Chữa bệnh về tài - NHĨ CAM docx

9 274 0
Chữa bệnh về tài - NHĨ CAM docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHĨ CAM Xuất xứ: Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’. Chứng Nhĩ Cam là tai chảy mủ mầu đen, lở loét, hôi thối. Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Chứng Nhĩ cam thì tai chảy mủ hôi thối”. Nguyên nhân: Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Dương Y’ ghi: Nhĩ cam gây ra lở loét, hôi thối, do phong nhiệt của kinh túc Thiếu âm và thủ Thiếu dương ửng trệ lại ở phía trên gây nên”. Triệu chứng: Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau: 1- Do thấp nhiệt ở kinh Vị và hỏa độc ở Can gây nên: trong tai có mủ mầu đen hôi thối. Điều trị: Thanh hỏa, lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm, Nhĩ Cam Tán (31). 2- Do Thận âm suy tổn, hư hỏa bốc lên thì trong tai chảy mủ mầu đen lâu ngày không khỏi, đầu váng, tai ù, mạch Tế Sác. Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Thang (61) gia giảm. NHĨ DƯỠNG Xuất xứ: Sách ‘Y Quán’. Là trạng thái Tai Ngứa. Tương đương dạng Viêm Tai do trực khuẩn hoặc thấp chẩn ở lỗ tai. Nguyên nhân: Thường do Can phong nội động, Thận hư hỏa vượng bốc lên gây nên. Chứng: Trong tai ngứa, ngứa chịu không nổi. Điều trị: Cố Thận, thanh Can, khứ phong, chỉ dưỡng (khỏi ngứa). Dùng bài Cứu Dưỡng Đơn (08). Ngoại khoa: dùng Thục tiêu 12g, ngâm với 30ml dầu Mè, lấy một ít nhỏ vào tai. NHĨ LŨ Tai chảy mủ ở phía trước hoặc sau tai. Chảy mủ ra phía trước tai, đa số do tiên thiên. Phát ở sau tai thường do bệnh ở tai điều trị không khỏi lâu ngày hóa mủ, vỡ ra gây nên. Gặp nhiều ở trẻ em. Tương đương chứng Viêm Tai Giữa Cấp Tính Có Mủ. Chứng: Trẻ nhỏ thường sốt cao, bỏ ăn, mạch nhanh, ra mồ hôi, có thể vật vã, co giật. Nơi người lớn thì sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu. Đau tai là dấu hiệu chính, đau dữ dội theo nhịp đập, đau từng cơn, về đêm đau nhiều hơn nhất là khi nằm xuống, làm cho bệnh nhân mất ngủ. Đau lan ra sau tai, nửa mặt, lên đầu. Trẻ nhỏ thường lắc đầu, khóc thét nhất là khi thay đổi tư thế đầu chạm vào tai. Trên lâm sàng, thường gặp ba loại sau: 1- Thể Phong Nhiệt Chứng: Tai chảy mủ, đau, đầu đau, sợ gió, sốt, mạch Phù, Đại. Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thủng. Dùng bài Ngưu Bàng Giải Cơ Thang gia giảm (Đây là bài Ngưu Bàng Giải Cơ Thang bỏ Huyền sâm, Thạch hộc, Bạc hà, thêm Xích thược, Ngân hoa, Cam thảo. Dùng Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh để thanh nhiệt, giải độc; Ngưu bàng, Kinh giới sơ phong, thanh nhiệt; Đơn bì, Xích thược hoạt huyết, lương huyết; Sơn chi, Hạ khô thảo thanh nhiệt; Cam thảo tả hỏa, giải độc, điều hòa các vị thuốc (Trung Y Cương Mục). 2- Can Kinh Nhiệt Độc Chứng: Tai chảy mủ, đau nhức, miệng khô, khát, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Sác có lực. Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm: (Đây là bài Long Đởm Tả Can thang bỏ Đương quy, Xa tiền tử, thêm Liên kiều, Dã cúc hoa. Dùng Long đởm thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, Dã cúc hoa, Liên kiều để thanh nhiệt, giải độc; Mộc thông, Trạch tả thông lạc, khứ đờm, tiêu thủng; Sinh địa tư âm, lương huyết (Trung Y Cương Mục). 3- Chính Khí Suy Yếu, Khí Huyết Bất Túc Chứng: Tai chảy mủ lâu không khỏi, mủ có mầu xanh, hôi, lưỡi trắng nhạt, mạch Tế, Nhược. Điều trị: Bổ ích khí huyết, Phù chính, khu tà. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang gia giảm: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Phục linh, Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Chích thảo, Nhục quế, Trần bì (Đây là bài Thập Toàn Đại Bổ Thang bỏ Xuyên khung, thêm Trần bì. Dùng Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Chích thảo để kiện Tỳ, bổ khí; Thục địa, Đương quy, Bạch thược tư âm, bổ huyết; Nhục quế ôn Thận, trợ dương; Thêm Trần bì để lý khí. Hoàng kỳ giúp cho Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo ích khí, bài nùng (Trung Y Cương Mục). NHĨ LẠN Xuất xứ: Sách ‘Sang Y Kinh Nghiệm Toàn Thư, Q. 1’. Vành tai lở loét, chảy mủ lan tràn. Nguyên nhân: Đa số do thấp nhiệt ở Can Đởm bị uất kết bốc lên tai gây nên bệnh. Triệu chứng: Vành tai lở loét, vết loét khó liền miệng, lúc khỏi, lúc phát, khó chữa khỏi hẳn. Điều trị: Thanh nhiệt. Trừ thấp, tiêu thủng, giải độc. Dùng bài: Long Đởm Tả Can Thang gia giảm (22, 23). Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (29) gia giảm. NHĨ NỤC Xuất xứ: Sách ‘Y Tông Kim Giám’. Là trạng thái tai chảy máu. Mục ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Tai chảy máu gọi là Nhĩ Nục”. Nguyên nhân: Thận khai khiếu ở tai, kinh thủ Thiếu dương và túc Thiếu dương vận hành ngang qua tai, vì vậy tai chảy máu thường gặp nơi người Can Đởm hỏa vượng, Thận hư hỏa vượng, uống rượu nhiều, giận dữ. Triệu chứng: + Do Can Đởm Hỏa Vượng: Đầu đau, phiền táo, đêm ngủ không yên, miệng đắng, họng khô, mạch bộ quan Huyền, Sác. Điều trị: Thanh tiết mộc hoả. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Thang (42) gia giảm, Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm. + Do Thận Hư Hỏa Động: Phiền táo, di tinh. Lưỡi đỏ, khô, mạch Huyền, Tế, Sác. Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài: Đạo Xích Tán (12), Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Sài Hồ Mai Liên Tán (41). Bên ngoài: Dùng Thập Khôi Tán (51) hoặc Long cốt tán nhuyễn thổi vào tai . NHĨ CAM Xuất xứ: Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’. Chứng Nhĩ Cam là tai chảy mủ mầu đen, lở loét, hôi thối. Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Chứng Nhĩ cam. “Chứng Nhĩ cam thì tai chảy mủ hôi thối”. Nguyên nhân: Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Dương Y’ ghi: Nhĩ cam gây ra lở loét, hôi thối, do phong nhiệt của kinh túc Thiếu âm và thủ Thiếu dương. sau: 1- Do thấp nhiệt ở kinh Vị và hỏa độc ở Can gây nên: trong tai có mủ mầu đen hôi thối. Điều trị: Thanh hỏa, lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm, Nhĩ Cam Tán

Ngày đăng: 10/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan