Phát triển kỹ năng cầm nắm cho bé potx

5 316 0
Phát triển kỹ năng cầm nắm cho bé potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển kỹ năng cầm nắm cho bé Cầm nắm là kỹ năng quan trọng khi bé vui chơi. Nó cũng là bước đệm trong quá trình bé học ăn, học viết, vẽ, tự chăm sóc bản thân sau này. Thời điểm xuất hiện Bé sơ sinh đã có khả năng bẩm sinh để cầm nắm các đồ vật Nhưng phải mất ít nhất một năm để bé hoàn thiện kỹ năng nhặt và giữ mọi thứ an toàn trong tay. Bé bắt đầu xuất hiện kỹ năng này ở tháng thứ 3 và tiến bộ dần lên ở những tháng tiếp theo. Quá trình phát triển Bé sơ sinh đến 2 tháng: Bé được chào đời với các phản xạ nắm. Nếu bạn chạm vào lòng bàn tay của bé, bé sẽ chụm những ngón tay bé nhỏ xung quanh tay bạn. Những chuyển động này là bản năng, không có mục đích trong vòng 8 tuần đầu tiên. Bàn tay của bé luôn nắm lại trong giai đoạn này nhưng bé sẽ sớm biết xòe tay ra – nắm tay lại có mục đích. Bé cũng cố gắng để nắm một đồ vật mềm như một con thú nhồi bông. 3 tháng: Bé của bạn chưa thể lấy những gì bé muốn nhưng bé đang phát triển phối hợp tay – mắt, nhận biết những gì bé thích cầm và cố gắng nhặt chúng lên. Một tấm thảm gắn đồ chơi trải trên sàn lúc này rất tiện dụng với bé vì bé vừa được nằm trên thảm mềm vừa được vui vẻ tóm lấy những món đồ xinh xắn. 4-8 tháng tuổi: 4 tháng, bé có thể lấy những đồ vật lớn như khối hình, dù bé chưa thể lấy những đồ vật tí hon như hạt cho đến khi đôi tay khéo léo hơn. Ngay khi bé mọc chiếc răng đầu tiên, bé bắt đầu chọn đồ chơi và đưa chúng vào miệng. Nếu bé ăn dặm, bé vẫn chưa biết cầm thìa đúng cách nhưng bé vẫn thử. Bé cũng biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia. 9-12 tháng: Bé có thể nắm được đồ vật mà không cần gắng sức và sở thích của bé là truyền đồ chơi từ tay phải sang tay trái. Bàn tay phối hợp tốt và khỏe mạnh nhưng bé chưa thể phân biệt bên trái – bên phải cho đến khi ít nhất được 2-3 tuổi. Sự khéo léo của ngón tay trỏ và ngón tay cái đủ giúp bé nhặt những hạt nhỏ. Khi tốt hơn, bé sẽ cầm thìa và nĩa được trong bữa ăn. Giai đoạn tiếp theo Khi cầm nắm tốt, bé bắt đầu thích ném đồ vật. Nhiều bé thích ném vì đã có bố mẹ nhặt đồ lại giúp. Khoảng 1 tuổi, bé say mê với trò chơi bóng, xếp tháp và đập mọi thứ vào nhau. Khoảng 2 tuổi, “máu nghệ thuật” ở bé nở rộ, bé thích thú với bút chì màu và dùng chúng để vẽ. Khoảng 3 tuổi, kỹ năng tay tốt đến mức bé có thể cầm bút nguệch ngoạc chữ viết, có thể là tên của bé. Vai trò của cha mẹ Để kích thích kỹ năng nắm, có thể đặt đồ chơi hoặc một vật nhiều màu sắc ra xa tầm tay của bé và khuyến khích bé lấy chúng. Nhưng đừng đặt quá xa, không với tới được sẽ khiến bé nản lòng. Đưa cho bé nhiều thứ mà bé dễ dàng nắm bắt như các khối gỗ, nhựa mềm, sách. Khi bé ăn bốc được, hãy để bé tự bốc những mảnh thức ăn nhỏ. Điều cần lo lắng Nếu bé nhà bạn không quan tâm đến bất kỳ thứ gì bạn đặc trước mặt bé khi bé 8 tuần tuổi; không với đồ chơi khi 9 tháng tuổi thì bạn nên trao đổi lo lắng của mình với bác sĩ. Các bé sinh non có thể đạt kỹ năng này muộn hơn – hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết chắc điều đó. . Phát triển kỹ năng cầm nắm cho bé Cầm nắm là kỹ năng quan trọng khi bé vui chơi. Nó cũng là bước đệm trong quá trình bé học ăn, học viết, vẽ, tự chăm. hiện Bé sơ sinh đã có khả năng bẩm sinh để cầm nắm các đồ vật Nhưng phải mất ít nhất một năm để bé hoàn thiện kỹ năng nhặt và giữ mọi thứ an toàn trong tay. Bé bắt đầu xuất hiện kỹ năng này. tháng tiếp theo. Quá trình phát triển Bé sơ sinh đến 2 tháng: Bé được chào đời với các phản xạ nắm. Nếu bạn chạm vào lòng bàn tay của bé, bé sẽ chụm những ngón tay bé nhỏ xung quanh tay bạn.

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan