Lang thang ở Macau ppsx

5 240 0
Lang thang ở Macau ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lang thang ở Macau Người ta đã lấn biển để xây đường băng ở Macau (Trung Quốc) vì diện tích của hòn đảo này quá nhỏ. Khi chúng tôi đến, đón ngay tại cổng là những chiếc xe buýt đời mới nhất, hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên những chiếc xe buýt ấy không dành để đi tham quan và đích đến là những sòng bài. Macau có diện tích chừng 20km² nhưng có đến 30 sòng bạc hoạt động. Macau về đêm Biểu tượng của ngành du lịch Macau là di tích còn sót lại của nhà thờ Saint Paul’s - nơi thu hút rất đông du khách đến tham quan. Theo Ted, một hướng dẫn viên du lịch, nhà thờ được xây dựng năm 1602, là một phần kiến trúc của Trường đại học Jesuit College of St. Paul’s. Đây được xem là trường đại học đầu tiên của phương Tây tại phương Đông. Lúc đầu nhà thờ xây bằng gỗ với mặt tiền là đá hoa cương, nhưng một trận hỏa hoạn vào năm 1835 đã thiêu rụi nhà thờ, chỉ còn lại mặt tiền nhà thờ và những cây cột bằng đá. Trên bức tường dưới tầng hầm ghi tên những người nằm lại ở đây chúng tôi còn thấy tên của những nhà truyền giáo đến từ VN. Macau được mệnh danh là “thành phố không ngủ” nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm với những khu mua bán sầm uất, những đoàn du khách ngược xuôi trên những con phố đi bộ, những “thiên đường mua sắm”. Trên những dãy phố về đêm chật ních thực khách trong những quán ăn với ẩm thực kết hợp và pha trộn nhiều nền văn hóa ẩm thực từ Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Ấn Độ đến Malaysia. “Có một Venice phương Đông” là cụm từ được ngành du lịch Macau dùng để quảng cáo về vùng đất này khi nhắc đến Venetian Macau. Đó là tổ hợp giải trí rộng 1 triệu m². Nơi đây có không gian đủ chứa 90 máy bay Boeing 747 với 350 cửa hàng, đấu trường 15.000 chỗ ngồi, một khách sạn với 3.000 phòng Đặc biệt, người ta đã cho đào một con kênh nhân tạo và xây một quảng trường mô phỏng cảnh sắc thơ mộng của Venice (Ý) và biến nơi đây thành một Venice của phương Đông Lao động Việt ở “giao điểm đông tây” Đoàn khách du lịch của chúng tôi đang tản bộ trên một con phố đông đúc giữa trung tâm Macau chợt nghe giọng VN của một cô gái. “Gấm, quê ở Thái Bình”, cô bạn giới thiệu về mình. Gấm sang Macau được gần hai năm, đang làm tạp vụ cho một khách sạn với thu nhập quy thành tiền VN khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Không chỉ Gấm, khoảng 5.000 người Việt đã có mặt ở đây theo diện xuất khẩu lao động. Chúng tôi tìm đến khu công viên gần chợ Hồng - theo cách gọi của những người lao động VN làm việc ở đây. Đó là một công viên nhỏ hơn cả diện tích của hồ Con Rùa (TP.HCM), là nơi giao nhau của bốn con đường. Công viên là điểm hẹn của hàng trăm người Việt xa quê vào mỗi đêm. Ở đây chúng tôi nghe tiếng Việt được sử dụng rôm rả xen lẫn tiếng Philippines, Indonesia. Lao động VN ở Macau, khu công viên gần chợ Hồng. Gần công viên là khu chợ Hồng - nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa của lao động nhập cư nhiều nước đến đây làm ăn sinh sống. Bên trên khu chợ là những dãy chung cư cao tầng cũ kỹ và có vẻ ẩm mốc cho những người xa xứ thuê trọ. Mỗi phòng trọ ở đây dành cho hai người có giá trên dưới 1,5 triệu đồng VN/tháng; thường được lao động VN, chủ yếu người miền Bắc thuê một phòng ở chung nhiều người để giảm chi phí. Chúng tôi vào phòng chị Thu Nguyệt, quê huyện Hải Hậu, Nam Định, đến năm người ở chung một phòng diện tích chừng 6m². Căn phòng tuềnh toàng chẳng có gì đáng giá ngoài những chiếc túi đựng quần áo, vài chén đũa dùng ăn mì gói. Chị Nguyệt cho biết phần lớn thời gian của chị em trong phòng là ở nhà chủ để dọn dẹp, trông coi nhà cửa cho chủ. Sau 20 - 21g chị em mới về đến phòng, tranh thủ tắm rửa rồi cả nhóm rủ nhau xuống công viên tìm đồng hương để đỡ nhớ quê Năm 1557, người Bồ Đào Nha đã trả 500 lạng bạc mỗi năm để thuê Macau và biến thành đầu mối giao thương quan trọng giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và châu Âu. Khi trở về với Trung Quốc vào năm 1999, Macau đã trở thành nơi giao thoa, hòa quyện hai nền văn minh Đông - Tây. "Macau được mệnh danh là Las Vegas của Phương Đông, đủ để du khách "đặc sản” là những sòng bài". Có ai nghĩ rằng vùng đất chỉ có 28,5 km2 có mật độ dân số cao nhất thế giới (19.852 người một km2) nguyên thủy là một làng chài nghèo khổ. Và ông Stanley Ho đã giúp Macau trở thành một thành phố dành cho những người ăn chơi sành điệu và ví tiền không mỏng. Chỉ cần đặt chân tới Macau thì du khách không khỏi choáng ngợp và phân vân không biết nên chọn sòng bạc nào trong số hơn hai mươi cái có tại mảnh đất nhỏ bé nào. Du khách sẽ thấy những cô gái xinh đẹp đứng khắp nơi trong thành phố với những tờ quảng cáo trên tay cười chào du khách. Nếu như Hong Kong được ví là “viên dạ minh châu” khi về đêm thì Macau còn hơn thế nữa. Vẻ đẹp của Macau không phải là những tòa nhà chọc trời mà là những sòng bài lớn mang trên mình chiếc áo đủ màu sắc đang mời chào du khách ghé thăm. Hơn thế nữa bên trong những chiếc áo xinh đẹp là rất nhiều hoạt động thú vị nhằm thu hút du khách. Ví như chương trình nhạc nước của sòng bài Wynn, sảnh khách sạn và sòng bài có 72 cục vàng nặng một kg, khám phá thành phố Venice của Italia tại sòng bài Vetitian hay là cây phát lộc mọc lên từ lòng đất và thay đổi màu sắc theo bốn mùa trong năm Nhưng có lẽ show rồng tại sòng bài thành phố của những ước mơ là ấn tượng hơn cả. Mái vòm được tạo dáng là một nhà hát với 500 chỗ đứng không chỉ mang lại cho du khách một tầm nhìn phóng khoáng mà còn giúp du khách có được những trải nghiệm trong thế giới đại dương. Du khách như phiêu lưu vào thế giới thần kỳ của bốn con rồng chúa với sức mạnh kỳ diệu của những viên ngọc rồng. Đây được xem là sản phẩm truyền thông đa phương tiện đầu tiên của thế giới kết hợp triết lý phương Đông và thần thoại Trung quốc với kỹ thuật hiện đại bậc nhất. Có thể nói du khách như được xem phim 4D mà không cần phải mang kính. Kết thúc cuộc hành trình, bạn như lạc vào núi vàng khi hàng ngàn đồng tiền vàng lấp lánh rơi từ trên trời xuống. Hoàng Anh Blog's . Lang thang ở Macau Người ta đã lấn biển để xây đường băng ở Macau (Trung Quốc) vì diện tích của hòn đảo này quá nhỏ. Khi chúng. lạng bạc mỗi năm để thuê Macau và biến thành đầu mối giao thương quan trọng giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và châu Âu. Khi trở về với Trung Quốc vào năm 1999, Macau đã trở thành nơi giao thoa,. Lao động Việt ở “giao điểm đông tây” Đoàn khách du lịch của chúng tôi đang tản bộ trên một con phố đông đúc giữa trung tâm Macau chợt nghe giọng VN của một cô gái. “Gấm, quê ở Thái Bình”,

Ngày đăng: 13/07/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan