Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin pot

31 710 4
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin Tác giả : T.s. Nguyễn Thái Sơn - Trường Đại học Vinh File đính kèm: Không có Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản quý báu của dân tộc ta, việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy tư tưởng của Người là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Điều đó đã được các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng định. Lịch sử cũng đã chứng tỏ rằng người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin một cách có hệ thống sâu sắc và truyền bá những tư tưởng đó vào Việt Nam chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chính vì lẽ đó mà giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê nin có mối liên hệ hữu cơ đặc biệt khăng khít, gắn bó. Trên một nền tảng văn hoá, tinh thần phương Đông vững chắc, Bác Hồ kính yêu đã tiếp nhận một cách thấu đáo những tinh hoa tư tưởng của thời đại phát sinh từ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới. Ngày nay, việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh không thể tách rời chủ nghĩa Mác - Lê nin và ngược lại. Trong bối cảnh Việt Nam, có thể khẳng định rằng việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lê nin phải gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây không những là một yêu cầu đòi hỏi có tính cấp bách mà còn mang tính chiến lược lâu dài. Đại học Vinh là một trường đại học có quy mô và tầm cỡ lớn trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam. Gần 50 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, trường đã góp phần đào tạo hàng vạn giáo viên và cán bộ nghiên cứu khoa học cho mọi miền của tổ quốc. Là trường đại học đầu tiên trên quê hương của Bác Hồ kính yêu, hơn bất kỳ một trường đại học nào khác, trường phải có nhiệm vụ đi đầu trong công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh. Đội ngũ cán bộ khoa GDCT coi việc thực hiện nhiệm vụ này là một vinh dự lớn lao và cũng là một trách nhiệm nặng nề. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một đề tài hấp dẫn và đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước quan tâm trên nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu nhằm quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình giảng dạy triết học Mác - Lê nin vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn. Những tư tưởng mà người để lại hết sức có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới chúng ta không thể không vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng quý báu của Người. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, theo chúng tôi, việc vận dụng những tư tưởng của Hồ Chí Minh lại càng cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, đối với quá trình giảng dạy và học tập các môn học Mác - Lê nin việc vận dụng, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh là một yêu cầu không thể thiếu. Theo chúng tôi đây là điều kiện cực kỳ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy và học tập các môn học này. Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học Mác – Lênin có thể triển khai theo những hướng cơ bản như sau: a. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy vấn đề thế giới quan duy vật và phép biện chứng mác xít Thế giới quan là một khái niệm phức tạp. Theo từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên thì thế giới quan là: “Quan niệm thành hệ thống về thế giới, về các hiện tượng tự nhiên và xã hội” (1). Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 1998 thì thế giới quan được định nghĩa là: “Cách thức nhìn nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thành hệ thống quan điểm thống nhất”. Trong cuốn từ điển triết học do M.Rodentan chủ biên thì thế giới quan là: “Hệ thống quan điểm, khái niệm và quan niệm về toàn bộ thế giới chung quanh mình. Theo nghĩa tổng quát, đó là toàn bộ những quan điểm về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội: các quan điểm triết học, xã hội và chính trị, luân lý, mỹ học, khoa học ” (2). Như vậy thế giới quan là một hệ thống các quan niệm, quan điểm của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới nhằm giải đáp những vấn đề về mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người. Trong hệ thống đó, các quan điểm triết học hợp thành hạt nhân chủ yếu và có tầm quan trọng đặc biệt. Các quan điểm triết học có vai trò liên kết các hiểu biết khác của con người, các quan điểm chính trị, xã hội, luân lý, đạo đức, văn hoá, khoa học thành hệ thống thống nhất. Vấn đề chủ yếu của một thế giới quan cũng là vấn đề cơ bản của triết học, đó chính là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay nói cách khác là vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức. Tùy theo cách nhận định, quan niệm ý thức hay vật chất cái nào có trước, cái nào đóng vai trò quyết định mà hình thành hai loại thế giới quan chủ yếu: thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật. Căn cứ vào những phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng thế giới quan là một khái niệm rất phức tạp, có tính trừu tượng cao. Sự hình thành thế giới quan ở mỗi một cá nhân là một quá trình lâu dài và phụ thuộc nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khác nhau. Vấn đề thế giới quan của con người có ý nghĩa sâu sắc, to lớn không những về mặt lý luận nhận thức mà còn cả trên phương diện thực tiễn. Vì bản thân thế giới quan là sự biểu hiện cách nhìn nhận bao quát của con người về vũ trụ và xã hội nên nó quyết định thái độ của con người đối với thế giới xung quanh và đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi hành động của con người. Để xây dựng và bồi dưỡng thế giới quan cho sinh viên, chúng ta phải sử dụng nhiều phương thức và biện pháp khác nhau, với nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Trong đó việc bồi dưỡng thế giới quan thông qua quá trình giảng dạy các môn học trong trường đại học là biện pháp cơ bản nhất. Đây là biện pháp đóng vai trò then chốt, quyết định. Tất cả các môn học, các ngành khoa học đều có ý nghĩa, tầm quan trọng lớn lao đối với quá trình xây dựng và bồi dưỡng thế giới quan cho sinh viên. Tuy nhiên, do mối quan hệ mật thiết giữa triết học và thế giới quan cho nên Triết học Mác - Lênin là môn học có vai trò, ảnh hưởng đặc biệt, quan trọng nhất. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy, xây dựng bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên cần tập trung vào mấy điểm then chốt. Thứ nhất, thông qua quá trình giảng dạy, cần làm nổi bật cho sinh viên thấy được rằng chính bản thân Hồ Chí Minh là người có một thế giới quan cực kỳ duy vật, biện chứng và khoa học. Trong quá trình hoạt động cách mạng phong phú và bằng những kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý giá, Hồ Chí Minh đã tự xây dựng cho mình thế giới quan khoa học cách mạng với tính chất duy vật triệt để nhất. Thiên tài Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhãn quan cách mạng sâu sắc của Người. Nhờ có thế giới quan đúng đắn, Người đã nắm bắt chính xác xu hướng phát triển của thời đại để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc mình. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh giàu truyền thống anh dũng bất khuất, Hồ Chí Minh đã sớm mang trong mình tinh thần yêu nước nồng nàn. Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại, nhưng từ thực tế lịch sử Bác đã thấy được con đường cứu nước của cha anh là cũ kỹ, lạc hậu và không thể đem đến thành công. Người phải đi tìm một con đường mới, đó là con đường cách mạng vô sản, con đường đến với Lê nin và chủ nghĩa Mác - Lê nin. Hồ Chí Minh đã vượt qua khoảng 30 nước ở bốn châu lục khác nhau. Nhờ đi nhiều nơi, hoạt động thực tiễn phong phú mà Hồ Chí Minh có vốn hiểu biết rất rộng rãi. Có thể nói Người là một trong những nhà hoạt động chính trị đã đi nhiều nhất, có không gian và phạm vi hoạt động rộng lớn nhất, có vốn hiểu biết thực tế phong phú nhất về các thuộc địa cũng như các quốc gia đế quốc tư bản hồi đầu thế kỷ XX. Chính nhờ quá trình bôn ba ấy mà thế giới quan khoa học, cách mạng của Người được hình thành một cách triệt để. Như vậy rõ ràng là để có một thế giới quan duy vật, biện chứng khoa học cần phải có vốn hoạt động thực tiễn phong phú, sâu sắc, rộng lớn. [...]... loại Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc đó Việc Đại hội VII khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động là một bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin. .. nghĩa Mác - Lê nin vào hoàn cảnh Việt Nam và các nước phương Đông Khi quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy vấn đề dân tộc, giai cấp, nhân loại trong chương trình triết học ở bậc đại học cần chú ý mấy điểm then chốt Thứ nhất: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề dân tộc nói chung Khi chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường, thực hiện sự áp bức chính... gỡ này diễn ra trên cơ sở thế giới quan duy vật, khoa học và biện chứng Rõ ràng, ở Hồ Chí Minh, thế giới quan duy vật, khoa học, biện chứng đã được phát triển lên đến đỉnh cao của dân tộc và thời đại Thứ hai, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình bồi dưỡng, xây dựng thế giới quan cho sinh viên cần thấy rằng Hồ Chí Minh là người đã vận dụng một cách hết sức thành công và sáng tạo thế giới... lợi vinh quang Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam Người đã nêu một tấm gương sáng trong việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo Người đã nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học, tinh thần biện chứng và nhân đạo của học thuyết Mác – Lênin, vận dụng một cách sáng tạo học thuyết ấy phù hợp với... bảo vệ, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống càng trở thành nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong công tác lý luận và chính trị của toàn Đảng, toàn dân Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” xuất phát điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh Từ một thanh niên thuộc địa, mất nước, ra đi tìm đường cứu nước, mục tiêu trước mắt của Người là giải phóng dân tộc Vấn đề đặt ra là trong. .. phóng dân tộc (1945 – 1954) mà còn xuyên suốt quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là tổng hợp những quan điểm chiến lược có ý nghĩa chỉ đạo lớn về chính trị và lý luận, về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam Như vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân... cộng sản phải nắm lấy và phát huy, không để ngọn cờ dân tộc rơi vào tay giai cấp khác Rõ ràng quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rằng phải nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản kết hợp với chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế Thứ năm: Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc cần nhận thức sâu sắc rằng đối với Người, độc lập dân tộc luôn gắn liền... thành, tự nó đến Năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở về Pháp, đến sống và hoạt động tại Pa-ri, một trung tâm văn hóa, khoa học, chính trị của cả châu Âu lúc bấy giờ Nhờ lăn lộn trong phong trào hoạt động của giai cấp vô sản Pháp lúc bấy giờ mà người đã nhanh chóng đến với những tư tưởng mới Trước khi tiếp cận với luận cương của Lê nin, Hồ Chí Minh đã sơ bộ kết luận chủ nghĩa tư bản, đế quốc đâu cũng tàn... miền Bắc, Hồ Chí Minh lại đưa ra chân lý bất hủ: "Không có gì quý hơn độc lập tự do"(7) Đây không những là tư tưởng lớn mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh Đó là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới Vì vậy, Hồ Chí Minh không... thuộc địa của Lênin, Người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc mình và cho cả các dân tộc thuộc địa khác Người khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới b Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy vấn đề dân tộc, giai cấp và cách mạng xã hội Khái niệm dân tộc hiểu theo nghĩa khoa học là một hình . Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin Tác giả : T.s. Nguyễn Thái Sơn - Trường Đại học Vinh File đính kèm: Không có Tư tưởng. phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy và học tập các môn học này. Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học. cứu nhằm quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình giảng dạy triết học Mác - Lê nin vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn. Những tư tưởng mà người

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan