Văn hóa trong giao tiếp kinh doanh ppsx

5 710 2
Văn hóa trong giao tiếp kinh doanh ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hóa trong giao tiếp kinh doanh Văn hóa xây dựng nên triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Triết lí của doanh nghiệp chính là sự đề cao của toàn bộ tổ chức doanh nghiệp về các giá trị nhân văn, nhân bản của sản xuất kinh doanh. Nó nói lên rằng xuyên suốt quá trình kinh doanh, doanh nghiệp đề cao những giá trị gì, và dựa vào giá trị gì để gắn kết, thúc đẩy mọi người trong tổ chức. Nó là phương châm ứng xử của doanh nghiệp không chỉ trong nội bộ mà còn thể hiện cho khách hàng và đối tác biết cái tư tưởng chủ đạo, quán xuyến mà doanh nghiệp theo đuổi, nhờ nó mà tồn tại, phát triển đồng thời là cái mà doanh nghiệp có thể cống hiến tốt nhất cho khách hàng. Như vậy triết lí kinh doanh của doanh nghiệp giống như biểu tượng về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp muốn thực hiện nó, muốn đi vào lòng khách hàng của mình như một dấu ấn riêng khi cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho họ. Văn hóa xây dựng lòng tin trong kinh doanh Các doanh nghiệp muốn gây dựng lòng tin đối với các đối tác và khách hàng của mình. Thực tiễn chứng tỏ tại nhiều nước cho dù phát triển như Nhật Bản hay tại các nước kém phát triển hơn như Trung Quốc và Việt Nam, lòng tin có vai trò vô cùng to lớn trong việc khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đó chính là nhãn hiệu vô hình, là uy tín tối thượng của doanh nghiệp. Nhờ xây dựng lòng tin với khách hàng mà việc kinh doanh diễn ra suôn sẽ ổn định, giảm được đáng kể các chi phí cơ hội, thậm chí các chi phí trực tiếp trong giao dịch. Xây dựng lòng tin trong kinh doanh phải xuất phát từ tinh thần văn hóa, thể hiện ở chỗ nỗ lực hướng tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong giao dịch và sản xuất kinh doanh: Cố gắng đem tới cái tốt nhất của mình cống hiến cho khách hàng; Lấy điều mình mong muốn mà cư xử với khách hàng: Triệt để trong kinh doanh, không chấp nhận sự nửa vời của chính mình, theo đuổi phương châm xử thế văn hóa tới cùng để đạt được mục đích. Văn hóa thúc đẩy sự sáng tạo trong kinh doanh Chúng ta đều biết thời đại ngày nay đã không còn chỗ cho những bắt chước, lặp lại sự thành công của người khác và ngay cả của chính mình, nếu muốn tiếp tục phát triển. Sáng tạo trong kinh doanh là tạo ra các giá trị mới với cái đích cuối cùng là làm sao để khách hàng có thể sẳn sàng chấp nhận được các giá trị mới mà doanh nghiệp của bạn và bạn muốn đem đến cho họ, từ đó doanh nghiệp của bạn có được lợi nhuận. Một đặc điểm nổi bật trong kinh doanh ngày nay là nếu như trước kia sự cạnh tranh chưa cao, khả năng lựa chọn của khách hàng càng hạn hẹp và đơn giản, thì ngày nay tình hình đã thay đổi về chất lượng và lượng nhanh đến chóng mặt. Đến mức phần lớn khách hàng không biết rằng mong muốn sắp tới của mình về hàng hóa là cái gì, nó nên như thế nào. Chẳng hạn các sản phẩm phần mềm máy tính, các thiết bị điện tử…khi đưa ra bán trên thị trường doanh nghiệp luôn phải tìm tòi sáng tạo để đưa vào các giá trị mới của mình. Trong tình hình đó, bạn với tư cách là người bàn hàng, người tiếp thị hay là người ký những hợp đồng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, phải hiểu được, thích ứng được với sản phẩm mới, đồng thời có cách sáng tạo riêng của bạn trong nghệ thuật thuyết phục khách hàng để họ có thể hiểu được như bạn, thấy thú vị mà chấp nhận nó. Chu kỳ kinh doanh ngày càng rút ngắn, xu thế chuyên môn hóa cao, cạnh tranh khốc liệt trên một nền tảng là khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thực sự là sự thử thách cam go đối với khả năng sáng tạo của doanh nghiệp. Đương nhiên khả năng đó phải dựa trên nổ lực đóng góp của từng người, trên cương vị và nhiệm vụ của mình để hướng vào công việc chung, tiếp cận và thể hiện sự sáng tạo theo từng cách riêng của mình, mà điều này phụ thuộc vào sự chuẩn bị của lao động quá khứ và tố chất của mỗi người. Kết quả kinh doanh còn tùy thuộc vào sự sáng tạo của mọi người hướng vào sản phẩm của doanh nghiệp đến Chân, Thiện, và Mỹ của mình và của người. Cái đó phải dựa trên tinh thần văn hóa, tài sản văn hóa mà doanh nghiệp của bạn có được. Bạn phải khai thác nó cộng với cái kiến thức, kĩ năng của mình để thổi vào sản phẩm những giá trị mới và quan trọng hơn để thỏa mãn những mong muốn mới về nhu cầu vật chất và tinh thần của khách hàng nhờ việc tiêu thụ những sản phẩm đó. . Văn hóa trong giao tiếp kinh doanh Văn hóa xây dựng nên triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Triết lí của doanh nghiệp chính là sự đề cao của toàn bộ tổ chức doanh nghiệp về. trực tiếp trong giao dịch. Xây dựng lòng tin trong kinh doanh phải xuất phát từ tinh thần văn hóa, thể hiện ở chỗ nỗ lực hướng tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong giao dịch và sản xuất kinh doanh: . thời là cái mà doanh nghiệp có thể cống hiến tốt nhất cho khách hàng. Như vậy triết lí kinh doanh của doanh nghiệp giống như biểu tượng về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp

Ngày đăng: 10/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan