Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ pot

6 375 0
Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ TT - Những bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ mà người bệnh có thể tự tập tại nhà. Thoái hóa cột sống cổ là dạng bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30. Ở thoái hóa cột sống cổ có sự kết hợp giữa hai loại tổn thương là thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa mỏm liên sau. Dấu hiệu cảnh báo: tê, đau vùng gáy, vai Thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở đoạn đốt sống C5-C6, C6-C7, bệnh nhân than đau và tê vùng sau gáy, vai lan xuống mặt ngoài cánh tay, cẳng tay, ngón út, ngón đeo nhẫn và ngón giữa, có lúc gây yếu cả cánh tay không cầm được đồ vật. Nhiều bệnh nhân than còn đau vùng sau gáy lên nửa đầu phía sau, có lúc kèm hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, ù tai, đau và hạn chế tầm vận động khi xoay và nghiêng cột sống cổ. Để chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ dựa vào phim X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI. Từ kết quả này, các bác sĩ chuyên khoa cơ-xương-khớp sẽ quyết định phẫu thuật hay điều trị nội khoa, kết hợp với điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu. Tư thế, động tác xấu cần tránh Với phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh sẽ được kéo giãn cột sống cổ bằng thiết bị giường kéo hiện đại tùy theo trọng lượng cơ thể. Các cơ co thắt vùng cột sống cổ sẽ được kéo giãn, các lỗ liên hợp sẽ được mở rộng tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ, các gai xương sẽ không còn chèn ép rễ thần kinh. Ngoài ra người bệnh sẽ được chiếu thấu nhiệt vi sóng, chiếu đèn hồng ngoại, túi chườm nóng để giảm đau, thư giãn nhóm cơ co thắt, tăng tuần hoàn máu vùng cổ, dùng sóng siêu âm giảm co thắt cơ, giảm đau và kháng viêm. Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ * Bài tập 1: kéo giãn, người bệnh có thể nhờ người nhà trợ giúp: người bệnh nằm ngửa sát cạnh giường, người trợ giúp ngồi phía trên đầu giường, hai tay đặt dưới xương chẩm (phía sau gáy) nâng đỡ đầu người bệnh, đồng thời dùng một lực kéo để giãn cột sống cổ, lực kéo vuông góc với trục đứng và hướng về phía người trợ giúp, kéo ra giữ lại đến lúc nào mỏi thì giảm lực từ từ, lúc nào hết mỏi thì thực hiện tiếp 15 lần. Lưu ý: trong lúc kéo nếu bệnh nhân than đau hay khó chịu thì dừng lại ngay. * Bài tập 2: người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm. Người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại, lúc nào thấy hơi khó chịu thì nghỉ. Lặp lại 15 lần. * Bài tập 3: người bệnh nằm ngửa, hai tay buông xuôi theo thân người, gập cổ về phía chân rồi giữ lại, thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần. * Bài tập 4: người bệnh nằm ngửa, tay phải đặt phía đầu bên phải, đầu người bệnh cố gắng nghiêng qua bên phải, đồng thời tay phải dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần. * Bài tập 5: người bệnh nằm ngửa, tay trái đặt phía đầu bên trái, đầu người bệnh cố gắng nghiêng qua bên trái, đồng thời tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), lúc nào thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần. * Bài tập 6: người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay phải hoặc tay trái đặt trên trán, người bệnh cố gắng gập cổ về phía trước, đồng thời tay phải hoặc tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần. * Bài tập 7: người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay phải đặt phía đầu bên phải, cố gắng nghiêng đầu qua bên phải, đồng thời tay phải dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần. * Bài tập 8: người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay trái đặt phía đầu bên trái, cố gắng nghiêng đầu qua bên trái đồng thời tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần. Làm 10 động tác thì được tính một đợt. Mỗi ngày người bệnh có thể làm 2- 3 đợt tùy tình trạng sức khỏe. Nếu động tác nào gây đau hay khó chịu thì ngưng động tác đó và báo chuyên viên vật lý trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống cổ vững chắc hơn. Các chuyên viên vật lý trị liệu khuyến cáo về các tư thế, động tác xấu cần tránh: - Khi chuyển vị thế từ nằm ngửa sang ngồi dậy phải chuyển qua nằm nghiêng chống hai tay ngồi dậy, giữ lưng ở vị thế thẳng, lúc nằm xuống thì ngược lại. - Không nên xoay cổ một cách nhanh và đột ngột. - Những công việc cần gập cổ hay ngửa cổ trong thời gian dài thì phải có thời gian nghỉ giải lao sau 1 giờ làm việc, đặc biệt cần tập mạnh các cơ xung quanh vùng cổ để tránh mỏi cổ khi làm việc. - Những công việc phải ngồi lâu với máy vi tính cũng cần thời gian nghỉ giải lao; màn hình máy vi tính phải ngang tầm mắt, bàn phím không nên để cao hay quá thấp, đặt bàn phím sao cho xương cánh tay và cẳng BS vật lý trị liệu NGUYỄN HỒNG VĨNH tay vuông góc 90O. - Đồ vật trong nhà cũng không đặt quá cao hoặc quá thấp. Đặt ngang tầm để khi lấy không cần với cao, khi làm công việc nội trợ như lau nhà nên sử dụng những cây chổi có chiều cao thích hợp, cần tránh cúi gập cổ quá lâu. - Khi ngủ không nên nằm gối quá cao. . Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ TT - Những bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ mà người bệnh có thể tự tập tại nhà. Thoái hóa cột sống cổ là dạng bệnh thường. trên 30. Ở thoái hóa cột sống cổ có sự kết hợp giữa hai loại tổn thương là thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa mỏm liên sau. Dấu hiệu cảnh báo: tê, đau vùng gáy, vai Thoái hóa cột sống cổ thường. nội khoa, kết hợp với điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu. Tư thế, động tác xấu cần tránh Với phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh sẽ được kéo giãn cột sống cổ bằng thiết bị giường

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan