Y ÁN VỀ HỆ HÔ HẤP - HEN PHẾ QUẢN pot

6 361 0
Y ÁN VỀ HỆ HÔ HẤP - HEN PHẾ QUẢN pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y ÁN VỀ HỆ HÔ HẤP HEN PHẾ QUẢN (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ của Lý Văn Lượng, Trung Quốc) Dung X, nam, 3 8 tuổi. Bị hen phế quản kéo dài đã 6 năm. Lúc đầu, mỗi năm lên cơn 1-2 lần, phần nhiều vào mùa đông xuân, sau khi bị lạnh. Thường thường uống Ephedrin hoặc các thuốc Đông Y thì có thể dứt cơn được. Trong 2 năm gần đây, càng bị nhiều cơn hơn, cứ mấy ngày lại lên một cơn hen, mỗi lần bị mất hàng tuần lễ mới dứt dần, dùng các loại thuốc Đông Tây Y, chỉ có thể tạm thời dễ chịu hơn một chút, mà không giảm bớt được nhiệt độ cơn hen. Chẩn đoán: Hàn tà phạm Phế, khí cơ thất lợi. Điều trị: Tán hàn, bình suyễn. Cho uống bài Cao Trị Hen: Nam tinh (chế ) 15g Ngũ vị tử 15g Ma hoàng (sống) 9g Bán hạ (chế) 15g Bạch tô tử 9g Dầu gai 200g Cam thảo (sống) 15g Tế tân 5g Khoản đông hoa 9g Bạch mật 12g Nước cốt Gừng 120g Hạnh nhân 15g Tử uyển (sống) 9g Bạch tô tử 9g Xuyên bối 15g Dùng các vị thuốc, ngâm vào trong Dầu gai (Ma du) trong 24 giờ, đem sao cho đặc, lọc bỏ bã, lấy nước, sau đó cho thêm Mật trắng (Bạch mật) và nước Gừng tươi, đun cô thành cao, cho tới lúc để mật nhỏ vào nước thì thành giọt châu. Lấy được khoảng 440g. Mỗi ngày, vào lúc gà gáy canh 5, uống 4 - 6g với nước đun sôi để nguội. Khi dùng hết khoảng 250g (hơn một nửa thuốc) thì dứt hết cơn hen. Tiếp tục cho uống tới tất cả 2500g, đồng thời phối hợp cho dùng một số Kim Quỹ Thận Khí Hoàn, Bột Nhau Thai. Sau khi khỏi bệnh, đã theo dõi 21 năm mà không thấy tái phát. HEN PHẾ QUẢN (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ của Lý Văn Lượng, Trung Quốc). Lý X, nữ, 21 tuổi, 3 năn trước bị cảm kéo dài hơn một tháng mới khỏi. Sau khi khỏi, vẫn cảm thấy tức ngực, họng không thông. Lúc đó, không được điều trị dứt điểm, sau đó sinh suyễn. Mỗi năm đến kỳ xuân sang hè, sau khi tức giận, bực bội là bệnh lại càng thêm nặng, khi lên cơn hen, không nằm thẳng trên giường được, ho ra đờm không nhiều, đã dùng nhiều cách điều trị mà vẫn không dứt được cơn hen. Khi đã qua cuối xuân, đầu hè hoặc khi hết tức giận, bực bội thì các triệu chứng tự giảm hết. Lần này cơn hen đã kéo dài 5 ngày, do bực tức chuyện gia đình mà tái phát. Họng có tiếng đờm khò khè, suyễn, khó thở, không nằm được, ngực tức, bụng đầy, không muốn ăn uống, mạch Hoãn, Huyền, có lực, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. Chẩn đoán: Can khí uất kết, khí cơ không được điều hòa, tạo thành khí nghịch không giáng được, dâng khí lên thành suyễn. Điều trị: Giải uất, tiết nhiệt, điều Can, giáng nghịch. Cho uống bài Ngũ Ma Ẩm hợp với bài Tứ Nghịch Tán Gia Giảm: Cam 6g Hoàng 9g Ô dược 10g thảo liên Chỉ xác 12g Mộc hương 6g Trầm hương 6g Đại bạch 12g Nhục quế 4g Sài hồ 12g Hàng thược 20g Đem Hoàng liên và Hàng thược sắc trước, lấy nước, sau đó dùng ngày nước thuốc này, xay những vị khác còn lại cho thật nhỏ. Rồi lại đem tất cả, sắc nhỏ lửa, lấy nước. Mỗi ngày uống một thang, chia làm bốn lần. Sau khi uống một tuần, bệnh đỡ, cơn tái phát nhẹï đi, thời gian lên cơn ngắn lại, hết tức ngực, hết nấc. Tiếp tục cho dùng bài này, thêm Xạ can 10g, cùng đem sắc với Hàng thược, Hoàng liên, rồi xay với các vị khác. Uống được hơn một tháng, bệnh khỏi hẳn. Hen suyễn là do sự bất thường của việc thăng giáng ra vào của khí gây ra. Người bệnh lúc thường là người khỏe mạnh, không có biểu hiện hư khí, vì vậy cho dùng bài Ngũ Ma Ẩm để điều khí giáng nghịch, làm thông đạt khí cơ. Dùng bài Tứ Nghịch Tán để sơ Can, giải uất, điều hòa Can Vị, làm cho trên dưới điều hòa, khí cơ không bị trở ngại. Không trị suyễn mà suyễn phải lui. Hai bài này không phải chủ trương trị suyễn nhưng khi dùng kết hợp lại tác dụng vào đúng cơ chế sinh bệnh, bản chất là trị căn nguyên mà khỏi chứng bệnh. Dùng nước sắc Hàng thược, Hoàng liên để xay các vị còn lại là vì các vị thuốc này hàm chứa nhiều khí vị, xay ra sẽ thu được đầy đủ khí vị, không làm mất đi tí nào. Sau đó, đun sắc nhỏ lửa làm cho khí vị thuần hòa, phát huy được đầy đủ tác dụng của các vị thuốc. Phương pháp xay thuốc thường bị người sau xem nhẹ, thầy thuốc cần phải nghiên cứu kỹ nguyên lý chế thuốc để hiểu ý của người xưa khi xây dựng làm thuốc”. 61b- HEN PHẾ QUẢN (Trích trong sách ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền). Bệnh nhân Ngưu, nữ, 56 tuổi, nông dân, nhập điều trị ngoại trú ngày 21/11/1969. Bệnh nhân trước đây có những cơn hen kịch phát tái diễn khoảng 4 năm và đã được điều trị bằng Ephedrine, Aminophỵlline, Sulfaminidine khi lên cơn. Lần này cô phải đến khám là vì đột ngột khó thở, xanh tím kéo dài 6 giờ. Khám thấy môi và mặt xanh tím, miệng há và rút vai, thở hổn hển, khò khè trong hai phổi. Chẩn đoán là hen phế quản. Điều trị: Dùng kim dài ba thốn châm xiên góc 12o từ huyệt Phong môn xuyên đến huyệt Quyết âm du, nâng lên (đề), đẩy xuống (án) vàvê kim một lúc. Châm một bên sau đó bên kia, rồi giác các huyệt đã châm khoảng 10 - 15 phút. Sau đó khó thở giảm một cách rõ rệt. 6 giờ sau, sau một lần điều trị nữa, tiếng rít cũng đã giảm nhiều. Hôm sau, bệnh nhân đã trở nên khỏe hơn, có thể ngủ nằm ngửa và cơn khó thở đã dịu xuống. Khám nghiệm cơ thể: lồng ngực bình thường ngoại trừ âm thở hơi thô ở phổi phải. Châm trị như cũ, bệnh khỏi hoàn toàn. Tiếp tục điều trị thêm để củng cố hiệu quả chữa bệnh . Y ÁN VỀ HỆ HÔ HẤP HEN PHẾ QUẢN (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ của Lý Văn Lượng, Trung Quốc) Dung X, nam, 3 8 tuổi. Bị hen phế quản kéo dài đã 6 năm. Lúc đầu, mỗi năm lên cơn 1-2 . cơ không bị trở ngại. Không trị suyễn mà suyễn phải lui. Hai bài n y không phải chủ trương trị suyễn nhưng khi dùng kết hợp lại tác dụng vào đúng cơ chế sinh bệnh, bản chất là trị căn nguyên. dễ chịu hơn một chút, mà không giảm bớt được nhiệt độ cơn hen. Chẩn đoán: Hàn tà phạm Phế, khí cơ thất lợi. Điều trị: Tán hàn, bình suyễn. Cho uống bài Cao Trị Hen: Nam tinh (chế ) 15g

Ngày đăng: 10/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan