Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 10 ppsx

11 338 0
Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 10 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

91 thống như: bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đua mảng, múa xòe, dậm thuông, điệu khắp… thu hút hàng trăm người tham gia. Hội Lồng Tồng được chọn tổ chức ở một địa điểm trên một thửa ruộng rộng (Tổng) hay khu đất rộng, bằng phẳng của xã, thôn bản. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc vùng đồng bào Thái Mường Lò hay Tày, Dao vùng thượng huyện Trấn Yên và vùng Đông hồ Thác Bà, đây là một nghi lễ rất thiêng liêng và quan trọng trong ngày đầu năm mới. Mỗi thôn, làng bản trong xã đều phải chuẩn bị một mâm lễ vật, tùy theo điều kiện của từng thôn để góp lễ. Các lễ vật trên mâm thường là các loại bánh được làm từ lúa, ngô, thịt lợn, gà, xôi ngũ sắc… Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Thái ở vùng Mường Lò (Văn Chấn) được tổ chức ngoài trời. Ngoài các mâm cỗ của các thôn còn có một mâm cỗ lớn mà người dân ở đây gọi là “Pan cộ” có nghĩa là mâm cỗ “cái” gồm có một con lợn đã mổ bỏ nội tạng chưa nấu chín, 3 bát hương, hai đĩa xôi, 15 chiếc chén, 12 đôi đũa, một mâm lễ gồm một cuộn vải Thái, ba đĩa lá trầu không, vòng cổ, vòng tay Khi lễ cúng kết thúc, con lợn sẽ được chia đều cho các lễ của các thôn, tượng trưng cho phát lộc, may mắn cho nhân dân ở các thôn, bản. Tùy theo tục lệ của từng thôn mà sự sắp lễ có đôi chút khác nhau. Có thể là một mâm ngũ quả gọi là “Pan lệ” gồm một nải chuối, một chiếc bánh chưng, hoa quả, bánh kẹo cùng với một mâm “Còn vòng” gồm một con gà luộc, 5 đôi chén đũa, một chai nước lã, một bát nước, một bát gạo, một chai rượu trắng. Đôi khi có mâm cỗ giống như trên nhưng người ta đặt hẳn con gà còn sống nguyên trong bu để cúng dâng. Đặc biệt, có hai mâm cỗ giống nhau mỗi mâm bày một con gà luộc, người dân nơi đây gọi là “Pan tạo cắp A Nha” có nghĩa là mâm của tạo thổ và tạo phìa, là người đứng đầu trong một vùng. Sự sắp xếp đó thể hiện sự kính trọng của nhân dân đối với người có địa vị, đồng thời thể hiện tính trật tự trong xã hội. 92 Khác với lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Thái, đồng bào Tày, Dao lại tổ chức các thôn rước lễ dâng cúng sau đó các mâm lễ được đưa vào trong những chiếc lán che phên, lợp mái cọ để cúng dâng cầu xin Thành hoàng, bản thổ, chúa làng cùng ma rừng, mẹ suối về ăn bát cơm chay, uống chén rượu nhạt và vui hội. Mâm cúng gọi là thanh bông hoa quả được đồng bào trong thôn, làng đóng góp công sức cùng nhau chuẩn bị. Tùy theo tục của thôn mà mâm cúng chỉ toàn các món chế biến từ thịt lợn, hay có mâm cỗ cúng chỉ toàn thịt gà cùng với các loại bánh được làm từ gạo với các loại bánh theo tập tục xưa như: bánh uôi, bánh pìa, chè lam, bánh cây trầu, bỏng gạo… Vào giờ tốt tổ chức lễ cúng, phía trước lán các thiếu nữ dưới sự dẫn dắt của nghệ nhân, già làng thể hiện màn dậm hầu. Tiếng trống, chiêng thúc từng hồi, thiếu nữ trong bộ trang phụ dân tộc truyền thống, tay nâng trầu, hương, hoa, ngón tay kẹp đôi chuông đồng nhỏ rung bên này, vảy bên kia nhịp nhàng, nhịp nhàng điệu dậm, chân bước tiến, bước lùi theo tiếng chuông ngân. Sau phần cúng lễ, các chàng trai, cô gái nô nức xuống đồng làm lễ Tịch điền cùng cày cấy mùa vụ mới. Phần hội cũng được các vùng tổ chức với các trò vui chơi giải trí hấp dẫn, mang đậm bản sắc các dân tộc. Người Thái có điệu xòe với 6 điệu xòe cổ, điệu khắp say lòng người thì người Tày có điệu dậm thuông với các điệu dậm thuông cổ. Điệu dậm chèo thuyền, dậm múa quạt nhẹ nhàng, thướt tha của các thiếu nữ Tày, rồi dậm đàn tính, dậm múa kiếm vui tươi, khỏe khoắn của hàng trăm chàng trai, cô gái… Tất cả như mời gọi, cuốn hút cả người bản địa lẫn khách phương xa. Mỗi nơi tổ chức lễ hội Cầu mùa có khác nhau nhưng Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Thái, Tày, Dao đều chung một ý niệm cầu cho năm mới mùa màng tốt tươi, sức khỏe, ấm no, hạnh phúc. Lễ hội thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lòng biết ơn đối với các vị thần linh, thổ địa, Thành hoàng và những chúa làng, người có 93 công khai phá vùng đất lập bản, lập mường… đã phù hộ cho họ trồng cấy được mùa vụ bội thu. Lễ hội Lồng Tồng mang đậm bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được lưu giữ và phát huy mạnh mẽ. Thông qua lễ hội tạo điều kiện đồng bào trong vùng gặp gỡ, đoàn kết gắn bó, giao lưu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Lễ hội Đền Chín gian, Nghệ An Trong 3 ngày từ 18 - 20/3/2011, (tức ngày 14,15,16 tháng 2 âm lịch), huyện Quế Phong tổ chức Lễ hội Đền Chín gian để tưởng nhớ công ơn những thế hệ đi trước đã tạo lập bản mường. Lễ hội Đền Chín gian từ rất lâu đã trở thành ngày hội trọng đại, thiêng liêng trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái miền Tây xứ Nghệ, là dịp để mọi người về với cội nguồn, về với một di tích lịch sử văn hoá dân tộc. Lễ hội năm nay ngoài lễ Yết cáo, còn có lễ Chém trâu (hay còn gọi là lễ Phắn quái); các hoạt động vui chơi và các trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, thi đánh trống, cồng chiêng, khắc luống, văn nghệ, hội trại 94 Tái hiện Lễ tế Xã Tắc tại Huế Tối 20/3, lễ tế Xã Tắc tại Huế đã được tái hiện với đầy đủ nghi thức: Đoàn Ngự đạo xuất cung, tế lễ ở đàn Xã Tắc và đoàn Ngự đạo hồi cung. Lễ tế quy tụ 550 diễn viên; cùng với hai con voi, bốn con ngựa tham gia đoàn ngự. Đây là lần thứ tư lễ tế Xã Tắc tại Huế được tái hiện. Lễ tế Xã Tắc là một nghi lễ truyền thống vô cùng quan trọng ở nước ta nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, thiên hạ thái bình. Các triều đại độc lập ở Việt Nam, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn đều cử hành lễ tế Xã Tắc vào mùa xuân hàng năm và luôn xem đây là Quốc lễ. Trải qua thời gian cùng các biến động lịch sử, chỉ duy nhất tại cố đô Huế hiện nay còn bảo tồn được đàn tế Xã Tắc bên trong kinh thành Huế. Lễ tế Xã Tắc với tính chất một lễ hội cung đình cũng đã được nghiên cứu và phục hồi thành công, trở thành một nét văn hóa độc đáo của Thừa Thiên Huế. Lễ tế Xã Tắc ở Huế có hai phần: phần một là phần phục dựng các hình thức nghi lễ (có tính chất trình diễn) và phần hai là phần dành cho mọi người dâng hương. Nghi lễ được nghiên cứu và phục dựng rất bài bản, công phu, mục đích nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, giới thiệu không gian diễn xướng của những loại hình Đại nhạc, Nhã nhạc, Múa cung đình, trình diễn vẻ đẹp của văn hóa nghi lễ và trang phục truyền thống cung đình Huế xưa. 95 Phần sau là dành cho người dân đến để dâng hương, ước nguyện cho mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, cuộc sống thanh bình. Lễ tế Xã Tắc vì thế đã được xã hội hóa tối đa để trở thành một lễ hội cộng đồng, trong đó, người dân được xem là chủ thể tinh thần của lễ tế. Rối Tày - Nét văn hóa cần được lưu giữ và bảo tồn Ở thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa có một người vẫn đang sáng tạo và để lại cho văn hóa dân tộc Tày nói riêng và cộng đồng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung một nét nghệ thuật độc đáo, đó là múa rối cạn. Rối cạn thường được dòng họ Ma Quang biểu diễn đầu năm nhằm mục đích mua vui cho công chúng, cùng với ước vọng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Ai đó đã từng một lần được xem biểu diễn múa rối Tày Thẩm Rộc hẳn đều có chung cảm giác ngạc nhiên và thú vị. Những khúc gỗ thô kệch, mộc mạc qua bàn tay đẽo gọt và điều khiển của những nghệ nhân đã trở nên linh hoạt và sống động lạ thường. 96 Nét độc đáo của rối Tày Thẩm Rộc cũng xuất phát từ cách thức làm ra con rối. Để tạo ra một con rối cỡ trung bình, các nghệ nhân cần thời gian từ 2 đến 3 ngày, trải qua các công đoạn như lựa chọn vật liệu, tạo hình bằng tay, phơi khô, sơn mầu và may quần áo cho nhân vật. Anh Ma Quang Chóng - Xã Bình Yên, huyện Định Hóa, Thái Nguyên cho biết: “Nguyên liệu của phường này thì các cụ ngày xưa hay làm bằng gỗ thông cho đến bây giờ chúng tôi là thế hệ thứ 13 của phường, vẫn chọn gỗ đấy nhưng không còn được kén chọn như ngày xưa nữa có thể lẫn vào cả gỗ xoan, các chất liệu kém mối mọt và độ bền lâu, cái quan trọng nhất là nhẹ”. Sau hơn 40 năm vắng bóng, nghệ thuật rối Tày Thẩm Rộc mới được khôi phục và biểu diễn trở lại từ năm 1999. Bằng sự say mê với loại hình nghệ thuật truyền thống này, anh Ma Quang Chóng, Trưởng tộc rối Ma Quang đã sáng tạo ra nhiều con rối mới và từng bước khơi dậy truyền thống múa rối của dòng họ. Ngoài mong muốn bảo tồn nét văn hoá độc đáo của tổ tiên để lại, anh Chóng còn có nhiều sáng tạo theo phong cách riêng của mình. Những trò rối của anh Chóng đã đi vào cuộc sống của người nông dân thuần phác nơi núi rừng này, bồi đắp thêm thi vị cho đời sống tinh thần của nhân dân. Vậy mà đã có những lúc anh đã nghĩ tới chuyện từ bỏ nghề của cha ông. Anh Ma Quang Chóng cho biết thêm: “Thực sự cũng có những lúc tôi muốn bỏ nghề nhưng sau nghĩ lại thì mình nghĩ mình phải làm, nếu không làm thì đến đời sau có thể nó sẽ mai một chẳng hạn như các con tôi bây giờ chúng nó chưa theo nhưng sau này tôi muốn chúng nó phải theo chứ không thể hời hợt được”. Những điệu múa rối thường đi xen kẽ với tiếng đàn bầu ngân lên, tiếng nhị kéo dài hay tiếng sáo vi vu. Rối Tày Thẩm Rộc từ lâu đã là một món ăn tinh thần quan trọng của những người dân thuần phác ở vùng thôn quê miền núi Định Hóa. Để nghệ thuật rối Tày tiếp tục được duy trì và phát triển, bên cạnh nỗ lực của những người trong cuộc, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng, những người tâm huyết với một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. 97 Tục trao vòng cầu hôn Để tỏ lòng mong muốn cầu hôn hay hứa hôn, nhiều dân tộc ở Việt Nam thường có tục trao vòng. Dân tộc nào còn theo chế độ mẫu hệ thì bên nữ trao vòng, bên nam nhận vòng. Ngược lại nếu theo chế độ phụ hệ thì bên trai trao vòng, bên gái nhận vòng. Nhận vòng là bằng lòng, phải giữ lòng chung thuỷ. Ngày nay người Việt (Kinh) quý đồ trang sức bằng vàng nên trao nhẫn thay vòng, còn nhiều dân tộc ở miền núi chỉ dùng bạc. Đó là những chiếc vòng cầu hôn mang tính giao duyên. Theo phong tục của dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk), khi người con gái tìm được người con trai ưng ý thì báo cho bố mẹ biết. Bố mẹ cô gái nhờ người mối lái đưa chiếc vòng bằng chất liệu nào là tuỳ gia cảnh để mở đầu cho việc giao thiệp với nhà trai. Nhà trai sau lễ nhận vòng, cũng trao cho bên nhà gái chiếc vòng để làm tin cho việc đính ước. Sau đó, nhà trai tổ chức bữa cơm rượu mời bên nhà gái. Đến hôm cưới, bên nhà gái lại đưa sang nhà trai vòng có kèm đồ sính lễ và các thứ như trâu, bò, lợn, gà, rượu, quần áo Khi lễ trao vòng ngày cưới đã xong, hai ông cậu đưa rượu cho cô dâu, chú rể. Hai vợ chồng trao chén rượu cho nhau và uống hết. Có trường hợp, cô gái phải “ở dâu” vài ba tháng hay vài ba năm như tục “ở rể” của một số dân tộc khác theo chế độ phụ hệ. Những chiếc vòng cầu 98 hôn là kỷ vật thường được lưu giữ suốt đời, có người khi mất thì trao lại cho con cháu làm di vật quý Thổi cơm thi – Nét sinh hoạt văn hóa dân gian Thổi cơm thi là nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc trưng cho cư dân vùng trồng lúa nước, thường được tổ chức trong ba tháng mùa xuân, cùng với ngày hội làng. Cuộc thi diễn ra ở sân đình, có nơi tổ chức ở trên thuyền. Nét độc đáo trong cuộc thi là phải nấu cơm trong điều kiện chuyển động liên tục, nồi cơm và bếp nấu cơm phải gánh trên vai. Các làng thường tổ chức chơi từng đôi một (thường là một nam, một nữ). Khi bắt đầu cuộc thi, mỗi đội được phát năm cây mía dùng thay cho củi. Khi tiếng trống lệnh vang lên là lúc cuộc thi bắt đầu. Một người thì gánh bếp còn người kia thì tước mía và nhai cho kiệt nước để làm củi nấu cơm. Vừa nấu cả hai người vừa đi vòng quanh sân đình, có nơi còn quy định phải đi theo nhịp trống. Có nơi còn tổ chức thêm phần thi luộc gà, đằng trước thì nấu cơm, đằng sau thì luộc gà. Khi tiếng trống lệnh dứt hồi, báo hiệu cuộc thi kết thúc, tất cả những người tham gia phải dừng lại, mang nồi cơm mình nấu đến cho ban giám khảo chấm điểm. Nhóm nào cơm chín dẻo, trắng đều, cơm ngon và không bị khô nát; gà luộc không nhũn, thịt trắng, không bị nứt da và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội thắng được dâng lên cúng thành hoàng làng. Có nơi tổ chức thi nấu cơm trên thuyền thúng (thuyền nan) ở ao 99 làng. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau khi có hiệu lệnh, các đội bơi thuyền ra giữa ao. Cái khó khi nấu ở trên thuyền là cách xử lý trong tình huống bếp nấu ở trên thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy… Ở nhiều hội thi thổi cơm còn có đội chèo hát múa phụ hoạ, có anh hề chèo chạy lăng xăng vừa hát, vừa diễn trò và cổ động cho các nhóm thi tạo nên không khí vui nhộn và những tiếng cười sảng khoái trong những ngày hội làng Đà Nẵng: Lễ hội Quán Thế Âm 2011 Đến hẹn lại lên, Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức thường niên hằng năm vào ngày 19/2 âm lịch tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Đây là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống tốt đẹp hơn. Theo Ban tổ chức, Lễ hội năm nay diễn ra trong thời điểm chùa Quán Thế Âm đang tiến hành thi công xây dựng ngôi chùa mới, nên công tác tổ chức lễ hội có 100 quy mô nhỏ hơn những năm trước. Tuy nhiên, những phần lễ mang dấu ấn truyền thống vẫn được duy trì, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch, các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng thụ văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo truyền thống, phần lễ sẽ được tổ chức mang màu sắc lễ nghi Phật giáo với các nội dung: Lễ rước ánh sáng, gồm rước đuốc, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong Phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức sẽ trong sáng và sẽ làm được nhiều việc thiện; Lễ khai kinh, Lễ Tế Xuân cầu nguyện cho Quốc thái - Dân an, chúng sinh an lạc; Lễ trai đàn chẩn tế để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh; Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng. Theo thông lệ, lễ rước Quán Thế Âm, Ông Tổ nghề đá và Bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia sẽ được diễn ra trong ngày 19/2 âm lịch. Các kiệu được khiêng từ trên chùa Quán Thế Âm, đi xuống thuyền và chạy quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an, nghề đá Non Nước tiếp tục được duy trì và phát triển… Tuy nhiên, năm nay, phần lễ này tạm dừng, bởi không gian tổ chức nghi lễ này không cho phép. Phần hội sẽ diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao dân tộc xen lẫn với hiện đại như kéo co, đẩy gậy, văn hóa ẩm thực chay, biểu diễn trống hội và múa trình tường… Ngoài các hoạt động văn hóa thì Hội đua thuyền năm nay vẫn sẽ được tổ chức, có sự tham gia của các đội đua đại diện các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, trong thời gian diễn ra lễ hội, các hoạt động trưng bày hình ảnh du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn; khai mạc triển lãm Thư pháp, Thiền trà; giao lưu thơ nhạc… cũng sẽ diễn ra xen kẽ. Năm nay, Hội hoa đăng cũng sẽ được [...]... trong lễ hội Quán Thế Âm Đây là dịp để du khách gửi vào đó những điều ước tốt đẹp nhất trong cuộc sống cho hôm nay và mai sau Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn năm 2011 là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống tốt đẹp hơn Việc duy trì và đầu tư cho Lễ hội này trong các năm qua đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. .. mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống tốt đẹp hơn Việc duy trì và đầu tư cho Lễ hội này trong các năm qua đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 101 . sống thanh bình. Lễ tế Xã Tắc vì thế đã được xã hội hóa tối đa để trở thành một lễ hội cộng đồng, trong đó, người dân được xem là chủ thể tinh thần của lễ tế. Rối Tày - Nét văn hóa cần được lưu. nguồn, về với một di tích lịch sử văn hoá dân tộc. Lễ hội năm nay ngoài lễ Yết cáo, còn có lễ Chém trâu (hay còn gọi là lễ Phắn quái); các hoạt động vui chơi và các trò chơi dân gian như ném còn,. Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa có một người vẫn đang sáng tạo và để lại cho văn hóa dân tộc Tày nói riêng và cộng đồng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung một nét nghệ thuật

Ngày đăng: 13/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan