Mùa đông và những chú ý trong ăn uống pdf

6 258 0
Mùa đông và những chú ý trong ăn uống pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mùa đông và những chú ý trong ăn uống Để bảo vệ sức khỏe, ngoài việc giữ ấm, cần sử dụng những thực phẩm có tính ấm, nóng để duy trì khí dương. Vì vào mùa đông, khí âm cực thịnh, khí dương thu tàng và dễ bị giá rét làm tổn thương; quá trình trao đổi chất và thay cũ đổi mới trong cơ thể cũng chậm lại. Cái rét của mùa đông làm cho các huyết quản thu nhỏ, sự tuần hoàn huyết dịch trở nên khó khăn, da dẻ và tứ chi có cảm giác lạnh giá, công năng sinh lý của ngũ tạng lục phủ dễ bị rối loạn do dương khí hao tổn. Con người dễ mắc các chứng bệnh như ngoại cảm phong hàn, đau bụng đi lỏng do lạnh, đau nhức các khớp, hen, chân tay tê bại, trúng phong, liệt mặt Lúc này, khí dương phải được bảo tồn và tích lũy để chuẩn bị cho các mùa sau. Cơ thể cần được cung cấp nhiều nhiệt năng hơn để giúp cho phủ tạng hoạt động bình thường và nâng cao khả năng đề kháng. Để đạt được điều này, việc dưỡng sinh ăn uống mùa đông cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: 1. Sử dụng thức ăn tính ấm, nóng để bổ thận dưỡng tinh Các thực phẩm tiêu biểu gồm: - Thịt dê: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng trợ nguyên dương, bổ tinh huyết, kiện tỳ ích vị, làm ấm thận và hạ tiêu. - Thịt bò: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung, ích khí, tư dưỡng tỳ vị, cường cân tráng cốt. Tuy nhiên, phải chú ý tránh dùng nhầm với thịt trâu. - Thịt chó: Vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng ôn thận, trợ dương, bổ trung ích khí, an ngũ tạng, ích dương sự, bổ huyết mạch, tăng tinh tủy, làm ấm lưng gối và tứ chi. - Thịt chim sẻ: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng tráng dương, ích tinh, làm ấm lưng gối, có lợi cho dương sự và làm giảm số lần đi tiểu đêm ở người già. - Một số thức ăn từ động vật khác: thịt hươu, lươn, cá trê, tôm, thận lợn và dê; tinh hoàn dê, chó, bò và hươu. - Một số loại rau quả và gia vị: rau hẹ, rau thơm, bí đỏ, hạt sen, quế, hồi, hạt tiêu, gừng, ớt - Rượu trắng và các loại rượu thuốc (nhân sâm, nhung hươu, đông trùng hạ thảo, thận hải cẩu, hải mã, dâm dương hoắc, đỗ trọng, tắc kè, cao xương động vật, gừng ) đều có tác dụng này. 2. Kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có tính lạnh Cần tránh những thực phẩm làm hao tổn dương khí và có hại cho tỳ vị như: - Trứng vịt, thịt trâu, cua, ốc, trai, hến. - Đậu xanh, giá đỗ, ngó sen, bí xanh, cải xanh, rau rút, mướp đắng. - Dưa hấu, dưa chuột, hồng, lê. - Bia và trà ướp lạnh. Nếu cần dùng những thực phẩm trên, phải phối hợp với các gia vị và thực phẩm có tính ấm nóng, chẳng hạn như nấu canh rau cải phải chế thêm gừng tươi, ốc hấp phải có nhiều hạt tiêu, lá gừng 3. Bồi bổ bằng thuốc và thức ăn Nguyên tắc này được thực hiện nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng của cơ thể và tích lũy năng lượng để chuẩn bị bổ sung cho sự tiêu hao khí huyết, tân dịch trong các mùa tiếp theo. Việc bồi bổ bằng thuốc và thức ăn sẽ được thầy thuốc quy định theo tuổi tác, thể chất, điều kiện sống của mỗi người. Nếu thể chất thiên về dương hư thì trong ăn uống phải chú ý bổ dương, nếu thể chất thiên về huyết hư thì phải lấy bổ huyết làm trọng . Mùa đông và những chú ý trong ăn uống Để bảo vệ sức khỏe, ngoài việc giữ ấm, cần sử dụng những thực phẩm có tính ấm, nóng để duy trì khí dương. Vì vào mùa đông, khí âm cực. bồi bổ bằng thuốc và thức ăn sẽ được thầy thuốc quy định theo tuổi tác, thể chất, điều kiện sống của mỗi người. Nếu thể chất thiên về dương hư thì trong ăn uống phải chú ý bổ dương, nếu thể. thuốc và thức ăn Nguyên tắc này được thực hiện nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng của cơ thể và tích lũy năng lượng để chuẩn bị bổ sung cho sự tiêu hao khí huyết, tân dịch trong các mùa tiếp

Ngày đăng: 10/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan