Luận văn : Tỷ giá hối đoái với nền kinh tế Việt Nam docx

67 1.1K 8
Luận văn : Tỷ giá hối đoái với nền kinh tế Việt Nam docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn Tỷ giá hối đoái với nền kinh tế Việt Nam 1 Lời mở đầu Trong điều kiện hội nhập và phát triển như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước khác. Đơn vị thanh toán không chỉ là nội tệ, mà còn là các ngoại tệ khác nhau. Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong quá trình quan hệ giữa các nước, nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái. Việc phân tích và dự đoán được tỉ giá hối đoái, cũng như hoạch định một chính sách tỉ giá hối đoái phù hợp là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái. Song đây là một vấn đề có thể nói còn mới mẻ đối với Việt Nam, nên chưa được nghiên cứu một cách quy mô, đầy đủ. Và đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, nhiều thuộc tính và đặc trưng mới đã xuất hiện nhưng chưa được định hình rõ ràng, nên việc điều hành tỷ giá 2 trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, tương xứng với vị trí của nó trong hệ thống lý luận và thực tiễn. Với những ý nghĩa đó em đã chọn cho mình đề tài Tỷ giá hối đoái nhằm phần nào làm sáng tỏ và phát triển thêm lý thuyết về tỷ giá hối đoái cũng như làm cơ sở để hoạch định được một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Đề tài của em gồm có 3 chương: Chương 1: Lí luận chung về tỷ giá hối đoái Chương 2: Chính sách tỷ giá hối đoái. Chương 3: Tình hình tỷ giá hối đoái với nền kinh tế Việt Nam. Do những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian và việc sưu tầm tài liệu nên không tránh được nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn. Hoàn thành đề án này xin cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Võ Văn 3 Vang, đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành đề án này. 4 CHƯƠNG 1 Lí luận chung về Tỷ giá hối đoái 1.1.Khái niệm: Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm các quốc gia liên kết đều có những đồng tiền riêng của mình.Mỹ có Dollar (USD), Nhật Bản có Yên (JPY), Việt Nam có tiền đồng (VND), Liên minh Châu Âu (EU) có đồng tiền chung Euro (EUR),…Do mỗi đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, vì thế trên thị trường cần phải có quy định tỷ lệ để làm cơ sở chuyển đổi giữa 2 đồng tiền, tỷ lệ này được gọi là tỷ giá hối đoái Có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra các khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái. Ví dụ như: Samuelson- nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền của một nước khác.Crishtopher Pass và Brian Lowers trong Distionary of Economics cho rằng: Tỷ giá hối đoái là giá của một lọai tiền tệ được biểu hiện qua giá của một loại tiền tệ khác. 5 Các khái niệm trên đều phản ánh một số khía cạnh khác nhau của Tỷ giá hối đoái, nhưng tổng quát chung có thể định nghĩa: Tỷ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Ví dụ: 1USD= 18.650 VND, 1EUR=1,3403 USD , 1USD= 93,07 JPY 1.2. Phân loại -Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoai hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra.Đây là những loại tỷ giá được niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Các loại tỷ giá này được dùng để mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và khách hàng. Tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, phần chênh lệch đó là lợ nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. -Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế, Tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. 6 Tỷ giá tiền mặt là loại tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, séc, thẻ tín dụng.Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các trường hợp giao dịch thanh toán qua ngân hàng.Loại tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá tiền mặt. -Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, Tỷ giá hối đoái được chia ra thành: +Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa:trong giao dịch ngoại hối, thông thường các ngân hàng không thông báo tất cả tỷ giá của các hợp đồng ký trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá mở cửa áp dụng cho các hợp đồng đầu tiên và tỷ giá đóng cửa áp dụng cho các hợp đồng giao dịch lúc cuối ngày. +Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá giao ngay là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối thì nhận được thanh toán tiền ngay hoặc tối đa sau đó 2 ngày.Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được áp dụng khi bán ngoại hối ngày hôm nay nhưng sau đó từ 3 ngày trở lên mới thanh toán. 7 -Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, Tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Tỷ giá cố định là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố và không thay đổi trong thời gian dài.Tỷ giá thả nổi là tỷ giá dược hình thành từ quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá này biến động thường xuyên tùy theo tình cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. -Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá thực là tỷ giá phản ánh mối tương quan về sức mua giữa 2 đồng tiền. 1.3.Vai trò Trong nền kinh tế mở, lý do tại sao hầu hết các nước đều quan tâm đến tỷ giá hối đoái là vì tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động thương mại quốc tế, trạng thái cán cân thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc làm và lạm phát. 8 -Tỷ giá hối đoái và hoạt động thương mại thương mại quốc tế. Là một pham trù kinh tế liên quan đến việc tính toán và so sánh giá trị giữa 2 đồng tiền, cho nên một sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi sức mua của 2 đồng tiền và do vậy làm cho giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của 2 quốc gia trong quan hệ tỷ giá trên thị trường quốc tế cũng thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến quy mô thương mại quốc tế. Ví dụ khi đồng tiền nội tệ mất giá, đồng nghĩa là đồng ngoại tệ lên giá thì giá cả hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó trên thị trường quốc tế trở nên rẻ hơn.Một khi giá cả hàng hóa trở nên rẻ hơn, thì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hóa xuất khấu sẽ gia tăng. Nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ và cán cân thanh toán được cải thiện.Và ngược lại. Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thương mại quốc tế và cán cân 9 thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này không xảy ra ngay mà phải trải qua một khoảng thời gian nhất định.Hay nói cách khác, thì đồng tiền nội tệ mất giá thì cán cân thanh toán không thể cải thiện ngay mà còn phụ thuộc vào thời gian thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hóa của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. -Tỷ giá hối đoái với lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm. Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến trạng thái kinh tế trong nước: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm. Thật vậy, khi đồng nội tệ mất giá sẽ khuyến khích gia tăng xuất khẩu, từ đó gây tác động lan truyền thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm ổn địnhcho người lao động. Tuy nhiên, đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa tư liệu sản xuất nhập khẩu tăng cao, từ đó giá thành sản xuất trong nước cũng tăng. Điều này làm cho mặt bằng giá cả trong nước tăng cao và sức ép trong nước 10 [...]... chung, đối với các nước kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam, với một hệ thống công cụ tài chính còn 32 nhiều yếu kém, sự phối hợp giữa các chính sách còn thiếu đồng bộ, đồng tiền yếu và dự trữ ngoại tệ còn hạn hẹp thì tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý tỏ ra là một chính sách hợp lý nhất CHƯƠNG 3 Tỷ giá hối đoái với nền kinh tế Việt Nam 3.1.Tình hình phát triển của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 3.1.1... sách tỷ giá hối đoái Chính sách TGHĐ là một hệ thống các công cụ dùng để tác động tới cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn: vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái 2.1.2 Mục tiêu, nội dung của chính sách tỷ giá hối đoái. .. Muốn xác định tỷ giá hối đoái của đồng tiền A so với đồng tiền B theo phương pháp tính chéo, ta lấy tỷ giá giữa A so với C nhân B: với tỷ giá giữa C so với = × Cần chú ý xác định chiều giao dịch(mua hoặc bán) của khách hàng để dùng tỷ giá mua hay tỷ giá bán 1.5.Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái 1.5.1 Các nhân tố thuộc về dài hạn: -Năng suất lao động : Năng suất lao động cao làm giá hàng của... toán sẽ làm cho tỷ giá giảm và bội chi cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá tăng 17 CHƯƠNG 2 Chính sách tỷ giá hối đoái 2.1.Tổng quát chung về chính sách tỷ giá hối đoái 2.1.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái: Mỗi một nước trên thế khi bắt đầu mối quan hệ kinh tế và thương mại hoặc các mối quan hệ khác với một quốc gia nào đó đều phải thiết lập mối quan hệ với đồng tiền của nước mình với đồng tiền... của chính ph : 31 - Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: Chính phủ quy định tỷ giá tối đa, tối thiểu và sẽ can thiệp nếu tỷ giá vượt quá các giới hạn đó - Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độ dao động: Tỷ giá chính thức có vai trò dẫn đường, chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động cho phù hợp với từng thời kỳ - Kiểu tỷ giá đeo bám: Chính phủ lấy tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước làm tỷ giá mở cửa... phá giá (-10%) thì chế độ tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ c.Nhận định chung về chế độ tỷ giá cố định: Đây là chế độ tỷ giá hối đoái mà ở đó Nhà nước, cụ thể là NHTW tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng 27 tiền của quốc gia mình với một hoặc một số đồng tiền nào đó ở một mức độ nhất định ở đây, NHTW đóng vai trò điều tiết lượng dư cầu hoặc dư cung về ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái. .. tiền trung gian) Tỷ giá chéo là loại tỷ giá được tính từ 2 tỷ giá song biên khác( Tỷ giá 2 đồng tiền khác nhau với cùng một đồng tiền thứ 3) Ví d : nếu biết tỷ giá của DEM và FRF so với USD, người ta có thể tính được tỷ giá DEM/FRF Giá nghịch đảo dùng cho việc nghiên cứu để quyết định giá mua bán trên thị trường cho 2 loại ngoại tệ Khi phải quyết định giá mua hoặc bán với một ngoại tệ thứ 3, người ta phải... xuất kinh doanh +Phối hợp chặt chẽ với chính sách quản lý ngoại hối để thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới phát triển kinh tế bền vững Tỷ gắn kết với các chính sách xã hội Tỷ giá hối đoái ổn định sẽ góp phần làm cho người dân yên tâm làm ăn, doanh nghiệp không gặp nguy cơ phá sản, không gây ra thất nghiêp đối với. .. nền kinh tế Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng, 30 càng thả nổi tỷ giá thì sự phát triển kinh tế càng kém ổn định Bởi lẽ, biến động của tỷ giá rất phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, tâm lý, xã hội đặc biệt là nạn đầu cơ Trên thực tế thì lại không có thị trường thuần tuý nên không thể có một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường ngoại hối. .. chẽ với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội ,một biến động của tỷ giá sẽ tác động 20 trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chính sách kinh tế xã hội khác nhau Do vậy, khi xem xét chính sách tỷ giá phải thận trọng và xem xét tổng thể các mối quan hệ qua lại, những mặt tích cực và tiêu cực có thể mang lại cho đời sống kinh tế xã hội, không thể xem xét một cách tách biệt và một chiều 2.2.Các chế độ Tỷ giá hối . sách tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Đề tài của em gồm có 3 chương: Chương 1: Lí luận chung về tỷ giá hối đoái Chương 2: Chính sách tỷ giá hối đoái. Chương 3: Tình hình tỷ giá. tỷ giá, Tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Tỷ giá cố định là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố và không thay đổi trong thời gian dài .Tỷ giá thả nổi là tỷ. phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá thực là tỷ giá phản

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan