Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –nét mộc mạc và tinh tế trong ca dao pptx

8 565 0
Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –nét mộc mạc và tinh tế trong ca dao pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –phần3 Nét mộc mạc và tinh tế trong ca dao Nam bộ Bài này hay quá mà chẳng biết bỏ vào BOX nào cho ổn. Để tạm vào đây, sau này Quản trị nào hiểu thì đưa về đúng nơi đúng chỗ của nó ! So với các vùng miền khác, ca dao Nam bộ có cách dùng từ mộc mạc gần như “bê nguyên xi” từ cuộc sống chứ ít dụng công gọt giũa cho bóng bẩy, êm ái, nhưng vẫn không mất đi sự tinh tế. Người Nam bộ chuộng cách nói thẳng, nói thật nên đã mang vào trong ca dao lời ăn tiếng nói hằng ngày của mình. Nhiều câu vì thế đọc lên cảm thấy rất trúc trắc, “thô ráp” nhưng có sự ý vị, ngọt ngào ẩn chứa bên trong. Chẳng hạn, khi nói về nỗi niềm đơn chiếc, trống vắng, người dân Nam bộ mượn hình ảnh con cá, con tôm có cặp, có đôi, đối lập với hoàn cảnh của mình: “Ví dầu cá bống hai mang/Cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu/Anh về bên ấy đã lâu/Để em vò võ canh thâu một mình”. Quả là hay về ý, đẹp về vần. Không cần những từ ngữ bóng bẩy, những lời hoa mỹ đẩy đưa cũng nói lên tâm trạng của người con gái chờ đợi nhớ thương người yêu. Một chàng trai buồn vì mẹ mình đã mượn những khẩu ngữ hằng ngày của người Nam bộ để tâm sự: “Gió đưa bụi chuối tùm lum/Mẹ dữ như hùm ai dám làm dâu”. “Tùm lum”, “tà la” là những từ rặt Nam bộ không lẫn vào đâu được, là từ láy rất đặc trưng cho miền đất này, cũng như "te rẹt, tét lét, tèm lem" Tất cả những từ này rất khó tạo vần để thành thơ, thế mà dân gian Nam bộ đã không chỉ làm được mà còn làm hay. Chẳng hạn, để chỉ hình ảnh trai gái chọc ghẹo nhau, dân gian sẵn sàng dùng những từ rất ư là bình dân: “Con chi rột rẹt sau hè/Hay là rắn mối tới ve chuột chù?”. Nếu nói về sự vụng trộm của các đấng ông chồng khi cuộc sống đã có phần ổn định thì: “Đói cơm lạt mắm tèm hem/No cơm ấm áo lại thèm nọ kia”. Từ “tèm hem” ở đây được dùng rất đắc địa. Cái phép dụng vần cho thơ không phải cốt để đọc nghe trơn tru mà cao hơn, nó phải tham gia thể hiện chiều sâu của ý, phải góp phần tạo hình tượng cho thơ. Người Nam Bộ mang vào ca dao lời ăn tiếng nói hằng ngày của mình. Hay như từ “thắt thẻo” được dùng trong câu ca dao này làm cho người đọc cảm thấy buồn đến đứt ruột, đứt gan: “Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo/Năm canh chày thắt thẻo ruột gan”. Đâu chỉ là sự gieo vần thuần túy, sự góp mặt của từ này đem đến cho ta nỗi cô quạnh, lạnh lẽo, tê buốt trong lòng. Chỉ một từ thôi mà câu thơ như sắp òa khóc, như ướt đẫm nước mắt đêm trường. Lối gieo vần trong ca dao Nam bộ quả là biến hóa linh hoạt, nhưng rất gần gũi với đời thường. Người Nam bộ cũng sử dụng những từ ngữ vay mượn từ các dân tộc sống trên địa bàn để vào ca dao. Đặc biệt, sự ghép đôi giữa một từ tiếng Việt với một từ tiếng Hoa làm cho nhiều câu ca dao trở nên độc đáo và hay đến lạ thường: “Gió đưa chú tửng từng tưng/Gặp chị bán gừng na nả nị ơi”. Câu đầu được hiểu là ngọn gió khởi lên sự vui vẻ từ lòng người chú Tiều (Từng Náng) khi gặp gỡ cô gái. “Nị” là đại từ ngôi thứ hai theo âm Quảng Đông, “na” là từ chỉ phụ nữ, "nả" được dùng tương tự như từ "đấy, nhé" ở cuối câu tường thuật của tiếng Việt. Chờ đợi là một nghệ thuật kỳ diệu. Câu ca dao có khi là cách tỏ tình, giãi bày nỗi niềm của người thiếu nữ khắc khoải trong đêm, chờ đợi người tình. Cánh đồng thì mênh mông, trại ấp thì thưa thớt, người của đất Ngồ Ố, Láng Dài nói lên sự xa cách của đôi lứa: “Chim kêu Ngồ Ố, Láng Dài/A hia xùa bố a mùi ùm chai” (Chim kêu Ngồ Ố, Láng Dài/Anh cưới vợ rồi em chẳng được hay!). Cho nên đã yêu là phải chủ động, là phải “tam tứ núi cũng trèo". Có những câu ca dao Nam bộ cải biên từ một câu của người Việt, thay một từ tiếng Hoa, rất ngộ nghĩnh và độc đáo: “Ta về ta “xực” cơm ta/Dầu hơi quá lửa cơm nhà vẫn hơn”.“Xực”, tiếng Quảng Đông có nghĩa là ăn. Như vậy câu ca dao thuần Việt là: “Ta về ta ăn cơm ta/ Dầu hơi quá lửa cơm nhà vẫn hơn”. Ca dao Nam bộ cũng sử dụng một lượng lớn các từ Hán Việt, làm cho nên những vần thanh thoát, mượt mà và vô cùng sang trọng. Chẳng hạn, gặp nhau, chàng trai hỏi cô gái: “Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi/Phụ mẫu ở nhà có mạnh giỏi hay không?”. Cô gái đáp lại: “Tại gia đàng phụ mẫu em cũng được bình an/Em xin hỏi lại phụ mẫu của bạn lang thế nào?”. Từ Hán Việt xuất hiện nhiều cũng khiến ca dao Nam bộ bớt đi phần nào “nôm na” về mặt hình thức: “Cây gie bần ngã/Bất khả viển vông/Tới đây em nói cho anh vừa lòng/Em đây có chốn loan phòng từ lâu”. Khi muốn thể hiện sự trách móc, giận hờn trong tình yêu, các tác giả dân gian Nam bộ mượn từ Hán Việt để cho lời trách móc đó trở nên ý vị hơn, không lộ liễu mà lại bộc lộ được niềm tiếc nuối, xót xa cho sự nhầm lẫn của người yêu: “Bình tích thủy đựng bông hoa lý/Chén chung vàng đựng nhụy bông ngâu/Trách ai làm trai hữu nhãn vô châu/Chim oanh không bắn, bắn con sâu đậu nhành tùng”. Từ Hán Việt trong ca dao Nam bộ còn khá đắc dụng khi khắc họa tâm trạng, tình cảm phức tạp của tình yêu đôi lứa: “Mưa sa, lác đác, gió táp lạnh lùng Thấy em lao khổ anh mủi lòng nhớ thương Đường đi biết mấy dặm trường Hỏi em đã kết cang thường đâu chưa?”. Và lời đáp của cô gái cũng là một lời hẹn ước: “Ngọc trầm thủy thượng anh ơi Bách niên giai ngẫu ở đời với em”. Những từ Hán Việt xuất hiện khá nhiều trong ca dao Nam bộ còn cho thấy, không chỉ có tầng lớp nhân dân lao động mà cả các ông đồ Nho, những người đã qua “cửa Khổng sân Trình” cũng tham gia đặt lời làm phong phú cho ca dao. . Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –phần3 Nét mộc mạc và tinh tế trong ca dao Nam bộ Bài này hay quá mà chẳng biết bỏ vào BOX nào cho ổn. Để tạm vào đây, sau này Quản. miền khác, ca dao Nam bộ có cách dùng từ mộc mạc gần như “bê nguyên xi” từ cuộc sống chứ ít dụng công gọt giũa cho bóng bẩy, êm ái, nhưng vẫn không mất đi sự tinh tế. Người Nam bộ chuộng. câu ca dao thuần Việt là: “Ta về ta ăn cơm ta/ Dầu hơi quá lửa cơm nhà vẫn hơn”. Ca dao Nam bộ cũng sử dụng một lượng lớn các từ Hán Việt, làm cho nên những vần thanh thoát, mượt mà và vô

Ngày đăng: 10/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan