Món ăn chữa bệnh y học thường thức

30 604 0
Món ăn chữa bệnh  y học thường thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÓN ĂN CHỮA BỆNH CHUỐI HỘT CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém Cây chuối hột có tên khoa học là Musra barjoo sieb, có nơi gọi chuối chát. Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thày thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng: Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt. Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống. Vị thuốc đa năng Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc”, lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng. Chữa sỏi thận: Lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà, liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt. Một cách khác: Dùng chuối hột một buồng già đem thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 3 thìa canh, uống liền 2-3 tháng. Hoặc quả chuối hột đã thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy 1 vốc tay (chừng 1 quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no. Ngoài ra, quả chuối hột còn xanh được dùng điều trị bệnh hắc lào: Cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi. Với trẻ táo bón, người ta lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ quả ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội cho trẻ ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) TÁO CHUA – VỊ THUỐC AN THẦN Táo chua là loại cây thuộc họ rụng lá, thường sống thành bụi. Mùa thu khi quả chín cũng là mùa thu hái, bỏ đi thịt táo, nghiền nát hạt, lấy nhân phơi hoặc sấy khô để làm thuốc gọi toan táo nhân. Dùng sống hoặc sao, cho vào thuốc nên giã nát. Tính vị của toan táo nhân ngọt, chua, có tác dụng quy phục, ổn gan, đảm kinh, tác dụng dưỡng tâm bổ gan, an thần ngăn mồ hôi. MƯỚP – THỨC ĂN VÀ VỊ THUỐC Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn. Xơ mướp là vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, thông kinh giải độc, giảm đau, cầm máu; dùng chữa chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu. Thường đốt tồn tính mà cho uống. Rễ cây mướp cũng được dùng làm thuốc chữa lở ngứa, đau lưng. Một số bài thuốc tham khảo: Chữa tắc tia sữa: Dùng mướp cả hạt đốt tồn tính, tán thành bột uống với ít rượu nhẹ 8 g/lần, dùng xoa đắp ngoài vú. Chữa kinh nguyệt không đều: Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính rồi tán bột, uống vào sáng sớm lúc còn đói với rượu. Chữa trĩ, trực tràng chảy máu hoặc xuất huyết tử cung: Xơ mướp đốt tồn tính tán bột, uống mỗi lần 2 g, 3 lần/ngày. Chữa lở ngứa: Chọn rễ cây mướp già đun với nước rồi ngâm rửa. Đau lưng lâu khỏi: Dùng rễ mướp 80-120 g, sắc uống hằng ngày. Giúp lợi tiểu: Chọn 1 quả mướp to, cắt bỏ ngang phần trên, cho vào ruột quả 37,7 g kali nitrat (diêm tiêu), đậy nắp lại cho vào lò đun nóng (phải giữ quả thẳng đứng). Khi diêm tiêm đã tan, quả chín mềm nhũn thì lấy ra nghiền nát, dùng vải lọc, chia nước này uống trong 5-6 ngày (theo kinh nghiệm dân gian Campuchia). Thanh Tâm Theo (Sức khoẻ và đời sống) RAU MÁ KHÔNG CHỈ LÀ RAU MÁ Rau má rất "lành", có thể ăn hằng ngày. Nhưng rau má không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh, như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện Ngay cả nền y học phương Tây cũng đã sử dụng rau má làm thuốc từ rất lâu. Cách dùng rất đơn giản (rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống). Số lượng và thời gian sử dụng không hạn chế. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra (như co thắt động mạch vành tim hay nhồi máu cơ tim, co thắt mạch máu não hay vỡ mạch máu não). Nền y học hiện đại đã chiết xuất lấy hoạt chất từ rau má làm thuốc chống sẹo lồi, làm vết thương mau lành, giảm bớt chứng giãn tĩnh mạch chi dưới Tuy lấy từ rau má nhưng loại thuốc này khá đắt vì phải qua nhiều công đoạn chế biến khá phức tạp. Cần lưu ý là các hoạt chất nằm ở trong chất xơ (cellulose) của rau má, nếu chúng ta chỉ giã vắt lấy nước thì sẽ mất đi các hoạt chất này. Một số công trình nghiên cứu cho thấy các chất xơ có thể "kéo" cholesterol ra khỏi cơ thể, vì vậy nếu ăn các loại rau có nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải dần lượng cholesterol ra khỏi cơ thể. (Theo Thanh Niên) NẤM HƯƠNG VỊ THUỐC Hạ huyết áp, giảm cholesterol, cải thiện viêm khớp, phòng ngừa suy lão Đó chỉ là một phần công dụng của nấm hương. Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, được tôn là “dược diệu” chống suy lão và trường thọ Nhiều nghiên cứu đã xác nhận nấm hương chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú, nhất là kali. Ngoài ra, nó còn có các loại vitamin B2, D, PP, protein, chất xơ, lipid, và polisacarit giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nấm hương có rất nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng lớn là: Hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị ung thư, chữa tàn nhang. Một số món ăn bài thuốc: Viêm gan mạn hay giảm bạch cầu: Nấm hương tươi 100g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày. Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ cứng động mạch, tiểu đường: Nấm hương 15g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền. Viêm dạ dày, thiếu máu, sởi: Nấm hương 100g, rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ 100g, thịt bò luộc thái lát 50g. Tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn 1-2 bữa. Cần ăn một thời gian mới hiệu nghiệm. (Theo SK & ĐS) TỎI, VỊ THUỐC TUYỆT VỜI Nhờ chứa nhiều hoạt chất sinh học, nên tỏi được dùng để bảo vệ sức khỏe và phòng trị bệnh rất hiệu nghiệm Những công dụng hay của tỏi Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa y học cổ truyền, Đại học Y Dược (TP.HCM), tỏi có những công dụng rất hay. Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất mạnh. Từ xưa, tỏi vốn được xem là chất sát khuẩn tự nhiên, là kháng sinh thiên nhiên. Dùng tỏi lâu dài giúp dự phòng cảm cúm và tránh lây nhiễm vi khuẩn và virus. Trong tỏi chứa rất nhiều chất nâng cao hệ miễn dịch - Allycin trong tỏi kích hoạt tế bào, làm tăng số lượng tế bào hạt trung tính, thực bào và tế bào lympho. Các loại tế bào này có khả năng bao vây, làm ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, tỏi còn ức chế các khuẩn gây bệnh đường ruột, trợ giúp điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa, là khắc tinh của ung thư - nhờ chứa hợp chất sulfur, tỏi trực tiếp ức chế và tiêu diệt các tế bào khối u. Nitrat là tiền thân của chất gây ung thư nitrosamine, tỏi ức chế nitrat trong biến chuyển thành nitrite, ngăn cản hình thành nitrosamine, từ đó phòng ngừa được ung thư dạ dày. Tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của các hóa chất có độc, kim loại nặng, độc tố và các chất gây ung thư đối với cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư da, ung thư trực tràng, thực quản, mũi họng, gan (tỏi phòng ngừa sự hình thành của các gốc tự do). Trong tỏi chứa nhiều germani và selen giúp cơ thể tăng khả năng chống ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, ăn tỏi hằng ngày giúp sát khuẩn, tăng tuổi thọ. Người thường ăn tỏi tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn 50% so với người không ăn tỏi. Hơn nữa, người ăn nhiều tỏi tỷ lệ mắc ung thư trực tràng cũng rất thấp. Tỏi ức chế hấp thụ cholesterol xấu, giảm hấp thụ cholesterol tại ruột non, nhờ đó giúp quân bình cholesterol trong máu. Nhiều thức ăn thường ngày như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật (đồ lòng), thịt mỡ , dùng nhiều sẽ dẫn đến tăng mỡ trong máu. Nếu ăn kèm với tỏi, thì mỡ trong máu sẽ bị khống chế. Tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối, giúp dự phòng mắc bệnh tim mạch. Động mạch chủ của người thường ăn tỏi có tính đàn hồi hơn so với người không ăn tỏi. Người bệnh tăng huyết áp, mỗi sáng ăn vài tép tỏi ngâm giấm sẽ giúp hạ áp. Những cách dùng tỏi có hiệu quả Băm tỏi thật nhuyễn, và đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn là tốt nhất. Vì theo lương y Nguyễn Công Đức, trong tỏi không có allycin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allycin. Tỏi băm nhuyễn, dù nấu chín thì vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý. Một số lưu ý khi dùng tỏi: không nên ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt; không nên ăn tỏi lúc bụng đói - tỏi có tính phân hủy và kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày, ruột. Cách sử dụng tỏi đơn giản là, tỏi khô bóc vỏ 50 gr giã nát để 30 phút sau đó mới cho vào lọ sạch, ngâm với 100 ml (nửa chén) rượu trắng 45 độ. Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ, mới đầu có màu trắng, sau chuyển dần sang vàng, đến ngày thứ 10 thì có màu vàng nghệ. Dùng sáng 1 muỗng cà phê, tối 1 muỗng cà phê trước khi ngủ. Tỏi ngâm rượu có công dụng chữa thấp khớp, tăng huyết áp, viêm họng, hen phế quản, trĩ nội, viêm loét dạ dày tá tràng, ăn khó tiêu, ợ hơi Nhưng, lưu ý, người đang mang thai, đau mắt đỏ, mụn nhọt lở loét, ban trái, người nóng bứt rứt, tiểu vàng, khô họng thì không nên dùng rượu tỏi. (Theo Thanh Niên) HUYỀN SÂM TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT (SK&ĐS)Gọi huyền sâm vì vị thuốc này giống sâm có màu đen (huyền là đen). Tên khoa học là Sorophularia buergeriana Miq, thuộc họ hoa mõm chó. Huyền sâm (Radix Sorophulariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm. Cây bắc huyền sâm là một loại thảo cao khoảng 1,50m, thân vuông màu xanh có rãnh dọc, 4 góc hơi phồng lồi ra, lá hình trứng, mọc đối chữ thập, đầu lá nhọn, mép có răng cưa nhỏ và đều, cuống ngắn, phiến lá dài. Lá phía dưới to hơn, cuống dài hơn, lá phía trên hơi nhỏ, cuống ngắn hơn Hoa tự mọc thành chùm, cuống ngắn trông như bông, nở ngọn hay đầu cành. Hoa hình ống, hơi phình ở giữa, thắt ở phía trên, mép có 5 cánh, với 1 cánh cao hơn, mọc thành tán, hoa màu tím hoặc màu vàng nhạt, quả màu xanh, khi chín màu đen, chứa nhiều hạt đen. Huyền sâm có vị đắng, ngọt hơi mặn, tính hơi lạnh, vào 2 kinh Phế và Thận. Theo tài liệu cổ: huyền sâm có tác dụng tư âm, giáng hỏa, giải độc hòa ban, thanh hầu chỉ thống, nhuyễn kiên tán kết, giải khát trừ phiền, nhuận táo hoạt trường. Dùng chữa các bệnh như: phiền khát, cuồng điên, yết hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc, táo bón, mất ngủ, ôn dịch phát ban, bướu cổ, tăng thêm tinh dịch, hạ sốt, các bệnh thời khí ôn dịch, sưng viêm, các bệnh xuất huyết, mụn nhọt, sưng lở. Huyền sâm được dùng làm thuốc mạnh tim, giảm sốt, chống viêm cổ họng viêm amiđan, lở loét trong miệng. Liều dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc. Người tỳ hư tiết tả không dùng được. Một số bài thuốc có huyền sâm: - Chữa viêm họng, viêm amiđan: Huyền sâm 10g, cam thảo 3g, cát cánh 5g; mạch môn 8g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày và làm nước súc miệng. - Trị phát ban, họng đau: Huyền sâm, thăng ma, cam thảo mỗi thứ đều 20g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, uống ấm sau khi ăn 30 phút. - Trị ban chẩn, sốt cao mê sảng: Nhiệt tà nhập huyết làm sốt cao mê sảng, ban chẩn nổi lờ mờ, lưỡi khô đỏ. Cần thanh dinh thấu nhiệt, giải độc dưỡng âm. Dùng “Thanh dinh thang”: Huyền sâm 12g, tê giác 12g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 12g, hoàng liên 6g, sinh địa 20g, đan sâm 8g, đọt tre 8g, liên kiều 8g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. - Trị viêm hạch, lao hạch, lao màng bụng: Huyền sâm 20g, nghệ đen 10g, xạ can 10g, bồ công anh 8g, mộc thông 8g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia uống 2 lần. - Trị loa lịch: Huyền sâm 20g, bối mẫu 12g, liên kiều 12g, qua lâu căn 12g, bạc hà 10g, hạ khô thảo 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. - Trị tiểu tràng sán khí: Huyền sâm 100g, (sao) nghiền nhỏ hòa với nước cơm tán nhuyễn làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 6g lúc đói với rượu (hoặc nước nguội hòa rượu – dùng cho phụ nữ và trẻ em). - Trị kinh phong trẻ em: Huyền sâm 8g, mạch môn 4g, sinh địa 8g, câu đằng 6g, cúc hoa 6g, cam thảo bắc 4g. Nước sắc như trên uống 2 lần trong ngày. - Trị sốt xuất huyết có choáng: Huyền sâm 20g, cỏ nhọ nồi 10g, chi tử 10g, sinh địa 15g, kim ngân hoa 10g, hoàng đằng 15g, quy vĩ 10g. Nước sắc như trên, uống ngày 2 lần. - Trị nhọt độc có vết rò, hang hốc: Huyền sâm ngâm rượu uống mỗi ngày 1 ly nhỏ sau khi ăn. - Trị tam tiêu tích nhiệt: Huyền sâm 12g, hoàng liên 8g, đại hoàng 8g, nước 400ml, sắc còn 150ml, uống ngày 2 lần. Hoặc mỗi vị đều 40g, tán mịn luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước ấm. - Trị viêm tắc tĩnh mạch tay chân (chứng thoát thư): Huyền sâm 24g, đương quy 10g, cam thảo 10g, huyết giác 10g, ngưu tất 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml, uống ngày 2 lần Theo Lương y Minh Chánh CHÁO HẦ THỦ Ô Món ăn bổ dưỡng cho người tiểu đường và người bệnh tim mạch. Nguyên liệu: * 30gr-60gr hà thủ ô * 2 bát nước dùng * 40gr sơn dược * 100gr thịt lợn nạc * 100gr gạo thơm * 3-6 quả táo đỏ * 1/2 thìa cà-phê muối Thực hiện: 1. Rửa sơ hà thủ ô, sơn dược, táo đỏ, để ráo 2. Thịt nạt rửa sạch, thái lát 3. Vo gạo, để ráo 4. Đun sôi nước dùng, cho hà thủ ô, sơn dược vào 5. Tiếp đến, cho gạo vào nấu nhừ, nêm gia vị 6. Cuối cùng, cho thịt nạc, táo đỏ vào Thưởng thức: Múc cháo ra bát, dùng nóng Công dụng: Cháo hà thủ ô thích hợp với người bệnh tiểu đường kèm bệnh co thắt mạch vành tim Theo TTGĐ CHIM BỒ CÂU VÀ VỊ THUỐC CÁP ĐIỂU Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết) và phân chim (cáp điểu phẩn). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Tuệ Tĩnh còn nêu tên khác của chim bồ câu là gia cưu hay phi nô và làm thuốc dùng thứ lông trắng thì tốt. - Thịt chim: Chứa 22,14% protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng. Người uống được rượu, hằng ngày ăn thịt chim tẩm rượu, nướng vàng cũng rất tốt. Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng, lấy chim bồ câu non 1 con và chim sẻ 5 con, làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang 4g. Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương). Thịt chim bồ câu tần với yến sào, đỗ xanh, nếp vàng, mộc nhĩ hoặc nấm hương, gia vị lại là thức ăn ngon, vị thuốc bổ, rất tốt cho mọi lứa tuổi. - Tiết chim: Chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói. Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Cách làm: Chim bồ câu non 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Đễ chữa đái tháo đường, lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày. Trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tac dụng ích khí, giải độc. DS Hữu Bảo NÁNG HOA TRẮNG CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP Từ kinh nghiệm trong nhân dân cũng như thời đánh Mỹ, khi còn phụ trách Chủ nhiệm Quân y đoàn các Cục - Tổng cục thuộc Tổng cục Hậu cần, tôi thường dùng lá đại tướng quân (náng hoa trắng) để chữa đau lưng, bong gân cho các thủ trưởng do phải đi lại vùng rừng núi nhiều. Bà con ở bắc Quảng Trị rất hay dùng lá náng hoa trắng trong viêm khớp. Lá náng hoa trắng ở vùng Hiền Lương rất nhiều, chúng mọc hai bên ven đường vào Nam, ra Bắc. Cho đến nay tôi vẫn thường dùng náng hoa trắng để điều trị bệnh xương khớp cho bệnh nhân. Náng hoa trắng có rất nhiều tên gọi khác nhau như: lá náng, chuối nước, tỏi lợi, văn thủ lam. Tên khoa học: Crinum asiaticium L (Crinum toxicarium Roxb), họ thủy tiên Amary Llidaceae. Náng hoa trắng là loại cây thảo, thân hành to, hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính từ trên 10 cm. Lá hình bản dài trên 1m, mặt trên lõm thành rãnh, mép nguyên và uốn lượn rộng từ 5 - 10 cm; hoa màu, cụm hoa trông như một tán, cuốn chung mập hơi dẹt, to. Thường về chiều và tối, hoa náng có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Quả gần hình cầu, đường kính 3 - 5 cm, chỉ có một ngăn và một hạt; mùa hoa, quả có từ tháng 6 đến tháng 8. Náng hoa trắng mọc được ở những vùng đất xốp có ẩm. Không chỉ trong kháng chiến, mà ngay cả thời bình, náng hoa trắng vẫn được mọi người dùng để trị đau lưng, sai khớp, bong gân (hơ nóng đắp lên chỗ đau). Trong thân hành, lá, hoa quả náng hoa trắng có chất alcoloid, crinamin. Theo Đông y, náng hoa trắng vị cay, tính mật. Bộ phận dùng là thân hành và lá, hoa và quả. Náng hoa trắng có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, ổ khớp, bong gân. Người ta còn dùng nước sắc hoa náng trắng rửa, đắp ở những người có bệnh trĩ ngoại (đắp ở hậu môn), trong rối loạn tiêu hóa đầy hơi, chướng bụng, nhỡ ăn quá no. Buồn nôn mà không nôn được, người ta thường dùng lá náng hoa trắng giã nát vắt lấy nước, pha vào ít đường; cứ vài phút uống từ 6 - 8g, bụng thấy dễ chịu là sẽ nôn được. Rễ náng hoa trắng có vị đắng, hôi, tính nóng, có tác dụng thu phong, tán hàn, giải độc, tiêu sưng; toàn cây chữa đau họng, đau răng, đinh nhọt, viêm da có mủ, mụn nhọt, rắn cắn. Củ náng hoa trắng còn được ép lấy nước nhỏ vào tai khi đau tai. Liều dùng: Ngày từ 3 - 10g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi đau lưng cấp (L4 - L5 - Sl ,) dùng náng hoa trắng già thái nhỏ, rang muối sống một bát; khi muối vừa chớm nổ, cho náng hoa trắng vào trộn đều, khoảng 2 - 3 phút đem ra cho vào giấy báo gói thành gói 18 x 24 cm, đặt dưới ngang vùng thắt lưng nằm. Làm liên tục từ 3 - 5 ngày, đau lưng sẽ giảm. Bác sĩ Trang Xuân Chi VỎ TRỨNG GÀ – VỊ THUỐC DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO Dân gian Việt Nam dùng vỏ trứng gà và lớp màng mỏng bên trong vỏ để chữa nhiều căn bệnh nội ngoại khóa, bệnh ở trẻ em và phụ nữ có thai. Chẳng hạn, chứng chuột rút được chữa bằng cách lấy vỏ trứng gà sao vàng, tán bột uống hoặc cho vào cháo Một số ứng dụng cụ thể: Chữa các bệnh về nhi khoa - Co giật (do thiếu canxi): Vỏ trứng gà sao vàng tán bột, uống ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 g với nước đường ấm. - Trớ sữa: Vỏ 1 quả trứng sao vàng tán bột, gạo 15-20 hạt nấu chín, thêm sữa mẹ 1 thìa, cho trẻ uống. - Còi xương: Vỏ trứng gà 50 g nghiền bột. Thương truật 500 g nấu đặc rồi lọc qua vải thưa, trộn với bột vỏ trứng, cho ít muối, đường. Mỗi lần uống 5 ml, uống trong nửa tháng. - Khóc đêm: Vỏ trứng gà rang, tán bột, cho vào cháo cho trẻ ăn. - Ra mồ hôi trộm: Màng trong vỏ trứng 10 cái, hạt vải 10 hạt, hồng táo 5 quả. Nấu lấy nước đặc uống. Ngày uống 2 lần sáng và tối vào lúc bụng đói. - Ho gà: Màng trong vỏ trứng 12 cái sấy khô, nghiền thành bột. Ma hoàng 1,5 g, tử uyển 10 g, cho vào nước nấu 10 phút, bỏ bã lấy nước uống với bột màng vỏ trứng. Dùng ngày 1 lần trong 5 ngày. Chữa các bệnh sản phụ khoa - Run tay sau sinh: Sò biển 6 g, vỏ trứng gà 6 quả sấy khô, đương quy 30 g, tất cả nghiền thành bột. Uống mỗi lần 10 g. Dùng ngày 2 lần với 200 ml rượu vàng hòa nước nóng uống. - Sẩy thai: Màng trong vỏ trứng lượng vừa phải, cho lên viên ngói mới, sao vàng, nghiền nhỏ. Nếu lần mang thai trước bị sẩy tháng nào thì lần này uống liên tục 5 ngày trước tháng đó. Mỗi lần 10 g, ngày 2 lần, uống với nước cơm. Các bệnh nội khoa - Ho ra máu: Bột vỏ trứng 6 g, muối vừa đủ, vitamin C 2-4 viên nghiền vụn. Hòa cùng để uống. Ngày dùng 3 lần, trong 1 tuần. Có thể dùng công thức này cho các trường hợp tiêu tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam. - Chóng mặt: Vỏ trứng gà sao vàng, tán bột, uống với rượu vang. Mỗi lần 9 g. Ngày 3 lần. - Bí tiểu tiện: Vở trứng và sò biển tán bột lượng bằng nhau (kết hợp Tây y để tránh biến chứng). - Cơn đau dạ dày: Vỏ trứng gà và hoa phật thủ tán bột, lượng bằng nhau. Uống lúc đau 6 g với nước ấm. - Viêm loét dạ dày thừa toan: Vỏ trứng gà, vỏ sò biển nung tán bột mỗi thứ 30 g; bạch khấu nhân, sa nhân mỗi thứ 20 g sao tán. Uống 1,5 g. Ngày 2 lần. - Nôn và tiêu chảy: Vở trứng 1 quả sao tán bột, uống với nước ấm. Còn dùng bột này cho người bị ợ chua, viêm loét dạ dày. Các bệnh khác [...]... giò ninh măng, vốn quen thuộc trong ng y Tết, nếu được ăn ở mức vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe Trước đ y, mâm cỗ ng y Tết của nhiều gia đình không thể thiếu món chân giò ninh măng Tuy nhiên, món n y ng y nay không được ưa chuộng như trước do xu hướng lược bỏ những món ăn quá béo ng y trên mâm cơm ng y thường cũng như mâm cỗ Thực ra, món ăn n y có giá trị độc đáo về dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật,... h y fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: Những người có bệnh ch y máu hoặc có nguy cơ ch y máu (người hay ch y máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ d y, ruột, dễ g y nôn nao, khó chịu Dứa cũng g y ngộ độc (dân gian thường gọi là “say dứa”) Sau khi ăn. .. sau Món ăn n y còn trị được chứng ra mồ hôi tay, mồ hôi trộm, người mới qua một cơn bệnh BA BA – MÓN ĂN CHỮA BỆNH Thịt ba ba rất tốt cho người tạng nhiệt, nóng trong, mồ hôi ra nhiều, hoặc người bị viêm gan mạn tính, tiểu đường, phụ nữ rong huyết, nam giới y u thận, di tinh… Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, nóng trong; chữa. .. trong các bệnh tim mạch, thận Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau Mỗi thứ 30 g, trộn đều uống T y sán lá: Có tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau Không cần thuốc t y Buổi sáng chưa ăn l y 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng) Canh dừa khử độc rượu, bôi trơn khớp: Những người thường xuyên uống bia rượu hay cảm th y đau nhức... vừa đủ L y đậu đỏ cùng gạo nấu thành chè, trộn màng trong mề gà đã tán bột vào, cho đường khu y đều, ng y ăn 2 lần Một liệu trình là 30 ng y Chữa viêm thận cấp tính: Đậu đỏ 50g, cá chép 1 con, bí đao 1.000g, hành 5 cọng Cá bỏ v y và nội tạng, rửa sạch Đổ 5 bát nước và cho tất cả các thức nấu kỹ còn lại 3 bát nước thì uống nước canh, ăn cá, rồi đắp chăn cho vã mồ hôi Ng y ăn 1 lần, trong 7 ng y Chữa đau... rằng măng là một thức ăn vô bổ, thậm chí nghĩ rằng ăn nhiều măng sẽ “hại máu” Nhưng kỳ thực, đ y là loại thực phẩm rất có giá trị, nhất là hiện nay khi con người có xu hướng ham đồ tinh chế mà bỏ quên các thực phẩm nhiều chất xơ Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giải độc Nó thường được dùng để làm thức ăn. .. pH 3,3, chất n y có tác dụng như men pepsin của dịch vị; còn ở pH 6, nó có tác dụng như men trypsin của dịch t y Do đó, sau những bữa ăn có nhiều thịt, nên tráng miệng vài miếng dứa Chất bromelin tập trung nhiều nhất trong lõi quả Dân gian thường dùng dịch ép quả dứa chưa chín làm thuốc t y, nhuận tràng Quả dứa chín nướng ch y, gọt bỏ vỏ, mỗi ng y ăn 1 quả, ăn trong 4 ng y giúp chữa huyết áp cao… Đặc... biệt là móng giò lợn Theo dinh dưỡng học cổ truyền, móng giò lợn, còn gọi là trư đề, trư cước, trư tứ túc vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng thúc sữa, bổ huyết, thường dùng làm thức ăn cho sản phụ ít hoặc không có sữa Sách T y tức cư ẩm thực phổ viết: “Trư đề điền thận tinh nhi kiện y u cước, tư vị dịch dĩ hoạt bì phu, trường cơ nhục, trợ huyết mạch năng sung nhũ chấp, giảo nhục ưu bổ” (móng giò... nguyên liệu khác cho thật nhừ, khi chín nêm đủ gia vị, ăn nóng Công dụng: Bổ can thận, ích khí dưỡng huyết, tăng cường sức lực, dùng làm món ăn bồi bổ cho nam giới (Theo SK & ĐS) CHỮA RÔM S Y BẰNG DƯA HẤU Để chữa rôm s y cho trẻ em, l y dưa hấu 1 quả ngâm nước lạnh, sau 1 giờ giã nát vỏ để xoa, tắm cho trẻ Ngoài ra, dưa hấu còn có các tác dụng sau: Nước giải khát mùa hè: Nước dưa hấu tươi phòng chữa. .. giờ là được), ăn nóng cùng ớt, rau thơm Món n y rất công hiệu dùng để lợi th y, tiêu phù Món ăn cho người bệnh xơ gan cổ trướng: Đậu đỏ 500g, cá chép 500g (1 con) Cá chép làm sạch, bỏ nội tạng, vo sạch đậu đỏ, cho nước nấu thành canh, đậu mềm là được Ăn cá uống nước canh Mỗi ng y hay cách ng y ăn 1 lần cho đến khi bệnh khỏi Công hiệu lợi tiểu chống phù thũng Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông: Đậu . làm thuốc gọi toan táo nhân. Dùng sống hoặc sao, cho vào thuốc nên giã nát. Tính vị của toan táo nhân ngọt, chua, có tác dụng quy phục, ổn gan, đảm kinh, tác dụng dưỡng tâm bổ gan, an thần ngăn. tiêu, ợ hơi Nhưng, lưu ý, người đang mang thai, đau mắt đỏ, mụn nhọt lở loét, ban trái, người nóng bứt rứt, tiểu vàng, khô họng thì không nên dùng rượu tỏi. (Theo Thanh Niên) HUYỀN SÂM TRỊ SỐT XUẤT. sảng: Nhiệt tà nhập huyết làm sốt cao mê sảng, ban chẩn nổi lờ mờ, lưỡi khô đỏ. Cần thanh dinh thấu nhiệt, giải độc dưỡng âm. Dùng “Thanh dinh thang”: Huyền sâm 12g, tê giác 12g, mạch môn 12g,

Ngày đăng: 12/07/2014, 08:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MÓN ĂN CHỮA BỆNH

  • TÁO CHUA – VỊ THUỐC AN THẦN

  • MƯỚP – THỨC ĂN VÀ VỊ THUỐC

  • RAU MÁ KHÔNG CHỈ LÀ RAU MÁ

  • NẤM HƯƠNG VỊ THUỐC

  • TỎI, VỊ THUỐC TUYỆT VỜI

  • HUYỀN SÂM TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT

  • CHÁO HẦ THỦ Ô

  • CHIM BỒ CÂU VÀ VỊ THUỐC CÁP ĐIỂU

  • NÁNG HOA TRẮNG CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

  • VỎ TRỨNG GÀ – VỊ THUỐC DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO

    • Dân gian Việt Nam dùng vỏ trứng gà và lớp màng mỏng bên trong vỏ để chữa nhiều căn bệnh nội ngoại khóa, bệnh ở trẻ em và phụ nữ có thai. Chẳng hạn, chứng chuột rút được chữa bằng cách lấy vỏ trứng gà sao vàng, tán bột uống hoặc cho vào cháo

    • Chữa các bệnh về nhi khoa

    • Chữa các bệnh sản phụ khoa

    • Các bệnh nội khoa

    • Các bệnh khác

    • CHÁO MĂNG

      • Thành phần:

      • Chế biến:

      • Cách dùng:

      • Công dụng:

      • CHÁO CỦ CẢI

        • Thành phần:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan