SKKN một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý khối 9 theo hướng bền vững

18 3.5K 4
SKKN một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý khối 9 theo hướng bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 9 THEO HƯỚNG BỀN VỮNG A/- PHẦN MỞ ĐẦU: I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Trong những năm qua, chất lượng dạy và học của huyện An Phú nói chung và trường trung học cơ sở Đa Phước nói riêng ngày càng được nâng cao. Các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt do ngành phát động được đông đảo cán bộ - giáo viên - công nhân viên và học sinh nhiệt tình tham gia hưởng ứng và từng bước đạt được nhiều thành tích khá nổi bật như: phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi ca múa nhạ c, hội khỏe phù đổng, thi chọn học sinh giỏi … Qua các phong trào đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh học sinh, các cấp chính quyền và đó cũng là động lực để những người làm công tác giáo dục có những định hướng mới cho sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai của đất nước. Trong các phong trào thi đua đó, có thể khẳng định rằng trường trung học cơ sở Đa Phước – huyện An Phú là ngôi trường đạt được kết quả khá toàn diện và mang tính ổn định ; phát triển trong đó có phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm học 2005 – 2006 là năm học đầu tiên học sinh lớp 9 trên địa bàn toàn tỉnh được học theo chương trình sách giáo khoa mới và cũng là năm học đầu tiên bản thân được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy môn Địa lý khối 9. Với vai trò là người giáo viên giảng dạy lớp 9, bản thân nhận thức được rằng nhiệm vụ khá nặng nề và quan trọng – quan trọng vì phải đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công việc mà lãnh đạo nhà trường luôn xem là mũi nhọn, là thế mạnh của trường. Từ năm học đầu tiên đó đến nay, công tác bồi d ưỡng học sinh giỏi môn Địa lý của bản thân ít nhiều đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể là: hàng năm trường đều có học sinh giỏi đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh môn Địa lý và năm học 2010 – 2011 vừa qua trường có một học sinh giỏi đạt giải Nhì và một học sinh giỏi đạt giải Ba môn Địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấ p tỉnh. Với những kết quả trên, xin chia sẻ một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, tạo hứng thú học tập cho học sinh và góp phần nhỏ bé trong thành tích chung của phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, và đặc biệt với những giáo viên đã và đang bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý có thể xem đây là một tài li ệu tham khảo, một kênh thông tin để làm phong phú thêm biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trên địa bàn An Giang nói chung và huyện An Phú nói riêng. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài tập trung phân tích các biện pháp đã thực hiện trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 cũng như chia sẻ với quý đồng nghiệp những kinh nghiệm đã tích lũy được từ thực tế những năm qua. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Từ thực tế của quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả bản thân đã không ngừng rút kinh nghiệm, phân tích, so sánh các biện pháp đã tiến hành ở năm sau so với những năm trước để có hướng điều chỉnh ở hiện tại sao cho phù hợp với thực tế. Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm riêng của bản thân đã từng bước hình thành ý tưởng viết đề tài về công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi và qua nhiều nă m đề tài được ra đời. Có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được ngành thực hiện khá lâu nhưng việc tổ chức trao đổi học tập hay chia sẻ kinh nghiệm bồi dưỡng thì chưa thực hiện bao giờ. Do đó, đề tài ra đời là kết quả của quá trình gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời phần nào đã giải quyết được những đòi hỏi do thực ti ễn đặt ra. B/- PHẦN NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 trong những năm học qua tôi nhận thấy rằng vấn đề quan trọng là người giáo viên bồi dưỡng cần có một quan niệm đúng về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng. Bên cạnh đó, cần trả lời cho câu hỏi: “việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằ m mục tiêu gì ?” để từ đó người giáo viên bồi dưỡng lựa chọn nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sao cho thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Theo Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người được ví như “một trong những cánh chim đầu đàn” của ngành khoa học Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam và cũng là người có nhi ều năm tham gia ra đề thi Cao đẳng, Đại học, thi học sinh giỏi quốc gia môn đia lý cho rằng: “Học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tạ i và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống”. Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng đượ c những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý. Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi giáo viên và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những điểm tương đồng: - Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh. - Bồi dưỡng sự lao động và làm việc một cách sáng tạo. - Phát triển các phương pháp, kỹ năng và thái độ tự học suốt đời. - Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh. - Phát triển phẩm chất lãnh đạo. - Có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Với những mục tiêu đó, chúng ta cũng thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay của phần lớn giáo viên ít nhiều đã đáp ứng tương đối đầy đủ sáu mục tiêu trên . Điều này được minh chứng qua kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên vì những em đạt giải học sinh giỏi là những em hội đủ các mục tiêu trên. II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP: Trong thực tế, qua một số năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý đạt kết quả khá khả quan: hàng năm trường đều có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh b ản thân luôn bám sát các mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời áp dụng các biện pháp cụ thể: 1. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Vào đầu năm học, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo mỗi giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các môn phải xây dựng kế hoạch chi tiết. Vì vậy, bản thân cũng đã lên kế hoạch c ụ thể về: thời gian bồi dưỡng; nội dung; thời lượng; số lượng học sinh bồi dưỡng; chỉ tiêu phấn đấu đạt giải … và bản thân đã thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch. Song song đó, Ban giám hiệu – trực tiếp là đồng chí Phó Hiệu trưởng chuyên môn của trường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi c ủa trường đạt được kết quả cao nhất. 2. Chọn đối tượng bồi dưỡng và thường xuyên thực hiện công tác tư tưởng với học sinh tham gia bồi dưỡng: Như chúng ta đã biết theo quy chế thi học sinh giỏi thì đối tượng được thi học sinh giỏi là những học sinh đang học lớp 9 tại trường, có học lực ở học kỳ I của năm đang h ọc đạt từ loại khá trở lên, hạnh kiểm đạt loại tốt và trung bình môn thi học sinh giỏi đạt từ 8,0 trở lên. Những năm qua việc chọn đối tượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý ở trường về cơ bản được nhiều thuận lợi do: - Đa số học sinh khối 9 đều có hứng thú và đam mê môn Địa lý. Vì vậy, học sinh đăng ký dự thi khá tương đối, bình quân mỗi năm có trên 05 học sinh. - Số học sinh khối 9 của trường khá đông. Hàng năm, bình quân trường có trên 150 học sinh khối 9 được bố trí từ 05 đến 06 lớp. Do đó, sức ép về vấn đề chọn số lượng học sinh tham gia bồi dưỡng là không đáng kể so với các trường khác. - Môn Địa lý ở trường là môn có truyền thống đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh nên cũng thu hút học sinh đăng ký tham gia bồi d ưỡng. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi bước đầu đó, trong quá trình bồi dưỡng bản thân cũng gặp một số khó khăn từ học sinh (và cũng có thể bắt gặp đối với những giáo viên đang bồi dưỡng học sinh giỏi), đó là: - Do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan nên một số học sinh có sự mâu thuẫn, chưa thông suốt giữa học sinh giỏi ở lớp với học sinh gi ỏi cấp huyện, tỉnh bộ môn: học sinh nghĩ rằng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ ảnh hưởng đến thành tích học ở lớp và ngược lại, vì vậy một số em vẫn tham gia bồi dưỡng nhưng mang tính hình thức, thiếu tập trung. - Do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế: bồi dưỡng học sinh giỏi không còn thời gian phụ tiếp chuyện gia đình. - Phải đi h ọc bù, học thể dục, học thêm, tham gia các phong trào khác của lớp, trường .v.v. Xuất phát từ những khó khăn trên, bản thân đã thường xuyên động viên, khuyến khích và kiên trì phân tích cho học sinh thấy được phải làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc mà vẫn sử dụng hợp lý quỹ thời gian. Vì nếu suy cho cùng việc bồi dưỡng học sinh giỏi muốn thành công hay thất bại nhờ vào vai trò của người giáo viên – người giáo viên m ới gặp những “lực cản” mà buông xuôi thì khó có thể thành công. Do đó, có ý kiến cho rằng người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi được ví như đạo diễn của bộ phim, còn học sinh là những diễn viên thực hiện theo ý định của đạo diễn, nhưng đạo diễn cũng cần biết quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của diễn viên. 3. Giáo viên bồi dưỡng nên biên soạn tài liệu theo từng chuyên đề củ a nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý: Có thể cho rằng đây là biện pháp mang tính bền vững đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý. Từ thực tế kinh nghiệm bồi dưỡng những năm qua cho thấy nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý rất phong phú được trải đều ở 03 khối lớp 6, 8, 9 và ở mỗi khối lớp lượng kiến th ức cần truyền đạt cho học sinh là vô hạn, giáo viên bồi dưỡng rất khó xác định được nội dung kiến thức nào cần bồi dưỡng trước cho học sinh, nội dung nào không quan trọng để giới hạn, đặc biệt là phần Địa lý tự nhiên Việt Nam (khối 8) và Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (khối 9), bên cạnh đó trong một vài trường hợp người giáo viên không thể bồi dưỡng kiến thức trong sách giáo khoa theo một trình tự cố định hết Bài 1 đến Bài 2, Bài 3 …do không đủ thời gian hoặc do kiến thức được sắp xếp theo từng phần, từng chương theo phương pháp dàn trải. Chính vì thế, bản thân đã tiến hành soạn tài liệu riêng theo từng chuyên đề của nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi các năm qua theo tôi có các chuyên đề cơ bản sau: - Chuyên đề về Trái đất (khối 6). - Chuyên đề Địa lý tự nhiên Việt Nam (khối 8). - Chuyên đề Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (khối 9). - Chuyên đề về Kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét các loại biểu đồ (chủ yếu ở khối 9). Như vậy, từ các chuyên đề trên giáo viên cần tìm những tài liệu liên quan để biên soạn, và thông thường các chuyên đề này được giảng dạy chuyên sâu hơn ở chương trình Địa lý lớp 12 – Nâng cao (đối với khối 8, 9) và chương trình Địa lý lớp 10 – Nâng cao (đối với khối 6), hay được tập trung trong các bộ đề thi tốt nghiệp lớp 12, thi Cao đẳng, Đại học môn Địa lý. Đối với bản thân, tài liệu biên soạn chủ yếu dựa vào các nguồn: - Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lý Việt Nam (Tác giả: GS-TS Lê Thông, PGS- TS Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2008). - Ôn tập Địa lý theo chủ điểm (Tác giả: GS-TS Nguyễn Viết Thịnh, PGS-TS Đỗ Thị Minh Đức do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản năm 2005). - Chuyên đề Địa lý 12: Phần Địa lý tự nhiên - dân cư và phầ n Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (Tác giả: PGS-TS Nguyễn Đức Vũ do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2009). - Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng môn Địa lý (Tác giả: Đỗ Ngọc Tiến, Phí Công Việt do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2002). - Một số đề thi học sinh giỏi môn Địa lý cấp THCS, THPT và tốt nghiệp CĐ, ĐH (sưu tầm). Khi đã biên soạn được tài liệu giáo viên rất thuận lợi trong việc bồi dưỡng cho học sinh vì lượng kiến thức đã được định trước, đồng thời hạn chế việc mất thời gian và có thể bồi dưỡng theo sở thích của mình. 4. Về nội dung và phương pháp bồi dưỡng: Giáo viên nên bồi dưỡng những chuyên đề cơ bản, trọng tâm trước và ưu tiên thời lượng cho nhữ ng chuyên đề này, hoặc trên cơ sở “phán đoán” sở trường hay sở thích của người ra đề mà có thể bồi đưỡng trước những chuyên đề đó (đương nhiên điều này chỉ mang ý nghĩa tương đối và thực tiễn những năm qua cho thấy đề thi học sinh giỏi thường tập trung vào phần đặc điểm và ảnh hưởng của khí hậu Việt Nam đến phát triển kinh tế), hay bản thân thích nh ất chuyên đề nào thì bồi dưỡng trước, nhưng không nên bồi dưỡng theo phương pháp từ thấp lên cao theo hướng: khối 6 → khối 8 → khối 9 → biểu đồ vì dễ mất thời gian nhưng hiệu quả không cao do các chuyên đề có mối liên hệ với nhau không nhiều (ví dụ: chuyên đề về Trái đất với chuyên đề về Địa lý tự nhiên Việt Nam) . Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi áp dụng theo quy trình sau: Trước tiên, tôi phát tài liệu biên soạn c ủa cá nhân phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt nam (khối 9) để học sinh tự nghiên cứu vì phần này các em đã và đang được học trên lớp do đó giáo viên có điều kiện mở rộng kiến thức cho học sinh, đồng thời đối với học sinh các em cũng có điều kiện khắc sâu kiến thức, nâng cao khả năng tư duy, các kỹ năng địa lý bước đầu cũng được phát triể n. Tiếp theo, giáo viên bồi dưỡng phần Địa lý tự nhiên (khối 8) và Địa lý về Trái đất (khối 6) vì hai phần này học sinh đã được học ở các lớp dưới giáo viên chỉ cần ôn tập lại cho học sinh thông qua nội dung đang học ở khối 9. Sau cùng, giáo viên tập trung vào kỹ năng vẽ và nhận xét các loại biểu đồ. Cũng cần nói thêm rằng, mỗi giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý đều có nhữ ng điểm giống nhau như: khung chương trình bồi dưỡng, trình độ tay nghề, sự nhiệt tình, trình độ học sinh, phương tiện phục vụ bồi dưỡng (Atlat, compa, thước đo độ, máy tính …) … nhưng kết quả đạt được có sự khác biệt vì mỗi giáo viên có hình thức tổ chức và phương pháp bồi dưỡng khác nhau. Sau đây xin trình bày một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý mà bản thân đã thực hiện trong các năm qua. a). Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý: Phương pháp sử dụng sơ đồ hay đầy đủ là phương pháp sử dụng sơ đồ Grap được sử dụng khá phổ biến trong dạy học Địa lý để thể hiện mối quan hệ nhân - quả trong địa lý. Do cấu trúc của chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi phân phối trải rộng ở 03 khối lớp nhưng giữa các khối lớp có mối liên hệ hữu cơ với nhau theo một trình tự, đặc biệt là khối 8 với khối 9. Vì thế, giáo viên bồi dưỡng khi sử dụng sơ đồ Grap cần đặt nó trong mối liên hệ mắc xích, không thể tách r ời. * Cấu tạo của một sơ đồ Grap gồm: - Các đỉnh: thể hiện bằng các ô vuông chứa đựng các đặc điểm, khái niệm. - Các nhánh: thể hiện bằng các mũi tên thể hiện các mối liên hệ giữa các yếu tố, đối tượng địa lý với nhau. * Các kiểu sơ đồ Grap thường dùng: - Grap chứng minh hay giải thích: dùng để thể hiện, phản ánh nội dung bài dạy một cách trực quan nhất. - Grap tổng hợp: dùng để tổng hợp, ôn tập, tổng kết hay hệ thống một chương, một phần kiến thức các bài học. - Grap kiểm tra, đánh giá: dùng để phản ánh năng lực tiếp thu sự hiểu biết của học sinh, đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh n ội dung truyền đạt. * Cách sử dụng sơ đồ Grap: - Giáo viên vừa giảng bài, tổ chức cho học sinh tìm ra kiến thức và các mối liên hệ chủ yếu vừa xây dựng sơ đồ Grap. Kết thúc buổi bồi dưỡng thì việc xây dựng sơ đồ cũng hoàn thành và nội dung bồi dưỡng (nội dung bài học) được thể hiện một cách trực quan bằng sơ đồ. - Giáo viên có thể xây dựng sẵn sơ đồ câm và đặt câu hỏi hướng học sinh phân tích các mối quan h ệ trên sơ đồ để giải thích nội dung học tập đồng thời có các ví dụ cụ thể để chứng minh. - Giáo viên cũng có thể xây dựng sơ đồ câm kết hợp với các phiếu học tập đã chuẩn bị trước rồi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm ra kiến thức. Cuối cùng, giáo viên khẳng định lại vấn đề đúng sai và học sinh tự hoàn thiện sơ đồ trên c ơ sở kiến thức tìm được. * Ưu điểm của phương pháp sử dụng sơ đồ Grap: Việc sử dụng sơ đồ Grap đã được thực hiện khá lâu trong dạy học địa lý do có nhiều ưu điểm nổi bật và thật sự nổi bật hơn trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn toàn ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thông qua vẽ bản đồ tư duy trong dạy học và thực chất của việc vẽ bản đồ tư duy chính là phương pháp sử dụng sơ đồ Grap trong dạy học địa lý. Phương pháp này có những ưu điểm: - Hạn chế việc mất thời gian của giáo viên so với phương pháp dạy từng tiểu mục, từng phần. - Học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, nhất là các kiến thức mang tính tổng quan, khái quát. - Giúp học sinh đễ nhớ và khắc sâu kiến thức bằng thói quen tư duy logic thông qua sơ đồ. - Học sinh hứng thú học tập bộ môn. * Một số ví dụ cụ thể: - Câu 1: Bằng những kiến thức đã học hãy trình bày các vận động chính của Trái đất và hệ quả của nó. - Câu 2: Khí hậu nước ta có những đặc điểm gì ? Từ những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế của nước ta ? - Câu 3: Hãy chứng minh rằng Việt Nam là nước có tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển du lịch. - …… Với các câu hỏi mang tính tổng hợ p như trên, học sinh giỏi môn địa lý không thể học thuộc lòng mà thông qua các phương pháp tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa) và kết hợp vận dụng các kỹ năng địa lý dưới sự hướng dẫn của giáo viên phải trình bày đầy đủ và chính xác yêu cầu của đề bằng con đường ngắn nhất là vẽ sơ đồ Grap. - Câu 1 - - Trái đất Tự quay quanh trục Chuyển động quanh mặt trời Thời gian …………. …………. …………. Hướng …………. …………. …………. Vận tốc …………. …………. …………. Thời gian …………. …………. …………. Hướng …………. …………. …………. Trục nghiêng …………. …………. …………. Hệ quả Hệ quả Ngày đêm kế tiếp nhau Giờ khác nhau ở các nơi Lệch hướng vật chuyển động Mùa trên trái đất Ngày đêm dài ngắn theo mùa Các vành đai nhiệt trên trái đất - Câu 2: - Câu 3: Nhiệt đới ẩm gió mùa Khí hậu Việt Nam Phân hóa đa dạng Thất thường Nhiệt đới …… …… …… …… Ẩm …… …… …… …… …… Gió mùa …… …… …… …… Theo mùa …… …… …… …… Bắc Nam …… …… …… …… Tây Đông …… …… …… …… Nhiệt độ …… …… …… …… Lượng mưa …… …… …… …… Thuận lợi: ………………………… Khó khăn: ………………………… ………………………… Thuận lợi: ………………………… Khó khăn: ………………………… ………………………… Khó khăn …………………… …………………… …………………… Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch nhân văn Di sản thiên nhiên …… …… Vườn quốc gia …… …… …… Hang động …… …… …… …… Bãi biển …… …… …… …… Thắng cảnh …… …… …… …… Di sản văn hóa …… …… Di tích lịch sử …… …… Lễ hội …… …… …… …… Làng nghề …… …… …… …… Ẩm thực …… …… …… …… [...]... năng địa lý khi được học lên bậc trung học phổ thông, và nhiều học sinh giỏi môn Địa lý ở lớp 9 tiếp tục được bồi dưỡng trong đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 III PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: Qua một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 của bản thân tin tưởng rằng quý thầy; cô đã, đang và sẽ bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Địa lý nói riêng, đặc biệt là quý thầy cô... việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 và kết quả đạt được là khả quan: hàng năm trường đều có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Địa lý Cụ thể theo bảng số liệu sau: Năm học 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 2008 - 20 09 20 09 - 2010 2010 - 2011 Số học sinh đạt giải Cấp huyện Cấp tỉnh 05 05 04 05 02 02 Ngành không tổ chức thi học sinh giỏi 10 08 / 03 01 / 03 03 02 Số học sinh dự thi C/-... đặt ra là học sinh phải tạo được sơ đồ cho từng câu hỏi và dựa vào sơ đồ đó học sinh thuyết trình sơ đồ bằng ngôn ngữ viết vào bài làm kết hợp với quá trình khai thác kiến thức từ Atlat Địa lý Việt Nam b) Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý: Đa số giáo viên giảng dạy địa lý nói chung và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng đều cố gắng rèn luyện cho học sinh những... viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý ngoài các bước khai thác chung cần có các bước khai thác riêng Nói cách khác để học sinh khai thác có hiệu quả kiến thức từ Atlat địa lý người giáo viên phải nắm vững các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ Atlat Địa lý Việt Nam hiện nay có các phương pháp biểu hiện chủ yếu sau: - Phương pháp ký hiệu: hình học, chữ, tượng hình - Phương pháp. .. - Phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp bản đồ - biểu đồ và phương pháp ký hiệu Thế thì vì sao người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý phải nắm vững các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên Atlat ? Vì: các đối tượng địa lý trên bề mặt đất thông qua các phương pháp biểu hiện đã hàm chứa một kho kiến thức đồ sộ về địa lý nước nhà... pháp thang màu) Các phương pháp biểu hiện trên được thể hiện ở các trang bản đồ của Atlat trong hai phần chính của chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý là: phần địa lý tự nhiên và phần địa lý kinh tế - xã hội, trong đó: - Phần Địa lý tự nhiên Việt Nam sử dụng các phương pháp biểu hiện chủ yếu là: phương pháp thang màu, phương pháp ký hiệu và phương pháp ký hiệu đường chuyển động - Phần Địa. .. có học sinh đạt giải cấp huyện, tỉnh nhưng số lượng học sinh đạt giải chưa nhiều Do vậy, trong những năm học tiếp theo bản thân sẽ không ngừng tổng kết, rút kinh nghiệm, không ngừng học hỏi để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng ổn định, phát triển theo hướng bền vững II Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Với những kết quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi những năm qua đã mang lại nhiều ý nghĩa... dồi, học hỏi mở rộng thêm kiến thức, đồng thời với thành tích trên đã tạo nền tảng vững chắc để bản thân tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm tiếp theo mà trước mắt là năm học 2011 – 2012 - Đối với học sinh: học sinh hứng thú học tập môn Địa lý và ngày càng tích cực hơn trong quá trình giảng dạy chính khóa trên lớp Ngoài ra, các em còn thực hiện thành thạo những kỹ năng địa lý khi được học. .. giáo viên cần tập trung hướng dẫn học sinh phân tích thang màu cùng các ký hiệu chung và ký hiệu riêng ở các trang Atlat nói trên kết hợp với việc sử dụng sơ đồ Grap như đã trình bày thì đã làm sáng tỏ được yêu cầu của đề bài c) Giáo viên bồi dưỡng phải hình thành các kỹ năng về biểu đồ trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý: Trong nội dung thi học sinh giỏi môn địa lý cấp trung học cơ sở có các dạng... tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ sự tâm huyết, nhiệt tình đó người giáo viên mới có thể từng bước thực hiện công việc bồi dưỡng như: biên soạn tài liệu, chọn phương pháp bồi dưỡng hay san sẻ những khó khăn của học sinh trong quá trình bồi dưỡng (kể cả khó khăn từ phía gia đình, khó khăn trong học tập của các em) … chỉ có như thế mới mang lại thành công cho giáo viên bồi dưỡng - Thứ ba, người giáo viên bồi . Nhì và một học sinh giỏi đạt giải Ba môn Địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấ p tỉnh. Với những kết quả trên, xin chia sẻ một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 nhằm. Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý: Đa số giáo viên giả ng dạy địa lý nói chung và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng đều cố gắng rèn luyện cho học sinh. ĐỀ TÀI: Qua một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 của bản thân tin tưởng rằng quý thầy; cô đã, đang và sẽ bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Địa lý nói riêng,

Ngày đăng: 12/07/2014, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan