BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN hoa hoc 10

2 1.6K 36
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN hoa hoc 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

bai tap trac nghiem lop 10 chuong 1

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhỏ hơn tổng số hạt mang điện của X là 12. X và Y là : A. Al và Cl. B. Na và S. C. Mg và Ca. D. Si và O. Câu 2: Cation R + có phân lớp ngoài cùng là 3p 6 . Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố R ở vị trí nào ? A. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA B. Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA C. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA D. Ô 19, chu kì 3, nhóm IA Câu 3: Cho phản ứng sau: 2Mg(NO 3 ) 2 → 2MgO + 4NO 2 + O 2 Câu diễn tả đúng tính chất của phản ứng này là : A. Mg +2 là chất khử , N +5 là chất oxi hoá B. Mg +2 là chất khử , O -2 là chất oxi hoá C. N +5 là chất oxi hoá, O -2 là chất khử D. O -2 là chất oxi hoá, N +5 là chất khử Câu 4: Nhóm nguyên tử và ion nào chứa 10 electron: A. Mg 2+ , Cl − , Ar, F − . B. F − , Ne, Mg 2+ , 4 NH + . C. S 2 − , Ne, Na + , Ca 2+ . D. 4 NH + , Ca 2+ , Cl − , Ne. Câu 5:Trong các phản ứng sau,phản ứng nào là phản ứng oxi hóa-khử? A. Fe+2HCl → FeCl 2 + H 2 ↑ B. Fe 3 O 4 + 8HCl → FeCl 2 + 2FeCl 3 + 4H 2 O C. FeCl 3 +Fe → 3FeCl 2 D. Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu ↓ Câu 6: Trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân nguyên tử giảm thì : A. Tính kim loại giảm. B. Hóa trị cao nhất với oxi tăng. C. Bán kính nguyên tử giảm. D. Tính axit của hiđroxit giảm. Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Số khối của nguyên tử X là A. 29. B. 27 C. 28. D. 26. Câu 8: Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 3 . Công thức hợp chất với hiđro và công thức oxit cao nhất của R là : A. RH 3 , R 2 O 5. . B. RH 2 , RO. C. RH 4 , RO 2 D. RH 5 , R 2 O 3 . Câu 9: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s 2 3p 1 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là: A. 10. B. 13. C. 12 D. 11. Câu 10: Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: C 12 6 chiếm 98,89% và C 13 6 chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là: A. 12,500 B. 12,022. C. 12,011. D. 12,055. Câu 11: Tìm định nghĩa sai: A. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron. B. Chất oxihóa là chất có khả năng nhận electron. C. Chất khử là chất có khả năng nhường electron. D. Chất khử là chất có khả năng nhận electron. Câu 12: Sau khi phản ứng đã được cân bằng : Mg + HNO 3 → Mg(NO 3 ) 2 + N 2 + H 2 O Tổng số hệ số các chất trong phương trình phản ứng là : A. 29 B. 28 C. 25 D. 32 Câu 13: Cho các phương trình phản ứng : 1. Ca + 2H 2 O → Ca(OH) 2 + H 2 2. CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + H 2 O. 3. (NH 4 ) 2 SO 4 → 2NH 3 + H 2 SO 4 . 4. 3Mg + 4H 2 SO 4 → 3MgSO 4 + S + 4H 2 O. 5. Mg(OH) 2 + H 2 SO 4 → MgSO 4 + 2H 2 O. Các phản ứng oxi hóa khử là: A. 1, 3, 5. B. 4, 5. C. 1, 4. D. 2, 4, 5. Câu 14 Tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy F, Cl, Br, I A. Tăng. B. Không thay đổi. C. Giảm. D. Vừa giảm vừa tăng. Câu 15. Trong dãy các nguyên tố thuộc chu kì 3, khi đi từ Na đến Cl t o A. độ âm điện giảm dần. B. bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần. C. tính khử giảm dần. D. tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần. Câu 16. Cho độ âm điện của Mg = 1,31 ; Cl = 3,16. Liên kết hóa học trong phân tử MgCl 2 là liên kết A. cộng hóa trị. B. cộng hóa trị không cực. C. ion. D. cộng hóa trị có cực. Câu 17. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các hợp chất và đơn chất Na 2 S, S, Na 2 SO 4 , K 2 SO 3 lần lượt là : A. – 2, 0, +4, +6. B. – 2, 0, +6, +4. C. +4, – 2, 0, +6. D. – 2, +4, 0, +6. Câu 18 : Nguyên tử nguyên tố A có cấu hình electron là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 . Vị trí của A trong bảng HTTH là: A. Ô thứ 6, chu kì 2, nhóm VIA. B. Ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VIA. C. Ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA. D. Ô thứ 5, chu kì 4, nhóm VA. Câu 19: Một nguyên tố X mà hợp chất với hidro có công thức 3 XH . Oxit cao nhất của X chứa 43,66% X về khối lượng. X là: A. C. B. N. C. P. D. S. Câu 20: Cho các nguyên tố F (Z=9), P (Z=15), S (Z=16), Cl (Z=17). Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim là A. P<S<Cl<F. B. P<Cl<S<F. C. F<Cl<S<P. D. Cl>F>S>P. Câu 21: Tính bazơ của các hiđroxit sau: NaOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 biến đổi theo chiều: A. Không thay đổi. B. Giảm dần. C. Giảm rồi tăng. D. Tăng dần. Câu 22: Trong các câu sau đây, câu nào sai ? A. Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. B. Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. C. Các lớp electron được ghi bằng các chữ cái thường s, p, d, f. D. Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố của các electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. Câu 23: Nguyên tử X có 3 lớp electron với lớp electron lớp ngoài cùng có 6e, số hiệu nguyên tử của X là: A. 16. B. 8. C. 28. D. 18. Câu 24: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau: a. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . b. 1s 2 2s 2 2p 6 . c. 1s 2 2s 2 2p 5 d. 1s 2 2s 1 e. 1s 2 2s 2 2p 4 Cấu hình của các nguyên tố kim loại là: A. a, b. B. b, e. C. a, d. D. d, e. Câu 25: Nguyên tử 35 17 Cl có số proton, electron, nơtron và số khối lần lượt là: A. 18, 17, 17, 35. B. 17, 17, 18, 35 C. 17, 18, 35, 17. D. 17, 18, 17, 35 Câu 26: Từ phản ứng khử độc một lượng nhỏ khí clo trong phòng thí nghiệm: 2NH 3 + 3Cl 2 → 6HCl + N 2 . Kết luận nào sau đây đúng? A. NH 3 là chất oxi hoá. B. NH 3 là chất khử. C. Cl 2 là chất khử. D. Cl 2 vừa oxi hoá vừa khử. Câu 27: Cho phản ứng sau : 4HNO 3đặc, nóng + Cu → Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2H 2 O. Ở phản ứng trên HNO 3 đóng vai trò là: A. Môi trường. B. Axit. C. Chất oxi hoá. D. Cả A và C. . BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong. tố là 3s 2 3p 1 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là: A. 10. B. 13. C. 12 D. 11. Câu 10: Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: C 12 6 chiếm 98,89%

Ngày đăng: 28/02/2013, 15:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan