Lễ hội chùa Trông và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc

9 819 4
Lễ hội chùa Trông và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nằm ở phía tây nam huyện Ninh Giang, xã Hưng Long có ba thôn là Hào Khê, Hán Lý và Trại Hào, tổng diện tích 409ha, dân số 42 nghìn người (tính đến đầu năm 2009). Nguồn sống chính là sản xuất nông nghiệp và làm một số nghề phụ như thợ mộc, thợ xây, chế biến thực phẩm và buôn bán nhỏ, là xã thuộc vùng xa của huyện Ninh Giang. Phía bắc giáp xã Hưng Thái, phía nam giáp sông Luộc, bên kia sông là huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình, phía tây giáp xã Văn Giang của huyện Ninh Giang và xã Quỳnh Hoàng huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình, phía đông giáp xã Hồng Phúc. Đầu thế kỷ 19 chùa Trông thuộc xã Hán Triền, tổng Văn Hội, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng. Tổng Văn Hội lúc bấy giờ có 12 xã, trang đó là: Văn Hội, Lê Xá, Đào Lạng, Tuy Lai, Trang Tam Cửu, An Triền, Hán Triền, Đoàn Xá, Xuân Trì, Phù Cựu, Phù Tải và Di Linh. Quá trình lịch sử có sự thay đổi về địa giới và tên. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 chùa Trông thuộc xã Hán Lý, bấy giờ Hào Khê và Hán Lý là một xã gọi là xã Hán Lý thuộc tổng Văn Hội, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, ở mỗi thôn lại có một trại nhỏ, trại của Hào Khê gọi là Trại Hào, trại của Hán Lý gọi là Trại Hán. Sau này hai trại sát nhập vào thành một gọi là Trại Hào vì Hào có số dân lớn hơn. Năm 1947 lập xã Hưng Long thuộc huyện Ninh Giang như ngày nay. Chùa Trông vẫn ở vị trí cũ nhưng theo sự phân cấp hành chính thì ngày nay thuộc thôn Hào Khê tiếp giáp với thôn Hán Lý. Kết quả khảo cứu bước đầu các tộc phả, thần tích và truyền thuyết cho biết: Chùa Trông được đức thánh Minh Không xây dựng từ thời Lý (TK11) để làm nơi tu luyện và phục vụ tự do tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Vào thế kỷ 19 chùa được trùng tu lớn theo kiểu nội công ngoại quốc, công trình gồm: Tam quan, tắc môn, hai nhà thờ Mẫu, chùa chính kiểu chữ đinh (J) 7 gian, hai nhà giải vũ, nhà đại bái và đền thờ Đức Thánh ở phía sau chùa cũng kiểu chữ đinh, dân quen gọi là cung cấm. Công trình do quan thượng thư Thượng Đoàn xây kỷ niệm quê mẹ của ngài, rất đáng tiếc chùa đá bị thực dân Pháp phá huỷ, công trình hiện nay được nhân dân địa phương xây dựng lại trên nền cũ, di tích cổ còn lại là cổng (Tam quan) phía bắc được kiến tạo nguy nga theo lối kiến trúc của cung đình Huế. Theo lịch sử, chùa Trông thờ phật theo phái Đại Thừa và thờ đức thánh Minh Không theo kiểu tiền phật hậu thánh. Căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu lịch sử thì Minh Không sinh ngày 14 tháng 9 năm Bính Thìn (1016), tên là Nguyễn Chí Thành, quê ở Đàm Xá, phủ Tràng An, tỉnh Nam Định, thuở nhỏ thông minh, có tư chất, từng theo Từ Đạo Hạnh học, ngài thiên về đạo phật. Sau đổi tên là Minh Không trụ trì riêng ở chùa Quốc Thanh, khi Từ Đạo Hạnh mất ông về quê ngoại ở Hán Triền cấy cầy không màng danh vọng. Đến năm 1136 đời vua Lý Thần Tông (Dương Hoán) mắc bệnh kỳ dị, Minh Không đã dùng pháp phật, kết hợp với thuốc gia truyền chữa khỏi bệnh cho vua, được ban nhiều vàng bạc và ruộng. Ông trở về Hán Triền cùng nhân dân làm ruộng và chữa bệnh được mọi người gần xa kính trọng. Ngài cho dựng một ngôi chùa ở gần sông Luộc để tu luyện và đặt tên là chùa Tông. Đến ngày 26 tháng 3 năm Giáp Tuất ngài hoá bay về trời, dân làng chạy đến trông theo ngài đến đống Mả Thày thì biến mất, từ đó chùa được dân làng gọi là chùa Trông (mang ý nghĩa Trông theo đức Thánh). Có truyền thuyết giải thích lịch sử hình thành chùa như sau: Tương truyền nhà sư Từ Đạo Hạnh trước tu ở chùa La Vân, thuộc huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, trong các dịp cúng lễ chùa khi đóng oản ông hay véo mỗi chiếc oản một ít để ăn, khi các cụ trong làng phát hiện ra đã bực bội và quyết định đuổi đi không cho ở chùa nữa. Từ Đạo Hạnh đã rời chùa vào ban đêm, ông cho tượng lớn gánh tượng nhỏ ra đi, đến sông Luộc, ông không đi bằng thuyền mà ngả chiếc nón quai thao xuống làm thuyền chở tượng qua sông. Khi các cụ trong làng La Vân phát hiện ra đã vái theo xin ông trở lại, đừng đi nữa, nhưng ông không quay lại mà đã nhổ nước bọt lại làng La Vân, nước bọt đó sau này thành bèo hoa dâu, qua nhiều thập kỷ làng La Vân giầu lên nhờ có nhiều bèo hoa dâu. Từ Đạo Hạnh sang đến đất chùa Trông hiện nay đã dừng lại xây dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ phật đem từ chùa La Vân sang, và gọi là chùa Trông. Hiện nay chùa La Vân chỉ còn một pho tượng phật lớn vì xưa vướng cửa không đem đi được, cho nên dân La Vân vẫn thờ vọng phật bên chùa Trông. Cứ khi nào chùa Trông nổi trống mở lễ hội thì chùa La Vân cũng mở hội theo và cử người mang lễ vật sang chùa Trông để cúng phật, lệ này đến ngày nay vẫn được duy trì. Sau khi Minh Không hoá, vua cho phép dân làng dựng đền ở sau chùa để thờ tự, tương truyền từ khi lập đền rất linh thiêng cầu đảo đều được theo ý nguyện, và dân làng tôn thờ ngài đến ngày nay. Tại địa phương còn truyền tụng câu ca: Trông lên chỉ thấy trời cao Sắc vua đặt đó ngài sao không về Chúng sinh xin nguyện lời thề Ghi ơn đức thánh của quê hương mình Chùa Tông ngài đã hiển linh Chùa Trông dân gọi tôn vinh muôn đời Có tài liệu còn ghi Minh Không sinh thời là người dậy nghề đúc đồng đầu tiên ở nước ta, nên được tôn là tổ sư của nghề đúc đồng. Dưới triều Lý tập trung thợ giỏi của 5 làng đất kinh Bắc đó là: Đề cầu, Cầu Nôm, Đồng Xá, Làng Hè và Làng Hồ lập thành một làng mới ở ven Hồ Tây đó là làng Ngũ Xá để đúc tiền và các khí vật thờ cúng. Hiện nay ở làng Ngũ Xá có đình thờ Nguyễn Minh Không làm Thành Hoàng, ngài còn được thờ ở nhiều nơi nhưng lớn nhất là chùa Keo (Thái Bình) và chùa Lý Quốc Sư (Hà Nội). Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều ban sắc và phong cho ngài là Phật Thánh thượng đẳng thần. Chùa Trông cũng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử tại địa phương, là sự kết tinh văn hoá làng xã, nhất là thông qua lễ hội cổ truyền tương đối độc đáo diễn ra ở đây. Chùa Trông đã được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: ở xã Hán Lý, huyện Vĩnh Lại, trước chùa có sông cửu khúc, tương truyền quê mẹ Thiền sư Không Lộ ở đây, nhân dựng chùa ở đấy. Thiền sư Không Lộ với hai thiền sư Đại Nam và Đạo Hạnh đồng thời kết nghĩa anh em, ba người cùng ở với nhau, tu hành ở đây. Sau các thiền sư tịch, tỏ rõ pháp lực, có thể đạp mây cưỡi gió, cầu đảo thường được linh ứng, dân xã tô ba pho tượng để thờ.

LỄ HỘI CHÙA TRÔNG (xã Hưng Long, huyện Ninh Giang) I. KHÁI QUÁT DI TÍCH Nằm ở phía tây nam huyện Ninh Giang, xã Hưng Long có ba thôn là Hào Khê, Hán Lý và Trại Hào, tổng diện tích 409ha, dân số 42 nghìn người (tính đến đầu năm 2009). Nguồn sống chính là sản xuất nông nghiệp và làm một số nghề phụ như thợ mộc, thợ xây, chế biến thực phẩm và buôn bán nhỏ, là xã thuộc vùng xa của huyện Ninh Giang. Phía bắc giáp xã Hưng Thái, phía nam giáp sông Luộc, bên kia sông là huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình, phía tây giáp xã Văn Giang của huyện Ninh Giang và xã Quỳnh Hoàng huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình, phía đông giáp xã Hồng Phúc. Đầu thế kỷ 19 chùa Trông thuộc xã Hán Triền, tổng Văn Hội, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng. Tổng Văn Hội lúc bấy giờ có 12 xã, trang đó là: Văn Hội, Lê Xá, Đào Lạng, Tuy Lai, Trang Tam Cửu, An Triền, Hán Triền, Đoàn Xá, Xuân Trì, Phù Cựu, Phù Tải và Di Linh. Quá trình lịch sử có sự thay đổi về địa giới và tên. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 chùa Trông thuộc xã Hán Lý, bấy giờ Hào Khê và Hán Lý là một xã gọi là xã Hán Lý thuộc tổng Văn Hội, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, ở mỗi thôn lại có một trại nhỏ, trại của Hào Khê gọi là Trại Hào, trại của Hán Lý gọi là Trại Hán. Sau này hai trại sát nhập vào thành một gọi là Trại Hào vì Hào có số dân lớn hơn. Năm 1947 lập xã Hưng Long thuộc huyện Ninh Giang như ngày nay. Chùa Trông vẫn ở vị trí cũ nhưng theo sự phân cấp hành chính thì ngày nay thuộc thôn Hào Khê tiếp giáp với thôn Hán Lý. Kết quả khảo cứu bước đầu các tộc phả, thần tích và truyền thuyết cho biết: Chùa Trông được đức thánh Minh Không xây dựng từ thời Lý (TK11) để làm nơi tu luyện và phục vụ tự do tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Vào thế kỷ 19 chùa được trùng tu lớn theo kiểu nội công ngoại quốc, công trình gồm: Tam quan, tắc môn, hai nhà thờ Mẫu, chùa chính kiểu chữ đinh (J) 7 gian, hai nhà giải vũ, nhà đại bái và đền thờ Đức Thánh ở phía sau chùa cũng kiểu chữ đinh, dân quen gọi là cung cấm. Công trình do quan thượng thư Thượng Đoàn xây kỷ niệm quê mẹ của ngài, rất đáng tiếc chùa đá bị thực dân Pháp phá huỷ, công trình hiện nay được nhân dân địa phương xây dựng lại trên nền cũ, di tích cổ còn lại là cổng (Tam quan) phía bắc được kiến tạo nguy nga theo lối kiến trúc của cung đình Huế. Theo lịch sử, chùa Trông thờ phật theo phái Đại Thừa và thờ đức thánh Minh Không theo kiểu tiền phật hậu thánh. Căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu lịch sử thì Minh Không sinh ngày 14 tháng 9 năm Bính Thìn (1016), tên là Nguyễn Chí Thành, quê ở Đàm Xá, phủ Tràng An, tỉnh Nam Định, thuở nhỏ thông minh, có tư chất, từng theo Từ Đạo Hạnh học, ngài thiên về đạo phật. Sau đổi tên là Minh Không trụ trì riêng ở chùa Quốc Thanh, khi Từ Đạo Hạnh mất ông về quê ngoại ở Hán Triền cấy cầy không màng danh vọng. Đến năm 1136 đời vua Lý Thần Tông (Dương Hoán) mắc bệnh kỳ dị, Minh Không đã dùng pháp phật, kết hợp với thuốc gia truyền chữa khỏi bệnh cho vua, được ban nhiều vàng bạc và ruộng. Ông trở về Hán Triền cùng nhân dân làm ruộng và chữa bệnh được mọi người gần xa kính trọng. Ngài cho dựng một ngôi chùa ở gần sông Luộc để tu luyện và đặt tên là chùa Tông. Đến ngày 26 tháng 3 năm Giáp Tuất ngài hoá bay về trời, dân làng chạy đến trông theo ngài đến đống Mả Thày thì biến mất, từ đó chùa được dân làng gọi là chùa Trông (mang ý nghĩa Trông theo đức Thánh). Có truyền thuyết giải thích lịch sử hình thành chùa như sau: Tương truyền nhà sư Từ Đạo Hạnh trước tu ở chùa La Vân, thuộc huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, trong các dịp cúng lễ chùa khi đóng oản ông hay véo mỗi chiếc oản một ít để ăn, khi các cụ trong làng phát hiện ra đã bực bội và quyết định đuổi đi không cho ở chùa nữa. Từ Đạo Hạnh đã rời chùa vào ban đêm, ông cho tượng lớn gánh tượng nhỏ ra đi, đến sông Luộc, ông không đi bằng thuyền mà ngả chiếc nón quai thao xuống làm thuyền chở tượng qua sông. Khi các cụ trong làng La Vân phát hiện ra đã vái theo xin ông trở lại, đừng đi nữa, nhưng ông không quay lại mà đã nhổ nước bọt lại làng La Vân, nước bọt đó sau này thành bèo hoa dâu, qua nhiều thập kỷ làng La Vân giầu lên nhờ có nhiều bèo hoa dâu. Từ Đạo Hạnh sang đến đất chùa Trông hiện nay đã dừng lại xây dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ phật đem từ chùa La Vân sang, và gọi là chùa Trông. Hiện nay chùa La Vân chỉ còn một pho tượng phật lớn vì xưa vướng cửa không đem đi được, cho nên dân La Vân vẫn thờ vọng phật bên chùa Trông. Cứ khi nào chùa Trông nổi trống mở lễ hội thì chùa La Vân cũng mở hội theo và cử người mang lễ vật sang chùa Trông để cúng phật, lệ này đến ngày nay vẫn được duy trì. Sau khi Minh Không hoá, vua cho phép dân làng dựng đền ở sau chùa để thờ tự, tương truyền từ khi lập đền rất linh thiêng cầu đảo đều được theo ý nguyện, và dân làng tôn thờ ngài đến ngày nay. Tại địa phương còn truyền tụng câu ca: "Trông lên chỉ thấy trời cao Sắc vua đặt đó ngài sao không về Chúng sinh xin nguyện lời thề Ghi ơn đức thánh của quê hương mình Chùa Tông ngài đã hiển linh Chùa Trông dân gọi tôn vinh muôn đời" Có tài liệu còn ghi Minh Không sinh thời là người dậy nghề đúc đồng đầu tiên ở nước ta, nên được tôn là tổ sư của nghề đúc đồng. Dưới triều Lý tập trung thợ giỏi của 5 làng đất kinh Bắc đó là: Đề cầu, Cầu Nôm, Đồng Xá, Làng Hè và Làng Hồ lập thành một làng mới ở ven Hồ Tây đó là làng Ngũ Xá để đúc tiền và các khí vật thờ cúng. Hiện nay ở làng Ngũ Xá có đình thờ Nguyễn Minh Không làm Thành Hoàng, ngài còn được thờ ở nhiều nơi nhưng lớn nhất là chùa Keo (Thái Bình) và chùa Lý Quốc Sư (Hà Nội). Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều ban sắc và phong cho ngài là Phật Thánh thượng đẳng thần. Chùa Trông cũng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử tại địa phương, là sự kết tinh văn hoá làng xã, nhất là thông qua lễ hội cổ truyền tương đối độc đáo diễn ra ở đây. Chùa Trông đã được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: "ở xã Hán Lý, huyện Vĩnh Lại, trước chùa có sông cửu khúc, tương truyền quê mẹ Thiền sư Không Lộ ở đây, nhân dựng chùa ở đấy. Thiền sư Không Lộ với hai thiền sư Đại Nam và Đạo Hạnh đồng thời kết nghĩa anh em, ba người cùng ở với nhau, tu hành ở đây. Sau các thiền sư tịch, tỏ rõ pháp lực, có thể đạp mây cưỡi gió, cầu đảo thường được linh ứng, dân xã tô ba pho tượng để thờ". 1. Lễ hội trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tên gọi: Hội chùa Trông. Xét nguồn gốc lễ hội thì đó là lễ hội rước nước và rước kiệu đức Thánh có từ khi khởi dựng chùa (TK11), ở đây có tục rước nước trong sạch (tinh khiết) về bao sái cho tượng đức Thánh và để thờ trong cung cấm, nước được coi là hàng đầu của cư dân trồng lúa nước ở ven các con sông lớn. Hội chùa Trông trở thành lễ hội có quy mô lớn từ cuối thế kỷ 19 khi quan thượng thư Thượng Đoàn là người chịu hậu bên ngoại (giỗ bên quê mẹ) ở Hào Khê về xây kỷ niệm 4 cổng (Tam quan), 2 cổng nhỏ bên trong và 2 cổng lớn bên ngoài ở vào hai thời điểm khác nhau, năm khánh thành tam quan, dân làng mở hội lớn có tới hàng vạn người từ khắp nơi đến dự. Từ sau lễ hội long trọng đó thì lễ hội chùa Trông trở thành lễ hội truyền thống lớn nhất vùng lúc đó và duy trì cho đến năm 1944. Lễ hội truyền thống hàng năm được mở từ 15 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 (âm lịch), thời gian là 15 ngày, trọng tâm là 4 ngày sau đây: Ngày 15 tháng 3 tổ chức rước nước; ngày 16 tháng 3 lễ rước Thành Hoàng và tế tại chùa; ngày 20 tháng 3 lễ rước xuất đông nhập tây; ngày 26 tháng 3 kỷ niệm ngày mất của đức Thánh. Diễn biến của lễ hội có thể tóm tắt như sau: Ngày 15 tháng 3: Lễ thỉnh kinh rước nước. Từ sáng sớm các vị chức sắc trong làng như Chánh tổng, lý trưởng và hội đồng tộc biểu ăn mặc chỉnh tề, áo lương khăn xếp, quần trắng đã ra chùa làm lễ cúng đức Thánh tại đền và có mời sư đến để thỉnh kinh. Sau đó tổ chức đoàn rước nước gồm: Đi đầu là đội múa lân, kiếm côn, người cầm bát biểu, bát xà mâu, tiếp đến là các kiệu, tất cả có 4 kiệu. Kiệu thứ nhất do thanh niên mặc áo nậu đỏ khiêng, bên trên là lễ vật gồm lợn, gà, oản quả, giầu rượu, hoa nghi Kiệu thứ hai rước long đình cũng do các thanh niên khoẻ mạnh khiêng, tiếp đó là hai kiệu của hai làng Hào Khê và Hán Lý, trên kiệu đặt choé sứ phủ vải điều, hai kiệu này được trang trí cầu kỳ, đẹp nhưng phải chắc chắn, hai kiệu được con trai của các vị chức sắc trong hai làng khiêng, nhân dân ăn mặc trang phục lễ hội đi theo. Đoàn rước ra đến bờ sông Luộc, đoạn đê trước cửa chùa, trước đây do chưa được bồi đắp nên lòng sông luộc rộng mênh mông, bến sông lúc bấy giờ ở ngay trước tam quan chùa. Dưới sông đã chuẩn bị hai chiếc thuyền rồng trang trí cờ quạt đợi sẵn, mỗi thuyền bố trí 20 người, những người này đầu đội khăn đỏ, mặc áo nậu, lưng thắt bối hậu, chân đi giầy, riêng trương tuần mỗi người cầm một đốc thước và một tù và làm hiệu lệnh giới nghiêm khi hành lễ. Đặc biệt 20 người này đều phải chay tịnh hàng tuần trước, mỗi thuyền mang theo hai choé sứ, 2 thau đồng, 2 gáo đồng, 1 bộ bát biểu, 1 trống cái, 1 trống con và 1 cờ thần. Kiệu long đình và kiệu lễ vật được đặt trên bờ sông để làm lễ cúng Hà bá. Sau lễ cúng này hai kiệu rước choé được chuyển xuống hai thuyền rồng và đi ra giữa dòng sông, ngược lên khoảng 500m, lấy nước trong, sạch đổ đầy hai choé và rước trở lại bến, nước phải được lấy vào chính ngọ (12 giờ trưa). Đoàn rước trở lại chùa và làm lễ tắm cho tượng đức Thánh, việc bao sái tượng do các cụ tiên thứ chỉ và sư trụ trì chùa thực hiện. Nước tắm còn lại được để trong choé thờ trong cung cấm, nước đã tắm đức Thánh được để hết hội đem ra sông Luộc đổ, ở làng có ai vi phạm điều gì với chùa, đền thì tự xin một ít nước đã tắm tượng để uống mong xám hối về những điều vi phạm, việc tự xin nước này phải tự giác và tế nhị. tắm xong thay áo mới cho đức Thánh, việc may áo mới đã được chuẩn bị từ trước hội, chiếc áo mà Thành Hoàng thay ra được cắt ra chia đều cho các giáp và chia đến từng người dân từ già đến trẻ ai cũng có để lấy khước, gọi là dải miều, có khi dải miều chỉ là mấy sợi vải, nhưng ai cũng mong nhận được dải miều, vì cho đó là điều may mắn mà đức Thánh ban cho. Sau đó khách thập phương và nhân dân tự do đến lễ phật và Thánh, buổi tối có tổ chức hát chèo, gọi là chèo sân đình, làng mời gánh hát của cụ Trùm Thịnh và gánh chèo của làng ra hát, bắt đầu là tiếng trống mõ, thanh la, nhị sáo rộn rã, thúc dục, tiếng hát vỡ nước rộn ràng, người giáo đầu ra chúc tụng và giới thiệu tích chèo, sau đó có anh hề ra múa hát mang tính lạc quan, yêu đời hóm hỉnh và ý nhị. Các tích chèo như Trương Viên, Tống Trân Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn, Lưu Bình Dương Lễ Năm nào cũng được diễn nhưng người xem rất hào hứng, say mê, đến đêm khuya mới dứt, tuy có mệt nhưng mọi người ai cũng vui vẻ, hồ hởi, không khí làng quê nhộn nhịp lạ thường, mọi người gần gũi, ân cần với nhau hơn trong những dịp hội làng. Ngày 16 tháng 3: Lễ rước Thành Hoàng và tế tại chùa. Theo lịch sử, lễ hội truyền thống chùa Trông là lễ hội chung của hai làng Hào Khê và Hán Lý vì trước đây là một làng, nhưng có hai ngôi đình, đình Hán Lý thờ Thành Hoàng có tên là Đường Cát đại vương, một vị tướng của Khúc Thừa Dụ có công đánh giặc Đường ở thế kỷ 10. Đình Hào Khê thờ Thành Hoàng là Lý Chiêu Hoàng vợ vua Trần Thái Tông Sáng sớm hai làng Hào Khê và Hán Lý đã rước kiệu Thành Hoàng từ đình làng mình ra chùa Trông, đoàn rước do các vị chức sắc của làng, kiệu do các thanh niên khoẻ mạnh khiêng, theo sau là đoàn các cụ già đội lễ vật, cờ, trống, bát biểu, các cụ thắt dùi tượng mầu xanh Hai làng đã có quy định giờ tượng đến chùa, tương truyền khi các kiệu đến sân chùa và Mả Thày thì thường có hiện tượng kiệu quay, khi kiệu quay dân thường bế con luồn qua kiệu Thánh phù hộ cho con hay ăn chóng lớn, không bệnh tật gì. Tới nơi đặt tượng an vị ở hai bên tượng Đức Thánh, hai vị Thành Hoàng được dân gọi là nhị vị đại vương. Khi các vị đã được an toạ chu đáo mới làm tế, lễ đức Thánh và nhị vị đại vương. Đội tế nam (không có tế nữ) gồm chánh phó hội, tiên thứ chỉ, chánh phó lý, trương tuần, khán thủ, mặc quần áo tế, đội mũ, đi hia, áo thụng. Sân tế lúc này có ba mạnh bái: Mạnh bái giữa tế đức Thánh, hai mạnh bái hai bên tế nhị vị đại vương. Theo quy định của làng, những người tham gia tế phải tắm gội sạch sẽ, trai giới, người có tang không được dự bàn, khi tế phải kiêng tên huý đức Thánh và tên phụ mẫu của ngài, lúc đọc phải kiêng hai chữ Minh Lộ, chữ Chiêu, chữ ứng. ở hàng dưới của ba mạnh bái có 6 vị bồi bái, tế đủ 5 tuần là: hương hoa, đăng trà, quả thực, đọc chúc văn và lễ tất (Kết). Theo lệ làng, trong khi tế có 2 vị giám sát viên, đó là hai cụ già cao tuổi có chức sắc trong làng (mỗi làng 1 người) làm nhiệm vụ giám sát, gõ chiêng và cắm thẻ vào cổ người tế sai. Lệ này được thực hiện nghiêm ngặt, kể cả chủ tế mà làm sai cũng bị gõ chiêng và cắm thẻ, khi đã bị cắm thẻ không được cãi. Nếu ai nói vào tên huý hoặc hỗn láo thì bị bắt vạ, phạt từ 0,10 đến 1 đồng hạn trong ba ngày phải nộp để sửa lễ tại chùa, nếu ai oan thì kêu lại với làng, nếu tra xét mà đúng là oan thì làng không phạt nữa, còn nếu phải phạt mà không nộp thì phải phạt thứ vị đình trong 1 năm, đến khi nào nộp phạt thì mới thôi. Sau tế lễ đức Thánh và nhị vị đại vương, làng tổ chức một số trò vui dân gian như : Múa rối nước, hát chèo, múa hoa đăng, đấu vật, võ, tổ tôm điếm, xóc đĩa, cò cua Trong đó trò đấu vật mang tính thể thao và vui nhất, các đấu vật dùng miếng để thắng đối phương. Trước khi vào vật hai đối thủ cởi trần, đóng khố điều, múa tay, co chân, đi lại rình miếng nhau, khi có trống lệnh mới xông vào vật, sau một hồi nghiêng ngả, người thắng cuộc lại phải đấu với đối thủ khác để chọn giải nhất, trong khi vật có người đánh trống khẩu vừa để khích lệ vừa làm không khí vui nhộn, hồi hộp mỗi khi có người sắp thắng cuộc, có một người cầm cờ phất để cổ vũ, nhân dân reo hò mỗi khi có miếng vật hay. Làng có nhiều giải cho vật, người thắng (giải nhất) được dân làng đốt pháo hồng để mừng. Ngày 20 tháng 3: Lễ rước xuất đông nhập tây (Lễ rước đi từ phía đông về đằng tây vòng quanh chùa). Lễ rước này bắt nguồn từ khi quan Thượng Đoàn xây dựng tam quan (vào thế kỷ 19), cổng phía bắc trên ghi ba chữ: "Bắc địa đầu", cũng có tên là “Bắc địa khố” biểu hiện cho làng Hán Lý ở phía bắc, cổng phía nam trên ghi ba chữ: "Nam thiên động” biểu hiện làng Hào Khê là động trời nam. Với ý nghĩa sau khi xây xong cổng, dân làng muốn đức Thánh và nhị vị Thành Hoàng chứng cho việc xây dựng tam quan. Đoàn rước được bố trí như sau: Đi đầu là cờ phướn, trống, kiệu bát hương thờ, thứ đến là kiệu đức Thánh, đến hai kiệu của nhị vị đại vương, cuối cùng là kiệu võng của đức thánh Mẫu, kiệu đức thánh mẫu do các thanh đồng (con gái chưa chồng của hai làng) khiêng, các kiệu khác do con trai của các vị chức sắc của hai làng khiêng. Các vị chức sắc như kỳ lão, hương lý, tiên thứ chỉ, chánh phó tổng, người có chân văn bằng, sĩ thứ ăn mặc chỉnh tề đi hai bên kiệu Đức Thánh, bố trí đoàn cầm cờ quạt, tàn lọng, bát biểu, loa dịch cuối cùng là đoàn nhân dân đội lễ vật và người dự hội. Đoàn rước ăn mặc quần áo lễ hội đủ các mầu sắc rực rỡ, những người khiêng kiệu phải chay tịnh, đoàn rước được khởi hành từ 9giờ30’ đến 11giờ30’ thì an vị. Theo trống lệnh đoàn rước xuất phát từ chùa theo hướng đông và về chùa theo hướng tây, theo đường “Nghênh thần” đi một vòng quanh chùa và qua hai làng Hán Lý và Hào Khê, đến cổng tam viên (Mả Thày), lệ rước này được quy định rõ ràng chưa bao giờ đi sai đường. Chiều lễ thánh tại sân đền, có một chủ tế (mạnh bái) đứng sau có bốn phụ tế (bồi bái) hai bên là hai vị củ soát. Đứng hai bên ông chủ tế có hai ông thông Xướng và hoạ xướng, thông xướng hô “Hơ”, hoạ xướng đáp “Bái”, cuối cùng đọc chúc văn. Ngày 26 tháng 3: Lễ hội kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh. Như đã nói ở phần trên, đức Thánh Nguyễn Minh Không sinh ngày 14 tháng 9 năm Bính Thìn (1016) mất ngày 26 tháng 3, khi ngài hoá bay về trời, nhân dân địa phương trông theo ngài đến đống Mả Thày thì biến mất, cho nên đã lấy ngày 26 tháng 3 là ngày giỗ và hàng năm tổ chức lễ hội kỷ niệm, trong lễ hội có các lệ như sau: Từ đêm ngày 25 tháng 3, tại chùa và đền, mỗi giáp đều phải sắm một lễ gồm: 1 mâm xôi và 1 con lợn, hoa quả, hương đăng dâng lên đức Thánh, trong lễ này có người đọc kệ, tức là đọc tiểu sử đức Thánh, người đọc kệ do làng cử ra, phải có chân văn bằng. Sáng ngày 26 tháng 3 tổ chức tế đức Thánh và Thành Hoàng đủ 5 tuần, đội tế nam này do các giáp chọn ra mỗi giáp từ 1 đến 2 người. Hội đồng tộc biểu phân công chủ tế và các vị giám sát. Sau tế đến lễ dâng hương. đặc biệt theo truyền thống lễ dâng hương có một đội múa gồm 16 người (10 người múa, 6 nhạc công) múa trước tượng đức Thánh theo điệu Hoa chúc, giao liên ăn mặc và múa theo lối múa của cung đình Huế. Đội múa này thu hút nhiều người xem làm cho không khí lễ hội rộn ràng, náo nhiệt. Theo các cụ cao tuổi cho biết, ở những thế kỷ trước, mâm lễ đức thánh và Thành Hoàng có giáp mổ trâu, bò, nhưng sau này dùng lợn, gà. Trong thời gian lễ hội có tất cả 8 buổi tế (4 tế đức Thánh và 4 tế thánh Mẫu). Gọi là Thánh về trời, gồm nam phụ, lão, ấu của hai xã Hào Khê và Hán Lý, tế lễ này phải kết thúc trước giờ ngọ, vì tương truyền rằng vào giờ chính ngọ (12 giờ trưa) là “Giờ thiêng” Thánh sẽ về trời. Sáng ngày 1 tháng 4 tổ chức rước Thành Hoàng về hai làng và làm lễ kết thúc lễ hội, đoàn rước cũng được bố trí như khi rước đến chùa Trông. Đồ tế lễ xong được phân phát như sau: Nếu tế bằng trâu, bò thì cái thủ biếu vị tiên chỉ một nửa, còn một nửa chia làm ba phần, một phần biếu các vị lão từ 60 tuổi trở lên, một phần biếu những người hành văn, một phần biếu những người chức sắc văn bằng. Còn thịt thì chiểu theo xuất, phân phát cho cả làng từ hương ẩm trở lên. 2. Lễ hội sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Hải Dương là vùng đất giầu truyền thống văn hoá, lễ hội là một nét của truyền thống văn hoá, nhiều thế kỷ qua, lễ hội đã ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân, trở thành một nếp sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân cùng cộng đồng. Đã gần hai phần ba thế kỷ, từ khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta (năm 1946) để tập trung cho kháng chiến và xây dựng đất nước sau các cuộc chiến tranh liên miên, nhân dân ta không có điều kiện tổ chức lễ hội. Vào những thập kỷ cuối thế kỷ 20 khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, cùng với các hoạt động văn hoá truyền thống khác, lễ hội dần dần được phục hồi đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Cũng như các địa phương khác, lễ hội truyền thống chùa Trông bị gián đoạn từ năm 1944, trong kháng chiến, thực hiện chủ trương của Đảng về tiêu thổ kháng chiến, nhân dân địa phương đã giải hạ ngôi chùa chỉ còn lại tam quan phía bắc, đồ tế tự bằng kim loại được dùng để đúc vũ khí đánh giặc. Riêng pho tượng đức Thánh Minh Không bằng đồng nặng 8 tạ được rước vào đình làng Hán Lý thờ, sau này mới rước về, còn một số tượng khác bị đốt trong thời kỳ chống mê tín dị đoan (1977-1978). Đến năm 1985, với đường lối đổi mới của Đảng, với ý thức giữ gìn di sản văn hoá của dân tộc. Để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân địa phương, chính quyền xã Hưng Long đã thành lập Ban quản lý di tích chùa Trông và kêu gọi công đức tu sửa chùa, chỉ trong một thời gian chùa Trông dần dần được trùng tu khang trang như: Phục hồi tam quan phía đông, xây lại chùa chính, nhà đại bái, nhà thờ Mẫu và sắm đồ tế tự. Cuối năm 2000 khánh thành đền thờ đức thánh gồm 5 gian vững chắc, kiến trúc kiểu con chồng đấu sen, chạm khắc tứ linh kinh phí hoàn toàn do nhân dân công đức. Năm 1985, phục hồi đội tế và đội múa dâng hương, lễ hội năm đó nhân dân trong vùng đến dự rất đông. Từ năm 1991, lễ hội do chính quyền địa phương đứng ra tổ chức, đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban tổ chức lễ hội, có mời các ngành, các giới tham gia và có sự phân công cụ thể cho từng thôn, tại lễ hội này diễn biến được phục hồi gần như cũ: Ngày 15 tháng 3 tổ chức rước nước; ngày 20 tháng 3 lễ rước xuất đông nhập tây; ngày 26 tháng 3 kỷ niệm ngày giỗ đức thánh, có tổ chức tế và rước. Di tích thành lập hai đội tế (một đội nam và một đội nữ) gồm 15 người và một đội múa dâng hương gồm 16 người, học cách ăn mặc và múa theo lối cung đình Huế. Về trang phục lễ hội thì nữ mặc áo dài, khăn đóng, nam mặc áo tế thụng, thanh niên khiêng kiệu mặc áo kiểu nậu mầu đỏ, nhân dân tham gia lễ hội mặc đủ kiểu dáng sắc mầu, nhưng đều gọn gàng đẹp hơn ngày thường. Sau một năm lao động vất vả, những ngày hội là dịp gặp gỡ, xum họp của gia đình, thắt chặt tình đoàn kết xóm làng, dòng tộc cùng nhau xây dựng quê hương. Lễ vật cũng chỉ là sản vật quê hương như lợn gà, giầu rượu, hoa quả, bánh gai nhưng với tấm lòng thành kính dâng lên phật thánh. Do vị trí địa lý, bên kia sông Luộc là đất Quỳnh Côi của tỉnh Thái Bình. Từ ngàn đời nay dân vẫn sống với nhau hoà thuận và có nhiều mối quan hệ qua lại. Chùa La Vân của Quỳnh Côi cũng thờ đức Thánh Minh Không, do vậy những dịp hội thường mời nhau đến tế sâu lễ, lễ vật cũng chỉ là sản vật nông nghiệp, cây nhà lá vườn, nhưng tình nghĩa luôn mặn mà nặng, lễ hội đền Tranh, lễ hội đền Trung Hoà, và lễ hội đền Tân La (Thái Bình) đều có giao lưu với lễ hội chùa Trông. Đặc biệt trong dịp hội, nhân dân xã Hồng Phúc - Ninh Giang có lệ rước Thành Hoàng làng mình lên chùa Trông dự hội cho đến khi kết thúc hội mới rước về, gọi là rước chạ, đám rước chạ này thường có cả nhân dân Hưng Long và Hồng Phúc (Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 lệ rước chạ này đã bị bỏ). Qua nghiên cứu, tìm hiểu lễ hội Chùa Trông, có thể nhận xét như sau: Lễ hội trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 có nhiều tục lệ cầu kỳ, có phần rườm rà cả về hình thức và nội dung, lễ hội chỉ dành cho những vị chức sắc, văn bằng mới được tham gia tế và rước Lễ hội kéo dài tới 15 ngày, gây phiền phức và tốn kém cho nhân dân. nhiều hủ tục như xóc đĩa ăn tiền, tổ tôm điếm theo cách đánh ăn thua nhau. Nhưng về quy mô lễ hội rất lớn không chỉ nhân dân trong vùng mà còn thu hút một số tỉnh khác như Hải Phòng, Hưng Yên ,Thái Bình, Hà Tây, Nam Định đến dự hội, mang đến cho lễ hội phong cách văn hoá phong phú, nhiều mầu sắc dân tộc tuy chỉ là lễ hội nông nghiệp. Chùa Trông nằm cạnh sông Luộc, dòng sông từng cung cấp nguồn phù sa cho đồng ruộng, không những đảm bảo tưới tiêu cho cả vùng đồng bằng rộng lớn mà còn là đầu mối giao thông quan trọng, tục rước nước ngoài ý nghĩa để tắm cho đức Thánh, việc thờ nước trong cung cấm là biểu trưng cho cư dân trồng lúa nước, coi nước là thiêng liêng, là hàng đầu của sản xuất nông nghiệp, Chính vì vậy mà trở thành đặc trưng cho các lễ hội nông nghiệp ở Hải Dương. Lễ hội chùa Trông ngày nay do chính quyền địa phương đứng ra tổ chức, nhân dân được tham gia, không phân biệt giầu nghèo, giai cấp, có sự phân công hợp lý, kế thừa có chọn lọc những phong tục hay như rước nước, tế đức thánh, múa dâng hương, rước quanh chùa nhưng về hình thức đơn giản hơn, thời gian được rút ngắn lại, chỉ tập trung vào những ngày trọng hội, không còn những hủ tục lạc hậu, chia phần cầu kỳ, nhưng vẫn tổ chức một số trò vui lành mạnh, mang tính dân gian như đu quay, đi cầu kiều, kéo co, bóng đá gây không khí nhộn nhịp Số tiền công đức được công khai để tu sửa di tích, nhân dân có dịp được giao lưu văn hoá với các vùng lân cận, những ngày hội thực sự đem đến cho nhân dân ở đây món ăn tinh thần đáng quý. Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí văn hoá nghệ thuật- số 171 năm 1998 do cơ quan thông tin lý luận văn hoá nghệ thuật Bộ Văn Hoá TT phát hành. 2. Sách lễ hội Hải Hưng- do Nhà văn hoá trung tâm Hải Hưng XB năm 1995. 3. Lý lịch trích ngang chùa Trông- tài liệu của bảo tàng Hải Hưng. 4. Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Long. 5. Sách nông thôn Việt nam trong lịch sử- NXB KHXH Hà Nội năm 1977. 6. Sách Đại nam nhất thống chí tập III. 7. Tên làng xã Việt nam đầu thế kỷ 19-NXBKHXH Hà Nội năm 1981. 8. Tư liệu lịch sử chùa Trông do địa phương sưu tầm. 9. Tư liệu do các cụ cao tuổi xã Hưng Long kể: - Cụ Bùi bá Hanh - Cụ Bùi Hữu Thước - Cụ Bùi Đức Lê Và một số người khác. . nên dân La Vân vẫn thờ vọng phật bên chùa Trông. Cứ khi nào chùa Trông nổi trống mở lễ hội thì chùa La Vân cũng mở hội theo và cử người mang lễ vật sang chùa Trông để cúng phật, lệ này đến ngày. làng mở hội lớn có tới hàng vạn người từ khắp nơi đến dự. Từ sau lễ hội long trọng đó thì lễ hội chùa Trông trở thành lễ hội truyền thống lớn nhất vùng lúc đó và duy trì cho đến năm 1944. Lễ hội. nhưng tình nghĩa luôn mặn mà nặng, lễ hội đền Tranh, lễ hội đền Trung Hoà, và lễ hội đền Tân La (Thái Bình) đều có giao lưu với lễ hội chùa Trông. Đặc biệt trong dịp hội, nhân dân xã Hồng Phúc - Ninh

Ngày đăng: 09/07/2014, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan