Tìm hiểu về văn hóa Chăm

23 884 6
Tìm hiểu về văn hóa Chăm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÐƯỜNG VỀ NGUỒN CỘI CHAMPA (Khái Lươc Về Những Nét Ðặc Trưng) ÐẮC VĂN KIẾT Chiêm Quốc về đâu xa rồi thế kỷ! Cung đàn thương ai ca giọng nỉ non Ngân dài âm điệu vàng son vàng son … *Jaya Pak Kraung Tu sĩ Bà La Môn CHAMPA CÓ GIỐNG BÀLAMÔN ẤN ÐỘ KHÔNG? Về giai cấp xã hội: Tu sĩ Bà La Môn Chăm là giới tăng lữ thuộc giai cấp hàng đầu coi về tế tự, giống như giai cấp tăng lữ Bà La Môn Ấn Ðộ là giai cấp đầu tiên của xã hội Ấn Ðộ. Tu sĩ Bà La Môn Chăm cũng lo thờ phượng và cũng nhập thế như giới tăng lữ Ấn Ðộ: nghĩa là vẫn lập gia đình và vẫn lo hành đạo tuy nhiên tu sĩ Bà La Môn Champa không có đi hành hương tại các thành phố thiêng những nơi linh thiêng như tu sĩ Ấn Ðộ. Tu sĩ Bà La Môn Champa không chủ trương thoát tục, vô gia cư; không chủ trương sống khất thực, không vào rừng ẩn cư ở giai đoạn sau cùng của cuộc đời với mục đích để chuẩn bị giải thoát như tu sĩ Ấn Ðộ. Tu sĩ Bà La Môn Champa vừa nhập thế vừa tu thân để hành đạo, để được tái sanh tốt đẹp hơn ở kiếp sau qua “vòng luân hồi” nghĩa là phải làm tốt ở kiếp này để được tốt ở kiếp sau, chứ không phải chỉ cầu xin ở kiếp này để được tốt ở kiếp sau. Các tu sĩ Bà La Môn Champa thờ thần Shiva qua hình tượng “Thang Banrach” và trong “thang Banrach” đó có hình tượng “Pô Debita Thwor” của CHĂM đặc trách về Ðạo Bà La Môn Champa dưới hệ thống Thần Shiva. Trong lễ “Rija Praung” có 1 biểu tượng Linga – Yoni là hiện thân của thần Shiva. Trong lễ hỏa táng của người CHĂM, có nhà mồ bằng giấy (Thang Thwor) và có hình Bò Thần Nandin để đưa linh hồn người quá cố về với cõi đời bên kia thế giới, đó là lý do các tu sĩ CHĂM không ăn thịt Bò. Qua những phần trình bày ở trên, Ấn Ðộ giáo hay “Bà La Môn” giáo đã ảnh hưởng sâu đậm vào “đức tin” của các vua Champa qua những hình tượng thờ trong đền tháp và sự ghép tên của các vua vàotên hiện thân của Thần Shiva. Các vua Champa tin rằng ba vị Thần Brahma, Vishnu, và Shiva, nhất là thần Shiva sẽ phù hộ cho nhà vua lãnh đạo và điều hành đất nước, bảo vệ sức mạnh và sự tồn tại lâu dài cho nhà vua và hoàng gia, đem lại sự thanh bình, thịnh vượng cho tổ quốc Champa. Ðạo Bà La Môn cũng ảnh hưởng đến các tu sĩ Champa về phương diện tế tự, về phương diện nhập thế tu thân để hành đạo và thờ phượng. Tu sĩ Champa cũng được xấp vào giai cấp trên cùng của xã hội Champa giống như tu sĩ Ấn Ðộ đối với xã hội Ấn. Nguyên lý căn bản thứ ba (Âtman: Tiểu ngã) tức - 1 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM ”Vòng Luân Hồi” của Ấn Ðộ giáo cũng đã ảnh hưởng sâu đậm đến nhân sinh quan vua chúa, tăng lữ, quần chúng Champa, nghĩa là cái “nhân” gieo ở kiếp này là cái “quả” của kiếp sau. Trong bối cảnh tôn sùng và cúng tế vô số thần linh theo tín ngưỡng bản địa từ xã hội nguyên thủy của Champa, thêm vào “Vòng Luân Hồi” của Ấn Ðộ giáo đã thấm sâu vào tim óc của dân tộc Champa, biến dân tộc này thành những lớp dân ngoan hiền an phận và thụ động lo tích lũy những hành động tốt đẹp của kiếp này để có một cuộc hành trình an bình ở kiếp sau. Chính cái nguyên lý tiêu cực, của “Vòng Luân Hồi” Ấn Ðô giáo này là những lời ru êm ái nhất để cho vạn lớp dân Chiêm kể cả vua chúa đã yên ngủ trong giấc mộng được ăn trái ngọt ở kiếp sau! Cái “Vòng Luân Hôi” của Bà La Môn. Phù hộ kẻ thiện và trừng phạt kẻ ác của thần linh Champa, đã biến người CHAMPA có bản chất lương thiện. Thế mà cũng có những kẻ viết lịch sử cho rằng dân tộc Champa là hiếu chiến, là cướp biển! Trong giai đoạn ban sơ, tiền nhân Champa có đời sống an nhàn hòa hòa hợp với thiên nhiên, mỗi ngày như mọi ngày trong cảnh đời thảnh thơi nơi làng mạc buôn sóc, nếp sống này đã ảnh hưởng đến tư duy và bản sắc dân tộc Champa. Trong những giai đoạn đầu lập quốc và xây dựng đất nước, cùng với văn hóa bản địa, với tin ngưỡng dân gian; các hệ thống tổ chức chánh quyền nền tảng xã hội, và niềm tin tôn giáo được vay mượn một phần từ quê hương Ấn Ðộ. Ðối với Vương Quốc có nhiều thị tộc này, Champa lo ổn định nhân tâm, đoàn kết dân tộc song song với công cuộc kiến tạo đất nước. Khúc hát hoan ca vang vọng khắp thôn trang, buôn sóc từ cao nguyên xuống đồng bằng. Hoa Champa nở rộ trên những nẻo đường đất nước quê hương. Từ vua quan cho đến thần dân cùng chung một tư duy dân tộc, cùng chung một đức tin tôn giáo cội nguồn Bà La Môn; tay trong tay cùng nhau yêu thương đoàn kết xây dựng đất nước Champa và hát khúc hoan ca dưới ánh nắng ban mai huy hoàng của bầu trời Chiêm quốc. Ngả rẽ TÂM LINH CỦA DÂN TỘC CHAMPA Như đã trình bày ở trên, đời sống tâm linh của dân tộc Champa là dựa vào tín ngưỡng bản địa với vô số thần linh và cho đến vào thế kỷ đầu sau công nguyên lại có sự truyền bá đạo Bà La Môn từ Ấn Ðộ với ba bị thần tối thượng là Brahma, Vishmu và Shiva tạo thành một hệ thống tâm linh hỗn hợp với quyền năng vô hình chi phối đời sống tam linh của dân tộc Champa, soi đường chỉ lối, phù hộ và che chở cho dân tộc này có đầy đủ tin yêu và nghị lực sống bình yên trên quê hương xứ sở dấu yêu Champa trong suốt quãng đời dài hơn sáu thế kỷ lập quốc. Nhưng rồi cảnh đời lên xuống như nước đầy vơi, khi nắng sớm lúc lại mưa chiều và đến thế kỷ thứ 07 một hệ thống tâm linh khác lại xâm nhập vào Champa dân thưa đất hẹp này đó là Ðạo Phật hay Phật Giáo (9) Phật Giáo: Phật Tổ hay là người sáng lập ra Phật giáo là TẤT ÐẠT MA. Ngài sanh tại - 2 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM Kapilavastu (Già Tỉ La) một đô thị phía Bắc nước Ấn Ðộ trong một gia đình quyền quí cao sang thuộc bộ tộc SÂKYA nên thường gọi là Sâkyamuni (Thích Ca Mâu Ni, có nghĩa là nhà hiền triết của bộ tộc Sâkya). Vì ưu tư trước kiếp sống đau thương của con người: sinh, lão, bệnh, tử nên ngài đã rũ bỏ cảnh sống giàu sang phú quí, giã từ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, ra đi tìm cách cứu rỗi chúng sinh, lúc còn 29 tuổi đời. Sau thời gian tu thân khổ hạnh nơi chốn rừng sâu nước độc cho đến năm 35 tuổi, ngài đắc đạo và đi du thuyết dọc theo sông Gange (Sông Hằng Hà) và cả miền Ðông nước Ấn để truyền bá đạo giáo của mình. Sau 45 năm du thuyết truyền đạo, Ngài viên tịch vào năm 80 tuổi. Về giáo lý của Phật giáo gồm có: KHỔ, TẬP, DIỆT, ÐẠO. KHỔ: đời là biển khổ, sinh ra là khổ, bệnh khổ, già khổ, chết là khổ. Cái gì mình không muốn mà lại đến với mình là khổ. Cái gì muốn mà không đặc được là khổ v.v TẬP: Là ước vọng là tham sinh quí tử, là dục vọng, tham lam, tham tiền bạc, tham địa vị v.v DIỆT: Muốn diệt khổ phải diệt dục. Diệt được dục là tới được Niết Bàn. Niết Bàn không phải là không gian xa xôi trên Trời mà ngay ở trong lòng người. Khi con người đã diệt được dục vọng ham muốn thì lòng người thoải mái, tâm hồn nhẹ nhàng phơi phới, trạng thái này chính là Niết Bàn. ÐẠO: Không đắm xây lạc thú, không tự ép xác khổ hạnh, không lôi cuốn bởi dục vọng mà phải giải đi thực tiễn gọi là Trung Ðạo. Phật giáo đã tạo cho tín đồ của mình một lòng từ bi vô lượng, vô biên. Tín đồ Phật giáo phải biết trân trọng thương quí đời sống của người khác dù người đó giàu sang hay nghèo hèn. Riêng các tu sĩ đặc biệt nhưng khất sĩ phải sống trong chay tịnh tuyệt đối. Phải công nhận sự nghèo khổ, phải tha thứ cho kẻ thù. Trong khi đạo Bà La Môn đặt căn bản của mình trên sự phân chia giai cấp thì Phật giáo đã rộng đường giải thoát của mình cho tất cả mọi chúng sinh. Phật giáo cũng có triết lý luân hồi nhân quả giống như “Vòng Luân Hồi” của Ấn Ðộ giáo, do đó hai tôn giáo này dung hòa với nhau và không loại trừ nhau. Phật giáo đã truyền bá vào Champa ra sao? Như trên đã nói: Theo sử liệu Trung Hoa được nhà nghiên cứu cổ học Maspero cho rằng: Phật giáo vào Champa hồi thế kỷ thú 07, và cũng theo Maspero, năm 605 Tướng Lưu Phương của Trung Hoa đã đem quân bao vây và đánh phá nước Lâm Ấp là tiền thân của Champa đã cướp bốc của cải, thu lượm chiến lợi phẩm và tịch thu 1350 pho sách của kinh Phật và sách chính sử Champa. Nhà nghiên cứu khoa học I-Tsing cũng cho rằng Champa là một trong các quốc gia tôn sùng học thuyết Phật Thích Ca. L.Finot đã nghiên cứu về bia Võ cạnh Nha Trang, đã loan báo rằng: những vị vua Champa dựng bia Phật giáo là nói lên sự thấu hiểu được nỗi đau khổ của người và nói lên lòng hy sinh cho tha nhân, theo lời dạy của Phật pháp. Do đó mặc dù những di tích và bia ký Phật giáo ở Champa không nhiều và đồ sộ cùng khắp đất nước - 3 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM như Bà La Môn giáo; nhưng, những di tích và bia ký sau đây chứng tỏ Phật giáo một thời đã hiện diện trên đất nước Champa mà dư âm của Ánh đạo vàng còn văng vẳng đến ngày nay: Tu việnn Ðồng Dương Quảng Nam là một tu viện quan trọng của Phật giáo Ðại Thừa ở Ðông Nam Á vào thế kỷ IX-X và là một trung tâm nghệ thuật Phật giáo lớn nhất của Champa. Vào năm 1901, L. Finot đã công bố 07 di tích Phật giáo ở Ðồng Dương (trong 07 hiện vật này có 03 tượng Phật để ở Viện bảo tàng Sàigòn, bốn (04) tượng còn lại ở Viện bảo tàng Guimet Pháp Quốc. Di tích Ðại Hữu ở Quảng Trị là một tượng Phật bằng Ðồng cao 0,445 khuông mặt mang đường nét CHĂM (theo công bố của L.Finot và Goloubew). Ngoài ra, vua Jaya-Simhavarman có dựng bia nói về việc thành lập ngôi đền Phật giáo mang tên Rata-Lokesvara để thờ vị thần Lokesvara. Tại Bình Ðịnh có một tượng Bồ Tát Quan Âm bằng đồng mang chứng tích Phật giáo Ðại thừa ở Champa. Cũng ở tại Bình Ðịnh có một tượng Phật bằng đồng bốn tay, cao 0,64, có niên đạo từ thế kỷ VII-X mang đường nét nghệ thuật điêu khắc CHAMPA, hiện nay để tại Bảo tàng viện lịch sử Sàigòn. Tại Quảng Khê các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một cái đầu của tượng Bồ Tát và một tượng Phật có niên đại từ thế kỷ IV-VI là những tượng mang đường nét điêu khắc của Champa. Bia Ðồng Dương Quảng Nam thuộc tu viện Ðồng Dương khắc chữ Sanscrit nói đến Vua Sri-Yaya Indravarman có xây một ngôi đền và một tu viện Phật giáo vào năm 875; trong ngôi đền này thờ luôn cả Ðức Phật và Thần Shiva. Bia Bakul Phan Rang tại làng Chung Mỹ (Palay Balachong) có 9 dòng chữ Phạn (Sanscrit) và 07 dòng chữ CHĂM cổ có niên đại: 829 nói về đời vua Vikratavarman III, có con của một vị Thượng Thư của triều đình tến là Sthavira-Buddhanir vana đã xây hai tu viện và hai ngồi đền thờ Ðức Phật và Thần Shiva. Vua Indravarman II theo Phật giáo, ngài đã có công xây dựng một thủ phủ nguy nga lộng lẫy nhất của Vương triều Indrapura tại khu vực Ðồng Dương Quảng Nam. Vua Indravaman II là một người đức độ lên nắm ngôi vua chứ không phải cha truyền con nối. Do đó trước khi băng hà, vi tôn thờ đạo Phật nên ngài đã nhận Thụy hiệu: Paramabuddhaloka. Ngữ căn “Buddha” có nghĩa là Phật; điều này cho thấy nhà vua nghĩ rằng ông ta đã tu hành ở kiếp trước nên kiếp này được trở thành một Quốc Vương. Qua những di tích, bia ký đã được các nhà khoa học nghiên cứu, khảo cổ xác định cho thấy Phật giáo quả thật đã len lỏi vào triều đình Champa cùng với Bà La Môn giao. Cả hai tôn giáo này đều có triết lý luân hôi giống nhau nên chẳng những không loại trừ nhau mà còn dung hợp với nhau để cùng tồn tại trên đất nước Champa. Khuynh hướng dung hòa này là một đặc trưng của dân tộc Champa đối với tôn giáo từ vua, quan triều đình cho đến hàng thứ dân. Tuy nhiên, nhìn chung dường như Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm vào một số vua quan trong giai đoạn nào đó của sự hiện diện Phật giáo, nhưng chưa thấy có những di tích và sắc nét cụ thể để chứng tỏ rằng Phật giáo cũng ảnh hưởng sâu rộng đến các từng lớp dân chúng Champa như Bà La Môn giáo. - 4 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM HỒI GIÁO (ISLAM) Islam là một tôn giáo tôn thờ đấng tạo hóa Allali, xuất hiện từ thế kỷ 7 tại vùng đất Ả Rập Sau Di, Trung Ðông ngày nay. Muhammad người Ả Rập, sanh năm 570 T.L được đấng Allah cử làm Thiên sứ của đạo ISLAM. Thiên kinh Qur’An làm căn bản đức tin của Muslim và được Thượng Ðế toàn năng ban xuống cho trần gian qua một số Thiên sứ, trong đó có vị Thiên sứ sau cùng là Muhammad cho đến ngày tận thế. Theo đức tin Islam, mỗi Muslim đều phải chịu trách nhiệm mọi hành vi của mình trước đấng Allah và duy nhất không qua một trung gian nào khác. Người Musliru phải biết rõ việc hatal (được làm) và điều haram (những điều không được làm). Islam qui định việc đạo và việc đời phải được gắn liền với nhau (08). Thời điểm du nhập Islam vào Champa: Trong cuốn la Royaume đe Champa, G. Maspero có đề cập đến Ed Huber đả soi sáng thấy trong sử Tàu đời nhà tống có ghi rằng “ở Champa có giống trâu núi, không dùng vào việc cày bừa chỉ giết để tế quỉ”(09). Trước khi giết con trau, vị thần cúng phải đọc thần chú “A La Hòa Cập Bạt”, nghe tương tự như công thức chữ Ả Rập: “Alluha Akbar” có nghĩa là “Thượng đế vĩ đại”, đó là một câu kinh của người Muslim đọc lên trước khi giết hay làm thịt một con vật. Từ điểm này Ed Huber suy diễn ra rằng: Có lẽ đã có người CHĂM theo Hồi Giáo từ đời nhà Tống (13) vào thế kỷ thứ 10. Quan điểm này cần phải được soi sáng lại, nhiều tác giả không đồng ý; vì Islam là một tôn giáo tôn thờ đấng tạo hóa duy nhất mệnh danh là Allah. Ðạo Islam không cúng tế quỉ thần hay thần linh nào hết. Do đó việc giết trâu để tế quỉ hay thần linh không đúng với đức tin của Muslirne. Hơn nữa nếu có người Champa theo Hồi giáo từ thế kỷ 10, mà Hồi giáo lúc đó đã đủ mạnh để lan rộng nhanh, thế thì tại sao không có những dấu tích giáo đường (masjid) và sắc nét lớn nào lưu lại ít ra tại Panduranga? Hơn nữa sau thế kỷ X, các đền tháp vẫn còn tiếp tục xây lên, theo kiến trúc và điêu khắc Ấn Ðộ. Theo vài chứng tích cổ học: một bia ký có niên đại năm 1039 và một bia ký khác vào năm 1025 là hai mộ bia viết bằng chữ Ả Rập và được P. Ravaisse dịch ra và lý giải rằng khoảng giữa thế kỷ 10 đã có một số người ngoại quốc đến làm ăn buôn bán ở Champa và được dân Champa cho cư trú. P.Y. Mauguin cũng nêu lên có một cộng đồng Hồi giáo nước ngoài có cư trú ở nước Champa vì sinh kế. Mauguin cũng nói rằng: ở vùng Quảng Ðông Trung Quốc đời nhà Tống, có những gia đình Hồi giáo gốc Ả Rập mà trước đó đã từng sống ở Champa (10) Tuy cộng đồng Hồi giáo góc Trung Ðông nêu trên, có quan hệ với cư dân Champa, nhưng theo tác giả Mauguin, Hồi giáo chưa có thể ảnh hưởng đến văn hóa và đức tin cội nguồn CHĂM. Mauguin quan niệm rằng khi nào vua quan triều đình và một phần đáng kể dân chúng cùng thuận theo đức tin Islam, lúc bấy giờ Champa mới được Hồi giáo hóa (11). Và như lịch sử đã cho thấy, đến tiền bán kỷ thứ 15 Champa vẫn còn mạnh về chánh trị và quân sự, cũng như mọi sinh hoạt tâm linh, văn hóa, kiến trúc đền tháp v.v vẫn còn mang đậm sắc thái cội nguồn từ thời lập Quốc - 5 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM nguyên thủy, mặc dù trước đó Phật giáo đã len lỏi vào triều đình Champa, vua Indravarman II đã theo Phật giáo. Hơn nữa từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV, nền thương nghiệp hàng hải Champa khá phát triển nên đã từng giao thương với Indonesia, Malysia, Malacca là những quốc gia Hồi giáo đang giữ vai trò ưu thế, nhưng Champa chưa chuyển đổi tư duy và cũng chưa hề thay đổi đức tin. Cho đến giữa thế kỷ 17 (16) theo Mauguin, Champa mới được Hồi giáo xâm nhập với một mức độ đáng kể. Như vậy, môi trường và hoàn cảnh xã hội Champa lúc đó ra sao khiến cho một số dân chúng rời cội nguồn để tiếp nhận tôn giáo Islam? Theo Maspero và Mauguin những nhà khoa học kỳ cựu này cho rằng: đây là giai đoạn dầu sôi lửa bỏng, vô cùng khó khăn của giai đoạn lịch sử đất nước Champa (17). Chiến tranh và máu lửa tàn khốc. Cũng chính giai đoạn khốc liệt này, dân tộc Champa lại bắt đầu có một ngả rẽ tâm linh, một bộ phận dân tộc lại thay đổi. Cũng chính giai đoạn khốc liệt này, dân tộc Champa lại bắt đầu có một ngả rẽ tâm linh, một bộ phận dân tộc lại thay đổi đức tin để rời tâm linh cội nguồn Bà La Môn theo Hồi giáo giữa lúc Vương Quốc ngày càng đuối sức để đương đầu với Ðại Việt và tình hình kinh tế, chánh trị và nhân tâm rối ren. Trước ngả rẽ tâm linh này, tạo nên hai sắc thái khác biệt trong hệ thống tâm linh vốn thuần nhất trong xã hội Champa từ trước đến nay (mặc dù có Phật giáo nhưng đã dung hòa lại được. Một hệ thống tâm linh cũ với tín ngưỡng dân gian tôn thờ vô số thần linh, cùng với hệ thống tâm linh mới là Hồi giáo chỉ tôn thờ đấng tối cao mệnh danh là đấng Allah, do đó mâu thuẫn về đức tin quần chúng lại xẩy ra, khiến cho chan hòa huyết lệ với nhau và tình đoàn kết dân tộc bị phân rẽ trong đớn đau dày vò. Ðể ổn định nhân tâm và tạo một sức mạnh đoàn kết dân tộc vua Po Romé phải dân tộc hóa hai hệ thống tâm linh Ấn giáo và Hồi giáo thành một hệ thống tín ngưỡng riêng của dân tộc Champa gồm có Awar và Ahier, đồng thời kết hợp hài hòa hai tín ngưỡng tôn giáo được dân tộc hóa này cùng với văn hóa bản địa truyền thống, thành một nền văn hóa mới gọi là văn hóa Panduranga-Champa. Ðồng thời vua Po Romé phải vượt đại – Dương đi qua Kelantan ở Mã Lai để tìm sinh lộ cho đất nước Champa, nhưng không kịp nữa, định mệnh đã xuống tay một cách phủ phòng, tàn nhẫn và nhanh chóng, sau cùng phải sụp đổ hoàn toàn vào năm 1832. Nền văn hóa Panduranga – Champa bao gồm Awar, Ahier cùng với văn hóa cội nguồn truyền thống Champa cho đến ngày nay vẫn còn được dân tộc Champa tại vùng đất Panduranga cũ cưu mang và trân trọng; họ sống co cụm với nhau êm ấm trong tình nghĩa chủng tộc ruột thịt, trong nền văn hóa cội nguồn niên viễn và ôm ấp những trang sử cũ vàng son của dân tộc, nuối tiếc một tổ quốc thân yêu đã mất trên chính trường thế giới nhưng vẫn còn trong não trạng, trong ký ức của vạn lớp dân CHĂM, và xót xa cho những người đồng chủng, cùng màu da cùng dòng máu, sống lang bạc, ly tán đến một số quốc gia Ðông Nam Á, và trong mấy thế kỷ trôi qua học còn chút gì để nhớ để thương đến cội nguồn của chính họ hay không? IV. VĂN HÓA CỘI NGUỒN CHAMPA LÀ VĂN HÓA CỦA MỘT CƯ DÂN MẪU HỆ - 6 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM Từ trong quá khứ xa xâm, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Pô Inư Nưgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa. Pô Inư Nưgar là nữ thần khai hóa dân tộc Champa, dạy cho họ biết phép trị nước an dân, biết phương cách sản xuất lúa CHIÊM, lúa nước, biết cách dẫn thủy nhập điền để phát triển kinh tế và cách thức trồng bông dệt vải, mang đến cho dân tộc Champa một cuộc sống ấm no sung mãn. Ðể nhớ công đức của Nữ Thần Pô Inư Nưgar, dân tộc Champa đã dựng xây đền tháp tại nhiều nơi để thờ phụng nữ thần. Ðặc biệt tại Nha Trang trên đồi xinh đẹp gần cầu Xóm Bóng có con sông viền ngang chân đồi, các vị vua Champa ngày xưa đã xây thánh địa Nữ thần “Pô Inư Nưgar” để thờ phượng; đây cũng là công trình văn hóa kiến trúc nguy nga của dân tộc Champa, một di sản của tiền nhân mà bất cứ người Champa nào cũng phải trân trọng, phải bảo tồn ít ra trong cõi lòng của mình. Có thể chăng vì là nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ vương nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn, đã đón nhận chế độ mẫu hệ và còn kéo dài đến ngày nay. Trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Champa, qua hơn hai trăm năm thăng trầm của lịch sử, biết bao vật đổi sao dời, biết bao cảnh “tang điền biến vi thương hải”, nhưng chế độ mẫu hệ CHĂM đến nay vẫn không hề thay đổi. Trong mọi sinh hoạt gia đình, người phụ nữ CHĂM luôn luôn giữ vai trò chủ yếu: trong hôn nhân, trong tang lễ, trong tế tự, trong vấn đề quản thủ tài sản lẫn con cái trong gia đình. Ðối với người đông phương, vấn đề quan hôn tang tế, là những điều quan trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống và cũng là những hình ảnh sắc thái văn hóa truyền thống của một dân tộc, cần được cưu mang gìn giữ, đối với dân tộc Champa, sắc thái truyền thống ấy được phản ảnh rõ rệt hơn trong yếu tố: “mẫu hệ”. Trong hôn nhân: người con gái lớn lên đến tuổi cập kê, muốn lập gia đình, thì người phụ nữ chủ động trong việc hôn nhân; hỏi chồng, cưới chồng về nhà mình. Con cái sanh ra nhận bên “mẹ” làm nội, mặc dù ngày nay mấy đứa con vẫn lấy họ Cha như người Việt Nam. Trong đời sống gia đình, mặc dù người chồng làm việc cực nhọc lam lũ để mưu tìm vật chất của cãi, nhưng người vợ vẫn là người quản lý tài sản, nhà cửa, ruộng vườn tiền nông v.v. . . Trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn, tất cả con cái đều ở với mẹ. Gia sản chung của hai vợ chồng đều giao lại cho vợ quản lý và giao lại cho người con gái trong gia đình. Ngươi đàn ông ra đi trong hai bàn tay trắng. Ðối với tang lễ trong gia đình đều cho người đàn bà (vợ) đảm đang, quán xuyến mọi việc vì người chồng là người ngoài họ tộc, không được quyền điều hành những vấn đề liên quan đến công việc thờ cúng, tế tự bên vợ. Nếu chẳng may người chồng qua đời, người vợ, sau khi lo tống tángt cho chồng, thi hài ông ta sẽ được an táng bên nghĩa trang của thân mẫu ông ta. Vì trong chế độ mẫu hệ không những áp dụng cho người còn sống, mà ngay khi qua đời cũng thực hiện theo chế độ mẫu hệ. Có nghĩa là khi mới lọt lòng mẹ, đứa bé nằm ngay bên cạnh mẹ, nên khi chết đi cũng phải trở về ngay bên cạnh mẹ chung một nghĩa trang tộc cho mẹ. Trong tế tự đền đài, đình miếu hoặc những lễ hội liên quan đến cộng đồng làng xóm, người đàn bà trong gia đình đều có trách nhiệm lo tiền bạc gạo thóc, vật dụng đem đến đóng góp chung với cộng đồng để lo thực hiện việc lễ hội dân gian. Về tế - 7 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM tự tổ tiên, ông bà, tiền nhân mang ý nghĩa sâu xa của nó là tỏ lòng nhớ ơn sanh thành và lưu truyền nòi giống cho giòng tộc, cho gia đình cũng như cho dân tộc của chính quốc gia đó. Nói tới chế độ mẫu hệ, có một số người nhận định rằng: đó là một chế độ xã hội hoặc gia đình mà người đàn bà có đủ mọi thứ quyền; quyền làm chủ gia đình, quyền quản thủ tài sản, con cái, quyền chánh trị, quyền xã hội, quyền chi tiêu tiền bạc của ông chồng làm ra v.v. . . Nhưng trên thực tế các nhà xã hội học đều cho rằng: chế độ mẫu hệ, trong đó người đàn bà chỉ có quyền hành trong gia đình với chế độ mẫu hệ Champa: nghĩa là người phụ nữ (người vợ trong gia đình) lo cai quản chuyện gia đình trong khi người đàn ông có trách nhiệm và quyền hạn đối với xã hội với quốc gia dân tộc mà người phụ nữ Champa không được nhúng tay vào. Ðây chỉ là một sự phân công hợp lý mà phía đàn ông và đàn bà Champa đều không ai phàn nàn, oán trách hoặc cảm thấy bị thua thiệt. Với quyền hành chánh trị, quyền bính quốc gia trong tay người đàn ông (vua chúa quan quyền trước đây của triều đình đất nước Champa) họ muốn làm cái gì cũng không ai cản ngăn được, thế mà những đàn ông Champa vẫn để cho chế độ mẫu hệ đứng vững trong xã hội Champa, phải chăng đó là “bản sắc văn hóa độc đáo” của dân tộc Champa có một triết lý sống khoan nhượng, ôn hòa và hy sinh cho người thân yêu bên cạnh mình để nếp sống gia đình, xã hội trong ấm ngoài êm. V. Y PHỤC CHAMPA Ngày nay trong cuộc sống hòa hợp với xã hội văn minh này, không chỉ riêng dân tộc Champa mà ngay cả người Việt, người Tàu, Nhật v.v. . . cũng không ai hoàn toàn còn giữ được lối ăn mặc của tổ tiên ta từ mấy thế kỷ về trước. Từ khi Pháp đô hộ Việt Nam, phong trào Ấn hóa về cách phục sức đã xâm nhập vào xã hội Việt Nam dĩ nhiên trong đó có cả dân tộc CHĂM hiện nay và các nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ Nuu Ðảo với CHĂM ở Tây Nguyên. Tuy nhiên đối với dân tộc Champa hiện nay, các em học sinh, sinh viên hay những người công chức thì mặc đồ Âu Tây, nhưng những người ở nhà nhất là phụ nữ CHĂM luôn luôn mặc chăng và áo dài CHĂM muôn thuở, nhìn cách ăn mặc, đi từ xa, ta biết họ là người CHĂM ngay. Riêng đàn ông CHĂM cở trung niên mà không phải là công chức, thầy giáo v.v. thì mặc quần áo “bà ba” như người Việt; Tuy nhiên nếu có lễ hội CHĂM thì họ có khuynh hướng ăn mặc theo lối cổ truyền dân tộc CHĂM. Coi các vị chức sắc tôn giáo, các thầy tế tự, hiến tế dù Bà La Môn hay Bà Ni họ luôn luôn ăn mặc theo lối cổ truyền về đạo giáo như cả ngàn năm trước đây không hề thay đổi. Nói tóm lại ngươi CHĂM ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy Việt Nam ngày nay họ vẫn còn giữ y phục truyền thống dân tộc, song song với phong tục tập quán, ngôn ngữ chữ viết cội nguồn của họ dù bất cứ tôn giáo nào: Bà La Môn, Bà Ni hay Islam. Riêng những người CHĂM theo đạo MusLim ở những nơi khác như CamBốt, Mã Lai, Thái Lan v.v. . . thì họ ăn mặc giống như Mã Lai, Ấn Ðộ, Ả Rập . . ., nếu họ không nói chuyện thì có lẽ không biết họ là người CHĂM. Y phục người CHĂM: - 8 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM Nam giới: Mặc chăng, gọi là “bek khănh”, là một tấm vải rộng trên dưới một mét, chiều dài gấp 1/5 lần vòng bụng. Khi mặc chăng người ta gấp hai mép của chăng cuộn quanh người ra phía hông bên mặt, xếp lại hai đến ba nếp vừa ôm chặt vòng bụng, gấp cạp váy cuộn vào trong. Sau đó dùng một thắt lưng gọi là “Talay Khănh” dệt bằng chỉ màu quấn buộc lại và mối của “Talay Khănh” được thả chùng xuống phía trước. Cái chăng “Khănh bek” này luôn luôn là màu trắng hay màu mở gà. Mặc áo “Ao Lakay” là loại áo ngắn rủ xuống đến mông, phía trước có đường xẻ và đinh khuy; vạt trước hai túi áo. Cổ nó hình tròn, tà áo hai bên sườn được xẻ dài khoảng một gang tay. Ngoài ra áo đàn ông CHĂM là chức sắc tôn giáo như Pasêh, Tapăh (Bà La Môn) hay Pô Char bên Bà Ni thì mặc áo màu ở dưới mép chăng tùy theo thứ bậc tôn giáo của chức sắc đó. Y phục nữ giới: Phụ nữ CHĂM mặc chăng đủ màu nhưng chăng mặc để cúng lễ thì phải màu trắng; Mặc áo “Ao tăh”. Chăng phục nữ CHĂM gọi là chăng mở, là loại chăng quấn bằng một tấm vải mà hai mép vải không khâu dính lại. Còn chăng “Kín” là loại chăng hai mép được khâu dính lại thành hình ống tròn. Mỗi khi mặc, cạp chăng được xếp nếp lại và lận vào bên trong giữ cho chặt eo hông, và phụ nữ CHĂM mặc chăng không có giây thắt lưng như đàn ông và chăng thường buôn chùng xuống gót chân. Áo phụ nữ CHĂM là loại áo dài không xẻ vạt, mặc chui đầu vào gọi là “Ao Loak” , không có nút áo. Áo phụ nữ CHĂM đủ màu: Chàm, xanh, lục, hồng, tím, trắng. Lúc sinh hoạt hằng ngày người phụ nữ CHĂM thường mặc áo: “Ao Koh”, áo mặc trong ngày lễ hội hay cúng tế gọi là “Ao Săh”. o dành riêng chó bà Bóng khi hành lễ hay khi múa lễ Rijà gọi là “Ao CHĂM”. Phần thân áo hơi rộng, ống tay áo bó hơi sát vào cánh tay. Cấu tạo áo phụ nữ CHĂM gồm 4 mãnh vải ghép dọc theo chiều đứng của thân người, hai phía sau, hai phía trước, ngoài ra ở hai bên sườn còn có hai mãnh nhỏ ghép lại. Cổ áo phủ nữ Chăm có nhiều hình: hoặc lá trầu, quả tim, hình tròn. Ngày nay giới trẻ mặc áo với cái “cổ áo” được khoét rộng hơn để có thể thấy được sợi giây trang sức quanh cổ. Phụ nữ CHĂM thường mặc áo lót bên trong có giải dây vải buộc qua vai và vòng qua phía sau lưng. VI. KIẾN TRÚC VÀ ÐIÊU KHẮC CỘI NGUỒN QUA NHỮNG ÐỀN XƯA THÁP CŨ Ðây, những tháp gầy mòn vì mong đợi, Những đền xưa đổ nát dưới thời gian. Chế Lan Viên Trên lãnh địa của Vương Quốc CHAMPA cổ kính đã xẩy ra quá nhiều cuộc chiến tự ngàn xưa giữa Champa với Trung Hoa, Chân Lạp, Java, Mông Cổ và Ðại Việt. Kế đến là những cuộc chiến cận đại như Trịnh Nguyễn phân tranh, chiến tranh Việt Pháp, cuộc chiến ý thức hệ Nam Bắc Việt Nam cùng với sự xói mòn của thời gian - 9 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM do tác động môi sinh vùng nhiệt đới gió mùa: nắng sớm mưa chiều, phong ba bảo táp, đã khiến cho những công trình văn hóa kiến trúc và điêu khắc cội nguồn của dân tộc CHAMPA huy hoàng và rực rỡ như: cung điện đền tháp, thành quách, thánh địa miếu đường, lối cũ đường xưa . . . đều không còn nguyên vẹn. Một số đã hoang tàn đổ nát, chôn vùi trong lòng đất qua bao lớp bụi thời gian, hoặc chỉ còn những phế tích loang lỗ, hoặc ẩn sâu trong rừng rậm, cây cối dây leo vay quanh phủ kín. Một số còn lại, mặt hướng về phía đông, đứng sừng sửng trên các ngọn đồi, dọc miền duyên hải Trung Phần Việt Nam, như cô đơn trầm mặc, dù cho nắng rọi mưa sa, nhưng không chut lời than vản, như thầm nhủ cho hậu duệ CHAMPA, còn biết đến cội nguồn với sự trân trọng và một chút kiêu hãnh cho nền kiến trúc và điêu khắc cội nguồn của họ. Sự hiện hữu của những đền tháp cổ này cũng là những chứng tích lịch sử để nói lên một giai đoạn xa xưa của hai ngàn năm trước, chất xám của nhân loại được thể hiện trong nền kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Champa. Trong “Tập Ảnh Ðiêu Khắc CHĂM” nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Viện Sĩ Phạm Huy Thông đã phát biểu: “Văn hóa CHĂM dù là tiếp nối văn hóa Sa Huỳnh hay là vượt lên văn hóa Sa Huỳnh, nẩy nở nơi đây trước đó, là một cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa Việt Nam xưa và nay”. Theo thiển ý của tác giả viết bài này, văn hóa CHĂM không những cống hiến cho kho tàng văn hóa Việt Nam mà còn cống hiến cho kho tàng văn hóa nhân loại nữa; do đó trong tháng 12-1999 cơ quan Unesco của Liên Hiệp Quốc đã công nhận khu quần Thể Mỹ Sơn (Thánh địa của Vương Quốc Champa cổ) được xếp vào “Thành cổ của thế giới”. Do đó nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước từ cả thế kỷ trước đây và cho đến ngày nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và nghệ thuật về nền Kiến Trúc và Ðiêu Khắc cội nguồn Champa được công bố, điển hình là hai nhà nghiên cứu khoa học của Pháp: Louis. Finot và Henry Parmentier sớm quan tâm đến Kiến Trúc và Ðiêu Khắc Champa và còn để lại những thành tựu của công trình khảo cứu, sưu tập có giá trị, đặc biệt là các danh mục thống kê di tích văn hóa Champa, các đền tháp, bi ký, hiện vật chạm khắc, các ảnh chụp kiến trúc Champa vào đầu thế kỷ, các bản vẽ kiến trúc đền tháp Champa rất công phu và tỉ mỉ. Khoa kiến trức và điêu khắc đền tháp và bia ký Champa khởi thủy từ thế kỷ IV (theo ghi nhận tấm bia ký tìm thấy ở Mỹ Sơn xác định thời gian khởi thủy này) tại Thánh Ðịa Mỹ Sơn cho đến thế kỷ XVI thời vua Pô Romé được gọi là Kiến Trúc và Ðiêu Khắc cội nguồn bởi vì những lý do sau: Phần kỹ thuật và nghệ thuật tương tự như nhau trong suốt chiều dài của lịch sử: đều xây bảng gạch, giữa hai viên gạch không có hồ ở giữa, tháp nào cũng hướng về hướng đông, kỹ thuật trong và ngoài tháp cũng giống nhau, nhất là Tháp nào cũng có sự hiện diện của Thần Shiva một biểu tượng tâm linh cội nguồn, do đó các đền Tháp từ thế kỷ 16 trở về trước đến thế kỷ IV gọi là văn hóa đền tháp kiến trúc và điêu khắc cội nguồn. Từ sau thế kỷ 16 cho đến mãi về sau này khoa kiến trúc và điêu khắc Champa được xây dựng theo cấu trúc hổn hợp, ảnh hưởng kiến trúc của Ðại Việt nên không gọi là kiến trúc và điêu khác cội nguồn được chẳng hạn như đền Pô Inư Nưgar, Pô Dam (ở Lạc Trị) Pô Inư Nưgar ở Hữu Ðức, Pô Prak ở Lạc Trị, đền Pô Binthwor ở Nghĩa Bình . . . không phải là văn hóa cội nguồn. Những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc Champa phần lớn được tập trung vào các - 10 - Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM [...]... Sử Ký Toàn Thư 11 Võ Thu Tịnh: Tình Tự Dân Tộc Việt Nam 12 Ðắc Văn Kiết: Vài Nét Ðặc Trưng Về Văn Hóa Truyền Thống của Dân Tộc Chăm; Vijaya 02 13 Ðắc Văn Kiết: Cái gìn còn lại sau khi đã mất: Vijaya 01 14 Vũ Ký: Luận Cương về Văn Hóa Việt Nam 15 Sakaya: Các Lễ Hội Dân Gian CHĂM www.nguoicham.com (Trích: Vijaya số 4) - 23 Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM ... dân tộc mình Sau khi thành lập một quốc gia Lâm Ấp độc lập với Trung Hoa, văn minh và văn hóa Ấn Ðộ đã xâm nhập và ảnh hưởng đến Champa về mọi mặt: văn hóa, tôn giáo, hành chánh v.v Từ đó đã đưa đến những hòa nhập giữa tín ngưỡng bản địa và đạo Bà La Môn, đã định hình nên những sắc thái văn hóa riêng biệt, độc đáo của nền văn hóa cội nguồn Champa Suốt VIII thế kỷ đầu, tiền nhân Champa xây dựng một... chánh, văn hóa giáo dục, y khoa v.v Tuy nhiên nhóm CHĂM Nam trung bộ không phải vì hội nhập trong xã hội Việt Nam mà quên đi nguồn cội của mình Họ vẫn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông để lại, vẫn giữ phong tục tập quán, chế độ mẫu hệ, ngôn ngữ chữ viết, văn học đân gian CHĂM, tín ngưỡng bản địa, những ngày lễ hội dân tộc CHĂM cũng như hệ thống tâm linh nguồn cội Họ luôn luôn tự hào về lịch... trên hành tinh này NHỮNG SÁCH THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 1 Nhân tử Nguyễn Văn Thọ: Tinh Hoa Các Ðạo Giáo 2 Phạm Cao Dương: Bán Ðảo Ấn Ðộ 3 Phan Xuân Biên – Phan An, Phan Văn Ðốp: Văn Hóa CHĂM 4 Lê Khôi: Nhìn Lại Mình 5 Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Viện Ðông Nam Á: Ðiêu Khắc Chăm 6 Inrasara: Văn Học Chăm 7 Mường Giang: Những Nẻo Ðường Bình Thuận 8 Dohamid, Dorohiêm: Bangsa... luôn tự hào về lịch sử oai hùng của dân tộc; về nền văn minh văn hóa độc đáo và rực rỡ của dân tộc họ Nhóm này mới đúng là hậu duệ CHAMPA trung thành với cội nguồn dân tộc, gìn giữ nòi giống CHĂM và làm cho các bậc tiền nhân CHAMPA ấm lòng nơi chín suối 3- Nhóm thứ ba: Là dân tộc CHĂM ở các tỉnh Châu Ðốc, tỉnh Tây Ninh và thành phố Sàigòn ngày xưa, gọi chung là CHĂM Nam Bộ Nhóm này hầu hết theo đạo ISLAM... Nhóm ngày này xưa là xóm làng CHĂM, rồi các chàng trai Việt giang hồ tứ xứ đến lập gia đình với người phụ nữ CHĂM sống lẫn lộn với những cặp vợ chồng CHĂM thuần túy, và tất cả trong xóm làng vẫn theo chế độ mẫu hệ, vẫn trân trọng văn hóa truyền thống dân tộc CHĂM, vẫn làm lễ hội dân tộc hằng năm như: lễ hội Rija Nưgar, Rija Daynap, Mbăng Katé v.v Những đến năm 1945 không hiểu vì nguyên nhân gì họ đem... thứ nhất: CHĂM H’Roi ở Phú Yên, Bình Ðịnh, có khoản hơn hai mươi ngàn người, sau hai trăm năm xa lìa nhóm tộc CHĂM chính cống của mình; họ sống chung đụng với các tộc người ở Tây Nguyên, ngày nay họ có khuynh hướng ngày càng xa dần tộc người CHĂM của họ, và ảnh hưởng sâu đậm về văn hóa xã hội, kinh tế của cư dân bản địa Tây Nguyên từ cách ăn uống, cách phục sức, nhà ở, lễ hội dân tộc và văn nghệ Chiêng... một vài chuyện cổ tích nêu trên đã cho thấy được một phần văn hóa dân gian Champa từ thời cổ Qua phần văn hóa dân gian gồm: ca dao, tục ngữ, truyện thần thoại, truyện truyền thuyết và truyện cổ tích đã được trình bày một cách khái lượt nêu trên đã cho ta thấy được đôi chút văn hóa dân gian nguồn cội và quan điểm của người xưa của dân tộc Champa về vũ trụ và nhân sinh VIII ÂM NHẠC – VŨ ÐIỆU Âm nhạc là... một loại hoa văn độc nhất, tuy trông có vẻ chắc chắn nhưng quá cứng ngắt và không có vẻ thanh thoát của cửa thiền - 11 Created by Lương Văn Giang Created on 6/2/2010 5:12:00 PM Vì sự ưu thế của Phật giáo, các chuyên gia Champa muốn nhân đó thoát khỏi ảnh hưởng Ấn Ðộ và những yếu tố bên ngoài để hoàn toàn trở về văn hóa Champa từ Tư duy đến hình thức trang trí bên ngoài, do đó một loại hoa văn đã chiếm... trong tiếng reo hò, thoát ách nô lệ và sự tàn bạo bởi chế độ phong kiến nhà Hán Và cũng chính nơi đây, tiền nhân Champa đã lưu lại những sắc nét văn hóa vật chất xa xưa, qua những di tích “mộ chum” mà các nhà cổ học gọi là văn hóa Sa Huỳnh Từ dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh, các nhà cổ học với sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều ngành khoa học khác, để lần mò khai quật và xác định niên đại, từ đó góp phần nói . vào kho tàng văn hóa Việt Nam xưa và nay”. Theo thiển ý của tác giả viết bài này, văn hóa CHĂM không những cống hiến cho kho tàng văn hóa Việt Nam mà còn cống hiến cho kho tàng văn hóa nhân loại. Champa. Trong “Tập Ảnh Ðiêu Khắc CHĂM” nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Viện Sĩ Phạm Huy Thông đã phát biểu: Văn hóa CHĂM dù là tiếp nối văn hóa Sa Huỳnh hay là vượt lên văn hóa Sa Huỳnh, nẩy nở nơi. hóa này cùng với văn hóa bản địa truyền thống, thành một nền văn hóa mới gọi là văn hóa Panduranga-Champa. Ðồng thời vua Po Romé phải vượt đại – Dương đi qua Kelantan ở Mã Lai để tìm sinh lộ cho

Ngày đăng: 10/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan