Kinh nghiệm tổ chức cho thiếu nhi vui chơi

22 724 3
Kinh nghiệm tổ chức cho thiếu nhi vui chơi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt đông vui chơi cho thiếu nhi ở trường tiểu học Ngân Sơn” A. PHẦN MỞ ĐẦU I, Lý do chọn đề tài. Với tuổi thơ vui chơi là học tập. Thông qua vui chơi , trí tuệ của các em được phát triển hình thành khả năng phân tích , phát hiện và cảm nhận thế giới xung quanh. Trong khi vui chơi các em thả sức suy nghĩ, tìm tòi và tưởng tượng. Các em hoạt động sôi nổi, hết mình và chủ động bộc lộ những khả năng tiềm ẩn . Chính vì lẽ đó việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi ở cộng đồng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi trước hết đó là môi trường, phương tiện giao lưu chuyển giao giữa các thế hệ. Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực, trang bị các phương pháp, kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát triển tình cảm, thói quen đức tính tốt đẹp của con người. Mục tiêu nói trên chính là mục đích đưa hoạt động Đội vào bậc học phổ thông nói chung và bậc học tiểu học nói riêng. Cùng với các môn học chính khoá thì công tác Đội là một hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong các trường phổ thông và nó mang tính giáo dục toàn diện. Trong hoạt động Đội thì việc tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Vì hoạt động vui chơi là một hoạt động nhằm đưa các em hoà nhập cộng đồng, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh, bổ ích và thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Hoạt động vui chơi đã tạo ra khí thế sôi nổi “Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua hoạt động này thiếu nhi được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về nhận thức, điều đó cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động vui chơi sẽ phát huy tốt trí tưởng tượng, các kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động vui chơi các em sẽ học tốt các môn học khác. Thông qua hoạt động vui chơi các em sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để áp dụng một cách thành thạo các kiến thức vào cuộc sống cũng như sáng tạo trong học tập ở các bậc học sau. Cùng với các kiến thức của các hoạt động khác thì việc tổ chức hoạt động vui chơi nhằm giúp cho các em nắm bắt được một số khái niệm, cách tổ chức vui chơi và bước đầu làm quen với các trò chơi đơn giản, mang tính giáo dục Người viết : Đỗ Thanh Nhật 1 Sáng kiến kinh nghiệm cao. Thông qua hoạt động vui chơi giúp cho các em có được tính sáng tạo, thông minh và nhanh nhẹn. Ngoài ra, còn giúp cho các em phát triển một cách toàn diện về thể lực và ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách con người. Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi ở bậc tiểu học theo nguyên tắc đồng tâm. Tổ chức hoạt động ở lớp sau dựa trên cơ sở hoạt động của lớp trước và tử nhỏ đến lớp, từ đơn giản đến phức tạp, số lượng trò chơi sẽ tăng dần. Nhằm đảm bảo ý nghĩa, mục đích và nội dung của việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi ở bậc tiểu học. Bên cạnh các trò chơi nhỏ, các bài múa, các bài hát Mà các tài liệu, sách báo đưa ra thì phương pháp để tổ chức thành công các hoạt động vui chơi nói trên là một điều quan trọng nhất. Có người cho rằng cần gì phải quan tâm đến vấn đề vui chơi cho thiếu nhi. Theo cách nghĩ của họ thì nhiều thế hệ lớn tuổi từ xưa không được ai quan tâm tổ chức hoạt động vui chơi nhưng họ vẫn thành người. Quan điểm ấy đúng hay sai ? Có cần phải tổ chức vui chơi hay không ? Theo Karin Edenhmman (Nhà tâm lý học Đức) và Chrin-stina Wakhend ( Nhà giáo dục) thì “Cũng giống như cuộc sống và tình yêu, vui chơi là một khái niệm không thể định nghĩa được vì nó là một quá trình, mà là một quá trình thì nó luôn luôn sống động, luôn luôn đổi thay và phát triển” .Còn Huizinga lại miêu tả như sau: “Vui chơi là một chức năng văn hóa, là một trong những nền tảng của nền văn minh, có tính chất toàn cầu và hòa nhập trong cuộc sốngcủa con người cũng như loài vật. Vì vây, vui chơi trọng tâm không phải cho trẻ em mà còn cho cả người lớn và cả xã hội mà ta đang sống”. Tuy không có một định nghĩa hoàn thiện, nhưng các nhà Tâm lý học, giáo dục Việt Nam thừa nhận rằng vui chơi là một dạng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, sở thích hứng thú phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân . Cùng với các hoạt động xã hội, học tập … Vui chơi là một hoạt động giải trí, giao lưu xã hội đặc biệt phát triển tính cộng đồng, tình thương yêu đồng loại. Vui chơi hợp lý , khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian nhàn rỗi của các em. Từ thực trạng tổ chức vui chơi ở Liên đội Trường tiểu học Võ Thị Sáu, việc tổ chức vui chơi thành công đã góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục của Nhà trường và thành tích của Liên đội. Trong thực tế vẫn còn không ít anh chị phụ trách còn lúng túng khi tổ chức vui chơi cho các em, thậm chí gây ra sự nhàm chán cho các em khi tham gia vui chơi. Từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt đông vui chơi cho thiếu nhi ở trường tiểu học Ngân Sơn”. Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn với dụng ý đưa ra một số ý kiến bổ sung, đóng góp cũng như đưa ra cấu trúc nội dung và phương pháp tổ chức vui chơi. Thông qua Người viết : Đỗ Thanh Nhật 2 Sáng kiến kinh nghiệm đề tài này sẽ giúp cho các anh chị phụ trách và các em thiếu nhi tổ chức vui chơi đạt kết quả tốt hơn. II. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi tại cộng đồng để tìm hiểu cấu trúc và nội dung hoạt động vui chơi. - Nghiên cứu những điều phụ trách thiếu nhi cần biết về mô hình hoạt động cho thiếu nhi để nghiên cứu về các phương pháp chính để tổ chức vui chơi, phát huy được những ưu điểm, khắc phục và cải tiến những tồn tại. - Tìm hiểu nghiên cứu kỹ năng công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu các hoạt động vui chơi để tìm ra tồn tại . III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 1,Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu dựa trên nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em thiếu nhi như : Trò chơi nhỏ, các bài múa, các bài hát tập thể Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm trong việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi ở trường tiểu học Võ Thị Sáu. 2. Khách thể nghiên cứu: Qúa trình tổ chức hoạt động vui chơi của 24 anh, chị phụ trách cho 430 em thiếu nhi ở trường tiểu học Võ Thị Sáu. IV. Giả thuyết khoa học: Nếu trong cuộc sống nói chung và trong quá trình dạy học nói riêng, không có những giây phút thư giãn, những giây phút vui chơi sau thời gan lao động, học tập mệt mỏi thì có thể con người sẽ trở nên căng thẳng và kết quả lao động, học tập chắc chắn không cao. Còn việc tổ chức vui chơi, thư giãn như thế nào để đạt hiệu quả thiết thực thì đòi hỏi người tổ chức cần có những kinh nghiệm và phương pháp tổ chức khoa học . V. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thực tế, tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi của các anh chị phụ trách còn nhiều vướng mắc về nội dung cũng như phương pháp tổ chức truyền thụ kiến thức trong một trò chơi nhỏ, một bài múa Phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra của việc tổ chức vui chơi. Với thực trạng đó, nhiệm vụ ngay sau khi nghiên cứu là đưa ra các yếu điểm về phương pháp tổ chức vui chơi. Bên cạnh đó nghiên cứu phương pháp cải tiến để đưa ra một số phương pháp phù hợp với thực trạng thiếu nhi nói chung và thiếu nhi Liên đội Trường tiểu học Võ Thị Sáu nói riêng. Người viết : Đỗ Thanh Nhật 3 Sáng kiến kinh nghiệm VI. Phương pháp nghiên cứu: 1. Nghiên cứu tài liệu: - Nghiên cứu nội dung, kiến thức cụ thể để truyền thụ cho thiếu nhi thông qua các trò chơi, các bài múa, các bài hát tập thể - Nghiên cứu các ví dụ minh hoạ. - Nghiên cứu cấu trúc vui chơi, từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu để có hướng khắc phục. 2. Nghiên cứu thực trạng: - Nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi thiếu nhi. - Kiểm tra kết quả, thăm dò ý kiến sau khi tổ chức hoạt động vui chơi. 3.Nghiên cứu thông qua ý kiến đồng nghiệp: - Học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp lâu năm trong việc tổ chức vui chơi về: Những điểm hợp lý và chưa hợp lý. - Cùng với các anh chị phụ trách trong Liên đội đưa ra những phương pháp cải tiến và khắc phục những yếu điểm khi tổ chức vui chơi cho thiếu nhi. VII. Phạm vi nghiên cứu . 1. Nghiên cứu dựa trên tài liệu : Tài liệu đưa ra những kiến thức, nội dung cần cung cấp cho học sinh khi vui chơi. Tài liệu là cái giúp cho người phụ trách định hướng được mục tiêu cần truyền thụ cho thiếu nhi. Từ đó, giúp cho các anh chị phụ trách chuẩn bị tốt hơn một trò chơi, một bài múa Tài liệu là sự tích luỹ từ thực tiễn, được sắp xếp thông qua tổ chức lại, truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi. Bằng các phương pháp các anh chị phụ trách truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi và sau khi tiếp thu thiếu nhi sẽ tự tổ chức hoạt động vui chơi cho riêng mình. Thực tiễn chính là nơi kiểm chứng quá trình sắp xếp nội dung của tài liệu và kiểm chứng quá trình truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi. 2. Nghiên cứu dựa trên quá trình tổ chức vui chơi cho thiếu nhi. Dựa trên nền móng của nội dung và các phương pháp thông qua tài liệu hướng dẫn bằng lời nói hành động của mình để đưa các em đến luồng thông tin về kiến thức. Nếu phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ thì kết quả tiếp thu của các em sẽ cao hơn và ngược lại. Như vậy giữa hoạt động và nhận thức luôn luôn tỷ lệ thuận với nhau. Người viết : Đỗ Thanh Nhật 4 Sáng kiến kinh nghiệm B. NỘI DUNG CƠ BẢN Chương I : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định: Cuộc sống của con người được tạo thành bởi các hoạt động, nói cách khác hoạt động chính là phương thức tồn tại của con người. Thông qua hoạt động con người với tư cách là chủ thể nhận thức, tác động đến thế giới xung quanh đồng thời chịu sự tác động trở lại của thế giới xung quanh. Trước đây, ở trường tôi đang công tác có một số anh chị phụ trách có quan niệm rằng : Tổ chức vui cho các em chỉ cần hát cho các em nghe một bài hát, tập cho các em một bài múa,bày cho các em chơi một trò chơi theo sách thể dục thế là xong . Quan niệm đó, chỉ phù hợp với thời điểm xã hội chưa phát triển. Còn ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi của con người nói chung và các em thiếu nhi nỏi riêng cần phải đa dạng và phong phú hơn. Không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ xem người khác hoạt động mà mọi người cần phải được tổ chức và tham gia hoạt động. Đặc biệt các trò chơi trên truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác đang được các em thiếu nhi quan tâm . Nếu các em được tham gia các trò chơi đó ở ngay tại Liên đội thì kết quả giáo dục toàn diện sẽ rất cao. 2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu: Các nhà khoa học đã phân chia hoạt động ra làm 3 loại: Vui chơi, học tập và lao động. ở mỗi lứa tuổi cụ thể lại có những hoạt động chủ đạo riêng, đặc trưng cho lứa tuổi đó. Ví dụ: Thiếu nhi, cùng với học tập, giao lưu - trong đó có rất nhiều hình thức vui chơi giải trí lành mạnh - cũng là hoạt động chủ đạo. Qua hoạt động này, các thuộc tính nhân cách của các em được hình thành, bộc lộ, các em có cơ hội tự đánh giá mình. Lứa tuổi thiếu nhi có những bậc phát triển cơ bản về tư duy, tưởng tượng, tri giác Tổ chức vui chơi có khoa học, hợp lý cho thiếu nhi còn có ý nghĩa về mặt xã hội vì trẻ em hiếu động, thiếu hiểu biết, hay bắt trước nếu không tổ chức vui chơi cho các em thì các em sẽ tự phát vui chơi. Việc tự phát, tự do vui chơi ngoài việc ảnh hướng đến sức khoẻ, đến thời gian học tập Sẽ không trách khỏi tai nạn, va vấp và sự cám dỗ thiếu lành mạnh. Ví dụ: Rượu chè, cờ bạc, đua xe Các hoạt động mạng tính tập thể được các em hưởng ứng nhiệt tình vì ở đó có các em được giao lưu, gắn bó với tập thể, nhóm bạn ưa thích của mình.Ví dụ: Cắm trại, giã ngoại, du lịch 3. Vị trí, vai trò của vấn đề ngiên cứu: Người viết : Đỗ Thanh Nhật 5 Sáng kiến kinh nghiệm Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Vì hoạt động vui chơi là một hoạt động nhằm đưa các em hoà nhập cộng đồng, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh, bổ ích và thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Kết quả nghiên cứu và thực tế tổ chức hoạt động vui chơi cho thấy nếu biết tận dụng sự nhiệt tình tham gia của các thế hệ lớn tuổi có tâm huyết và trình độ thì nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi có những ích lợi không nhỏ cho xã hội. Tận dụng được thời gian nhàn rỗi của mọi người và hoạt động bổ ích, xây dựng được môi trường, quan hệ xã hội lành mạnh. Người viết : Đỗ Thanh Nhật 6 Sáng kiến kinh nghiệm Chương II : Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứu : Liên đội Trường tiểu học Võ Thị Sáu nằm cách trung tâm Huyện Đăk Hà khoảng 03km về phía Bắc. Liên đội chỉ có một cấp học đó là tiểu học, 80% thiếu nhi là con em người kinh, địa bàn tương đối rộng, kinh tế phát triển chậm và không đồng đều. Từ thực trạn đó liên đội còn gặp một số khó khăn sau: - Tài liệu, sách báo còn thiếu thốn. - Trường được chia làm 2 điểm, điểm chính gồm 11 lớp và điểm thôn cách trường chính 3 km có 05 lớp 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. - Số lượng thiếu nhi khá đông: 430 thiếu nhi được học ở 16 lớp. - Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn cho nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập và vui chơi của con em mình. - Đội ngũ phụ trách đa số là nữ, đã có gia đình, con còn nhỏ lại hay đau yếu cho nên hoạt động ngoài giờ chỉ mang tính đối phó và cầm chừng. 2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động vui chơi ở liên đội: Từ những khó khăn chung của Liên đội thì việc tổ chức hoạt động vui chơi cũng còn gặp nhiều vướng mắc, không đem lại kết quả thiết thực, tổ chức còn rập khuôn, máy móc và không theo một quy trình . Đôi lúc còn gây cho các em thiếu nhi nhàm chán . 3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng. - Vì địa bàn trường không tập trung cho nên việc tổ chức hoạt động vui chơi không thống nhất được nội dung và không học tập được kinh nghiệm lẫn nhau. - Một số đồng chí phụ trách, khi tổ chức vui chơi cho các em thiếu nhi còn lúng túng về phương pháp truyền đạt nội dung vui chơi. - Không nắm bắt được chủ đề, chủ điểm cho nên khi tổ chức vui chơi cho các em nội dung chưa phù hợp và không mang tính giáo dục. - Tổ chức vui chơi còn mang tính rập khuôn, áp đặt, phương pháp tổ chức rườm rà, khó hiểu gây nhàm chán cho các em. - Tổ chức vui chơi chưa có tính sáng tạo , chủ yếu là các trò chơi, các bài múa bài hát ở trong chương trình học của từng khối lớp. Người viết : Đỗ Thanh Nhật 7 Sáng kiến kinh nghiệm Chương III : Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức vui chơi I. Một số nội dung tổ chức hoạt động vui chơi: 1. Những trò chơi giải trí nhằm rèn luyện khả năng của các cơ quan tri giác (mắt, tai, tay, chân, mũi, mồm ) rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, độ mềm dẻo của các thao tác cơ bắp. Trò chơi này tổ chức cho cả nam lẫn nữ như: Bịt mắt bắt dê, ném trúng đích, ném vòng vào cổ trai hoặc ném bi, ném sỏi vào ống bơ, chơi rải ranh, chơi bi, tìm vật dấu, nhảy dây, tú lơ khơ, cá ngựa Thiếu nhi có thể qua trò chơi này tự sáng tạo kiểu trò chơi không tốn kém mà thu hút nhiều em tham gia. Loại này có rất nhiều trò chơ truyền thống, cần khôi phục và phát triển tính cộng đồng trong khi hoạt động, các em sẽ thoải mái, mạnh dạn, linh hoạt lên rất nhiều . 2. Loại hoạt động vui chơi thể dục thể thao nhằm rèn luyện thể chất và các yêu cầu giáo dục đạo đức: Hoạt động thể dục thể thao bao gồm rất nhiều môn chơi tập thể, cá nhân như: Chơi bóng (có bóng đá, bóng bàn, ném bóng ) các loại đá cầu, võ, vật, bắn cung, ném lao, ném xa, ném trúng đích, bắn nỏ, chạy cự ly, thể dục dụng cụ, cờ vua, cờ tướng Loại hình thể dục thể thao chỉ rèn luyện thể chất mà nếu được tổ chức tập thể, có luyện tập, có thi đấu sẽ tạo ra sự sảng khoái, giáo dục phẩm chất đạo đức, hình thành ở thiếu nhi những tâm lý đạo đức rất quan trọng của người lao động xã hội như: Sức mạnh, sức bền, nhạy cảm, linh hoạt, khẩn trương, nhanh nhẹn, kế hoạch, bình tĩnh. 3. Loại hình hoạt động văn hoá nghệ thuật: Nội dung hoạt động văn hoá nghệ thuận bao gồm: Ca nhạc, đọc truyện, kể truyện, thơ, kịch, múa, hoạ, nặn, cắt dán Loại hoạt động văn hoá nghệ thuật là nội dung vui chơi giải trí đòi hỏi có sự hướng dẫn, rèn luyện của người lớn đối với các em. Những hình thức hoạt động về nội dung văn hoá nghệ thuật sẽ góp phần hình thành tình cảm trong sáng, lành mạnh, giúp các em cảm thụ, sáng tạo cái đẹp, làm cho cuộc sống thêm cao đẹp hơn. Qua hoạt động nghệ thuật giúp các em hướng thiện giàu hoài bão, sẽ có ý thức giữ gìn bảo vệ giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là một nhu cầu giáo dục đối với thể hệ trẻ mà ngày nay cả thể giới đang quan tâm, có đầu tư, có kế hoạch thực hiện. 4. Hoạt động thăm quan du lịch, dã ngoại: Người viết : Đỗ Thanh Nhật 8 Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động tham quan, du lịch, dã ngoại cần có sự kết hợp với các nội dung hoạt động kể trên. Tham quan là đưa các em đi xem, quan sát thực tế các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, các viện bảo tàng, các công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, các phòng thí nghiệm, các xí nghiệp, các nông lâm trường Có người cho rằng điểm vui chơi sao lại tổ chức đi du lịch, cắm trại, dã ngoại nhưng họ quên rằng điểm vui chơi không có nghĩa là nội dung hoạt động chỉ diễn ra một điểm vui chơi, mà điểm vui chơi là nơi tập hợp thiếu nhi ở một cộng đồng, còn nội dung thì không bao giờ bó gọn và tự trói buộc trên một điểm. Cần phải có quan điểm về vui chơi hoạt động như vậy mới tạo được môi trường vui chơi cho thiếu nhi và đáp ứng được yêu cầu giáo dục nhân cách của con người bước vào thế kỷ XXI: Con người biết sống hội nhập vào cuộc sống chung của nhân loại và hoà đồng với môi trường tự nhiên. Ví dụ : ở địa bàn huyện ………… nên tổ chức đi thăm các địa danh gần như : ………………………………., …………………………… Tổ chức đi thăm những địa danh này vừa đỡ tốn kém, vừa không mất thời gian học tập của các em và đáp ứng được nhu cầu vui chơi của đa số các em thiếu nhi. Khi tổ chức đi tham quan, du lịch, dã ngoại nên tổ chức thêm một số cuộc thi như: Tập vẽ, sáng tác theo cảm súc, cảm thụ cái đẹp, tìm hiểu lịch sử, giao lưu văn hoá Và để đảm bảo sức khoẻ khi tổ chức khi đi tham quan, du lịch, dã ngoại cần mang theo thức ăn, đồ uống và một số thuốc men cần thiết. 5. Những nội dung hoạt động nhằm phát triển trí tuệ, mở rộng tri thức khoa học, hiểu biết xã hội, phát triển năng khiếu của thiếu nhi. Nội dung hoạt động này liên quan đến kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp, tri thức, vốn sống xã hội, chính trị, văn hoá truyền thống dân tộc của nhân loại. Điều cơ bản giữa hoạt động dạy học ở nhà trường và ở điểm vui chơi là ở chỗ nhà trường cung cấp tri thức một cách cơ bản theo một chương trình do Nhà nước ban hành. Còn ở điểm vui chơi thì tận dụng kiến, mở rộng, phát triển tri thức cơ bản của các môn học. Nội dung vui chơi đa dạng, phong phú như: Tìm hiểu, sáng tác, trưng bày, nghe nói chuyện kết hợp với hình thức và nội dung hoạt động khác. Ví dụ: Tổ chức các nhóm tham gia xã hội, sáng tác thơ ca, tìm hiểu danh nhân Nên tổ chức theo chủ đề hoặc trưng bày kết quả tìm hiểu của các em. Vì vậy nội dung hoạt động phải linh hoạt, mềm dẻo, kết hợp nhiều hình thức, nội dung trong mỗi buổi, mỗi tuần, mỗi tháng. Cần có một chương trình hoạt động theo chủ đề tháng dựa trên kế hoạch của nhà trường và tổ chức chính trị khác. Người viết : Đỗ Thanh Nhật 9 Sáng kiến kinh nghiệm Ví dụ: - Tháng 1: Ngày học sinh, sinh viên (09/01) - Tháng 2: Mừng Đảng, mừng Xuân (03/02) - Tháng 3: - Giáo dục giới tính (08/03) - Mùa xuân và tuổi trẻ (26/03) - Tháng 4: Học, học nữa, học mãi. (Kỷ niệm ngày sinh của Lê Nin) - Tháng 5: Nhớ ơn Bác Hồ (19/05) - Tháng 6,7,8: - Hè vui chơi bổ ích. - Đền ơn đáp nghĩa (27/07) - Tháng 9: Ngày hội khai trường và kỷ niệm Quốc khánh 02 - 9. - Tháng 10: Nhớ cách mạng tháng 10 Nga. - Tháng 11: Biết ơn thầy cô (20/11) - Tháng 12: Quân đội anh hùng (22/12) II: Cấu trúc và kinh nghiệm một số nội dung vui chơi 1. Trò chơi nhỏ: Đối với trẻ em nói chung, thiếu nhi nói riêng vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt, học sinh hàng ngày của các em: “Học mà chơi Chơi mà học”. Từ nhu cầu thực tế đó, chúng ta cũng cần phải nắm bắt được cấu trúc của một trò chơi nhỏ để chuyền đạt cho các em, cụ thể như sau: 1.1. Người hướng dẫn: Trò chơi nào cũng phải có một người hưỡng dẫn chính, là trung tâm điều khiển của cuộc chơi còn gọi là người quản trò. Người quản trò phải chú ý những điểm sau đây: - Mục đích của trò chơi: Trò chơi đó có tính giáo dục cái gì ? Mặt nào? Nhằm mục đích gì ? Cần được làm rõ trước khi chơi. - Lựa chọn trò chơi: Trò chơi phải phù hợp với đối tượng , có trò chơi phù hợp cho thiếu nhi lớn nhưng quá sức cho nhi đồng. - Trình bày trò chơi: Ngắn, dễ hiểu, phối hợp giữa nói và làm cộng tác. - Điều hành trò chơi: Vui vẻ, thoải mái, từ đơn giản đến phức tạp, tốc độ hơi chậm ban đầu, nhanh về sau. - Phải nhanh nhẹn, hoạt bát, dí dỏm và hài hước khi điều hành trò chơi. 1.2. Hướng dẫn chơi: Bước 1: - Tập hợp đội ngũ, bố trí đội hình. Người viết : Đỗ Thanh Nhật 10 [...]... vui chơi và tổ chức các điểm vui chơi cho thiếu nhi - Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần coi việc giáo dục thiếu nhi thông qua các hoạt động vui chơi là một nội dung hoạt động ở cơ sở, tạo mọi điều kiện cần thiết cho các em tham gia vui chơi - Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian và cơ sở vật chất cho đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động vui chơi. .. với kinh nghiệm bản thân Qua đó tôi thấy rằng việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi là rất cần thiết và cần phải được một số vấn đề sau: - Bất cứ hình thức vui chơi giải trí nào cũng phải hấp dẫn và gây hứng thú cho các em Người lớn không được áp đặt, gò bó, đề ra nhi u quy định buộc các em phải tuân theo một cách máy móc Khi tổ chức vui chơi phải để cho các em tự do, tự nguyện và thoải mái - Tổ chức vui. .. động vui chơi cho thiếu nhi - Các anh chị phụ trách cần tăng cường tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho các em thiếu nhi Người viết : Đỗ Thanh Nhật 18 Sáng kiến kinh nghiệm Ngoài ra , cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc tổ chức vui chơi theo chủ đề, chủ điểm * Do thời gian nghiên cứu không được nhi u, tài liệu còn thiếu và xuất bản đã lâu Cho nên qua... tổ chức hoạt động vui chơi ở liên đội: 3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng Chương III Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức vui chơi I Một số nội dung tổ chức hoạt động vui chơi II : Cấu trúc một số nội dung vui chơi 1 Trò chơi nhỏ 2 Múa tập thể 3 Hoạt động ngoại khóa Người viết : Đỗ Thanh Nhật 21 Sáng kiến kinh nghiệm C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : I Kết luận II Kiến nghị Người viết : Đỗ Thanh Nhật 22 ... cuộc và phạt người thua cuộc * Lưu ý: Khi tổ chức chơi cần tránh một số điểm sau: - Đưa ra trò chơi chưa quen - Quá nghiêm khắc trong khi điều hành trò chơi - Đối xử thô bạo với người thua - Kết thúc trò chơi đúng lúc, không nên tổ chức một lúc quá 5 trò chơi sẽ gây cho các em sự nhàm chán 1.3 Người dự chơi: - Cần nắm vững nội dung trò chơi, luật chơi cách chơi - Tự giác, không gian lận, giấu lỗi,... các đội tham gia thi e Thực hiện các nội dung theo kế hoạch 3.4 Tổng kết rút kinh nghiệm: - Công bố kết quả cuộc thi - Phát thưởng - Bế mạc cuộc thi Người viết : Đỗ Thanh Nhật 17 Sáng kiến kinh nghiệm C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi ở trường tiểu học Ngân Sơn” Bằng cách nghiên cứu tham khảo tài... đề tài Đỗ Thanh Nhật Người viết : Đỗ Thanh Nhật 19 Sáng kiến kinh nghiệm Một số tài liệu tham khảo 1.Búp măng xinh - NXB thanh niên 1995 2 Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi thiếu nhi - NXB thanh niên 1998 3 Người phụ trách thiếu nhi cần biết - NXB thanh niên 1997 4 Kỹ năng nghiệp vụ công tác đội - NXB thanh niên 1993 5 Phương pháp tổ chức công tác Đội TNTP hồ Chí Minh – NXB Giáo dục tháng 11 năm... trí giúp các em hình thành tình cảm yêu thương, chia sẻ trách nhi m và lòng nhân ái - Hoạt động vui chơi cần được cân nhắc, lựa chọn theo phương hướng có lợi nhất đối với sự phát triển của thiếu nhi - Để có thể vui chơi giải trí lành mạnh và thiết thực phải có đồ chơi, phương tiện giải trí đặc biệt là chỗ chơi Hoạt động vui chơi bổ ích cho các em, vừa góp phần vào các hoạt động văn hoá, xã hội ở địa... Nghiên cứu dựa trên quá trình tổ chức vui chơi cho thiếu nhi B.NỘI DUNG CƠ BẢN : Chương I Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: 1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu: 3 Vị trí, vai trò của vấn đề ngiên cứu: Chương II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1 Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứu: 2 Thực trạng của việc tổ chức hoạt động vui chơi ở liên đội: 3 Nguyên nhân... kiến kinh nghiệm - Chuẩn bị dụng cụ, người hỗ trợ (nếu cần) Bước 2: - Trình bày trò chơi, dạng trò, luật trò, cách chơi và việc thưởng, phạt khi thắng thua - Người quản trò phải giới thiệu ngắn, dễ hiểu gây được hào hứng ngay từ đầu Bước 3: - Hướng dẫn mẫu, quản trò trực tiếp làm hoặc mời người chơi thử 1;2 lần không có thưởng phạt để người chơi dễ hình dung và làm quen trò chơi Bước 4: - Cho chơi . tổ chức vui chơi cho các em, thậm chí gây ra sự nhàm chán cho các em khi tham gia vui chơi. Từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt đông vui chơi cho thiếu. tổ chức lại, truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi. Bằng các phương pháp các anh chị phụ trách truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi và sau khi tiếp thu thiếu nhi sẽ tự tổ chức hoạt động vui chơi cho. đòi hỏi người tổ chức cần có những kinh nghiệm và phương pháp tổ chức khoa học . V. Nhi m vụ nghiên cứu: Thực tế, tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi của các anh

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan