HDI - chỉ số phát triển con ngươi

25 6.1K 48
HDI - chỉ số phát triển con ngươi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HUMAN DEVERLOPMENT INDEX - HDI) I.1. Sự cần thiết phải đánh giá chỉ số phát triển con người Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích của phát triển là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống trường thọ, mạnh khoẻ và sáng tạo. Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Việc lựa chọn chỉ tiêu phản ánh sự phát triển con người có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay. Trước đây, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) hoặc tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (NGI/người) để phân chia thành các nhóm nước giàu, nghèo. Nhưng trên thực tế, không phải cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao và đều chú ý chăm lo sức khoẻ, phúc lợi xã hội cho con người. Ngược lại, không ít nước tuy có thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất còn khó khăn, nhưng lại quan tâm tới mục tiêu giáo dục, y tế, sức khoẻ cho mọi thành viên. Chính vì vậy, Cơ quan Báo cáo phát triển con nguời của chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã lựa chọn và đưa ra chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI). Việc đưa ra chỉ số này là vô cùng cần thiết, bởi việc xếp hạng về HDI toàn cầu giúp cho các nước biết được kết quả phát triển con người của mình trong một giai đoạn dài, giúp các nước có thể đề ra các chính sách và chiến lược phát triển hợp lý trong thời gian tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội. 1.2 Quan niệm về HDI và chỉ số đánh giá, đo lường HDI * Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng của họ. Chỉ số HDI được Cơ quan Phát triển con người của Liên Hợp quốc đưa ra để kiểm soát, đánh giá tiến bộ trong sự phát triển con người. HDI đo thành tựu trung bình của mỗi quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển, đó là: - Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình dự kiến từ lúc sinh. - Kiến thức của dân cư được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp (với trọng số 1/3). Theo công thức tính: 1 G = 2a + b 3 - Mức sống của con người được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) bình quân đầu người và điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP), tính bằng đôla Mỹ (USD). Trong đó: + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. + Phương pháp sức mua tương đương (PPP) do Liên Hợp Quốc đưa ra cho phép có sự so sánh chuẩn về giá thực tế giữa các quốc gia. + GDP và PPP bình quân đầu người, được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội và GDP được chuyển đổi theo phương pháp sức mua của một quốc gia chia cho tổng số dân cư ở một thời kỳ nhất định, đơn vị tính là USD/người. Như vậy, HDI là thước đo tổng hợp so với các chỉ tiêu khác. Thu nhập và thu nhập bình quân chỉ là phương tiện để có được sự phát triển con người, còn các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người lại chỉ phản ánh từng mặt cụ thể. Chính vì vậy, bắt đầu từ năm 1990, cơ quan báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ tiêu này để thực hiện việc xếp thứ hạng các nước theo tình trạng phát triển con người. Ở Việt Nam, chỉ số HDI được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1996, căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số 1989. Lần thứ hai dựa vào tổng điều tra dân số năm 1999, được tính HDI vào năm 2001. * Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính ba chỉ số thành phần: tuổi thọ, kiến thức và thu nhập. Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau: Chỉ số thước đo thành phần = Giá trị thực - Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa - Giá trị tối thiểu Các giá trị biên (tối đa - max và tối thiểu - min) của tuổi thọ, kiến thức và GDP/ người thực tế theo PPP là giá trị quốc tế, chung cho tất cả các nước. 2 Trong đó, G: Chỉ số phát triển giáo dục a: tỉ lệ người lớn biết chữ (%) b: tỉ lệ nhập học các cấp (%) Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI Chỉ tiêu Max Min Tuổi thọ (năm) 85 25 Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0 Tỷ lệ nhập học các cấp (%) 100 0 GDP thực tế/ người (PPP. USD) 40.000 100 (GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng - Giáo trình Kinh tế phát triển, 2005) Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo công thức sau: I 3 = log (giá trị thực) - log (giá trị tối thiểu) log (giá trị tối đa) - log (giá trị tối thiểu) Tổng hợp ba chỉ số thành phần, có được chỉ số HDI theo công thức sau: Giá trị của chỉ số HDI dao động trong phạm vi từ 0,000 đến 1,000. Trên cơ sở giá trị này, Cơ quan báo cáo con người của Liên Hợp Quốc đã phân chia thành 3 nhóm như sau: + Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,499. + Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,500 đến 0,799. + Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,800 đến 1,000. Việc đánh giá chỉ số HDI cho thấy, quốc gia nào có thu nhập cao, có chính sách giáo dục và chăm sóc sức khoẻ dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽ cao. Một số nước có mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việc nâng cao dân trí và chăm sóc sức khoẻ dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi. Đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, tuy mức thu nhập thấp nhưng do chính sách của nhà nước quan tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng lên. Như vậy thách thức đặt ra với mỗi quốc gia trên toàn thế giới là phải tìm ra những giải pháp để rút ngắn khoảng cách về HDI nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện của mỗi người dân trong xã hội. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI - HDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3 HDI = I 1 + I 2 + I 3 3 Trong đó, I 1 : Chỉ số tuổi thọ I 2 : Chỉ số giáo dục I 3 : Chỉ số thu nhập II.1. Sự phân hoá HDI trên thế giới II.1.1. Sự phân hoá HDI trên thế giới theo thời gian II.1.1.1. Khái quát chung Kể từ năm 1990, Cơ quan Báo cáo phát triển con nguời của chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc bắt đầu dùng chỉ số HDI để đánh giá các thành tựu trong phát triển con người qua ba chỉ số thành phần và để thực hiện xếp thứ hạng các nước. Về cơ bản, những số liệu tổng hợp về HDI trên toàn thế giới từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay đã có những tiến bộ vượt bậc. Tuổi thọ trung bình tăng lên và đạt mức 68,1 tuổi cho toàn thế giới (năm 2005), tỷ lệ biết chữ của người lớn và tỷ lệ nhập học các cấp cũng được tăng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người được cải thiện với mức tăng trung bình năm 1%. Giá trị của HDI cũng thay đổi đáng kể. Chỉ số phát triển con người thời kì 2001 - 2005 Nhóm nước 2001 2005 HDI Tuổi thọ Tỉ lệ biết chữ Tỷ lệ nhập học Thu nhập HDI Tuổi thọ Tỉ lệ biết chữ Tỷ lệ nhập học Thu nhập Thế giới 0,722 67 79,0 64,0 7.370 0,743 68,1 78,6 67,8 9,543 Đang phát triển 0,655 65 74,5 60,0 5.390 0,691 66,1 76,7 64,1 5,282 Kém phát triển 0,448 52 53,3 43,0 2.190 0,488 54,5 53,9 48,0 1,499 Phát triển 0,929 78 99,0 93,0 26.650 0,947 79,4 99,0 99,0 33.831 (Nguồn: Human Development Reports 2007) Thứ bậc xếp hạng về chỉ số HDI của các quốc gia trên thế giới có sự thay đổi tương đối mạnh mẽ theo thời gian. Sự thay đổi này diễn ra đối với cả những quốc gia có giá trị HDI cao nhất thế giới cũng như các quốc gia có giá trị HDI thấp nhất thế giới. Sự thay đổi thứ bậc này được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây: Sự thay đổi thứ bậc của 10 nước có giá trị HDI đứng đầu thế giới giai đoạn 1990 - 2003 STT Tên nước 1990 1995 2000 2003 1 Na Uy 0.912 0.936 0.956 0.963 2 Aixơlen 0.915 0.919 0.943 0.956 3 Ôxtrâylia 0.893 0.933 0.960 0.955 4 Lucxembua 0.884 0.911 0.929 0.949 4 5 Canada 0.929 0.934 …. 0.949 6 Thuỵ Điển 0.897 0.929 0.958 0.949 7 Phần Lan 0.910 0.921 0.940 0.947 8 Ailen 0.870 0.894 0.929 0.946 9 Bỉ 0.899 0.929 0.949 0.945 10 Hoa Kỳ 0.916 0.929 0.938 0.944 Đối với 10 đứng đầu thế giới về chỉ số HDI giai đoạn 1990 - 2003 có sự thay đổi về thứ bậc. Năm 1990, Hoa Kỳ là nước đứng đầu thế giới về chỉ số HDI, tiếp theo là Aixơlen, Na Uy, Phần Lan… Đến năm 2003, Na Uy vươn lên đứng đầu thế giới về HDI, tiếp theo là Aixơlen, Ôxtrâylia, Lucxembua…, Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 10. Sự thay đổi thứ bậc của 10 nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới giai đoạn 1990 - 2003 STT Tên nước 1990 1995 2000 2003 1 CH Côngô 0.422 0.393 …. 0.385 2 Môdămbich 0.311 0.328 0.360 0.379 3 Burundi 0.353 0.324 …. 0.378 4 Êtôpia 0.311 0.323 0.352 0.367 5 CH.Trung Phi 0.383 0.367 …. 0.355 6 Ghinê - Bitxau 0.313 0.341 0.353 0.348 7 Mali 0.283 0.307 0.330 0.333 8 Bukinafaso 0.305 0.311 0.328 0.317 9 Seria Leon …. …. …. 0.298 10 Nigiê 0.249 0.256 0.271 0.281 Đối với 10 quốc gia có chỉ số HDI thấp nhất thế giới. Năm 1995, Nigiê là nước có giá trị thấp nhất, tiếp đó là Mali, Bukinafaso…, Đến năm 2003, nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới vẫn là Nigiê, tiếp đó là Seria Leon, Bukinafaso, Mali…, CH Côngô đứng ở vị trí thứ 10 từ dưới lên. Các nước có chỉ số HDI thấp nhất thế giới tập trung hầu hết ở Châu Phi. Sự thay đổi về thứ bậc của 10 nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới diễn ra chậm chạp. II.1.1.2. Sự phân hoá HDI theo các chỉ tiêu a. Về chỉ tiêu y tế, chăm sóc sức khoẻ Sự phân hoá chỉ số HDI trên thế giới thông qua các chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khoẻ được thể hiện qua 2 biểu đồ dưới đây: 5 Biểu đồ thể hiện mức tử vong của trẻ em trên thế giới năm 2003 Biểu đồ thể hiện tuổi thọ thế giới năm 2003 Thông qua, hai biểu đồ trên ta thấy, về mặt y tế chăm sóc sức khoẻ thế giới đã đạt được những tiến bộ to lớn: - Mức độ tử vong trẻ em, từ năm 1960 đến năm 2003 có xu hướng giảm liên tục, đặc biệt từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây. Mức độ giảm nhanh nhất, đó là các nước thuộc khu vực Tây Á, Nam Á, Trung Đông do những công bước đầu của công cuộc, cải cách xã hội ở các nước này. Tuy nhiên thông qua biểu đồ này chúng ta cũng thấy, có sự phân hoá giữa các khu vực trên thế giới. Tỉ lệ tử vong trẻ em ở châu Phi vẫn là cao nhất khoảng 170 o / oo , tỉ lệ này thấp nhất ở các nước phát triển chỉ khoảng dưới 10 o / oo . - Về tuổi thọ của các nhóm nước chúng ta lại thấy có chiều hướng trái ngược với biểu đồ tỉ lệ tử vong trẻ em. Tuổi thọ bình quân của tất cả các nhóm nước đều tăng (trừ khu vực châu Phi nghèo đói), thể hiện được thành công trong lĩnh vực y tế của thế giới. Cao nhất trong chỉ tiêu này là các nước phát triển với tuổi thọ đạt khoảng xấp xỉ 80 tuổi. Thấp nhất là các nước châu Phi nghèo đói, con số này chỉ dừng lại ở khoảng 47 tuổi. Với hiện tượng châu Phi nghèo đói tuổi thọ có giảm đi đôi chút so với năm 1990 có thể là một trường hợp cá biệt do sự khó khăn khắc nghiệt về tự nhiên, dịch bệnh đặc biệt là đại dịch HIV - ADSIA đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của các quốc gia ở khu vực này. Một vài chỉ tiêu về y tế thế giới giai đoạn 1990 - 2000 Bình quân tính trên 1 vạn dân Ngân sách dành cho y tế (% GDP) Bác sĩ Y tá 6 Thế giới 12,2 24,1 2,5 Thu nhập thấp 1,4 2,6 1,3 Thu nhập trung bình 7,6 8,5 3,1 Thu nhập cao 28,7 78,0 6,2 Như vậy sự chênh lệch về các chỉ tiêu là rất lớn giữa các quốc gia trên thế giới. Về chỉ tiêu bình quân bác sĩ/1 vạn dân của các nước thu nhập cao cao gấp 20,5 lần so với các nước thu nhập thấp. Sự chênh lệch về bình quân y tá/1 vạn dân giữa hai nhóm nước này chênh nhau tới 30 lần. b. Về chỉ tiêu giáo dục Biểu đồ số năm đến trường trung bình của các khu vực trên thế giới năm 1990 và năm 2001 Thông qua biểu đồ trên ta thấy, giữa năm 1990 và 2001, số năm đến trường trung bình của người dân các khu vực trên thế giới đều có sự gia tăng đáng kể (trừ các nước thuộc khu vực Trung Á). Mức trung bình của thế giới hiện nay là 11 năm: các khu vực thấp hơn mức trung bình của thế giới là Nam Á, Tây Á, các nước Trung Đông và khu vực châu Phi nghèo đói; trong khi đó các nước ở khu vực châu Âu, châu Mỹ lại có mức trung bình cao hơn thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận thấy số năm đến trường của khu vực Mỹ latinh và Cribê có tốc độ tăng nhanh nhất do sự cải cách các chính sách giáo dục thuộc các gia này. Đồng thời, dẫn đầu về số năm đến trường vẫn thuộc về nhóm nước OECD, với số năm trung bình đến trường của người dân đạt khoảng từ 16 - 17năm. Tuy nhiên ở đây, trường hợp của các nước ở khu vực Trung Á, ta thấy số năm đến trường năm 2001 so với năm 1990 không thay đổi và có chiều hướng giảm do một số biến động về tình hình xã hội, suy thoái, biến động kinh tế…. c. Về chỉ tiêu thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người 7 Về chỉ số này chúng ta cũng nhận thấy sự phát triển chung của thế giới, tổng giá trị thu nhập của các quốc gia đều tăng qua các năm, trong đó các nước phát triển (OECD) vẫn là khu vực có mức thu nhập bình quân theo đầu người là cao nhất trên 30.000 USD/năm; trong khi đó các quốc gia thuộc khu vực châu Phi thì ngược lại có sự gia tăng không đáng kể qua các năm và nhìn chung cư dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Tóm lại, về sự phân hoá các chỉ tiêu theo thời gian, chúng ta có thể rút ra những nhận xét tổng quát đó là: chỉ số HDI của các nước trên thế giới đều có sự gia tăng qua các năm. Trong đó chất lượng cuộc sống cao nhất vẫn thuộc về các quốc gia thuộc nhóm OECD, còn lại các quốc gia khác trên thế giới đều có sự phát triển nhưng nhìn chung, chất lượng cuộc sống ở nhiều quốc gia còn hạn chế, đặc biệt là các nước thuộc khu vực châu Phi (khu vực Sahara) vẫn là nơi có chất lượng cuộc sống thấp nhất thế giới do nguyên nhân khó khăn về tự nhiên - thiên tai, dịch bệnh kết hợp cùng với những bất ổn về mặt chính trị… II.1.2. Sự phân hoá HDI trên thế giới theo không gian Trong số 177 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI cho năm 2003, 57 nước được xếp hạng HDI cao với giá trị từ 0,801 đến 0,963; 88 nước (trong đó có Việt Nam) được xếp hạng HDI trung bình với giá trị từ 0,505 đến 0,799 và 32 nước được xếp hạng HDI thấp với giá trị từ 0,275 đến 0,499. Theo Báo cáo năm 2005 có 18 nước, với tổng cộng số dân là 460 triệu người, đã bị thụt lùi về HDI kể từ năm 1990 khi Báo cáo Phát triển con người đầu tiên được xuất bản. Tuy nhiên, xét về tổng thể đã đạt được một số tiến bộ: nói chung, người dân ở các nước đang phát triển đã có cuộc sống khoẻ mạnh hơn, được học hành tốt hơn và ít bị nghèo túng hơn. Sự chênh lệch về giá trị HDI giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới là rất lớn, được thể hiện qua bảng số liệu sau: Mười nước đứng đầu thế giới về chỉ số HDI năm 2005 STT Tên nước HDI Tuổi thọ trung bình Tỉ lệ người lớn biết chữ Tỉ lệ nhập học các cấp Thu nhập bình quân (PPP) 1 Aixơlen 0,968 82 100,0 95,4 36.510 2 Na Uy 0,968 80 100,0 99,2 41.420 3 Ôxtrâylia 0,962 81 100,0 100,0 31.794 4 Canada 0,961 80 100,0 99,2 33.375 8 5 Ai len 0,959 78 100,0 99,9 38.505 6 Thuỵ Điển 0,956 81 100,0 95,3 32.525 7 Thuỵ Sĩ 0,955 81 100,0 85,7 35.633 8 Nhật Bản 0,953 82 100,0 85,9 31.267 9 Hà Lan 0,953 79 100,0 98,4 32.684 10 Pháp 0,952 80 100,0 96,5 30.684 (Nguồn: Human Development Reports 2007) Mười nước có chỉ số HDI thấp nhất thế giới năm 2005 STT Tên nước HDI Tuổi thọ trung bình Tỉ lệ người lớn biết chữ Tỉ lệ nhập học các cấp Thu nhập bình quân (PPP) 1 CH Côngô 0,411 46 67,2 33,7 714 2 Êtôpia 0,406 52 35,9 42,1 1.055 3 Sát 0,388 50 25,7 37,5 1.427 4 CH.Trung Phi 0,384 44 48,6 29,8 1.244 5 Môdămbích 0,384 43 38,7 52,9 1.242 6 Mali 0,380 53 24,0 36,7 1.033 7 Nigiê 0,374 56 28,7 22,7 781 8 Ghinê - Bitxau 0,374 46 - 36,7 827 9 Buốckinafasô 0,370 51 23,6 29,3 1.213 10 Siera Leon 0,336 42 34,8 44,6 806 (Nguồn: Human Development Reports 2007) Qua hai bảng số liệu trên ta thấy, chỉ số HDI của nước đứng thế giới là Aixơlen cao gấp 2,88 lần so với nước có chỉ số HDI thấp nhất thế giới là Xiera Leon. Chênh lệch HDI giữa các quốc gia trong phạm vi một khu vực cũng đáng kể. Ở khu vực Đông Nam Á, giá trị HDI cao nhất thuộc về Singapo (0,884), còn thấp nhất là Lào (0,525). Trong thế giới Ả Rập, quốc gia có giá trị HDI cao nhất là Baranh (0,839), thấp nhất là Gibuti (0,462). Đáng chú ý là mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần tạo nên giá trị HDI ở mỗi quốc gia rất khác nhau, nên có những nước có chỉ số HDI như nhau, song mức thu nhập lại không giống nhau; nhưng có những nước có cùng mức thu nhập, song lại khác nhau về giá trị HDI. 9 Các nước có cùng giá trị HDI nhưng khác nhau về mức thu nhập Tên nước Giá trị HDI GDP/người thực tế (PPP.USD) Côoét 0,891 26.321 Cộng hoà Séc 0,891 20.538 Thổ Nhĩ Kỳ 0,755 8.407 Acmênia 0,755 4.945 CH Nam Phi 0,674 11.110 Vanuatu 0,674 3.225 Bảng số liệu trên phản ánh rất rõ những nước có chỉ số HDI như nhau, nhưng mức thu nhập lại không giống nhau, thậm chí có mức chênh lệch nhau khá cao về chỉ tiêu này. Các nước có cùng mức thu nhập nhưng khác nhau về giá trị HDI Tên nước GDP/người theo PPP.USD Tuổi thọ trung bình (năm) Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) Giá trị HDI Việt Nam 3.071 74 90,3 0,733 Lêsôthô 3.335 43 82,2 0,549 Như vậy, sự phân hoá chỉ số HDI giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới là rất sâu sắc. Các nước đứng đầu thế giới về HDI thường tập trung ở Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Các nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới là các nước khu vực Châu Phi. II.1.3. Những thách thức trong việc phát triển chỉ số phát triển con người (HDI) của thế giới Việc các chỉ số phát triển nhân bản của thế giới đều có xu hướng tăng qua các năm đã đánh dấu những thành tựu to lớn của con người trong nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ cho việc cải thiện nâng cao cuộc sống về mọi mặt. Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm như chúng ta vừa phân tích ở trên, chúng ta cũng gặp những thách thức to lớn trong việc cải thiện đời sống xã hội, đó là: - Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới. Thách thức đặt ra với các nước là phải tìm các giải pháp hữu hiệu để giảm khoảng cách này trong sự phát triển con người. - Sự bất bình đẳng trong một số khía cạnh của các quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn như ở Việt Nam: "Mỗi lần đi bệnh viện tiêu tốn 40% thu nhập hàng 10 [...]... LUẬN Chỉ số phát triển con người - HDI là thước đo tổng hợp của ba khía cạnh về phát triển con người, đó là: tuổi thọ; tri thức (được đo bằng tỷ lệ biết chữ ở người lớn cũng như tỷ lệ nhập học tổng hợp ở các cấp); và mức sống (được đo bằng GDP bình quân đầu người và chi phí sinh hoạt thể hiện qua chỉ số sức mua ngang bằng - PPP) Việc xếp hạng về HDI toàn cầu giúp cho các nước biết được kết quả phát triển. .. bình đẳng này II.2 Sự phân hoá chỉ số HDI ở Việt Nam II.2.1 Thành tựu phát triển con người của Việt Nam Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội đất nước Đặc biệt là trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp phát triển con người Điểm đáng chú ý là chỉ số HDI đang tăng lên đáng kể, vị trí về chỉ số HDI của Việt Nam so với các quốc... bảng số liệu sau: Thành tựu phát triển con người (HDI) của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005 Chỉ số Tuổi thọ trung bình Tỷ lệ người lớn biết chữ Tỷ lệ nhập học các cấp GDP/người theo PPP Chỉ số phát triển con người Xếp hạng HDI 1995 65,2 91,9 49,0 1.010 0,611 121/174 1999 67,4 91,9 62,0 1.630 0,666 110/174 2000 67,8 92,0 63,0 1.860 0,671 108/177 2001 67,8 93,1 67,0 1.860 0,682 101/162 2003 68,6 92,0 -2 .070... bảng xếp hạng theo chỉ số HDI lại cao hơn Chính vì vậy, thứ bậc về HDI đã cao hơn thứ bậc về GDP/người tính theo PPP tới 18 bậc (xếp theo GDP/người Việt Nam đứng thứ 123/177) Theo báo cáo phát triển con người của UNDP năm 2005, Việt Nam được coi như một ví dụ thành công tiêu biểu cho nhóm các nước đang phát triển về khả năng tương tác cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người Báo cáo... tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hướng vào sự phát triển xã hội, sự phát triển con người, phù hợp với nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 12 II.2.2 Sự phân hoá chỉ số HDI ở Việt Nam II.2.2.1 Về chỉ tiêu thu nhập quốc dân và vấn đề xoá đói giảm nghèo Những thành tựu đạt được trong việc phát triển con người ở Việt Nam trong gần hai thập kỷ qua... chỉ số phát triển con người (HDI) , Việt Nam chưa bằng Singapore, Brunei, Thái Lan hay Malaysia, nhưng với chỉ số HDI đạt mức 0,733 trong năm 2005 thì Việt Nam có kết quả phát triển con người liên tục tăng hằng năm khá cao, (chỉ số này là 0,583 năm 1985 và 0,691 năm 2004) Tuổi thọ trung bình ở Việt Nam từ 68,6 tuổi vào năm 2003 tăng lên 69 tuổi năm 2004, và năm 2005 là 73,3 tuổi Giá trị HDI của Việt... trong chỉ số HDI của Việt Nam phản ánh những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực phát triển chủ chốt như mức sống, y tế, giáo dục Giá trị HDI tăng từ 0,583 năm 1985 lên 0,605 năm 1990; 0,611 năm 1995 và 0,733 vào năm 2005 Xếp hạng HDI của Việt Nam trong các nước và vùng lãnh thổ đã tăng từ 120/174 quốc gia năm 1992 lên 105/177 quốc gia trong năm 2005 Trong khu vực ASEAN, so sánh về thứ hạng chỉ số phát. .. 109/175 2005 73,7 90,3 63,9 3.071 0,733 105/177 (Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2007 và VnExpress) Giá trị HDI của Việt Nam tăng liên tục từ 0,611 năm 1995 lên 0,671 năm 2000 và đạt 0,733 năm 2005 Nước ta duy trì được mức xếp hạng về phát triển con người ở vị trí trung bình là 105 trong tổng số 177 nước được xếp hạng Giá trị HDI của Việt Nam tăng, phản ánh mức tăng về tuổi thọ từ 67,8 năm... to lớn của thế giới trong việc, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống con người Tuy nhiên, trong sự phát triển này, thế giới phải đối mặt với hàng loạt các thách thức như khoảng cách giàu nghèo quá lớn giữa các quốc gia, sự phát triển không bền vững về các mặt kinh tế - xã hội, môi trường… đòi hỏi các quốc gia phải có quyết sách phát triển hợp lí trong thời gian tới Ở Việt Nam, trong những năm qua... kiểm soát, đến cuối năm 2004, số người nhiễm HIV của Việt Nam đã lên tới con số 84 nghìn người Cũng như chỉ số thu nhập bình quân đầu người, chỉ số tuổi thọ trung bình có sự phân hoá giữa các vùng trong nước cũng như theo giới tính Tuổi thọ trung bình không đồng đều giữa các vùng được thể hiện qua bảng sau: Sự phân hoá tuổi thọ trung bình giữa các vùng ở Việt Nam thời kỳ 1989 - 2005 Tuổi thọ trung bình . VỀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HUMAN DEVERLOPMENT INDEX - HDI) I.1. Sự cần thiết phải đánh giá chỉ số phát triển con người Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích của phát triển là. HOÁ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI - HDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3 HDI = I 1 + I 2 + I 3 3 Trong đó, I 1 : Chỉ số tuổi thọ I 2 : Chỉ số giáo dục I 3 : Chỉ số thu nhập II.1. Sự phân hoá HDI. chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội. 1.2 Quan niệm về HDI và chỉ số đánh giá, đo lường HDI * Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người, phản

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan