% hộ nghèo theo chuẩn mới. Hoạt động sản xuất của người dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Các loại cây trồng chủ yếu là: ngô, lạc, chuối và lúa…chăn nuôi chủ yếu là bò, lợn, gà…vì là vùng trung du nên diện tích đất nông nghiệp khá ít và khá manh mún nên sản xuất nông nghiệp chỉ có thể góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống. Cùng với sản xuất nông nghiệp thì trồng rừng cũng là hoạt động sinh kế chủ yếu của nhiều hộ trong thôn. Trước đây người dân vẫn hay vào rừng săn bắn, khai thác gỗ…và hiện nay sau khi có chủ trương của chính quyền về phát triển kinh tế vườn rừng rất người dân đã chuyển sang trồng rừng để phát triển kinh tế, một số hộ đã thoát nghèo vươn lên làm giàu được từ rừng. Trong thôn có một số hộ điển hình làm ăn kinh tế giỏi và đa số họ là chủ nhân của những trang trại vườn rừng. Ở xã Trường Xuân có con sông Đại giang chảy ngang qua, đây là nguồn sinh kế quan trọng của những hộ dân sống ở 2 ven bờ sông. Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng Trường Xuân vẫn còn là một xã nghèo, vì vậy cuộc khảo sát cộng đồng tại xã Trường Xuân là để tìm ra các khó khăn và đề xuất biện pháp khắc phục, giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. II. Các nội dung khảo sát 1. Tình hình chung của xã Trường Xuân Thu thập các thông tin cơ bản: tổng diện tích, dân số, cơ cấu kinh tế, số người trong độ tuổi lao động, thực trạng cơ sở hạ tầng… Phương pháp: - Phỏng vấn người am hiểu: phỏng vấn chủ tịch xã. - Xin số liệu thứ cấp: báo cáo kinh tế-xã hội của xã, thống kê về dân số, sử dụng đất. 2. Các loại cộng đồng /nhóm xã hội ở trong xã Các hoạt động sinh kế ở cộng đồng Hoạt động sinh kế nào là chủ yếu Hoạt động sinh kế đặc trưng ở mỗi thôn. Phương pháp: - Phỏng vấn người am hiểu: phỏng vấn chủ tịch xã. - Dựa vào thông tin thứ cấp đã thu thập. 3. Đặc trưng của cộng đồng Tìm hiểu đặc trưng của 3 cộng đồng: Cộng đồng những hộ sống dựa vào rừng, cộng đồng những hộ đánh bắt thủy sản, cộng đồng những hộ sản xuất nông nghiệp. Các thông tin cần thu thập: quy mô (số hộ), phân bố, tổ chức và hình thức hoạt động của cộng đồng đó. Phương pháp: - Phỏng vấn người am hiểu: Phỏng vấn trưởng thôn, cán bộ khuyến nông, - Thảo luận nhóm: tổ chức thảo luận nhóm ở mỗi cộng đồng mỗi đợt thảo luận từ 5-7 hộ để: Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của cộng đồng. Những tiềm năng, vấn đề ưu tiên cần giải quyết, định hướng và đề xuất của cộng đồng - Phỏng vấn hộ: khảo sát mỗi cộng đồng 10 hộ. Công việc Đối tượng Mục đích Thời gian Phụ trách 1/ 4 2/ 4 3/ 4 4/ 4 5/ 4 6/ 4 Đi về cộng đồng S Ổn định nơi ở C Làm việc với ủy ban xã Chủ tịch xã Xin phép hoạt động. C Nhân, Nga Phỏng vấn người am hiểu Chủ tịch xã. Tìm hiểu tình hình chung của xã và các đặc trưng của các cộng đồng. Xin số liệu thứ cấp. C Nhân, Nga Họp nhóm Nhóm khảo sát Để phân loại cộng đồng, và phân chia công việc tiếp theo T Cả nhóm Phỏng vấn người am hiểu Trưởng thôn Rào Đá Để tìm hiểu đặc trưng của cộng đồng sản xuất nông nghiệp S Nhân, Diễm Trưởng thôn Quyết Thắng Để tìm hiểu đặc trưng của cộng đồng đánh bắt thủy sản S Nga, Trinh Cán bộ khuyến nông Để tìm hiểu đặc trưng của cộng đồng sống dựa vào rừng S Hạnh, Bảo, Hào Cộng đồng người dân thôn Rào Đá Để tìm hiểu đặc trưng của cộng đồng sản xuất nông nghiệp C Để xác định những tiềm năng, vấn đề ưu tiên cần giải quyết, nguyện vọng và đề xuất của cộng đồng đồng sản xuất nông nghiệp C Thảo luận nhóm Cộng đồng người dân thôn Quyết Thắng Để tìm hiểu đặc trưng của cộng đồng đánh bắt thủy sản C Nga, Trinh Để xác định những tiềm năng, vấn đề ưu tiên cần giải quyết, nguyện vọng và đề xuất của cộng đồng đánh bắt thủy sản C Cộng đồng người dân thôn Kim Sen Để tìm hiểu đặc trưng của cộng đồng sống dựa vào rừng C Nhân, Diễm Để xác định những tiềm năng, vấn đề ưu tiên cần giải quyết, nguyện vọng và đề xuất của cộng đồng sống dựa vào rừng C Phỏng vấn hộ 10 hộ ở thôn Rào Đá Tìm hiểu những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn, mong muốn và nguyện vọng của thành viên cộng đồng sản xuất nông nghiệp. S, C Hạnh, Bảo, Hào 10 hộ ở thôn Quyết Thắng Tìm hiểu những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn, mong muốn và nguyện vọng của thành viên cộng đồng đánh bắt thủy sản. S, C Nga, Trinh 10 hộ ở thôn Kim Sen Tìm hiểu những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn, mong muốn và nguyện vọng của thành viên cộng đồng sống dựa vào rừng S, C Nhân, Diễm Họp nhóm Nhóm khảo sát Tổng hợp lại kết quả khảo sát, chuẩn bị cho hội nghị S, C Cả nhóm Tổ chức hội nghị Cán bộ chính quyền và thành viên cộng đồng xã Trường Xuân. Đánh giá các hoạt động sinh kế tại cộng đồng. Xác định vấn đề ưu tiên và đưa ra đề xuất có tính khả thi nhất. S Cả Nhóm Trở về Huế C Cả Nhóm Họp nhóm Nhóm khảo sát Tổng hợp, phân tích số liệu và viết báo cáo S Cả nhóm III. Kế hoạch khảo sát cộng đồng - Mục đích: Phân tích, đánh giá hoạt động sinh kế dựa vào rừng của cộng đồng người dân vùng miền núi ở thôn Kim Sen, xã Trường Xuân - Mục tiêu: Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của người dân thôn Kim Sen. Tìm hiểu những khó khăn mà cộng đồng gặp phải trong hoạt động sinh kế dựa vào rừng. - Thời gian: từ ngày 1/4/2014 đến 6/4/2014 - Địa điểm: Thôn Kim Sen, xã Trường Xuân - Kế hoạt hoạt động: IV. Danh mục tiểu chủ đề Điều kiện tự nhiên • Vị tria địa lí • Diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp, diện tích rừng sản xuất. • Các nguồn tài nguyên • Sông ngòi • Khí hậu, các thiên tai Nhân khẩu-xã hội • Dân số • Lao động: tổng số người trong độ tuổi lao động, cơ cấu lao động theo ngành nghề, tỉ lệ nam /nữ, số lao động được qua đào tạo • Các dân tộc ở trong xã • Phong tục tập quán, tín ngưỡng • Tỉ lệ hộ nghèo Cơ sở hạ tầng • Thực trang hệ thống: Trường học, trạm y tế, giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, bưu điện Thực trạng kinh tế • Cơ cấu kinh tế • Các hoạt động sinh kế của địa phương, tình hình và xu hướng phát triển của các hoạt động đó • Tiềm năng của cộng đồng • Thu nhập trung bình của các hộ trong hoạt động sinh kế đó Về chính sách • Các chính sách, chương trình dự án ở xã Mối quan hệ của cộng đồng • Các tổ chức trong cộng đồng, các tổ chức bên ngoài có quan hệ với cộng đồng, ảnh hưởng của các tổ chức đó Thuận lợi và khó khăn của cộng đồng trong hoạt động sinh kế của mình V. Bảng hỏi phỏng vấn hộ I. Thông tin chung 1. Họ và tên: ……………………… Tuổi ………………… 2. Nghề nghiệp: …………………… 3. Số lao động ………………………. 4. Phân loại hộ: A. nghèo B. trung bình C. khá giả 5. Thành viên gia đình STT Thành viên Tuổi Nghề nghiệp 1 2 … … … … … II. Thông tin về hoạt động sinh kế 1. Cơ cấu thu nhập của gia đình STT Nguồn thu Thu nhập /tháng 1 Trồng trọt 2 Chăn nuôi 3 Làm thuê 4 Buôn bán, dịch vụ 5 Trồng rừng 6 Đánh bắt thủy sản … … … 2. Gia đình có thuê lao động không? A. có B. không Nếu có, thì khoảng bao nhiêu người? …………………………………………………………………………. 3. Nhà đang ở thuộc loại gì? A. Nhà tạm B. Nhà cấp 4 C. Nhà tầng 4. Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất gồm những nguồn nào? Số lượng bao nhiêu? Nguồn vốn Số lượng Vốn gia đình Vốn vay, mượn bà con Vay ngân hàng … … 5. Gia đình tham gia những cộng đồng /nhóm xã hội nào? Ai tham gia? …………………………………………………………………………. 6. Kĩ thuật mà gia đình áp dụng cho hoạt động sinh kế được học từ đâu? A. Kinh nghiệm thực tế C. từ các hộ khác B. Được tập huấn. 7. Sản phẩm sau thu hoạch được bán như thế nào? A. bán trực tiếp cho thương lái. C. Có cơ sở đến thu mua. 8. Các loại công cụ, phương tiện mà gia đình sử dụng? …………………………………………………………………………. 9. Gia đình có hợp tác với đối tượng khác trong hoạt động sinh kế không? ………………………………………………………………… Nếu có, hợp tác những công việc gì? …………………………………………………………………………. 10. Có những chương trình dự án nào hổ trợ cho cộng đồng không? …………………………………………………………………………. 11. Gia đình có nhận được hỗ trợ nào của các dự án nào không? ………………………………………………………………………… 12. Trong hoạt động sinh kế thì thường gặp phải những mâu thuẫn, tranh chấp gì? …………………………………………………………………………. 13. Những khó khăn chủ yếu ảnh huởng đến hoạt động sinh kế của gia đình? …………………………………………………………………………. 14. Anh (chị) có đề xuất gì để giải quyết các khó khăn đó không? …………………………………………………………………………. VI. Kế hoạch làm việc của nhóm phát triển cộng đồng Họ và tên Nhiệm vụ phân công Công việc đã làm Kí tên Trần Quý Nhân Sơ lược về cộng đồng Sơ lược về cộng đồng xã Trường Xuân Hà Văn Bảo Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát Bùi Thị Hạnh Danh mục tiểu chủ đề thu thập thông tin cấp thôn, xã Danh mục tiểu chủ đề thu thập thông tin cấp thôn, xã Phan Văn Hào Kế hoạch đi thực địa của nhóm Kế hoạch đi thực địa của nhóm Nguyễn Văn Trinh Võ Thị Kiều Diễm Bảng hỏi phỏng vấn hộ Bảng hỏi phỏng vấn hộ Phạm Thị Nga . về cộng đồng xã Trường Xuân. II. Các nội dung khảo sát. III. Kế hoạch khảo sát cộng đồng. IV. Danh mục tiểu chủ đề. V. Bảng hỏi phỏng vấn hộ. VI. Kế hoạch làm việc của nhóm phát triển cộng đồng. Danh. cấp đã thu thập. 3. Đặc trưng của cộng đồng Tìm hiểu đặc trưng của 3 cộng đồng: Cộng đồng những hộ sống dựa vào rừng, cộng đồng những hộ đánh bắt thủy sản, cộng đồng những hộ sản xuất nông nghiệp. Các. Nhóm khảo sát Tổng hợp lại kết quả khảo sát, chuẩn bị cho hội nghị S, C Cả nhóm Tổ chức hội nghị Cán bộ chính quyền và thành viên cộng đồng xã Trường Xuân. Đánh giá các hoạt động sinh kế tại cộng

Ngày đăng: 14/07/2014, 09:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan