tìm hiểu về một số chất độc hóa học

13 894 4
tìm hiểu về một số chất độc hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỘC CHẤT HÓA HỌC . 6. Hiệu ứng hoá sinh của cacbon monoxit CO: Khí quyển toàn cầu chứa vào khoảng 530 triệu tấn CO, với thời gian lưu trung bình từ 36 – 110 ngày. CO tấn công hemoglobin và thế chỗ O2 tạo ra cacboxi hemoglobin. Phản ứng này có hằng số cân bằng vào khoảng 210: HbO2 + CO < > COHb + O2 Cacboxi hemoglobin là chất bền do vậy CO làm giảm khả năng tải O2 của máu. Tác dụng ban đầu của nhiễm độc CO là sự mất khả năng xét đoán, điều này là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn ôtô. Cùng với sự tăng hàm lượng CO thì những rối loạn về quá trình trao đổi chất khác nhau sẽ dẫn đến hậu quả chết người. Nhiễm độc CO có thể được điều trị bằng cách đưa người bị nhiễm độc thở O2 trong sạch, do đó phản ứng ngược sẽ xẩy ra. Cảnh sát giao thong làm việc ở những điểm nút giao thong trong những giờ cao điểm đã được khuyên sử dụng bình oxi ở những nước phát triển. Hậu quả nhiễm độc CO ở các nồng độ khác nhau: + Nồng độ CO là 10 ppm có 2% HbO2 > COHb: Làm giảm khả năng phán đoán và giác quan. + Nồng độ CO là 100 ppm có 15% HbO2 > COHb: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. + Nồng độ CO là 250 ppm có 32% HbO2 > COHb: Bất tỉnh. + Nồng độ CO là 750 ppm có 60% HbO2 > COHb: Chết sau vài giờ. + Nồng độ CO là 1000 ppm có 66% HbO2 > COHb: Chết rất nhanh. 7. Hiệu ứng hoá sinh của các oxit nitơ: NO ít độc hơn so với NO2. Cũng giống như CO, NO tạo liên kết với hemoglobin làm giảm hiệu suất vận chuyển O2. Trong khí quyển bị nhiễm NO với hàm lượng thấp hơn nhiều CO, vì vậy tác động đến hemoglobin là rất nhỏ. NO2 rất độc đối với sức khoẻ con người. Hậu quả bị nhiễm độc NO2: + Nồng độ NO2 là 50 – 100 ppm dưới 1h gây viêm phổi trong 6 – 8 tuần. + Nồng độ NO2 từ 150 – 200 ppm dứơi 1h sẽ gây phá huỷ dây khí quản, chết nếu thời gian nhiễm độc 3 – 5 tuần. + Nồng độ NO2 là 500 hay lớn hơn trong 2 – 10 ngày thì sẽ chết. Việc hít phải NO2 chứa trong các khí khi đốt xenlulozo và phim nitro xenlulozo dẫn tới cái chết. Hai người đã chết và 5 người bị thương khi hít phải NO2 rò rỉ khi phóng tên lửa vượt đại dương Titan II ở Rock, Kansas vào 24/8/1978. NO2 lỏng được dung trong tên lửa như là chất oxi hoá N2H2. Cơ chế hoá sinh giải thích tính độc của NO2 vẫn chưa được làm rõ, có thể một số hệ enzim của tế bào phá huỷ bởi NO2, bao gồm sự đehidro hoá lactic và enzim xúc tác. Có thể dung chất chống độc là chất chống oxi hoá như vitamin E 8. Hiệu ứng hoá sinh của khi sunfuro SO2: Tác động chủ yếu của SO2 là vào cơ quan hô hấp gây nên sự kích thích và làm tăng trở kháng của luồng không khí. Hầu hết mọi người bị kích thích ở nồng độ SO2 là 5 ppm hay cao hơn. Một số người nhạy cảm thậm chí còn bị kích thích ở nồng độ 1 – 2 ppm SO2 và đôi khi xẩy ra sự co thắt thanh quản khi bị nhiễm độc SO2 ở nồng độ 5 – 10 ppm . Những triệu chứng của việc nhiễm độc SO2 là co thắt thanh quản kèm theo sự tăng tương ứng độ cảm với không khí để thở. Thảm hoạ lớn nhất do SO2 xẩy ra khi nó được kèm theo với khói. Hiện tượng này được xẩy ra khi có sương mù dầy đặc. Tại Luân Đôn (5 – 9/12/1952) các khói sương mù dầy đặc tồn tại trong 5 ngày lien tục và gây ra 4000 lượt người tử vong, cao hơn so với mức bình thường. Nồng độ cực đại của SO2 là 1,3 ppm và khói là 4 mg/m3. Những nguyên nhân gây ra tử vong là đau dây thanh quản, viêm phổi và lien quan đến các bệnh đường hô hấp. Sương mù tương tự lại được lặp lại vào tháng 12/1962 và có 700 người chết. Tỷ lệ tử vong ít là do dạng khói ít vì công ước quốc tế về bảo vệ khí quyển năm 1962 đã được thi hành. SO2 được các giới chức trách phụ trách sức khoẻ xem như là chất ô nhiễm không khí đáng kể nhất, mặc dù trên thực tế nồng độ 20 ppm nó không gây độc hại, nồng độ chết người chỉ từ 500 ppm trở lên. Nguyên nhân là do SO2 tác động đến người cao tuổi, dặc biệt là bệnh nhân đường hô hấp. Đối với thực vật SO2 ở nồng độ cao gây ra sự phá huỷ các mô lá và vùng nằm giữa các gân lá. Khi độ ẩm tăng, tác hại đối với thực vật tăng , tác hại này trở nên cực đại khi lỗ nhỏ trên lá biểu bì bề mặt dung cho sự trao đổi tương hỗ khí với khí quyển được nở ra trong thời gian ban ngày. Ảnh hưởng của khí quyển chứa SO2 ở nồng độ thấp nhưng lâu dài nguy hiểm đối với cây trồng hơn là ở nồng độ cao và thời gian ngắn. SO2 gây ra mưa axit, có tác hại đến thực vật, trừ những loại cây sống dưới nước ở sông ngòi, ao hồ. 9. Tác dụng hoá sinh của ozon và PAN: Ozon và peoxi axetyl nitrat (PAN) là các sản phẩm của quá trình quang hoá: CH3-COOONO2 (PAN) Cả O3 và PAN đều có tác động tới cơ quan hô hấp của con người, không khí chứa 50 ppm O3 trong vài giờ sẽ dẫn đến chết do tràn dịch phổi, nghĩa là sự tích luỹ chất lỏng trong phổi. Ở nồng độ thấp O3 gây ra sự tích luỹ chất lỏng trong phổi và phá hoại các mao quản trong phổi. Những động vật ít tuổi và những người trẻ thường nhậy cảm với tác động gây độc này. Hiệu ứng hoá sinh của O3 và PAN chủ yếu là do kết quả của sự phát sinh gốc tự do. Nhóm –SH trên enzim bị tổn hại do sự tấn công của các tác nhân oxi hoá này. Các nhóm –SH bị oxi hoá bởi O3 và PAN. Trong số các amino axit chứa S thì xystein bị PAN tấn công mạnh nhất. Các enzim bị làm tê liệt bởi các tác nhân oxi hoá quang hoá gồm izo xitric đehidrogenaza, maleic đehidro genaza và gluco - 6 – photphat đehidrogenaza, các enzim này bị bao bọc bởi vòng xitric axit và bị làm suy yếu đi sự sản sinh năng lượng tế bào của glucozo. Các tác nhân oxi hoá này ngăn cản hoạt tính của các enzim tổng hợp nên xenlulozo và chất béo trong thực vật. 10. Hiệu ứng hoá sinh của xianua: Xianua có trong các hạt của các loại quả như táo, anh đào, mận, đào. Xianua trong thực vật được lien kết với gốc đường và được gọi là amigđalin. Xianua được giả phóng ra bởi quá trình thuỷ phân axit hoặc enzim (xẩy ra trong dạ dầy): C6H5-CH2(CN)-O-C6H10O4-O-C6H10O5 + 2H2O > HCN + 2C6H12O6 + C6H5CHO Xianua xâm nhập vào môi trường từ nhiều nguồn. HCN được sử dụng như là các tác nhân sát trùng để tiêu diệt các sinh vật gặm nhấm trong thùng đựng ngũ cốc, nhà và hầm tầu. Xianua được sử dụng trong tổng hợp hoá học khác nhau, trong công nghệ mạ điện, làm sạch kim loại. Xianua ức chế enzim oxi hoá đóng vai trò mắt xích trung gian cho quá trình sử dụng O2 để sản xuất ATP. Đầu tiên xianua liên kết với feroxitocrom – oxidaza – metalloprotein chứa sắt, chất này bị khử thành Fe2+ oxit xitocrom oxidaza bởi glucozo. Xianua can thiệp bằng cách tạo lien kết với Fe3+, vì vậy chất này bị thụ động hoá , tức là quá trình sản xuất năng lượng bị ngăn cản. Thêm vào đó CN- còn tạo phức với các hợp chất hematin khác. Nhiễm độc xianua có thể xử lý bằng tiêm vào ven (mạch máu) NaNO2 hoặc bằng cách ngửi amylnitrit. Các phản ứng lần lượt là: a. NO2- oxi hoá hemoglobin Fe(II) thành methemoglobin Fe(III), chất này không có tác dụng vận chuyển O2 tới các mô. Phản ứng này giải thích tính gây độc của NaNO2, nó gây nên thiếu O2 và có thể dẫn đến tử vong. b. HbFe(III) lien kết với CN- và như vậy giải phóng CN- ra khỏi phức xianua của feroxitocrom axidaza – Fe(III) – oxit. c. Sự chế hoá tiếp với Na2S2O3 loại được xianua, phản ứng này được xúc tác bởi enzim chứa nhóm SCN- (Rhođanaza) hoặc mitôchnđrial sunfua transfedaza. 2. Hiệu ứng hóa sinh của Asen: Asen thường có mặt trong thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ dại. Trong số các hợp chất của asen thì asen III là độc nhất. Asen III thể hiện tính độc bằng cách tấn công lên các nhóm -SH của enzim, làm cản trở hoạt động của enzim. Các enzim có sản sinh năng lượng của tế bào trong chu trình của axit nitoric bih ảnh hưởng rất lớn. Bởi vì các enzim bị ức chế do việc tạo thành phức với As III dẫn đến thuộc tính sản sinh ra các phần tử của ATP bị ngăn cản. Do có sự tương tự về TCHH với P, asen can thiệp vào một số quá trình hóa sinh làm rối loạn P. Có thế thấy rõ hiện tượng này khi nghiên cứu sự phát triển hóa sinh của chất sinh năng lượng chủ yếu là ATP (Adenozin triphotphat). Một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của ATP là tổng hợp enzim của 1,3-Diphotpho glyxerat từ Glyxerandehit - 3 - photphat. Asen sẽ dẫn đến sự tạo thành của 1 - Aseno - 3 - photpho glyxerat gây cản trở giai đoạn này. Sự photpho hóa đươck thay bằng sự asen hóa , quá trình này kèm theo sự phân hủy tự nhiên tạo thành 3 - photpho glyxerat và asenit. Asen III ở nồng độ cao làm đông tụ các protein là do sự tấn công liên kết của nhóm sunfua bảo toàn các cấu trúc bậc 2 và 3. Như vậy Asen có ba tác dụng hóa sinh là làm đông tụ protein, tạo phức với coenzim và phá hủy quá trình sinh hóa photpho. Các chất chống độc Asen là các chất có nhóm -SH hoạt động mạnh hơn ở enzim, có khả năng tạo liên kết với asen III. Ví dụ chất 2,3 - Đimercaptopropanol: SH-CH2-CHSH-CH2-OH 3. Hiệu ứng hóa sinh của Cadimi (Cd) Trong tự nhiên Cd có trong khoáng vật chứa kẽm. Cây cối đang phát triển đòi hỏi Zn và chúng cũng tách và làm giầu Cd với một cơ chế hóa sinh tương tự. Nhiễm độc Cd xẩy ra ở Nhật Bản ở dạng bệnh itai-itai hoặc "ouch-ouch" làm xương trở nên giòn. Với nồng độ cao Cd gây đau thận, thiếu máu và phá hủy tủy xương. Phần lớn Cd xâm nhập vào cơ thể được giữ lại ở thận và được đào thải. Một phần nhỏ được liên kết mạnh nhất với protein của cơ thể thành thionin - kim loại có mặt ở thận và phần còn lại được giữ trong cơ thể, tích tụ lại và tăng dần cùng tuổi tác. Đến khi lượng Cd đủ lớn nó sẽ thế chỗ Zn ở các enzim quan trọng gây ra rối loạn trao đổi chất. Sơ đồ chuyển hóa Cd (Bỏ điện tích 2+) - Cd > Cd tự do trong cơ thể > Trao đổi với Zn trong enzim. Tác hại: + Rối loạn chức năng thận. + Thiếu máu. + Tăng huyết áp. + Phá hủy tủy xương. + Ung thư. - Cd vào cơ thể theo 2 con đường: Hô hấp và ăn uống > Liên kết tạo thành thionin - kim loại > Bị thận đào thải 99%, 1% dự trữ trong thận và các bộ phận khác. 4. Hiệu ứng hóa sinh của chì Pb: Pb là kim loại tương đối phổ biến. Trong tự nhiên có nhiều khoáng vật chứa Pb. Trong khí quyển Pb tương đối giầu hơn so với các kim loại nặng khác. Nguồn chính của Pb trong không khí xuất phát từ dốt cháy nhiên liệu xăng chứa chì. Pb được trộn thêm dưới dạng Pb(CH3)4 và Pb(C2H5)4 cùng với các chất làm sạch 1,2 - diclo etan và 1,2 - dibrom etan. Cùng với các chất gây ô nhiễm khác, Pb được loại khỏi khí quyển nhờ quá trình sa lắng khô và ướt. Kết quả là bụi thành phố và đất bên đường ngày càng giầu Pb với nồng độ điển hình vào cỡ 1000 - 4000 mg/kg ở những nơi có mật độ phương tiện giao thông cao. Có thể nói phần lớn người dân thành thị hấp thụ Pb từ ăn uống (200 - 300 mg/ngày), nước và không khí cung cấp thêm 10 - 15 mg/ngày. Từ tổng số chì hấp thụ này thì có 200 mg Pb được tách ra còn 25 mg được giữ lại trong xương mỗi ngày. Tác dụng hóa sinh chủ yếu của Pb là tác động của nó tới quá trình tổng hợp máu dẫn đến phá vỡ hồng cầu. Chì ức chế một số enzim quan trọng của quá trình tổng hợp máu do sự tích lũy các hợp chất trung gian của quá trình trao đổi chất. Một hợp chất trung gian kiểu này là axit delta amino levulinic. Một pha quan trọng của tổng hợp máu là sự chuyển hóa axit delta amino levulinic thành porphobilinogen. Chì ức chế axit delta amino levulinic, do đó giai đoạn tiếp theo tạo thành dạng II porphobilinogen không thể xẩy ra. Tác dụng chung là phá hủy quá trình tổng hợp hemoglobin cũng như các sắc tố hô hấp khác cần thiết trong máu như xitocrom. Cuối cùng Pb cản trở việc sử dụng O2 và glucozo để sản xuất năng lượng cho quá trình sống. Ở trong máu nếu nồng độ Pb cao quá 0,8 ppm có thê gây nên hiện tượng thiếu máu do thiếu hemoglobin. Nếu nồng độ Pb trong máu nằm ở 0,5 - 0,8 ppm gây ra rối loạn chức năng thận và phá hủy não. Do sự tương tự về TCHH của Pb2+ và Cd2+, xương được xem là nơi tàng trữ Pb tích tụ của cơ thể. Sau đó phần Pb này có thể tương tác với photphat trong xương và thể hiện tính độc khi truyền vào các mô mềm của cơ thể. Nhiễm độc Pb có thể chữa bằng các tác nhân chelat tác dụng liên kết mạnh với Pb. Ví dụ phức chelat của Canxi trong dd được dùng để giải độc Pb, Pb thế chỗ của Ca trong chelat và phức chelat Pb được tách ra nhanh ở nước tiểu. 5. Hiệu ứng hoá sinh của thuỷ ngân Hg Trong tự nhiên Hg có măt ở dạng vết trong một số loại khoáng, đá. Các loại khoáng này trung bình chứa khoảng 80 phần tỉ thuỷ ngân. Quặng chứa Hg chủ yếu là cinnabar HgS. Các loại nguyên liệu than đá, than nâu chứa khoảng 100 phần tỉ thuỷ ngân. Hàm lượng thuỷ ngân trung bình trong đất trồng trọt là 0,1 phần triệu. Thuỷ ngân có nhiều công dụng rộng rai trong công nghiệp sản xuất Cl2 và NaOH bằng phương pháp điện phân với điện cực Hg, các nhà máy sản xuất thiết bị điện như đèn hơi Hg, công tắc điện… công nghệ xử lý hạt giống chống nấm, sâu bệnh trong nông nghiệp. Sau đây là một số hợp chất của Hg hay dung: + Metyl nitrin thuỷ ngân CH3-Hg-CN + Metyl đixian điamit thuỷ ngân CH3-Hg-N(NHCN)-CNH-NH2 + Metyl axetat thuỷ ngân CH3-Hg-COOCH3 + Etyl clorua thuỷ ngân C2H5-Hg-Cl Tính độc của Hg phụ thuộc vào đặc tính hoá học của nó, Hg nguyên tố tương đối trơ và không độc. Nếu bị nuốt vào thì lại bị thải ra mà không gây hậu quả nghiêm trọng. Hg có áp suất hơi tương đối cao, nếu hít phải sẽ rất độc, vì vậy Hg thường được bảo quản nơi thoáng gió, những phần rơi vãi thường được làm sạch rất nhanh. Hơi Hg khi hít phải đi vào não qua máu dẫn tới sự huỷ hoại ghê gớm thần kinh trung ương. HgCl2 không tan. Trong dạ dày chúng ta có hàm lượng lớn Cl- nên Hg2+ không độc. Tuy nhiên Hg2+ là hoàn toàn độc do ái lực của nó với các nguyên tử lưu huỳnh , nên dễ dàng kết hợp với các amino axit chứa lưu huỳnh của protein. Nó cũng tạo lien kết với hemoglobin và albumin huyết thanh, cả hai chất này đều có nhóm hidrosunfua. Tuy nhiên Hg2+ không thể đi qua mạng sinh học nên không thể thâm nhập vào các tế bào sinh học. Dạng độc nhất của hợp chất thuỷ ngân là metyl thuỷ ngân CH3Hg+. Chất này hoà tan trong mỡ - phần chất béo của màng và não tuỷ. Liên kết Hg-C không dễ dàng bị phá vỡ và ankyl thuỷ ngân được giữ lại trong thời gian dài. Đặc tính nguy hiểm nhất là khả năng của RHg+ đi qua nhau thai vào các mô bào thai. Sự liên kết của Hg với màng tế bào làm ngăn cản sự chuyển vận tích cực của đường qua màng tế bào và cho phép chuyển dịch kali tới màng. Điều này dẫn tới thiếu hụt năng lượng trong tế bào não và những rối loạn trong việc trưỳên kích thích thần kinh. Đây là cơ sở để giải thích vì sao các trẻ sơ sinh, được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm metyl thuỷ ngân sẽ chịu nhưng phá hoại không thể hồi phục được của hệ thần kinh trung ương, bao gồm sự phân liệt thần kinh, sự kém phát triển về trí tuệ và chứng co giật. Nhiễm độc metyl thuỷ ngân cũng dẫn tới sự phân lập nhiễm sắc thể, phá vỡ nhiễm sắc thể và ngăn cản sự phân chia tế bào. Tất cả các bệnh nhiễm độc thuỷ ngân đều xẩy ra khi hàm lượng Hg trong mau là 0,5 ppm CH3Hg+ Sự tăng nồng độ Hg trong dây truyền thực phẩm: Vào những năm 1953 – 1960, nhà máy hoá chất Minamata (Nhật Bản) đã thải chất thải có chứng Hg vào vịnh Minamata. Tronmg cá của vịnh người ta thấy có chứa 27 – 102 ppm thuỷ ngân dưới dạng CH3Hg+. Có tới 111 người bị ngộ độc do ăn phải cá nhiễm Hg, trong đó 45 người đã chết. Những khuyết tật về gen đã được quan sát thấy ở 20 trẻ sơ sinh mà mẹ của chúng ăn hải sảnđánh bắt từ vịnh. Tiếp đó, ở Irăc vào năm 1972 có 450 nông dân đã chết sau khi ăn phải lúa có nhiễm Hg do phun thuốc trừ sâu. Hai sự kiện bi thảm trên đã chứng tỏ thuỷ ngân là một chất gây độc rất mạnh dù ở nồng độ thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hình thành CH3Hg+ và cơ chế lan truyền của nó trong dây truyền thực phẩm như sau: Thuỷ ngân và muối của nó có thể được chuyển hoá thành metyl thuỷ ngân bởi vi khuẩn yếm khí tổng hợp metan trong nước. Sự chuyển hoá này được thúc đẩy bởi Co III chứa coenzim vitamin B12. Nhóm CH3- lien kết với Co III trong coenzim được chuyển vị enzim bởi metyl coban amin tới Hg2+ tạo thành CH3Hg+ hoặc (CH3)2Hg. Môi trường axit thúc đẩy sự chuyển hoá đimetyl thuỷ ngân thành metyl thuỷ ngân tan được trong nước. Chính metyl thuỷ ngân đã tham gia vào dây chuyền thực phẩm thong qua sinh vật trôi nổi và được tập chung ở cá với nồng độ lớn gấp 1000 lần so với lúc ban đầu. Sự nhiễm độc Hg có thể được ngăn cản nếu tuân theo các nguyên tắc môi trường sau do các uỷ ban bảo vệ môi trường Mỹ và Thuỵ Điển đưa ra và được nhiều nước tán thành sau đây: + Cấm sử dụng thuốc trừ sâu loại ankyl thuỷ ngân. + Các thuốc trừ sâu chứa Hg khác cần được sử dụng hạn chế ở một vùng trọn lọc. + Giải độc cho những trầm tích bị nhiễm Hg bằng phương pháp bao phủ các trầm tích này bằng vật liệu nghiền mịn, mới và có độ hấp phụ cao. Hoặc chon giấu các trầm tích bằng các vật liệu vô cơ trơ. Chất độc hóa học có mùi gì? Có thể bạn nghĩ rằng chất độc hóa học giống như chất khí màu lục nhạt, có mùi hắc, khó chịu. Bạn có ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết các hóa chất đặc hiệu đều không màu và không mùi không? Nhiều chất có mùi đặc sắc, nhưng một số thực ra có mùi thơm. Nhiều chất độc hóa học gây phồng rộp, có mùi giống như thảo mộc. Những chất độc hóa học khác có lẽ có mùi hắc, trong khi đó hầu hết các chất độc hóa học sử dụng trong vũ khí hóa học không phải tất cả đều có mùi thơm. Dưới đây là danh sách liệt kê một số chất độc hóa học và hương thơm… của chúng. - Sulfur Mustard, kể cả khí mustard: thường thường không mùi và không màu ở dạng tinh khiết nhưng có màu nâu-vàng nhạt với mùi gợi nhớ của mustard, tỏi, hoặc củ cải hăng khi dùng trong chiến tranh. - Khí chlorine: khí màu xám lục nhạt với mùi nghẹt thở, khó chịu, tương tự như thuốc tẩy chlorine. - 3-quinuclidinyl benzilate (QNB hoặc NATO BZ hoặc Iraqi 15): chất đặc hiệu không mùi gây mất năng lực. - Lewisite: chất gây phồng rộp, bốc mùi mạnh hoa móng rồng. - Phosgene oxime: chất gây phồng rộp bốc mùi kích thích, dù một phần nào đó có mùi cỏ khô đã cắt hoặc ngô xanh đã hái. - Sarin: chất tác động lên thần kinh, không mùi, cực độc. - VX: có lẽ là chất tác động lên thần kinh có mùi giống như Vicks VapoRyb hoặc trái cây hư thối. - Tabun: chất tác động lên thần kinh rất độc, thoảng mùi trái cây dù không mùi khi tinh khiết. - Zyklon B: chất tác động vào máu chứ hydrogen cyanide, nổi tiếng trong việc sử dụng ở các trại tử thần Nazi, có mùi hạnh nhân đắng. - Hydrogen Sulfide: chất tác động vào máu có mùi trứng thối. - Adamsite hoặc DM: chất kiểm soát bạo động, không mùi gây nôn mửa và hắt hơi. - Khí SC: hơi cay, không mùi. Vai trò của các nguyên tố hóa học trong cơ thể? Chúng ta được biết hơn 100 nguyên tố hoá học, trong cơ thể con người có nhiều nguyên tố hoá học, chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của con người? Sau đây là một vài nguyên tố và vai trò của chúng. 1. Natri (Na) Natri là kim loại kiềm có rất nhiều và quan trọng trong cơ thể, Natri tồn tại trong cơ thể chủ yếu dưới dạng hòa hợp với clorua, bicacbonat và photphat, một phần kết hợp với axit hữu cơ và protein. Na còn tồn tại ở các gian bào và ở các dịch thể như: máu, bạch huyết… Na được thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới dang muối NaCl. Thường mỗi ngày mỗi người trưởng thành thì cần khoảng 4-5 gram Na tương ứng với 10-12,5 gram muối ăn được đưa vào cơ thể. Đưa nhiều muối Na vào cơ thể là không có lợi. Ở trẻ em trong trường hợp này thân nhiệt bị tăng lên cao người ta gọi là sốt muối. Na được thải ra ngoài theo nước tiểu. Na thải ra theo đường mồ hôi thì không nhiều. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của môi trường tăng lên cao thì lượng Na sẽ mất đi theo mồ hôi là rất lớn. Vì vậy, ta nên sử dụng dung dịch NaCl cao hơn để giảm bớt sự bài tiết mồ hôi. 2. Kali (K) Trong cơ thể, K tồn tại chủ yếu trong các bào và dưới dạng muối clorua và bicacbonat. Cơ là kho dự trữ K, khi thức ăn thiếu K, thì K dự trữ được lấy ra để sử dụng. Muối K thường có trong thức ăn thực vật. Hàm lượng K có cao nhất là trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương. K được đưa và cơ thể hằng ngày khoảng 2-3 gram chủ yếu theo thức ăn. Trong khoai tây và thức ăn thực vật có nhiều K, lượng K trong máu giảm đi là do tác dụng của thuốc. K mà thải nhiều theo nước tiểu sẽ gây rối loạn các chức năng sinh lý của cơ tim. K có chức năng làm tăng hưng phấn của hệ thần kinh và hoạt động của nhiều hệ enzim. 3. Canxi (Ca) Ca chiếm khoảng 2% khối lượng của cơ thể. Ca và P chiếm khoảng 65- 70% toàn bộ các chất khoáng của cơ thể. Ca có ảnh hưỏng đến nhiều phản ứng của các enzim trong cơ thể. Ca có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu và trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh nói chung. Ca còn có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương. Ca tồn tại trong cơ thể chủ yếu là dưới dạng muối cacbonat (CaCO3) và photphat (Ca3(PO4)2), một phần nhỏ dưới dạng kết hợp với Protein. Mỗi ngày một người lớn cần khoảng 0,6-0,8 gram Ca. Tuy vậy, lượng Ca có trong thức ăn phải lớn hơn nhiều, vì các muối Ca là rất khó hấp thu qua đường ruột. Do vậy, mỗi ngày trong thức ăn cần phải có khoảng 3-4 gram Ca. Đối với phụ nữ trong thời gian mang thai thì nhu cầu của thai là rất lớn, vì Ca sẽ tham gia vào cấo tạo của xương. Để Ca có thể tham gia vào cấu tạo của hệ xương thì cần phải có đủ một lượng photpho nhất định mà tỷ lệ tối ưu của Ca và P là 1:1,5. Tỷ lệ này có ở trong sữa. Hàm lượng của Ca của cơ thể là tăng theo độ tuổi. Ca thường có trong các loại rau (rau muống, mùng tơi, rau dền, rau ngót…) nhưng hàm lượng là không cao. Các loại thức ăn thuỷ sản có nhiều Ca hơn. 4. Photpho (P) Photpho chiếm khoảng 1% khối lượng cơ thể. Photpho có các chức năng sinh lý như: cùng với Ca cấu tạo xương, răng, hoá hợp với protein, lipit và gluxit để tham gia cấu tạo tế bào và đặc biệt màng tế bào. Ngoài ra còn tham gia vào các cấu tạo của AND, ARN, ATP… Photpho còn tham gia vào quá trình photphorin hoá trong quá trình hóa học của sự co cơ. Photpho tồn tại trong cơ thể dưới dạng hợp chất vô cơ, với canxi trong hợp chất Ca3(PO4)2 để tham gia vào cấu tạo xương. Photpho được hấp thu trong cơ thể dưới dạng muối Na và K và sẽ được đào thải ra ngoài qua thận và ruột. Nhu cầu photpho hàng ngày của người trưởng thành là 1-2 gram. Phần lớn photpho vào cơ thể được phân bố ở mô xương và mô cơ, bột xương sau đó là bột thịt và bột cá… 5. Clo (Cl) Clo trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối KCl. Cl còn có trong dịch vị ở dạng HCl. Cl được đưa vào cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Khi cơ thể nhận được nhiều muối ăn thì Cl sẽ được dự trữ dưới da. Cl tham gia vào quá trình cân bằng các ion giữa nội và ngoại bào. Nếu thiếu Cl con vật sẽ kém ăn và nếu thừa Cl thì có thể gây độc cho cơ thể. Bổ sung Cl cho cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Mỗi ngày mỗi người cần khoảng 10–12,5 gram NaCl… 6. Lưu huỳnh (S) Lưu huỳnh chiếm khoảng 0,25% khối lượng cơ thể. S có trong cơ thể chủ yếu có trong các axit amin như: Sistein, metionin. S có tác dụng là để hình thành lông, tóc và móng. Sản phẩm trao đổi của S là sunfat có tác dụng trong việc giải độc. S được cung cấp một phần là do ở dạng hữu cơ nhất là protein cung cấp cho cơ thể. 7. Magie (Mg) Mg chiếm khoảng 0,05% khối lượng cơ thể và tồn tại ở xương dưới dạng Mg3(PO4)2 có trong tất cả các tế bào của cơ thể. Mg có tác dụng sinh lý là ức chế các phản ứng thần kinh và cơ. Nếu trong thức ăn hằng ngày mà thiếu Mg thì cơ thể có thể bị mắc bệnh co giật. Mg còn cần cho các enzim trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sự canxi hoá để tạo thành photphat canxi và magie trong xương và răng. Mg được cung cấp nhiều trong thức ăn thực vật, động vật. 8. Sắt (Fe) Hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng 0,004% được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Trong cơ thể Fe được hấp thu ở ống tiêu hoá dưới dạng vô cơ nhưng phần lớn dưới dạng hữu cơ với các chất dinh dưỡng của thức ăn. Nhu cầu hằng ngày của mỗi người là từ khoảng 10-30 miligram. Nguồn Fe có nhiều trong thịt, rau, quả, [...]... độc tố sau khi tham gia vào một chuỗi các phản ứng hóa học ở gan sẽ biến thành những chất không độc hoặc lượng độc tố đã giảm hẳn Nho có tác dụng giúp gan “quét” đi những chất độc trong cơ thể, đồng thời còn có ích cho quá trình tái tạo máu Trà: Những thành phần trong lá trà cùng một lượng vitamin C phong phú có tác dụng nhanh chóng loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể ... tính giải độc cao Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng nhất định trong việc phòng trị trúng độc kim loại, thuốc trừ sâu và trúng độc thực phẩm Đậu xanh thúc đẩy quá trình bài tiết tống các chất độc ra khỏi cơ thể Tỏi: Trong tỏi có chứa những thành phần đặc biệt, giúp làm giảm nồng độ chì trong cơ thể Nho: Gan cũng là một cơ quan giải độc quan trọng cho cơ thể Các độc tố sau khi tham gia vào một chuỗi... khoa học đã phát hiện trong loại quả này một loại protein hoạt tính có tác dụng phòng ngừa ung thư rõ rệt Nó kích thích tác dụng “phòng ngự” của hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể.Đậu phụ: Những chế phẩm từ đậu nành có lượng canxi vô cùng phong phú, vì thế chúng được mệnh danh là những “chiến sĩ giải độc .Táo tây: Ruột là nơi có khả năng bài trừ độc tố một cách nhanh chóng Nếu hệ tiêu hóa không... một cách nhanh chóng Nếu hệ tiêu hóa không tốt, các độc tố sẽ tích tụ tại ruột và bị hấp thụ trở lại vào máu, rất có hại cho cơ thể Trong táo tây có một lượng chất xơ và chất kết dính thiên nhiên phong phú, phòng ngừa thức ăn phân hủy trong ruột Dưa chuột: Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài trừ độc tố, có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình... ra ngoài những chất độc trong ống tiểu Ngoài ra, dưa leo còn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày Mật ong: Từ xưa, mật ong đã nổi tiếng là loại thực phẩm giải độc và làm đẹp Trong mật ong có nhiều vitamin và acid amin thiết yếu cho cơ thể con người Dùng mật ong thường xuyên có tác dụng bài trừ độc tố, đồng thời cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng chống các bệnh về mạch máu hoặc... bón, đau đầu… có thể là những tín hiệu thông báo sự tồn đọng của chất độc trong cơ thể Khi sức khoẻ bị đe dọa thì việc loại trừ độc tố cho cơ thể là vô cùng cần thiết và phải thực hiện hằng ngày Lựa chọn thực phẩm có tác dụng giải độc, đồng thời kiên trì một chế độ vận động thường xuyên là cách tốt nhất để chúng ta nói lời tạm biệt với những độc tố trong cơ thể Mộc nhĩ đen: Người làm những ngành nghề có... trừ chất sợi, khiến cho những chất sợi có hại này không thể tồn tại trong cơ thể Chất keo thực vật trong mộc nhĩ đen có sức hút và kết dính cao, có thể hút thấm hết những tạp chất còn trong hệ tiêu hoá, giúp máu trở nên “sạch” hơn, đồng thời còn làm hạ cholesteron, phòng chống xơ cứng mạch máu Mướp đắng: Thông thường, những thực phẩm có vị đắng đều ít nhiều có tác dụng giải độc Mướp đắng giúp giải độc, ... thần kinh như bại liệt, co giật… Còn rất nhiều nguyên tố hoá học trong cơ thể con người, và vai trò của chúng khác nhau ở từng độ tuổi, hàm lượng các nguyên tố Nhưng chúng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con người CÁC THỨC ĂN CÓ TÁC DỤNG GIẢI ĐỘC Cà rốt có tác dụng giải độc thủy ngân do có một lượng lớn chất kết dính với thủy ngân, làm giảm nồng độ và loại trừ nhanh... cá biển… 12 Magan (Mn) Magan là chất có tác dụng kích thích của nhiều loại enzim trong cơ thể, có tác dụng đến sự sản sinh tế bào sinh dục, đến trao đổi chất Ca và P trong cấu tạo xương Thức ăn cho trẻ em nếu thiếu Mn thì hàm lượng enzim phophotaza trong máu và xương sẽ bị giảm xuống nên ảnh hưởng đến cốt hoá của xương, biến dạng… Thiếu Mn còn có thể gây ra rối loạn về thần kinh như bại liệt, co giật… . hắc, trong khi đó hầu hết các chất độc hóa học sử dụng trong vũ khí hóa học không phải tất cả đều có mùi thơm. Dưới đây là danh sách liệt kê một số chất độc hóa học và hương thơm… của chúng. -. và không mùi không? Nhiều chất có mùi đặc sắc, nhưng một số thực ra có mùi thơm. Nhiều chất độc hóa học gây phồng rộp, có mùi giống như thảo mộc. Những chất độc hóa học khác có lẽ có mùi hắc,. vô cơ trơ. Chất độc hóa học có mùi gì? Có thể bạn nghĩ rằng chất độc hóa học giống như chất khí màu lục nhạt, có mùi hắc, khó chịu. Bạn có ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết các hóa chất đặc hiệu

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan