Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ thiền

7 431 2
Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ thiền

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ thiền Trích một ý nhỏ trong chuyên đề " Nguồn gốc mâu thuẫn giữa tình và lý trong thơ ca Thiền sư Huyền Quang Người xưa có nói: Làm thơ đã khó, nhưng đọc thơ cũng không phải là chuyện dễ gì. Tại sao lại có ý kiến như vậy? Vì thời xưa, ngoài những người lấy con mắt thơ để nhìn thơ, còn có một số người thì nhìn thơ theo hai cách. Một là khiên cưỡng, hai là cố chấp. Trong thi thoại còn ghi lại nhiều chuyện đáng cười và đáng chán. Chẳng hạn bài từ " Bồ tát man" của Ôn Đình Quân đã viết: Tiểu sơn trùng điệt kim minh diệt, Tân dục độ hương tư tuyết. Lãn khởi họa nga my, Lộng trang sơ tẩy trì. Chiếu hoa tiền hậu kính, Hoa diện giao tương ánh. Tân niêm tú la nhu, Song song kim giá cô. (Trên mi nét vẽ đậm mờ, Tóc mai buông thõng bơ phờ bên tai. Ngại ngùng dướn cặp mày ngài, Sững sờ áo xốc thoa cài điểm trang. Soi hoa: sau trước đôi gương, Mặt hoa cùng với mặt nàng long lanh. Cài thêm trên áo là xanh, Đa đa một cặp rất xinh bằng vàng.) Theo " Nhân gian từ thoại sách cảo" của Vương Quốc Duy thì " Bồ tát man" của Phi Khanh, " Bướm say hoa" của Vĩnh Thức, " Bốc toán tử" của Tử Chiêm đều là sáng tác phẩm khi nguồn cảm hứng đến với nhà thơ, chứ không phải họ có ngụ ý gì kia khác nhưng đều bị Cao Văn thêu dệt nên lời" . Cả đến Chu Trấn Phủ khi biên soạn " Thi từ lệ thoại" cũng nói: " Nhìn toàn bộ bài từ cũng chẳng thấy gì là kẻ sĩ không gặp thời" . Nhưng trong Từ tuyển của Trương Huệ Ngôn (tức Cao Văn) lại bình luận rằng: " Đó là lời cảm khái của kẻ sĩ không gặp thời, phép tắc của thiên này phảng phất như " Trường môn phú" . Còn bốn câu " Soi hoa " là " cái ý trở về lối ăn mặc thời xưa của mình" trong Ly tao. Vì vậy mà Vương Quốc Duy đã phải thốt nên lời: " Cố chấp thay! lối bình từ của Cao Văn" . Đó là một thí dụ về một sự khiên cưỡng trong vô số sự khiên cưỡng của một số người bình luận thơ thời xưa. Còn câu thơ " Vịnh chiếc tù và" của Mạnh Đông Dã: Tự khai cô nguyệt khẩu Năng duyệt lạc tinh tâm. Mở miệng vành trăng sớm Đẹp dạ ánh sao khuya.) thì trong " Tùy Viên thi thoại" , Viên Mai đã bác bẻ là: " Chưa từng nghe trăng có miệng, lại bỗng thấy sao có tim, đó là một sự xuyên tạc vậy. Thế mà Đông Pha khen là " kỳ diệu" , đó chẳng qua là sự ưa ghét khác với thói thường mà thôi" . Để làm sáng rõ ý này, ta hãy mượn ý kiến nhận định về lời bình đó mà nhà văn Quách Mạt Nhược đã viết trong " Lời ghi lại khi đọc Tùy viên thi thoại" (Nhân Dân nhật báo; 28-2- 1962): " Nay xét, câu thơ của Mạnh Đông Dã đúng là " kỳ diệu" , đem mảnh trăng non ví với hình ảnh chiếc tù và, đem ánh sao sa so với giọng bi hùng của nó, thực là hiếm gặp. Trong đêm khuya, ta hãy thử nghe tiếng tù và thổi trong nơi hoang vắng, tất nhiên ta sẽ có cái cảm giác mênh mông, vẳng lặng, không thể nói nên lời. Nay đem ánh sao sa để cụ thể hóa nó ra, và đem mảnh trăng cô đơn để làm cảnh đệm, như vậy không phải là khiến cho cái không thể sờ mó được có một hình thù xác thực đó sao? Trăng vốn không có miệng, sao vốn không có tim, song nhà thơ có thể mở miệng cho trăng, sinh tim cho sao. Đối với vạn vật nhà thơ đều có thể cho nó một sinh mệnh, trong ngoài xưa nay đâu mà chẳng thế. Nhưng riêng Mạnh Đông Dã, mở miệng cho trăng, sinh tim cho sao, là một sáng tạo độc đáo. Bảo Mạnh Đông Dã là " xuyên tạc quá quắt" , bảo Tô Đông Pha là " ưa ghét khác với thói thường" , Viên Mai con người chủ trương " Phật trong thơ" của thuyết tính linh, mà lại nêu lên sự biện luận như vậy, thực là khó hiểu" (2). Đó lại là một thí dụ về sự cố chấp trong vô số sự cố chấp của một số nhà bình luận thơ xưa. Riêng bài thơ " Xuân nhật tức sự" của Huyền Quang cũng đã gây nên nhiều sự nhận định có tính chất trái ngược nhau, tuy chưa phải là quá đáng như vậy, nhưng cũng có nhiều điều làm ta suy nghĩ. Theo " Tổ gia thực lục" thì Huyền Quang là tổ thứ ba trong phái Trúc lâm thời Trần, họ Lý tên là Đạo Tái, người ở hương Vạn Tải, huyện Vũ Ninh, lộ Bắc Giang, đỗ trạng nguyên năm 21 tuổi, vua Trần muốn đem Liễu nữ công chúa (cháu của Sinh vương) gả cho ông, nhưng ông từ chối, ông vào nhiệm chức ở nội hàn, giao thiệp với Bắc sứ, ngôn ngữ văn chương, lừng lẫy khắp nơi. Khi ông theo vua ngự giá đến chùa Vĩnh Nghiêm huyện Phượng Nhỡn, thấy Pháp Loa, tổ thứ hai của phái Trúc lâm, thuyết pháp, ông liền tỉnh ngộ duyên xưa, ông dâng sớ xin từ chức, xuất gia tu đạo, trụ trì ở chùa Vân Yên (thời Hồng Đức đổi làm Hoa Yên), núi Yên Tử. Năm Quý mão là năm ông 60 tuổi thì xảy ra câu chuyện: Một hôm Trần Anh Tông bảo với thị thần và các tăng đạo rằng: " Con người ta sinh ra trong khoảng trời đất này, mang âm ôm dương, ăn ngon mặc đẹp, cho nên có tình dục này, sở dĩ mà người ta nén nó lại một bên, là vì người ta dốc lòng tu đạo. Tại sao sư già Huyền Quang, sinh ra là sắc sắc không không, như nước không sóng, như gương không bụi, đó là nén dục chăng? Hay là không nén dục chăng?" Mạc Đĩnh Chi bước lên tâu: " Vẽ hổ vẽ da khôn vẽ cốt, hay người hay mặt chẳng hay lòng, xin nhà vua hãy thử xem" . Thế là Trần Anh Tông sai Điểm Bích, một cung nhân được tin yêu, đi thử Huyền Quang. Kết quả là nàng đã đem về một bài thơ mà nàng bảo là Huyền Quang đọc trong lúc đêm khuya để ghẹo nàng: Vằng vạc trăng mai ánh nước, Hiu hiu gió trúc ngâm sênh. Người hòa tươi tốt cảnh hòa lạ, Mầu Thích Ca nào thử hữu tình. và một nén vàng mà nàng bảo là sau khi giao hoan, Huyền Quang đã cho nàng, để làm bằng chứng. Đại khái nội dung câu chuyện là như thế vậy. Qua câu chuyện này kết hợp với hơn 20 bài thơ có tính chất trữ tình chép trong " Việt âm thi tập" , cụ thể là bài thơ " Xuân nhật tức sự" : Nhị bát giai nhân thích tú trì, Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly. Khả lân vô hạn thương xuân ý, Tận tại đình châm bất ngữ thì. (Gái xuân thêu gấm nhẹ nhàng, Dưới hoa kinh tía oanh vàng líu lo. Thương xuân ý thực vô bờ, Là khi không nói thẫn thờ dừng kim) đã gây ra hai loại ý kiến có tính chất đối lập nhau. Trước kia, trong " Kiến văn tiểu lục" , Lê Quý Đôn, bảng nhãn triều Lê, đã viết: " Hầu như không phải khẩu khí của một nhà tu hành" . Gần đây hơn, qua bài " Tìm hiểu văn thơ của các nhà sư Lý - Trần" (đăng trên " Tạp chí văn học" tháng 6-1965), Kiều Thu Hoạch viết: " Sư Huyền Quang, người cùng thời với Trần Quốc Tảng, hình như không hẳn là một nhà chân tu. Bằng vào những tình cảm " trần tục" trong thơ ông thì mối tình giữa ông với nàng Điểm Bích mà người ta vẫn cho là oan có lẽ cũng chẳng oan gì ( ) sư ông cũng là một khách si tình như ai" ; " Đến bài thơ vịnh mai vịnh cúc của ông, thì lại càng chứng tỏ ông là một người " tuy vui cảnh bụt chưa nguôi lòng trần" ; " ở bài " Đề Đạm Thủy tự" , nhà sư lại càng mơ mộng và lãng mạn hơn, ông tiếc từng cánh hoa rơi" . Năm 1973, qua bài " Các nhà thơ phụ nữ thời Lý - Trần" (đăng trong tạp chí Văn học số 2 - 1973), Trần Thị Băng Thanh viết: " Có niềm xúc động và mối thông cảm đó phải chăng cũng là do trong lòng nhà thơ đã có những lúc trằn trọc trước những tiếng gọi của cuộc sống mà bài thơ của nàng Điểm Bích đã nói khá rõ ràng? Vả lại ai biết đâu giữa cô gái đẹp ngồi thêu dưới hoa tử kinh kia và nàng Điểm Bích lại không có một sự liên quan nào đó! Vậy thì đành rằng câu chuyện " thử thách" giữa Huyền Quang và Điểm Bích là một giai thoại, nhưng cũng không thể là một chuyện hoàn toàn bịa đặt do tính " hiếu sự" của người đời" . Đó là những ý kiến hoài nghi và ý kiến cho là " chả oan gì" về mối quan hệ giữa Huyền Quang và Điểm Bích qua thơ văn và tiểu truyện của ông. Năm Tân mùi (1751) niên hiệu Cảnh Hưng, Ngọ Phong Ngô Thời Sĩ, tiến sĩ triều Lê, thì cho rằng trước đây Nguyễn Cổ Đô có làm bài hành, nhưng chỉ mới tước bớt những điều những uế, và chỉ nói tới cái điều chân thực của Huyền Quang là khước từ vinh hoa, giác ngộ đạo Phật, còn cái điều vu oan về việc phá giới và cái lẽ " có" hay " không" thì ông chưa phân biệt được một cách chính xác. Do đó, Ngọ Phong đã viện ra nhiều giả thuyết và chứng cớ để biện giải nỗi oan cho Huyền Quang. Ông đã nêu lên nhiều câu hỏi: " Mày ngài nét thúy, là con người được sùng bái nhất ở trong cung, không lẽ vì một điều nghi ngờ mà người ta đem ra làm trò thử thách?" ; hay: " Một con người đã quen với cái nghiệp muối dưa chay nhạt, mà một sớm kia đem cái tai " hữu ngã" để làm nhơ nhớp cái thanh danh của mình, phải chăng sư không thể làm được cái điều " không thể" của một người con trai nước Lỗ được sao?" ; hay: " Một con người đã nguội lạnh công danh, mà một sớm kia đem con mắt " vô nhân" để làm xiêu cái phẩm hạnh của mình, phải chăng sư không thể làm được cái điều " có thể" của Liễu Hạ Huệ được sao?" , v.v Đoạn ông viện dẫn tới gia thế cùng đạo hạnh của Huyền Quang đồng thời ông cũng nêu những câu thơ của Huyền Quang để làm chứng cớ: Bán gian thạch thất hòa vân trụ, Nhất lĩnh xuế y kinh tuế hàn. (Thạch thất tác) (Nửa gian nhà đá lẩn mây, áo lông một mảnh tháng ngày căm căm.) Dĩ thị thành thiền tâm nhất phiến, Cùng thanh tức tức vị thùy đa. (Sơn vũ tác) (Lòng ta đã sạch buồn lo, Vì ai dễ cứ nhỏ to kêu hoài.) và cuối cùng ông đi đến kết luận: " Cái khí tượng núi rừng, mây ráng đã thể hiện ra lời thơ, con người thanh đạm đơn sơ cũng có thể hình dung mà thấy được, đâu có cái chuyện thêu dệt không căn cứ, như sự ngoa truyền của người đời " . Đó là những ý kiến khẳng định đạo hạnh của Huyền Quang là chân tu qua thơ văn và tiểu truyện của ông. Đứng giữa hai loại ý kiến trái chiều nhau như vậy, ta nên xử trí ra sao? Đứng riêng về thơ mà nói, thì những câu thơ mà Ngọ Phong trích dẫn, sắc thái của nó đã hiển nhiên biểu lộ một phong độ của người xuất gia tu đạo, nên ta chả cần phải bàn cãi nhiều lời. Có chăng, chỉ những bài thơ đượm mầu " lãng mạn" , nó trái với phong cách một thiền sư là cần đề cập tới mà thôi. Thật là nghịch lý! Một con người lúc trẻ đã khước từ một giai nhân lá ngọc cành vàng, để xuất gia tu đạo, một con người đã từng tuyên bố: Có thì có tự mẩy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vầng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có không không mơ màng. Nhưng đến lúc tuổi già, cái tuổi sáu mươi là cái tuổi xấp xỉ tới tuần thượng thọ, không biết thế nào mà cái " tình đời" lại trỗi dậy, con người đó lại đi nhặt " cánh hoa rơi" , hay có những lúc " trằn trọc trước tiếng gọi của cuộc sống" . Biết đâu con người đó lại chả thuộc vào loại người " lão đương ích tráng" ? Cái việc đó thực khó mà hiểu được. Nhưng có một điều thực sự hiển nhiên là chẳng riêng gì Huyền Quang, một nhà tu hành lại đi miêu tả " nỗi thương xuân" của một " giai nhân đôi tám" , nếu ta mở tập Thơ tăng của thời Đường, một thời đạo Phật hưng thịnh nhất của Trung Quốc thời xưa, ta sẽ hết đỗi ngạc nhiên trước những bài thơ đậm nét trữ tình và lãng mạn, nào những cảnh biệt ly đầy nước mắt, nào những nét thơ mộng của giai nhân, nào những cảnh thương xuân khóc hạ, nào những cảnh lá rụng hoa rơi, v.v một sức sống trong thơ thực là tràn ứ, nó còn vượt xa những bài thơ " trữ tình" của một số người gọi là " như giả" . Tôi hãy tạm cử Hàn Sơn để làm thí dụ. Hàn Sơn, một cao tăng thời Đường, tu hành ở một vách núi hoang sơ thuộc huyện Đường Hưng núi Thiên Thai, ông lấy vỏ cây làm mũ, áo gai giầy rách. Ông thường ngâm vịnh, hát ca hay gào thét ở những chốn hiên trường hay nơi nhà vắng, mà ít người biết tới. Ông thường đề thơ trên vách đá thân cây hay tường nhà vách xóm. Một cuộc sống có thể nói là " điên rồ" như vậy, nhưng thơ ông lại mang nặng " tình đời" : Hoa thượng hoàng oanh tử, Quan quan thanh khả liên. Mỹ nhân nhan như ngọc, Đối thử lộng minh huyền. Ngoạn chi năng bất túc, Quyến luyến tại thiếu niên. Hoa phi điểu diệc tán, Xái lệ thu phong tiền. (Trên hoa một chiếc oanh vàng, Tiếng ca đượm vẻ thê lương đau lòng. Giai nhân nét mặt tươi hồng, Hoa chim nhìn ngắm, tơ đồng dạo chơi. Hoa chim chưa thỏa lòng người, Lại còn quyến luyến tuổi đời trẻ trung. Hoa bay, chim biệt mù tung, Lệ hồng trước ngọn thu phong gạt thầm.) Bài thơ sao mà có cái dáng dấp của bài " Xuân nhật tức sự" của Huyền Quang như vậy, cũng hoa nở, cũng oanh vàng, cũng người đẹp thương xuân, tiếc tuổi, v.v. Phải chăng Hàn Sơn cũng là một khách " si tình" , cũng người " lãng mạn" ? Nhưng hiềm một nỗi, ông không có sự tơ vương với " giai nhân đôi tám" , không có sự nghi kỵ của ngai vàng, nên khó có thể cho ông cũng là người " lãng mạn" hay " si tình" . Nếu đã không như vậy, thì ông miêu tả những người con gái đẹp để làm chi? Điều thắc mắc này, theo ông thuật lại, thì đã có một gã tú tài họ Vương nào đó, người đồng thời với ông, chê thơ ông là " như bọn mù vịnh ánh mặt trời" (như manh đồ vịnh nhật), nên ông đã làm một bài thơ để nói lên cái dụng ý của thơ mình: Hạ ngụ độc ngã thi, Bất giải khước xuy tiếu. Trung dong độc ngã thi, Tư lường vận thậm yếu. Thượng hiền độc ngã thi. Bả chước mãn diện tiên. Dương Tu kiến ấu phụ, Nhất lâm tiện tri diệu. (Kẻ kém đọc thơ ta, Không hiểu sẽ cười diễu. Người thường đọc thơ ta, Đắn đo rằng trọng yếu. Người hiền đọc thơ ta, Nở nụ cười tươi rói. Dương Tu nhìn gái non, Xem thơ ta liền hiểu.) Chúng ta biết rằng một số lớn thiền sư đồng thời cũng là thi sĩ, vì vậy mà tâm hồn họ không thể không rung động trước cảnh vui buồn trong cuộc sống của xã hội đương thời, điều đó là một sự thực, nên đứng trên bình diện thơ trữ tình nói chung mà xét, thì những ý kiến nhận định về Huyền Quang của tác giả bài " Tìm hiểu văn thơ của các nhà sư Lý - Trần" và tác giả bài " Các nhà thơ phụ nữ thời Lý - Trần" không có gì là không đúng. Nhưng ngoài loại thơ " tức cảnh sinh tình" ra, thì họ còn sáng tác một loại thơ mang tính chất một bài kệ, nó tóm tắt hay thuyết minh một giáo lý nào đó, có khi nó thuyết lý khô khan, có khi nó mang một mầu sắc trữ tình. Ta hay nghe Thập Đắc, một cao tăng thời Đường, người cùng thời với Hàn Sơn đã phát biểu về ý đó. Ngã thi dã thị thi, Hữu nhân hoán tác kệ. Thi kể tống nhất ban, Độc thời tu tử tế. Y thử học tu hành, Đại hữu khả tiến sự. (Thơ ta cũng là thơ, Có người gọi là kệ. Thơ kệ đều như nhau, Khi xem nên cặn kẽ. Theo đó mà tu hành, Được nhiều việc đáng kể.) Như vậy là thơ của các thiền sư phần nhiều mang hình thức thuyết lý. Thế nhưng, những bài thơ của Huyền Quang và Hàn Sơn đã trích dẫn ở trên thì thuyết lý điều chi? Nhưng muốn hiểu điều này ta hãy xem mục đích của đạo Phật là quan tâm tới cái gì? Chúng ta biết rằng mục đích của đạo Phật, ngoài tu Tâm ra thì chú ý tới cái " khổ" của con người qua một chuỗi vận động: sinh, già, ốm, chết. Trong " Khóa hư lục" , Trần Thái Tông đã cụ thể hóa nó bằng sự vận động của bốn mùa: mùa xuân tượng trưng cho tuổi trẻ, mùa hạ tương trưng cho lúc già, mùa thu tượng trưng cho đau ốm, mùa đông tượng trưng cho sự chết, ông còn coi nó là " bốn trái núi" đè nặng lên số phận của con người, mà sự vận động này theo thuật ngữ nhà Phật là cái lẽ vô thường (anica). Vô thường là sự thay đổi liên tục, được xét trong nhiều trạng thái như: sống chết, khởi diệt, thành hoại, có không, v.v. Theo quan niệm nhà Phật thì thân thể người ta biến đổi trong từng nháy mắt. Sự thay đổi này được mệnh danh là " sự chết trong từng nháy mắt" (khanika marana). Vì vậy vô thường là " khổ" . Phật đã nhắc lại ý này qua lời tuyên bố trong kinh Upanisad. Cái trướng cửu thì hạnh phúc, Cái nhất thời thì đau khổ. Từ góc độ này mà nhìn, ta sẽ thấy dụng ý của Huyền Quang và Hàn Sơn là họ muốn thuyết giáo: " cái chết trong từng nháy mắt" là nỗi đau khổ của loài người nói chung, qua hình ảnh những con người " thương xuân" hay " luyến tiếc tuổi đương thì" . Nhưng trong khi làm thơ họ đã vận dụng thủ pháp đem cái cụ thể để hình ảnh hóa cái trừu tượng, kết hợp với cái thủ pháp " ý ở ngoài lời" (ý tại ngôn ngoại), cái thủ pháp mà Nghiêm Thương Lương đã diễn tả nó bằng một hình ảnh " hoảng hoảng hốt hốt" : " như âm thanh trong hư không, như sắc đẹp trong vẻ mặt, như ánh trăng đáy nước, như hình ảnh trong gương, lời tuy hết mà ý không cùng" cho nên khi mới đọc ta thấy hơi khó hiểu. Để chứng minh cho luận điểm đó rõ hơn, tôi xin trích dẫn thêm một bài, vẫn của Hàn Sơn, mà tính chất thuyết lý về lẽ vô thường của nó không bị che khuất bởi cái màng hàm súc: Thành trung ngạ mỵ nữ, Chu hội hà xan xan. Anh vũ hoa tiền lộng, Tỳ bà nguyệt hạ đàn. Trường ca tam nguyệt hưởng, Đoản vũ vạn nhân khan. Vị tất trường như thử, Phù dung bất nại hàn. (Trong thành có gái mày ngài, Lanh canh ngọc quý hạt trai bên người. Trước hoa anh vũ nô cười, Tỳ bà lựa gẩy đôi bài dưới trăng. Ba xuân giọng hát vang lừng, Muôn người xem múa ra chừng còn say. Phải đâu được mãi thế này, Phù dung không thể quen ngày giá đông.) Hai câu kết đã lộ rõ ý đồ thuyết giáo của nhà Phật: " vô thường là khổ" . Nói như vậy, người ta có thể hỏi lại rằng: Nếu thơ ca của các thiền sư chỉ thuần thuyết lý như vậy thì còn chi là tính xã hội mà ta nghiên cứu? Chúng ta biết rằng, các thiền sư dù siêu phàm thoát tục đến đâu chăng nữa, dù họ coi cả cái thế giới hiện tượng này chỉ là huyễn hóa, là hư vô, nhưng sự thực vẫn là sự thực, người ta muốn phủ định nó cũng không tài nào phủ định nổi, người ta vẫn phải sống với nó, vẫn phải đụng chạm với nó từng ngày từng giờ, cho nên dù muốn dù không, khi xây dựng những giáo lý của mình, có thể nói là hết sức siêu thoát, hết sức trừu tượng, thì họ vẫn phải dựa vào những chất liệu thực tế ở chung quanh họ, nghĩa là họ phải dựa vào những hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội mà họ đang sống. Do đó, mà thơ ca của họ, ngoài sự thuyết lý chung chung, ta vẫn thấy hiện lên những mầu sắc của xã hội lúc đương thời. Nói như Gorki, nhiều lúc họ là " sử gia khách quan" của thời đại họ. Chẳng hạn như bài thơ " Xuân nhật tức sự" của Huyền Quang, ngoài sự thuyết lý vô thường, ta vẫn thấy nó hiện lên một tình thương về số phận người con gái trong xã hội phong kiến nói chung. Nó là " những tia sáng nhân đạo chủ nghĩa tuy chỉ mới le lói qua bức màn đen dày đặc của tư tưởng Phật giáo nhưng cũng vì thế mà rất đáng trân trọng" (Văn học cổ Việt Nam - Đinh Gia Khánh). Đó là tính chất mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức của thơ ca Thiền sư. Sự mâu thuẫn đó đã gây nên sự nhận định có tính chất khác nhau, mà bài thơ " Xuân nhật tức sự" của Huyền Quang chỉ là một thí dụ trong nhiều thí dụ tương tự mà thôi. Chỗ " khác nhau" đây chỉ ở cái khía cạnh: bài thơ có trái với giáo lý đạo Phật hay không. * * * Qua câu chuyện Huyền Quang, tôi muốn nêu lên một khía cạnh nhỏ trong phương pháp biểu hiện của thi ca Thiền sư, nếu ý kiến này được thừa nhận là đúng, thì ngược lại, mối " oan tình" mà chính Huyền Quang đã phải kêu lên: " Nỡ đâu lại khiến cho Hàn Sơn và Thập Đắc (3) phải mang mối oan tình (Khước giao Hàn Thập khởi oan tình) sẽ được cởi ra một nút. Còn đánh giá thơ Thiền hay dở thế nào, tôi chưa nói tới; và sự quan hệ giữa Huyền Quang và nàng Điểm Bích hư thực ra sao, thì tôi không rõ. Điều đó chẳng riêng gì tôi mà cả người xưa cũng đành như vậy: Dù mà tát cạn Bình than, Cũng không rửa được nỗi oan cho thầy. Nhưng đối với chúng ta, " nỗi oan" ấy chẳng có gì là quan trọng cả trong việc đánh giá nhân cách, tư tưởng và bài thơ của Huyền Quang. Đỗ Văn Hỷ (Văn học) ____________ (2) Trích qua " Thi từ lệ thoại" của Chu Trấn Phủ. (3) Hàn Sơn và Thập Đắc là hai thiền sư nổi tiếng đời Đường. _____________________________ . Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ thiền Trích một ý nhỏ trong chuyên đề " Nguồn gốc mâu thuẫn giữa tình và lý trong thơ ca Thiền sư Huyền Quang Người xưa có nói: Làm thơ đã. tình. và một nén vàng mà nàng bảo là sau khi giao hoan, Huyền Quang đã cho nàng, để làm bằng chứng. Đại khái nội dung câu chuyện là như thế vậy. Qua câu chuyện này kết hợp với hơn 20 bài thơ. khó, nhưng đọc thơ cũng không phải là chuyện dễ gì. Tại sao lại có ý kiến như vậy? Vì thời xưa, ngoài những người lấy con mắt thơ để nhìn thơ, còn có một số người thì nhìn thơ theo hai cách. Một

Ngày đăng: 13/07/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan