Đề Hóa Thi Thử Đại Học 2010 ( lần 3)

4 333 0
Đề Hóa Thi Thử  Đại Học 2010 ( lần 3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lớp Bồi Dưỡng Kiến Thức ĐỀ ÔN LUYỆN THI ĐẠI HỌC –CAO ĐẲNG Giáo Viên: Huỳnh Phước Hùng Môn thi : Hoá học Mã đề thi :204 Thời gian làm bài : 90 phút Số câu trắc nghiệm : 50 Họ, tên thí sinh:…………… Số báo danh Câu 1 : Dung dịch hỗn hợp B gồm KOH 1M – Ba(OH) 2 0,75M. Cho từ từ dung dịch B vào 100 ml dung dịch Zn(NO 3 ) 2 1M, thấy cần dùng ít nhất V ml dung dịch B thì không còn kết tủa. Trị số của V là: A. 120 ml B. 140 ml C. 160 ml D. 180 ml Câu 2 : Trong công nghiệp chế tạo ruột phích , người ta thường thực hiện phản ứng hóa học nào sau : A. Cho axetylen tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . B. Cho andehyt fomic tac dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Câu 3: Một hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kết tiếp phản ứng vừa đủ với 0,1 lít dung dịch H 2 SO 4 1M cho ra một hỗn hợp 2 muối có khối lượng là 20,2g. Công thức phân tử và khối lượng mỗi amin A. 4,5 g C 2 H 5 NH 2 ; 5,9g C 3 H 7 NH 2 B. 4,5g C 3 H 7 NH 2 ;5,9gC 2 H 5 NH 2 C. 3,1 g CH 3 NH 2 ; 4,5g C 2 H 5 NH 2 D. 4,5g CH 3 NH 2 ; 3,1gC 2 H 5 NH 2 Câu 4: Hoá hơi hoàn toàn 2,3g một hợp chất hữu cơ chứa C, H, O được thể tích bằng thể tích của 2,2 gam CO 2 đo ở cùng điện kiện. Mặt khác 2,3g chất hữu cơ này nếu cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu 10,8 gam Ag. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ. A. CH 3 CHO B. CH 3 COOH C. HCOOH D.HOC-CH 2 -CH 2 -CHO Câu 5: Cho 13,2 gam este đơn chức E tác dụng vừa đủ với 150mldung dịch NaOH 1M thu được 12,3 gam muối. Công thức cấu tạo của E là: A. HCOOC 3 H 7 B. CH 3 COOC 2 H 5 C. C 2 H 5 COOCH 3 D. CH 3 COOC 2 H 3 Câu 6: Đốt cháy một ancol đa chức thu được H 2 O và CO 2 có tỉ lệ mol CO 2 và H 2 O là 2:3. Công thức cấu tạo của ancol là : A. C 2 H 6 O B. C 2 H 6 O 2 C. C 3 H 8 O 2 D. C 3 H 8 O 3 Câu 7 : Để trung hoà axit tự do có trong 5,6 g lipit cần 6ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số axit là : A. 4,7 B. 47 C. 4 D. 6 Câu 8 : Dung dịch không làm đổi màu của phenoltalein. A. K 3 PO 4 ; KCl B. (NH 4 ) 2 SO 4 ; NaCl C. KCl; K 2 CO 3 D. K 3 PO 4 ; K 2 SO 4 Câu 9 : Hòa tan hoàn toàn m gam bột kim loại nhôm vào một lượng dung dịch axit nitric rất loãng có dư,có 0,03 mol khí N 2 duy nhất thoát ra. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với luợng dư dung dịch xút, đun nóng, có 672 ml duy nhất một khí (đktc). có mùi khai thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Trị số của m là: A. 3,24 gam B. 4,32 gam C. 4,86 gam D. 3,51 gam Câu 10: 0,5 lít dung dịch A chứa MgCl 2 và Al 2 (SO 4 ) 3 . Dung dịch A tác dụng với dung dịch NH 3 dư thu được kết tủa B. Đem B nung đến khối lượng khôing đổi thu được chất rắnnặng 14,2 gam. Còn dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủaC. Đem C nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nặng 4 gam. Nồng độ mol của MgCl 2 và Al 2 (SO 4 ) 3 trong dung dịch A là : A. 0,1M; 0,1M B. 0,2M; 0,2M C. 0,1M; 0,2M D. 0,15M; 0,15M Câu 11: Cho một đinh sắt vào 1 lít dung dịch chứa Cu(NO 3 ) 2 0,2M và AgNO 3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc được một dung dịch A màu xanh đã phai một phần và một chất rắn B có khối lượng lớn hơn của đinh sắt ban đầu là 10,4 g. Khối lượng của đinh sắt ban đầu là: A. 16g B. 9,6g C. 8,96g D. 16,8g Câu 12 : Đốt cháy hoàn toàn một este E chỉ chứa một loại nhóm chức thu được 8,064 lít CO 2 ở đktc và 4,32 gam H 2 O. Công thức phân tử củaE là : A. C 3 H 4 O 2 B. C 3 H 4 O 4 C. C 6 H 14 O 4 D. C 4 H 6 O 4 Câu 13 : Đốt Mg cháy đưa vào bình chứa SO 2 thấy sinh ra chất bột X màu trắng và chất bột Y màu vàng. X tác dụng với H 2 SO 4 loãng sinh ra chất Z. Y không tác dụng với H 2 SO 4 loãng nhưng tác dụng với H 2 SO 4 đặc, nóng sinh ra chất khí có trong bình ban đầu. Vậy X, Y, Z là: A. MgO; S; SO 2 B. MgO, S, H 2 S C. MgO, S, MgSO 4 D. MgO, S, MgS Câu 14: Hỗn hợp X gồm C 3 H 4 , C 3 H 6 và C 3 H 8 có tỉ khối hơi đối với H 2 là 21. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít X ở đktc rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa nước vôi trong dư thì khối lượng bình chứa: A. tăng 8,2g B. tăng 9,3g C. tăng 5,6g D. giảm 4,4g Câu 15 : Cho 0,69 gam Na vào 100 ml dung dịch HCl có nồng độ C (mol/l), kết thúc phản ứng, thu được dung dịch A, cho lượng dư dung dịch CuSO 4 vào dung dịch A, thu được 0,49 gam một kết tủa, là một hiđroxit kim loại. Trị số của C là: (Na = 23; Cu = 64; O = 16; H = 1) A. 0,2 B. 0,3 C. 0,1 D. Một giá trị khác Câu 16 : Đun nóng hỗn hợp 2 ancol đơn chức X, Y được hỗn hợp ete. Lấy một ete đốt cháy hoàn toàn thì thu được 26,4g CO 2 và 7,2g H 2 O. Công thức của X, Y là : A. CH 4 O; C 2 H 6 O B. C 2 H 6 O;C 3 H 8 O C. CH 4 O;C 3 H 8 O D. kết quả khác Câu 17: Cation R + có cấu hình eletron ở phân lớp ngoài cùng là 2p 6 . Cấu hình e của nguyên tử R là : A. 1s 2 2s 2 2p 6 B. 1s 2 2s 2 2p 4 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 Câu 18: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B ở 2 chu kỳ liên tiếp phân nhóm chính nhóm II. Lấy 0,88 gam X cho hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 672 ml H 2 ở đktc. Cô cạn thu được m gam muối khan. Giá trị của m là : A. 3,01g B. 1,945g C. 2,995g D. 2,84g Câu 19 : Từ Metan ( không dùng chất hữu cơ nào khác ) đều chế metylacrylat ít nhất phải qua bao nhiêu phản ứng hóa học ? A. 6 B. 8 C. 10 D. 12 Câu 20 : X là este của một axit hữu cơ đơn chức và một ancol đơn chức . Thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất X đã dùng 90 ml dung dịch NaOH 1M, lượng NaOH này dư 20% so với lượng NaOH cần dùng cho phản ứng. Dung dịch sau phản ứng cô cạn thu được chất rắn có khối lượng 5,7 gam. Công thức của X là : A. HCOOC 3 H 7 B.HCOOC 3 H 5 C. CH 3 COOC 2 H 5 D.C 2 H 5 COOCH 3 Câu 21 : Cho 2,64 gam một este E vào một bình kín có dung tích 500ml rồi đun nóng đến 273 o C, toàn bộ este hoá hơi và áp suất trong bình lúc này là 1,792 atm. E tác dụng với NaOH thì thu được hỗn hợp muối và một ancol. E có công thúc cấu tạo: A. CH 3 COOCH 2 -CH 2 -CH 2 OOC-H B. CH 3 -COO-CH 2 -CH 2 -CH 2 -OOC-H C. CH 2 = CH-COOCH 2 -CH 2 -OOC-H D. kết quả khác Câu 22: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là : A. CH 3 CH 2 OH B. CH 3 CHO C. CH 3 COOHD. CH 3 CH 2 NH 2 Câu 23 : Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp hai este HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 bằng dung dịch Ba(OH) 2 0,5M. Thể tích dung dịch Ba(OH) 2 cần dùng là : A. 200ml B. 300ml C. 400ml D. 500ml Câu 24 : Trộn 3 dung dịch H 2 SO 4 0,1M; HNO 3 0,2M và HCl 0,3M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300ml dumg dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là: A. 0,134 lít B. 0,214 lít C. 0,414 lít D. 0,424 lít Câu 25 : Chất có thể dùng làm khô khí NH 3 A. H 2 SO 4 đặc B. ZnCl 2 khan C. CaO D. CuSO 4 khan Câu 26: Để thu được kết tủa Al(OH) 3 , người ta dùng cách sau : A. Cho từ từ dd NaOH vào dd AlCl 3 dư. B. Cho nhanh dd NaOH vào dung dịch AlCl 3 dư. C. Cho từ từ dd AlCl 3 vào dd NaOH dư. D. Cho nhanh dd AlCl 3 vào dd NaOH dư. Câu 27 : Cho các chất sau : C 6 H 5 OH, C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, C 6 H 5 ONa, C 2 H 5 ONa. Số cặp chất tác dụng được với nhau là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28 : Dựa vào nguồn gốc , sợi dùng trong công nghiệp dệt, chia thành : A. Sợi hóa học và sợi tổng hợp. B.Sợi hóa học và sợi tự nhiên C. Sợi tổng hợp và sợi tự nhiên D. Sợi tự nhiên và sợi nhân tạo. Câu 29 : Khi cho từ từ dung dịch NH 3 cho đến dư vào dung dịch CuSO 4 thì : A. Không thấy kết tủa xuất hiện. B. Có kết tủa xanh xuất hiện sau đó tan. C. Có kết tủa keo xanh xuất hiện và không tan. D. Sau một thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa. Câu 30: Bệnh nhân phải tiếp đường ( tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường : A. Glucozơ B. Mantozơ C. Sacarozơ D. Saccarin Câu 31 : Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH 3 COOH trộn theo tỉ lệ mol 1 :1. Lấy 10,6 gam hỗn hợp X tác dụng với 11,5 gam C 2 H 5 OH có H 2 SO 4 đặc xúc tác hiệu suất 80% khối lượng este thu được là : A. 12,96. B. 13,96g C. 14,08g D. kết quả khác. Câu 32 : Chỉ dùng thêm thuốc thử để phân biệt 4 dung dịch : NaOH, H 2 SO 4 , HCl, Na 2 CO 3 : A. Dung dịch HNO 3 B. Dung dịch KOH C. Dung dịch BaCl 2 . D.Dung dịch NaCl Câu 33 : Để được kết tủa hoàn toàn Al(OH) 3 ta dùng cách sau: A. Cho dung dịch AlCl 3 phản ứng với dung dịch NaOH dư. B. Cho dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 phản ứng với dung dịch Ba(OH) 2 vừa đủ. C. Cho dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 phản ứng với dung dịch NH 3 dư. D. Cho dung dịch NaAlO 2 phản ứng với dung dcịh HCl dư. Câu 34 : Andehyt A mạch hở. Tiến hành 2 thí nghiệm (TN) TN1: Đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được số mol CO 2 lớn hơn số mol H 2 O. TN2: Cho m gam A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 / NH 3 dư thì thu được mol Ag bằng bốn lần mol A. Vậy andehyt A là : A. Andehyt no đơn chức B. andehyt fomic C. andehyt hai chức D. andehyt no hai chức Câu 35 : Đun nóng 5,8 gam hỗn hợp gồm C 2 H 2 và H 2 trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí B. Dẫn khí B qua bình đựng dung dịch Br 2 dư thấy khối lượng bình brôm tăng 1,2g và còn lại hỗn hợp khí Y. Khối lượng của hỗn hợp khí Y là : A.7,0g B. 2,3g C. 4,6g D. kếtquả khác Câu 36 : Điện phân dung dịch hỗn hợp X chứa a mol CuSO 4 và b mol NaCl ( điện cực trơ, có màng ngăn xốp) thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y hoà tan được Fe 2 O 3 . Mối quan hệ giữa a và b là : A. b = 2a B. a = 2b C. b < 2a D. b > 2a Câu 37 : Công thức của axít hữu cơ A. Biết hóa hơi 3,6 gam A thu được thể tích đúng bằng thể tích 1,6 gam O 2 đo cùng điều kiện. A. HCOOH B. CH 3 COOH C. C 2 H 5 COOH D. C 2 H 3 COOH Câu 38 : Hỗn hợp A gồm SO 2 và O 2 có tỉ khối hơi so với mêtan bằng 3. Thêm V lít O 2 và 20 lít hỗn hợp A thu được hỗn hợp B có tỉ khối hơi so với metan bằng 2,5. Giá trị của V là : A. 5 lít B. 10 lít C. 15 lít D. 20 lít Câu 39 : Cho 0,69 gam Na vào 100 ml dung dịch HCl có nồng độ C (mol/l), kết thúc phản ứng, thu được dung dịch A, cho lượng dư dung dịch CuSO 4 vào dung dịch A, thu được 0,49 gam một kết tủa, là một hiđroxit kim loại. Trị số của C là: (Na = 23; Cu = 64; O = 16; H = 1) A. 0,2 B. 0,3 C. 0,1 D. Một giá trị khác Câu 40 : Cho a mol NO 2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH , pH của dung dịch thu được là : A. pH = 7 B. pH < 7 C pH > 7 D. pH phụ thuộc vào a Câu 41 : Có thể pghân biệt 3 chất lỏng kông màu là bezen, toluen, stiren bằng thuốc thử sau : A. dd Br 2 ; B.dd KMnO 4 C. ddNaOH D. ddH 2 SO 4 Câu 42 : Lấy m gam hỗn hợp X hai kim loại A, B ( có hóa trị không đổi và đứng trước hydro sau nhôm) vào dung dịch CuSO 4 dư, toàn bộ Cu thu được cho phản ứng với dung dịch HNO 3 dư thu được 1,12 lít NO duy nhất đktc. Lấy 2m gam hỗn hợp X hoà tan vào dung dịch HNO 3 dư thu được V lít khí N 2 duy nhất đktc. Giá trị củaV lít là : A. 2,48 lít B. 6,72 lít C. 0,672 lít D. kết quả khác. Câu 43 : Có 5 dung dịch Na 2 SO 3 , Na 2 CO 3 , BaCl 2 , NaCl và Na 2 S. Chỉ dùng dung dịch H 2 SO 4 làm thuốc thử thì phân biệt được: A. cả 5 dung dịch B. 4 dung dịch C. 3 dung dịch D. 2 dung dịch. Câu 44 : Cho m gam hỗn hợp gồm ba kim loại là Mg, Al và Fe vào một bình kín có thể tích không đổi 10 lít chứa khí oxi, ở 136,5˚C áp suất trong bình là 1,428 atm. Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa nhiệt độ bình về bằng nhiệt độ lúc đầu (136,5˚C. , áp suất trong bình giảm 10% so với lúc đầu. Trong bình có 3,82 gam các chất rắn. Coi thể tích các chất rắn không đáng kể. Trị số của m là: A. 2,46 gam B. 2,12 gam C. 3,24 gam D. 1,18 gam Câu 45 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm CH 4 , C 2 H 4 và C 4 H 10 thu được 0,14 mol CO 2 và 0,23 mol H 2 O. Tổng số mol của hai ankan ; số mol anken tương ứng là : A. 0,09 ; 0,01 B. 0,01 ; 0,09 C. 0,08 ; 0,02 D. kết quả khác. Câu 46 : Cho phản ứng thuận nghịch N 2 + 3 H 2 ⇌ 2NH 3 . Tốc độ phản ứng thay đổi khi tăng dung tích bình phản ứng gấp 2 lần ( nhiệt độ trong bình không đổi). A. tăng lên 4 lần B. Giảm xuống 4 lần C. Tăng lên 16 lần D. Giảm xuống 16 lần. Câu 47 : Cho 42 gam hỗn hợp muối MgCO 3 , CuCO 3 , ZnCO 3 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được 0,25 mol CO 2 , dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A, thu được 38,1 gam muối khan. Đem nung lượng chất rắn B trên cho đến khối lượng không đổi thì thu được 0,12 mol CO 2 và còn lại các chất rắn B’. Khối luợng của B và B’ là: A. 10,36 gam; 5,08 gam B. 12,90 gam; 7,62 gam C. 15, 63 gam; 10,35 gam D. 16,50 gam; 11,22 gam Câu 48 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 3,24 gam Al và m gam Fe 3 O 4 . Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch Ba(OH) 2 có dư thì không thấy chất khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là: (Al = 27; Fe = 56; O = 16) A. 18,56 gam B. 10,44 gam C. 8,12 gam D. 116,00 gam Câu 49 : Chia một lượng hỗn hợp 2 ancol no, hở đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn được 2,24 lít CO 2 ở đktc. Phần 2 đem tách nước hoàn toàn được 2 anken. Đốt cháy hoàn toàn hai anken lượng nước thu được là : A. 1,2g B. 1,8g C. 2,4g D. 3,6 Câu 50: Thể tích H 2 O cần vào V lít dung dịch HCl có pH = 3 để được dung dịch có pH = 4 là : A. 3V B. 9V C.10V D. kết quả khác . Lớp Bồi Dưỡng Kiến Thức ĐỀ ÔN LUYỆN THI ĐẠI HỌC –CAO ĐẲNG Giáo Viên: Huỳnh Phước Hùng Môn thi : Hoá học Mã đề thi :204 Thời gian làm bài : 90 phút Số câu trắc nghiệm. khi tăng dung tích bình phản ứng gấp 2 lần ( nhiệt độ trong bình không đổi). A. tăng lên 4 lần B. Giảm xuống 4 lần C. Tăng lên 16 lần D. Giảm xuống 16 lần. Câu 47 : Cho 42 gam hỗn hợp muối MgCO 3 ,. 4 Câu 28 : Dựa vào nguồn gốc , sợi dùng trong công nghiệp dệt, chia thành : A. Sợi hóa học và sợi tổng hợp. B.Sợi hóa học và sợi tự nhiên C. Sợi tổng hợp và sợi tự nhiên D. Sợi tự nhiên và sợi nhân

Ngày đăng: 11/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. CH4O; C2H6O B. C2H6O;C3H8O C. CH4O;C3H8O D. kết quả khác

  • A. 3,01g B. 1,945g C. 2,995g D. 2,84g

  • A. CH3COOCH2-CH2-CH2OOC-H B. CH3-COO-CH2-CH2-CH2-OOC-H

  • C. CH2 = CH-COOCH2-CH2-OOC-H D. kết quả khác

  • A. CH3CH2OH B. CH3CHO C. CH3COOH D. CH3CH2NH2

  • Câu 23 : Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Thể tích dung dịch Ba(OH)2 cần dùng là :

  • A. H2SO4 đặc B. ZnCl2 khan C. CaO D. CuSO4 khan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan