NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU (Urinary Tract Infection) pot

11 425 1
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU (Urinary Tract Infection) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU (Urinary Tract Infection) Nhiễm trùng đường tiểu rất hay làm phiền phái nữ. Ở Mỹ, tính chung, mỗi năm phụ nữ đi khám bác sĩ khoảng 8 triệu lần vì nhiễm trùng đường tiểu, và ít nhất, có 100.000 trường hợp phải vào bệnh viện để chữa trị. Nhiễm trùng đường tiểu bắt đầu đến thăm phụ nữ ở tuổi học trò (schoolgirl), rồi xảy ra nhiều nhất trong khoảng tuổi 20 đến 50, khi đời sống tình dục người phụ nữ ở mức độ phong phú nhất. Đường tiểu là cơ quan bài tiết nước tiểu, từ trên xuống dưới gồm hai quả thận, hai ống dẫn tiểu (ureters: dẫn nước tiểu từ hai quả thận xuống bọng đái), bọng đái, ống dắt tiểu (urethra: dắt nước tiểu từ bọng đái ra lỗ tiểu) và ngoài cùng là lỗ tiểu. Ống dắt tiểu ở đàn ông dài, ngoằn ngoèo, ngược lại ở phụ nữ, thẳng và ngắn, chỉ khoảng 4 cm. Đường tiểu nhiễm trùng khi vi trùng (bacteria) từ ngoài xâm nhập lỗ tiểu, đi ngược lên bọng đái qua ống dắt tiểu. Lúc vi trùng xâm nhập và tấn công bọng đái, người phụ nữ có những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng bọng đái cấp tính (acute cystitis). Chúng ta bảo: đây là nhiễm trùng đường tiểu dưới. Không chữa trị, các vi trùng bò ngược lên các ống dẫn tiểu (ureters), đến thận, tạo bệnh nhiễm trùng thận (pyelonephritis). Trường hợp này là nhiễm trùng đường tiểu trên. Nguy hiểm hơn, vi trùng từ thận có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, và theo máu tới tấn công các cơ quan khác. Vì sao phụ nữ dễ nhiễm trùng đường tiểu? Tại sao phụ nữ hay nhiễm trùng đường tiểu hơn nam giới trong khoảng tuổi 20-50? Có nhiều lý do giải thích việc này: · Ống dắt tiểu của phụ nữ vừa ngắn, lỗ tiểu lại nằm ngay phía trước âm đạo (vagina). Hậu môn (anus) cũng gần ngay đó, đằng sau âm đạo một chút. Bình thường, lúc nào cũng có sẵn các vi trùng, vi trùng bạn và vi trùng thù, sinh sống quanh vùng hậu môn, âm đạo và lỗ tiểu. Trong lúc giao-hợp (intercourse), khi ống dắt tiểu bị chà xát, vi trùng có sẵn quanh đó, như con E. coli chẳng hạn, dễ xâm nhập lỗ tiểu, rồi đi ngược lên ống dắt tiểu và xâm nhập bọng đái. (Đi tiểu ngay sau khi giao-hợp có thể làm giảm nhiễm trùng đường tiểu, vì giúp “đuổi” bớt các vi trùng đã xâm nhập bọng đái trong lúc giao hợp.) · Thế giới quanh ta là một chung sống hoà bình giữa “thù” và “bạn”. Nói đến vi trùng (bacteria), ta nghĩ ngay đến những kẻ thù nguy hiểm mắt ta không thấy, chỉ chực tấn công và phá rối cuộc sống yên lành của ta. Thực ra, ta cũng có những người bạn tốt, những vi trùng tốt gọi là “normal flora”, ngày đêm sống chung và canh chừng bọn vi trùng xấu hộ ta. Đã bao lần ta phản bội những người bạn đáng yêu, giết chết những đồng minh trung thành này khi dùng trụ sinh không đúng cách. Như lúc nhiễm cảm, cúm do siêu-vi-trùng (virus), các sinh vật trụ sinh không giết được, nhiều người chúng ta vẫn hay dùng trụ sinh, nghĩ trụ sinh sẽ đuổi cảm, cúm đi mau hơn. (Có vị trong nhà lúc nào cũng trữ Ampicillin, bị gì cũng đem một, hai viên ra uống “cho yên tâm”. Như dùng thuốc an thần.) Chung quanh hậu môn, âm đạo và lỗ tiểu, như nhiều nơi khác trong cơ thể ta, luôn có sẵn các vi trùng bạn và thù chung sống hòa bình. Trụ sinh, dùng để chữa một bệnh nhiễm trùng, hoặc dùng lung tung không cần thiết, có thể giết nhầm những người bạn tốt, để các vi trùng xấu tha hồ tác yêu tác quái, gây nhiễm trùng đường tiểu khi gặp cơ hội. Cùng một cơ chế, thuốc giết tinh trùng đặt trong âm đạo để ngừa thai (spermicide), cũng có thể giết bớt các vi trùng tốt. Người ta còn nghĩ rằng thuốc ngừa thai, màng chắn ngừa thai đặt tại âm đạo (diaphragm) làm thay đổi tính chất của các vi trùng tốt, khiến chúng yếu đi, không đủ sức làm nhiệm vụ canh phòng. 2-8% phụ nữ mang thai nhiễm trùng đường tiểu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hay bị thể nhiễm trùng đường tiểu nặng hơn phụ nữ không mang thai, tức thể nhiễm trùng thận (đường tiểu trên). Khi mang thai, vì nhiều yếu tố khác nhau, đường tiểu làm việc trì trệ, chậm hơn bình thường. Đâu có hiện tượng ứ đọng, đó dễ nhiễm trùng hơn nơi khác. Phụ nữ mang thai nhiễm trùng đường tiểu dễ sanh non, nhất là khi nhiễm trùng thận. Trẻ sanh ra cũng dễ chết hơn các trẻ sanh bởi các bà mẹ không nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, ở cả hai phái nam và nữ, bất cứ tình trạng tật bệnh nào làm nước tiểu ứ đọng (do có bướu, sạn thận, đường tiểu hẹp, to tuyến nhiếp-hộ ở đàn ông trên 50 tuổi, bọng đái làm việc bất thường sau tai biến mạch máu não, ) đều có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Trong những trường hợp nhiễm trùng thận vì nước tiểu ứ đọng do các tình trạng tật bệnh kể trên, thận bị vi trùng tàn phá nhanh hơn bình thường. Cho nên, để cứu vãn quả thận đang trong tình trạng kêu cứu, không những phải chữa nhiễm trùng bằng trụ sinh, mà ta cần khám phá và nếu có thể, sửa chữa các tình trạng tật bệnh gây sự ứ đọng nước tiểu. Định bệnh Khi nhiễm trùng đường tiểu dưới (nhiễm trùng bọng đái), bạn có triệu chứng đi tiểu nhiều lần. Mới xong, chút xíu lại muốn đi nữa. Nước tiểu không ra nhiều mỗi lần đi tiểu. Đã thế, còn đi tiểu đêm, đau (rát, nóng) lúc đang tiểu hay lúc sắp tiểu xong. Đồng thời, khác với bình thường, bạn cảm thấy rất khó nín tiểu, mót tiểu là phải đi ngay. Vùng bọng đái phía bụng dưới bạn đau, khó chịu. Nước tiểu bạn đục, hôi, lắm khi có máu. Tưởng do “nóng” trong người nên bỏ qua, không đi bác sĩ, khi vi trùng đã lên đến thận gây nhiễm trùng đường tiểu trên, bạn thêm nóng sốt (có thể cao đến 103 độ F), lạnh run, nhức mỏi khắp người, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Bạn đau một bên lưng dưới, vùng thận. Triệu chứng xảy ra nhanh chóng trong vòng vài giờ, một ngày. Giai đoạn này, với triệu chứng nóng sốt và lạnh run, có người tưởng mình sốt rét. Có vị tưởng mình ăn trúng độc vì buồn nôn ói mửa, tiêu chảy. Điểm đáng lưu ý: thường bệnh tiến triển như trên, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu dưới trước, sau đến triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu trên. Nhưng cũng có người đột nhiên bị nhiễm trùng đường tiểu trên (nhiễm trùng thận) mà không hề có triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu dưới (nhiễm trùng bọng đái) xảy ra trước đó vài ngày. Khi được thăm khám, người nhiễm trùng thận cảm thấy đau lắm khi bác sĩ sờ nắn hay dùng tay đấm nhẹ vào vùng thận. Cũng như với các bệnh khác, định bệnh nhiễm trùng đường tiểu dựa vào bệnh sử (lời kể bệnh của bạn), thăm khám, và thử nghiệm. Thử nghiệm quan trọng nhất là xem nước tiểu dưới kính hiển vi (urinalysis) và cấy trùng nước tiểu (urine culture). Đa số các trường hợp (80%), kẻ thù của những phụ nữ nhiễm trùng đường tiểu là vi trùng E. coli (đọc “I-cô-lai”). 20-30% các vi trùng E. coli đã lờn mặt Ampicillin, coi Ampicillin như pha. Gần đây, một số bọn chúng còn coi thường cả Septra, Bactrim, những thuốc rất tốt để chữa nhiễm trùng đường tiểu ngày trước. Sau E. coli, nhiều vi trùng khác cũng bắt chước, gây nhiễm trùng đường tiểu: Staphylococcus saprophyticus, Kebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Enterococcus faecalis, P. aeruginosa, Enterobacter cloacae, Citrobacter, Mỗi con lại “chịu” một vài trụ sinh khác nhau, và đa số đã kháng Ampicillin. Chữa trị Sự trị liệu rất khác biệt, tùy từng trường hợp nhiễm trùng đường tiểu. 1. Nhiễm trùng bọng đái cấp tính (acute cystitis): Hiện thuốc tốt để chữa là Cipro, uống chỉ 3 ngày nếu bạn đến khám bác sĩ sớm. Bạn đến khám sau một tuần; bạn đang dùng màng chắn ngừa thai (diaphragm); bạn mang bệnh tiểu đường; bạn mới nhiễm trùng đường tiểu gần đây, nay bị lại; bạn có sạn thận, hay những bất thường trong đường tiểu, , ta nên cấy trùng nước tiểu để nhận diện vi trùng, rồi dùng trụ sinh đủ 7 ngày cho chắc ăn. Chữa 3 hay 7 ngày như vậy, trong vòng 2 tuần sau khi chữa, rủi bạn có triệu chứng bất thường nữa, ta nên cấy trùng nước tiểu lại, rồi dùng đúng loại trụ sinh vi trùng còn “chịu” (sensitive) đến 2 tuần hay hơn. Bác sĩ cũng khuyên, nếu bạn đang ngừa thai bằng thuốc giết tinh trùng đặt trong âm đạo (spermicide), hoặc màng chắn ngừa thai (diaphragm), có lẽ bạn nên đổi, dùng cách ngừa thai khác để tránh nhiễm trùng tái phát. 2. Nhiễm trùng thận cấp tính (acute pyelonephritis): Nếu triệu chứng của bạn không nặng lắm bạn vẫn uống thuốc được, sau khi lấy nước tiểu gửi phòng thí nghiệm để xem dưới kính hiển vi (urinalysis) và cấy trùng (urine culture), bác sĩ sẽ cho bạn dùng trụ sinh (Cipro, Levaquin, Noroxin, ) và xem lại bạn trong vòng vài ngày. Thuyên giảm, bạn tiếp tục dùng trụ sinh đến 10-14 ngày, không thuyên giảm, bạn vào nhà thương. Còn trông bạn nặng quá, sốt trên 102 độ, ói mửa, nên không dùng thuốc uống được, bác sĩ sẽ khuyên bạn vào nhà thương để chữa trị bằng trụ sinh truyền qua đường tĩnh mạch (thuốc Cipro, hoặc Levaquin, Rocephin, Ofloxacin, Norfloxacin ). Nếu sau vài ngày, bạn vẫn sốt cao và không thuyên giảm, bác sĩ sẽ cho chụp phim hoặc làm siêu âm thận để tìm xem có gì lạ chăng, chẳng hạn sạn thận, bọc mủ quanh thận, khiến sự chữa trị không hiệu quả. Điểm quan trọng cần nhớ: dù thuyên giảm và được cho về để tiếp tục trụ sinh ở nhà, bạn cần uống trụ sinh đúng chỉ dẫn và dùng thuốc đủ 2 tuần. Sau 2 tuần, bạn nhớ đến tái khám và thử nước tiểu lại. Tùy kết quả thử tiểu, sự trị liệu xem như đã đủ hoặc có thể sẽ tiếp tục, có khi đến 6 tuần lễ. Phòng ngừa. Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu? Sau khi giao hợp, bạn uống nước và đi tiểu sớm, để “đuổi” bớt các vi trùng xâm nhập ống dắt tiểu và bọng đái trong lúc giao hợp. Chữa trị đến nơi đến chốn lúc nhiễm trùng đường tiểu lần đầu. Nếu bị đi bị lại nhiều lần (quá 2 lần mỗi 6 tháng), và các lần nhiễm trùng đều xảy ra vài ngày hay trong vòng 1 tuần sau giao hợp, chữa trị cho sạch vi trùng trong nước tiểu, rồi bác sĩ sẽ biên toa cho bạn mua một loại trụ sinh (Septra, Keflex, hoặc thuốc mà con vi trùng thích làm khổ bạn chưa kháng) để sẵn đầu giường. Sau mỗi lần giao hợp, bạn uống một viên để ngừa nhiễm trùng tái phát. Cách ngừa bằng thôi không giao hợp nữa, chẳng thực tế, không khéo lại làm mất hạnh phúc gia đình bạn. Nếu bệnh nhiễm trùng đường tiểu của bạn hay tái phát, nhưng không do giao-hợp, sự phòng ngừa bằng trụ sinh có khác hơn phương pháp phòng ngừa vừa nêu trên. Bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thuốc mỗi ngày hay 3 ngày mỗi tuần. Còn đàn ông thì sao? Đàn ông chúng ta ít bị nhiễm trùng đường tiểu trước tuổi 50. Sau tuổi 50, nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra do tuyến nhiếp hộ (tuyến nằm ngay phía dưới bọng đái) to lên, khiến ta đi tiểu không sạch, nước tiểu hay ứ đọng trong bọng đái. Nói là ít, nhưng trước tuổi 50, ngoài mấy bệnh truyền qua đường tình dục (sexually transmitted diseases, gọi tắt STDs) do những thú vui ngoài gia đình, đàn ông vẫn có thể nhiễm trùng đường tiểu do vi trùng E. coli. Người dễ nhiễm trùng đường tiểu trước tuổi 50 là người không cắt da qui đầu lúc mới cất tiếng khóc chào đời, người hay làm tình kiểu mấy anh “gay” đồng tính luyến ái (anal intercourse). Cũng có người chân chỉ hạt bột, cơm nhà quà vợ, nhưng vẫn nhiễm trùng đường tiểu do E. coli, chỉ vì con vi trùng này sinh sống trong âm đạo của vợ. Trước khi dùng trụ sinh để chữa nhiễm trùng đường tiểu cho đàn ông, bác sĩ luôn nên cấy trùng nước tiểu, dù nhiễm trùng đường tiểu mới xảy ra lần đầu. Sau đó, trụ sinh (Cipro, Noroxin, Levaquin, ) được dùng 7-14 ngày. Nếu triệu chứng mau chóng thuyên giảm, thì thôi. Nếu chữa đúng thuốc mà bạn vẫn không khỏi, hoặc bạn bị nhiễm trùng lại, hoặc nhiễm trùng đường tiểu trên (nhiễm trùng thận) xảy ra, có lẽ đường tiểu của bạn có gì bất thường rồi đây: sạn thận, to nhiếp hộ tuyến, thận nằm chỗ bất thường, Ta cần tìm hiểu bằng phim chụp thận, hoặc siêu âm, soi bọng đái, Có gì bất thường, cái bất thường ấy cần được sửa chữa, chứ không, nhiễm trùng đường tiểu sẽ xảy ra nữa. Nhiễm trùng đường tiểu có thể nặng và rất tốn kém. Đi tiểu có gì bất thường, bạn đừng tưởng tại nó “nóng” trong người nên bỏ qua, nhưng nên nghĩ đến bệnh nhiễm trùng bọng đái, không chữa biết đâu sẽ thành nhiễm trùng thận, lúc ấy thì lôi thôi lắm. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức . NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU (Urinary Tract Infection) Nhiễm trùng đường tiểu rất hay làm phiền phái nữ. Ở Mỹ, tính chung, mỗi năm phụ nữ đi khám bác sĩ khoảng 8 triệu lần vì nhiễm trùng đường. triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu dưới trước, sau đến triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu trên. Nhưng cũng có người đột nhiên bị nhiễm trùng đường tiểu trên (nhiễm trùng thận) mà không. 2-8% phụ nữ mang thai nhiễm trùng đường tiểu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hay bị thể nhiễm trùng đường tiểu nặng hơn phụ nữ không mang thai, tức thể nhiễm trùng thận (đường tiểu trên). Khi mang

Ngày đăng: 13/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan