Tiểu luận:Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay ppsx

50 1.5K 5
Tiểu luận:Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay 1 LỜI NÓI ĐẦU Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Nó có quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác như bản cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia. Chính vì vậy, cán cân thanh toán đã trở thành công cụ quan trọng để đề ra các chính sách phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân thanh toán của một nước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, để lập được một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủ chính xác và kịp thời là một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế quá rộng. Việc phân tích các tình trạng và đưa ra các giải pháp điều chỉnh cán cân thanh toán trong từng thời kì phát triển kinh tế của một quốc gia cũng là việc khó do các khu vực trong nền kinh tế có quan hệ tác động lẫn nhau. Có thể nói rằng việc thành lập, phân tích điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế đối với Việt Nam là rất mới mẻ và thiếu kinh nghiệm, để cán cân thanh toán quốc tế trở thành một công cụ phân tích, quản lý tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại thì vấn đề cấp thiết là phải có sự nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Mong muốn đưa ra những ý kiến đóng góp về cán cân thanh toán quốc tế, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay”. Nguyện vọng đóng góp thì nhiều, song lực thì có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài thảo luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 Danh mục bảng 3 Ι. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 4 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 4 1.1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 4 THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 12 ΙΙΙ. Giải pháp 31 1.3 Biện pháp thu hút chuyển giao vãng lai từ nước ngoài vào Việt Nam 39 Các biện pháp kiểm soát trực tiếp nêu trên đếu có tác dụng làm giảm thiếu hụt cán cân thương mại,tăng khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai nên Việt Nam cần phải chú trọng tới những biện pháp này.Nhất là trong tình hình hiện nay thì việc đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút tối đa luồng kiều hối là hết sức quan trọng.Nó không những cải thiện cán cân vãng lai trong hiện tại mà còn đảm bảo thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai giúp thanh toán những khoản nợ nước ngoài,đảm bảo ổn định nền kinh tế 40 2. Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài 40 4. Các biện pháp điều chỉnh chi tiêu 44 4.1. Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 44 Danh mục bảng Bảng 1.1 : Mô phỏng cán cân thanh toán quốc tế. Bảng 2.1 : Cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000-2007 Bảng 2.2 : Cán cân vãng lai của Việt Nam từ năm 2008-2010 Bảng 2.3 : Cán cân vãng lai 6 tháng đầu năm 2010 Bảng 2.4 : Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2000-2007 Bảng 2.5 : Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2008 – 2010 Bảng 2.6 : Cán cân thương mại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 3 Bảng 2.7 : Cán cân dịch vụ của Việt Nam từ năm 2000-2010 Bảng 2.8 : Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2000-2010 Bảng 2.9 : Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm 2000-2010 Bảng 2.10 : Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều 6 tháng đầu năm 2010 Bảng 2.11: Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2000 – 2010 Bảng 2.12: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2000 – 2009 Bảng 2.13: Đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2000 – 2009 Ι. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 1.1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế (balance of payments) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả những giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. 4 Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những báo cáo thống kê tổng hợp quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia. Các chỉ tiêu của BOP cho biết: có bao nhiêu hàng hóa, dịch vụ mà một quốc gia đó xuất khẩu, nhập khẩu; quốc gia này hiện đang là con nợ hay chủ nợ đối với phần còn lại của thế giới; dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương tăng lên hay giảm xuống trong kỳ báo cáo là như thế nào. 1.2. Khái niệm người cư trú và người không cư trú: Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêu chí: • Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên. • Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú. Đối với Việt Nam, khái niệm người cư trú và người không cư trú được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 3 trong Nghị định 164/1999/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11/1999 của Chính phủ về cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. 2. Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế: Theo thông lệ, BOP bao gồm 2 bộ phận chính: cán cân vãng lai và cán cân vốn. Những hạng mục thuộc tài khoản vãng lai phản ánh luồng thu nhập, trong khi những hạng mục thuộc tài khoản vốn phản ánh sự thay đổi trong tài sản có và tài sản nợ giữa người cư trú và người không cư trú. Các khoản thu như xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ được ghi có, làm phát sinh cung ngoại tệ; các khoản chi như nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ được ghi nợ, làm phát sinh cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Về mặt nguyên tắc, BOP của mỗi quốc gia có thể được ghi chép, hạch toán bằng bất cứ đồng tiền nào, mặc dù vậy nhưng việc ghi nợ và ghi có luôn tuân thủ: • Các bút toán ghi có (+) phản ánh cung ngoại tệ. • Các bút toán ghi nợ (-) phản ánh cầu ngoại tệ. 5 Kí hiệu Nội dung Doanh số thu (+) Doanh số chi (-) Cán cân (ròng) CA TB S E I C Tr Cán cân vãng lai Cán cân thương mại - Xuất khẩu hàng hóa (FOB) - Nhập khẩu hàng hóa (FOB) Cán cân dịch vụ - Thu từ xuất khẩu dịch vụ - Chi cho nhập khẩu dịch vụ Cán cân thu nhập - Thu - Chi Chuyển giao vãng lai 1 chiều - Thu - Chi +150 +120 +20 +30 -200 -160 -10 -20 -70 -50 -40 +10 +10 K K L K S K Tr OM Cán cân vốn Vốn dài hạn - Chảy vào - Chảy ra Vốn ngắn hạn - Chảy vào - Chảy ra Chuyển giao vốn 1 chiều Lỗi và sai sót +140 +20 +5 -50 -55 -10 +50 +90 -35 +5 -10 OB Cán cân tổng thể -20 OFB ∆R L # Cán cân bù đắp chính thức Thay đổi dự trữ Vay IMF và các NHTW khác Các nguồn tài trợ khác +15 +5 +0 +20 +15 +5 +0 Tổng doanh số +500 -500 0 Bảng 1.1 : Mô phỏng cán cân thanh toán quốc tế Về cơ bản, BOP bao gồm 4 cán cân bộ phận chính như sau: - Cán cân vãng lai. - Cán cân dịch vụ. - Cán cân tổng thể. - Cán cân bù đắp chính thức. - Ngoài ra, BOP còn bao gồm một khoản mục là “ lỗi và sai sót”. 6 3. Các cán cân bộ phận 3.1 Cán cân vãng lai-CA. Cán cân vãng lai là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép lại những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú và người không cư trú. Bao gồm 4 cán cân bộ phận là: - Cán cân thương mại. - Cán cân dịch vụ. - Cán cân thu nhập. - Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều 3.1.1 Cán cân thương mại -TB. Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân hữu hình vì nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và những khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa mà các hàng hóa này lại có thể quan sát được bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới. Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu, thì cán cân thương mại thặng dư. Ngược lại, khi thu nhập từ xuất khẩu thấp hơn chi cho nhập khẩu thì cán cân thương mại thâm hụt. Các nhân tố ảnh hưởng lên cán cân thương mại bao gồm các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất khẩu là giống với các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị nhập khẩu nhưng có tác động ngược chiều.Bao gồm: - Tỷ giá - Lạm phát - Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu - Thu nhập của người không cư trú - Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài 3.1.2 Cán cân dịch vụ. Cán cân dịch vụ bao gồm các khoản thu, chi về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú. 7 Tương tự như xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ làm phát sinh cung ngoại tệ, nên khi hạch toán vào BOP được ghi có và ghi dấu (+), nhập khẩu dịch vụ làm phát sinh cầu ngoại tệ, nên nó được ghi bên nợ và có dấu (-). Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ cũng giống như các yếu tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa. 3.1.3 Cán cân thu nhập. Cán cân thu nhập bao gồm: − Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động bao gồm: số lượng và chất lượng của những người lao động ở nước ngoài. − Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu trực tiếp, lãi từ đầu tư giấy tờ có giá và các lãi đến hạn trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú. Các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú làm phát sinh cung ngoại tệ, nên khi hạch toán vào BOP được ghi bên có (+), các khoản thu nhập trả cho người không cư trú làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi nợ (-). Nhân tố ảnh hưởng lên giá trị về đầu tư là số lượng đầu tư và tỷ lệ sinh lời của các dự án đầu tư nước ngoài. Yếu tố tỷ giá chỉ đóng vai trò thứ yếu, bởi vì tỷ giá chỉ ảnh hưởng lên giá trị chuyển hóa thu nhập sang các đồng tiền khác. 3.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập của người cư trú với người không cư trú. Các khoản thu làm phát sinh cung ngoại tệ và các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ.Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu lên cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều là lòng tốt, tình cảm và mối quan hệ giữa người cư trú và người không cư trú. 3.2 Cán cân vốn – K 8 Cán cân vốn là một bộ phận cán cân thanh toán của một quốc gia, nó ghi lại tất cả những giao dịch về vốn và tài sản (gồm tài sản thực và tài sản tài chính) giữa người cư trú và người không cư trú. Bao gồm: − Cán cân vốn dài hạn − Cán cân vốn ngắn hạn − Chuyển giao vốn 1 chiều Luồng vốn chảy vào phản ánh hoặc làm giảm tài sản Có hoặc làm tăng tài sản Nợ của người cư trú đối với người không cư trú. Những luồng vốn chảy vào làm phát sinh cung ngoại tệ nên được ghi có (+) trên tài khoản vốn. Luồng vốn chảy ra phản ánh hoặc làm tăng tài sản Có hoặc làm giảm tài sản Nợ của người cư trú đối với người không cư trú. Các nguồn vốn chảy ra làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi nợ (-) trên tài khoản vốn. 3.2.1 Cán cân vốn dài hạn. Luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia được phân theo tiêu chí “chủ thể” và “khách thể”. Theo tiêu chí chủ thể, vốn dài hạn được phân chia theo khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. Theo tiêu chí khách thể, các luồng vốn dài hạn được chia thành đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác. Tiêu chí để đưa một nguồn vốn dài hạn vào đầu tư trực tiếp là mức độ kiểm soát của công ty nước ngoài. Về mặt lý thuyết, mức độ kiểm soát của công ty nước ngoài chiếm từ 51% vốn cổ phần trở lên thì được xem là đầu tư trực tiếp, thực tế, hầu hết các quốc gia đều coi các khoản đầu tư nước ngoài chiếm từ 30% vốn cổ phần trở lên là đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp bao gồm các khoản đầu tư mua trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và đầu tư mua cổ phiếu nhưng chưa đạt tới mức độ để kiểm soát công ty nước ngoài. 3.2.2 Cán cân vốn ngắn hạn. Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếu là: tín dụng thương mại ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, 9 kinh doanh ngoại hối,… Ngày nay, trong môi trường tự do hóa tài chính, các luồng vốn đầu cơ tăng lên nhanh chóng , làm cho cán cân vốn ngắn hạn có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thanh toán nói chung của mỗi quốc gia. Nguyên nhân chính khiến cho các luồng vốn ngắn hạn tăng lên nhanh chóng là xu hướng thả nổi tỷ giấ sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton-Woods vào năm 1973. 3.2.3 Chuyển giao vốn 1 chiều. Hạng mục này bao gồm các khoản viện trợ cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xóa. ∗ Một số nhân tố ảnh hưởng lên cán cân vốn: − Lãi suất: vì vốn có quan hệ mật thiết với lãi suất. Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất r. Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế dòng vốn đi vào tăng, trong khi dòng vốn ra giảm. Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu đi. Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi. Khi lãi suất nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện. − Tỷ giá: khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá danh nghĩa giảm, dòng vốn vào giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên. Hậu quả là, tài khoản vốn xấu đi. Còn khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá danh nghĩa tăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện. 3.3 Cán cân cơ bản – BB Cán cân cơ bản bao gồm cán cân vãng lai và cán cân vốn dài hạn: Các cân vãng lai ghi chép các hạng mục về thu nhập, mà đặc trưng của chúng là phản ánh mối quan hệ sở hữu về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú, chính vì vậy, tình trạng của cán cân vãng lai có sự ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế, mà đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Mặt khác ta thấy, các khoản đi vay có kỳ hạn càng dài có đặc trưng gần với thu nhập là tạo được các yếu tố ổn định cho nền kinh tế , tương tự các khoản cho vay dài hạn càng mang đặc trưng những khoản thu từ thu nhập, nghĩa là các khoản đi vay và cho vay dài hạn có sự ảnh hưởng lâu dài lên nền kinh tế mà đặc biệt là tỷ giá hối đoái. 10 [...]... THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Trong phạm vi bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi Chỉ xin đề cập tới thực trạng của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ năm 2000 trở lại 12 đây, giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Sau đây là thực trạng của cán cân vãng lai và cán cân vốn, hai thành phần chủ chốt trong cán cân thanh toán của Việt Nam, để... tổng của cán cân tổng thể và cán cân bù đắp chính thức bằng 0, tức là: OB + OFB = 0 ⇒ OM = - (CA + K + OFB) 11 Từ đây cho thấy, số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn Sau khi xem xét tổng quan về cán cân thanh toán, chúng ta hãy cùng nhau đi vào phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam để thấy... dư chỉ còn 0,3 tỷ USD Trong năm 2009, cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt 8,8 tỷ USD.Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong năm 2010 có thể thâm hụt gần 4 tỷ USD Như vậy, rất có thể đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể ở mức khá cao 1.3 .Cán cân thu nhập (IC) Theo IMF cán cân thu nhập bao gồm cả các khoản thu... thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam có thể tài trợ đư,ợc nhưng chính phủ cũng nên có các biện pháp tích cực để cải thiện cán cân vãng lai nhàm đảm bảo cân đối bên ngoài một cách vững chắc Nhiệm vụ chính của các chính sách kinh tế Việt Nam hiện nay là phải đảm bảo thiết lập được cả cân đối bên trong và cân đối bên ngoài Định hướng điều chỉnh cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: -... động đó đối với cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua 1 Cán cân vãng lai (Current Account – CA) a Giai đoạn từ năm 2000-2007 Thực hiện đường lối cải cách, mở cửa nền kinh tế, trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng và các giao dịch kinh tế quốc tế đã tăng lên... nhằm cải thiện cán cân thanh toán, tăng cường dự trữ ngoại tệ và phục vụ cho phát triển kinh tế - Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam không thể đảm bảo cân bằng cán cân vãng lai và phải chấp nhận sự thiếu hụt cán cân vãng lai nhưng vấn đề là phải duy trì được khả năng chịu đựng thâm hụt của cán cân vãng lai Tức là phải duy trì khả năng thanh toán của quốc gia Một yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là phải... thực hiện được hai vấn đề trên thì vai trò điều tiết của Nhà nước (áp dụng những biện pháp để ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối) là rất quan trọng 1.2 .Cán cân dịch vụ (SE) Đối với nhiều nước phát triển thì cán cân dịch vụ là một phần quan trọng trong cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung, tuy nhiên đối với Việt Nam thì cán cân dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cán cân. .. của cán cân cơ bản có ảnh hưởng lâu dài lên nền kinh tế vả tỷ giá hối đoái 3.4 Cán cân tổng thể - OB Nếu công tác thống kê đạt độ chính xác tuyệt đối thì cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn Tuy nhiên, trong thực tế, do có rất nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình thu thập số liệu và lập cán cân thanh toán nên thường phát sinh nhầm lẫn và sai sót, do vây: Cán cân tổng thể = cán. .. làm cho cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt liên tục trong thời gian qua là do đầu tư ở mức cao so với mức tiết kiệm của quốc gia, thâm hụt NSNN liên tục xuất hiện qua các năm, các nguyên nhân này có thể xuất hiện một cách đơn lẻ hoặc đồng thời xuất hiện tác động lên cán cân vãng lai Chúng ta sẽ đi phân tích từng nhân tố làm cho cán cân vãng lai của Việt Nam trong thời gian qua a Đầu tư ở mức cao... đoạn hiện nay, Việt Nam cần phải hạn chế mức độ thiếu hụt cán cân vãng lai nhưng không để ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và việc làm Đồng thời cố gắng duy trì và nâng cao khả năng chịu đặng thiếu hụt cán cân vãng lai để không xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán bằng cách cải thiện các chỉ số kinh tế vĩ mô trên: 1 Các biện pháp tác động trực tiếp lên cán cân vãng lai Các biện pháp này bao gồm . TIỂU LUẬN Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay 1 LỜI NÓI ĐẦU Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan. những ý kiến đóng góp về cán cân thanh toán quốc tế, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay . Nguyện vọng đóng góp thì. thiện hơn. 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 Danh mục bảng 3 Ι. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 4 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 4 1.1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 4 THỰC TRẠNG CÁN

Ngày đăng: 13/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan