DẠY HỌC BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC

60 1.8K 4
DẠY HỌC BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là một khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành phương pháp ngữ văn. khóa luận này cung cấp đầy đủ thông tin về cách dạy bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong SGK văn 11, nó giúp ích rất lớn cho mỗi giáo viên Văn.1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tích cực là một quan điểm giáo dục hiện đại mang tính thời sự Luật Giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có mà còn phải hình thành, bồi dưỡng cho học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành. Bởi vậy, dạy học theo quan điểm tích cực là nhằm đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội. Nhờ có quan điểm dạy học này, nền giáo dục sẽ có sự chuyển đổi từ dạy theo lối thuộc lòng những tri thức “uyên thâm”, “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” sang dạy để hình thành năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội. 1.2. Vận dụng quan điểm tích cực vào hoạt động dạy học ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX.Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thông vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, “chạy theo thành tích”, học để thi, dạy để thi. Việc học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lí thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học. 1.3. Dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân là một nội dung kiến thức mới, đòi hỏi phải tìm nhiều hình thức dạy học nhằm đạt hiệu quả Bài học Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân là một nội dung kiến thức mới đối với học sinh. Qua bài học, hướng tới mục tiêu là giúp các em nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng; nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân; có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội và góp phần vào sự sáng tạo, phát triển ngôn ngữ của xã hội. Tuy nhiên, với một nội dung kiến thức mới, việc tìm ra hình thức dạy học là cần thiết. Bởi đó là cơ sở để việc dạy học bài này đạt hiệu quả cao nhất. Với những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo quan điểm tích cực. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu quan điểm tích cực trong dạy học Cho đến nay, có rất nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học. Trong bài Bàn về phương pháp giáo dục tích cực, GS. Phạm Viết Vượng nhấn mạnh “Phải lấy người học làm trung tâm như một quan điểm giáo dục đào tạo, cốt lõi của nó là vì học sinh, bởi học sinh” 20, 22 (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số tháng 81995).Trong bài Đổi mới phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, tác giả Lê A cũng nhấn mạnh “Tư tưởng dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm cần được hiểu như một quan điểm, một cách tiếp cận quá trình dạy học. Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm không có nghĩa là chúng ta bỏ đi những phương pháp dạy học truyền thống mà chúng ta cần phát triển nó, vận dụng nó trên quan điểm mới này” 2, tr.37.Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 trung học phổ thông môn Ngữ văn, sau khi đưa ra những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông, cuốn sách đã đi vào những hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển tính tích cực, chủ động của học sinh. Cũng bàn về quan điểm tích cực, tác giả Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông đã nhấn mạnh: “Phương pháp dạy học mới đòi hỏi phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khi học tập ở lớp, ở nhà và khi giải các bài tập, làm các bài văn. Cần học tập các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học cụ thể nhằm phát huy tính tích cực của học sinh mà nhiều nước trên thế giới đã vận dụng có hiệu quả... Phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh chủ thể học tập ở tất cả mọi khâu từ chuẩn bị bài, sưu tầm tư liệu, phát biểu trong tổ, nhóm, tự đánh giá và đánh giá bạn... tính tích cực trong học tập Ngữ văn dễ thể hiện thành bề nổi của phong trào song cần phải chú ý cả bề sâu” 134. Theo đó, tác giả chỉ ra bảy đặc điểm và yêu cầu của việc dạy học theo hướng tích cực. Có thể nói, những nhận xét trên đã nêu ra những chỉ dẫn cụ thể về quan điểm dạy học này. Đó là cơ sở để giáo viên có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy cho tất cả các hợp phần của môn Ngữ văn ở THPT.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN DẠY HỌC BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn 1 HÀ NỘI, 2013 2 QUY ƯỚC VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên THPT: Trung học phổ thông PPDH: Phương pháp dạy học ĐHSP: Đại học sư phạm NXB: Nhà xuất bản ThS: Thạc sĩ 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khoá luận 5 7. Bố cục của khoá luận 5 NỘI DUNG 6 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân theo quan điểm tích cực 6 1.1. Quan điểm tích cực trong giờ học 6 1.1.1. Tính tích cực và tính tích cực trong học tập 6 1.1.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực 7 1.1.3. Các mức độ tích cực và các yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực 8 1.1.4. Ý nghĩa của quan điểm tích cực trong dạy học tiếng Việt 10 1.2. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân 10 1.2.1. Ngôn ngữ chung 10 1.2.2. Lời nói cá nhân 12 1.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân 14 1.3. Cơ sở thực tiễn 14 1.3.1. Nội dung chương trình bài dạy 14 1.3.2. Điều tra giáo viên và học sinh 17 1.3.3. Nhận xét chung 21 Chương 2. Dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong SGK Ngữ văn 11 theo quan điểm tích cực 22 2.1. Mục đích của việc dạy học tiếng Việt ở trường phổ thông 22 2.2. Những yêu cầu khi vận dụng quan điểm tích cực vào dạy học tiếng Việt 22 2.3. Vận dụng quan điểm tích cực khi dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong SGK 24 2.3.1. Mục đích của việc dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân 24 2.3.2. Những cơ sở định hướng vận dụng quan điểm tích cực vào 4 dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân 24 2.4. Những hoạt động dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân thể hiện quan điểm tích cực 26 2.4.1. Lời mở bài 26 2.4.2. Tiếp cận kiến thức 26 2.4.3. Luyện tập thực hành 27 2.4.4. Kiểm tra đánh giá 27 2.5. Quy trình bài học 27 2.6. Phương pháp dạy học 29 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 36 3.1. Mục đích thực nghiệm 36 3.2. Đối tượng thực nghiệm 36 3.3. Chủ thể thực nghiệm 37 3.4. Thời gian thực nghiệm 37 3.5. Nội dung thực nghiệm 37 3.5.1. Cách thức tiến hành thực nghiệm 37 3.5.2. Giảng dạy bằng giáo án thực nghiệm 37 3.5.3. Kiểm tra đánh giá hiệu quả các biện pháp đề xuất cuối đợt thực nghiệm 47 3.6. Kết quả thực nghiệm 48 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tích cực là một quan điểm giáo dục hiện đại mang tính thời sự Luật Giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có mà còn phải hình thành, bồi dưỡng cho học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành. Bởi vậy, dạy học theo quan điểm tích cực là nhằm đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội. Nhờ có quan điểm dạy học này, nền giáo dục sẽ có sự chuyển đổi từ dạy theo lối thuộc lòng những tri thức “uyên thâm”, “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” sang dạy để hình thành năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội. 1.2. Vận dụng quan điểm tích cực vào hoạt động dạy học ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thông vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, “chạy theo thành tích”, học để thi, dạy để thi. Việc học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lí 1 thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học. 1.3. Dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân là một nội dung kiến thức mới, đòi hỏi phải tìm nhiều hình thức dạy học nhằm đạt hiệu quả Bài học Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân là một nội dung kiến thức mới đối với học sinh. Qua bài học, hướng tới mục tiêu là giúp các em nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng; nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân; có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội và góp phần vào sự sáng tạo, phát triển ngôn ngữ của xã hội. Tuy nhiên, với một nội dung kiến thức mới, việc tìm ra hình thức dạy học là cần thiết. Bởi đó là cơ sở để việc dạy học bài này đạt hiệu quả cao nhất. Với những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Dạy học bài "Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân" trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo quan điểm tích cực. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu quan điểm tích cực trong dạy học Cho đến nay, có rất nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học. Trong bài Bàn về phương pháp giáo dục tích cực, GS. Phạm Viết Vượng nhấn mạnh “Phải lấy người học làm trung tâm như một quan điểm giáo dục đào tạo, cốt lõi của nó là vì học sinh, bởi học sinh” [20, 22] (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số tháng 8/1995). Trong bài Đổi mới phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, tác giả Lê A cũng nhấn mạnh “Tư tưởng dạy học tích cực lấy người học làm 2 trung tâm cần được hiểu như một quan điểm, một cách tiếp cận quá trình dạy học. Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm không có nghĩa là chúng ta bỏ đi những phương pháp dạy học truyền thống mà chúng ta cần phát triển nó, vận dụng nó trên quan điểm mới này” [2, tr.37]. Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 trung học phổ thông môn Ngữ văn, sau khi đưa ra những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông, cuốn sách đã đi vào những hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển tính tích cực, chủ động của học sinh. Cũng bàn về quan điểm tích cực, tác giả Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông đã nhấn mạnh: “Phương pháp dạy học mới đòi hỏi phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khi học tập ở lớp, ở nhà và khi giải các bài tập, làm các bài văn. Cần học tập các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học cụ thể nhằm phát huy tính tích cực của học sinh mà nhiều nước trên thế giới đã vận dụng có hiệu quả Phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh - chủ thể học tập ở tất cả mọi khâu từ chuẩn bị bài, sưu tầm tư liệu, phát biểu trong tổ, nhóm, tự đánh giá và đánh giá bạn tính tích cực trong học tập Ngữ văn dễ thể hiện thành bề nổi của phong trào song cần phải chú ý cả bề sâu” [134]. Theo đó, tác giả chỉ ra bảy đặc điểm và yêu cầu của việc dạy học theo hướng tích cực. Có thể nói, những nhận xét trên đã nêu ra những chỉ dẫn cụ thể về quan điểm dạy học này. Đó là cơ sở để giáo viên có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy cho tất cả các hợp phần của môn Ngữ văn ở THPT. 2.2. Lịch sử nghiên cứu việc dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân theo quan điểm tích cực Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến dạy học theo quan điểm tích cực. Tuy nhiên việc vận dụng quan điểm ấy vào từng bài học cụ thể dường như chưa được chú 3 trọng. Không là ngoại lệ, dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo quan điểm tích cực, cũng chưa được quan tâm. Vấn đề này được đề cập tới trong SGK Ngữ văn 11 (tập 1), SGV, tài liệu bồi dưỡng giáo viên nhưng việc vận dụng như thế nào thì các công trình trên chưa trình bày cụ thể. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra một hướng dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân đạt hiệu quả, từ đó có thể vận dụng vào các bài dạy Tiếng Việt theo quan điểm này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi xác định đề tài nghiên cứu có những nhiệm vụ sau: Hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu để xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. Áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh vào dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11. Tổ chức thực nghiệm và rút ra kết luận khoa học. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức dạy học theo hướng tích cực, chủ động của học sinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được triển khai trong phạm vi bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11. 5. Phương pháp nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: 4 5.1. Phương pháp thống kê Phương pháp này được dùng trong việc phân loại và phân tích kết quả khảo sát thực trạng của học sinh trước khi tiến hành thực nghiệm, phân tích kết quả thực nghiệm. 5.2. Phương pháp hệ thống hoá Phương pháp này dùng để hệ thống hoá các cơ sở lí luận về dạy học tích cực, các tri thức có liên quan tới ngôn ngữ chung, lời nói cá nhân. 5.3. Phương pháp quan sát Phương pháp này dùng để quan sát điều tra, đánh giá thái độ, không khí học tập của học sinh. 5.4. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này sử dụng để kiểm chứng dưới hình thức thiết kế giáo án và tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của thiết kế, từ đó rút ra những kết luận và điều chỉnh thiết kế. 6. Đóng góp của khoá luận Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm một hình thức dạy học phù hợp với thực tế dạy học Ngữ văn ở THPT và dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 đạt hiệu quả cao nhất. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung được khai triển thành ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo quan điểm tích cực. Chương 2. Dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo quan điểm tích cực. Chương 3. Thực nghiệm. 5 [...]... bài học sẽ là một: “Giờ học tốt - tiết học vui” 2.3 Vận dụng quan điểm tích cực khi dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 2.3.1 Mục đích của việc dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Giúp học sinh nắm được: ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân và thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá. .. học nói chung và dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân nói riêng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Câu 1: Đồng chí có nhận xét gì về sự khác biệt về phương pháp dạy học cũ với phương pháp dạy học mới? Câu 2: Đồng chí có nhận xét gì về ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo quan điểm tích cực khi dạy bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Câu 3: Khi dạy bài Từ ngôn ngữ chung. .. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN TRONG SGK NGỮ VĂN 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC 1.1 Quan điểm tích cực trong dạy học 1.1.1 Tính tích cực và tính tích cực trong học tập Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội Vì thế, hình thành và phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con... phú thêm ngôn ngữ chung, thúc đẩy ngôn ngữ chung phát triển 1.2.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân Có thể nhận thấy, về bản chất mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, là mối quan hệ giữa cái khái quát và cái cụ thể Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ giao tiếp Lời nói như... chung đến lời nói cá nhân Khi dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, vận dụng quan điểm tích cực là giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 25 để truyền đạt kiến thức cho học sinh và đặc biệt là dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm” Trong dạy học tích cực, dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của giáo viên, người học được tham gia vào quá trình hoạt động học tập từ. .. cho học sinh hiểu bài và cho học sinh lấy ví dụ Sau đó, tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân, cho học sinh tìm hiểu và phát hiện những ảnh hưởng của ngôn ngữ chung, lời nói cá nhân, từ đó khắc sâu kiến thức Trước hết khi dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân sẽ giúp học sinh có ý thức vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ khi giao tiếp - một hoạt động theo suốt cuộc đời học. .. thế, giáo viên có thể tạo điều kiện để học sinh vận dụng và tạo ra nhiều lời nói cá nhân theo những nội dung cụ thể 2.4 Những hoạt động dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân thể hiện quan điểm tích cực 2.4.1 Lời mở bài Khi bắt đầu một bài học, muốn gây hứng thú và sự chú ý của học sinh thì giáo viên cần có lời mở bài ấn tượng Ngay trong phần này giáo viên có thể vận dụng quan điểm tích cực. .. ra trong lời nói cá nhân dần góp phần hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung phát triển 1.3.2 Điều tra giáo viên và học sinh 1.3.2.1 Điều tra khảo sát giáo viên * Phát phiếu thăm dò giáo viên Để đánh giá thực trạng dạy học, chúng tôi tiến hành điều tra thăm dò ý kiến giáo viên xoay quanh khi dạy bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa. .. học tập của học sinh, chúng tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra kiến thức ngay sau giờ học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân với mục đích: đánh giá khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập, đồng thời đánh giá việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Tiếng Việt nói chung và trong bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân nói riêng của giáo viên Đối... các từ áo và con có thêm các nghĩa mới, nếu các nghĩa đó được nhiều người sử dụng một cách ổn định thì sẽ đi vào ngôn ngữ chung 1.3 Cơ sở thực tiễn 1.3.1 Nội dung chương trình, bài dạy 1.3.1.1 Nội dung chương trình Theo phân phối chương trình, bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân được triển khai trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, và được dạy trong hai tiết 15 1.3.1.2 Nội dung bài dạy Nội dung bài . học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo quan điểm tích cực. Chương 2. Dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong sách giáo khoa Ngữ văn. thêm ngôn ngữ chung, thúc đẩy ngôn ngữ chung phát triển. 1.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân Có thể nhận thấy, về bản chất mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. và nói - hai kỹ năng có vai trò quyết định đối với việc tạo lập lời nói cá nhân. 1.2.2. Lời nói cá nhân Từ ngôn ngữ chung, mỗi cá nhân vận dụng vào hoạt động giao tiếp và tạo ra lời nói cá nhân.

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

    • HÀ NỘI, 2013

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan