Sử dụng nấm linh chi pps

5 234 0
Sử dụng nấm linh chi pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sử dụng nấm linh chi Các loại linh chi thông dụng Hoàng chi: còn gọi là kim chi. Hoàng chi có màu vàng, vị ngọt không độc, tính bình. Chủ trị các bệnh nội tạng, nhất là bệnh phụ khoa và chứng viêm mãn tính, có tác dụng kiện tỳ an thần. Thanh chi: còn gọi là long chi. Thanh chi có màu xanh, vị hơi chua, tính bình. Có tác dụng bổ gan sáng mắt, tăng cường chức năng phổi, giúp tinh thần tập trung và tăng trí nhớ. Xích chi: còn gọi là đơn chi. Xích chi có màu nâu, vị hơi đắng, tính bình, không độc. Chủ trị nôn ngực, có tác dụng bổ ích đối với tim mạch, tăng cường trí nhớ, kéo dài tuổi thọ. Tía chi: còn gọi là mộc chi. Tía chi có màu tím là trung gian giữa hai màu nâu và đen, tác dụng cho cả gan lẫn thận. Tía chi có vị ngọt không độc, tính ôn hòa. Chủ trị ù tai, ích tinh khí, cường kiện gân xương, bổ thận. Đối với bệnh trĩ cũng có hiệu quả nhất định. Hắc chi: còn gọi là huyền chi. Hắc chi có màu đen, vị hơi mặn mà tính bình. Chủ trị tiểu tiện không thông, có công hiệu bổ thận lợi tiểu. Bạch chi: còn gọi là ngọc chi. Bạch chi có màu trắng, vị cay nóng, tính bình. Chủ trị mũi dị ứng, ho khan và khó thở, tác dụng bổ phổi. Linh chi ngoài việc chỉ dùng riêng lẻ, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Chọn lựa linh chi cần lưu ý về hình dạng và màu sắc, nấm có bề mặt bóng mượt, rắn cứng chất lượng tốt nhất. Thực dưỡng bằng linh chi Linh chi đại bổ tửu Vật liệu: Linh chi 1 lượng, đại táo 10 quả, long nhãn 1 lượng, táo đỏ 20 quả, rượu nếp 2 lít. Cách làm: Linh chi rửa sạch, xắt lát, phơi nơi râm mát. Các vật liệu khác ngâm rửa sạch sẽ, để ráo nước. Tất cả vật liệu ngâm trong rượu nếp, đậy nắp để nơi thoáng mát, sau 7 ngày thì dùng. Mỗi ngày sáng, chiều dùng một chum (cốc) nhỏ. Tác dụng: Bổ ích nội tạng, cường tráng thân thể, có tác dụng bồi bổ đối với người suy nhược cơ thể, đồng thời cũng điều trị hiệu quả mất ngủ và suy nhược thần kinh. Lưu ý: Nếu không uống được rượu bổ, khi tiềm (tần) gà có thể thêm vào một ít rượu bổ. Ngoài việc loại bỏ mùi rượu, thành phần dược chất trong rượu tan trong nước, vẫn được hấp thu. Bạn có biết: Linh chi rất tốt cho người bị tiểu đường Linh chi phổ biến hiện nay l à loài Ganoderma lucidum. Linh chi có tác dụng phục hồi chức năng gan trong bệnh tiểu đường, vì bệnh tiểu đư ờng không hoàn thành được chức năng dự trữ glucose (dưới dạng glucogen) khiến glucose- huyết dao động sau bữa ăn và glucose-huy ết tăng (do thủy phân glucogen). Theo nghiên cứu của Lin JM (1995), linh chi có khả năng phục hồi chức năng gan. Ngoài ra, theo khảo cứu của Mizuno T. (1996) linh chi còn làm gi ảm glucose-huyết ở chuột bình thường và chuột gây bị tiểu đường. Bệnh tiểu đư ờng do âm suy, thủy không khắc chế được hỏa nên tân thận bất giao và khó ng ủ. Theo nghiên cứu của Zhang JT.(1996), linh chi có khả năng an thần, nhất là k ết hợp với barbituric. Linh chi thuộc nấm gỗ nên chỉ dùng dưới dạng thuốc sắc. Nếu chỉ h ãm nước sôi thì hoạt chất không ra hết được. Vì thế, tốt nhất dùng linh chi theo d ạng sắc và uống nóng. BÙI KIM TÙNG Canh linh chi - nhân sâm - kỷ tử Vật liệu: Linh chi 4 chỉ, cao ly sâm 3 chỉ, câu kỷ tử 3 chỉ, long nhãn 1 lượng, táo đỏ 4 quả, thịt nạc 500 g. Cách làm: Thịt nạc rửa sạch, dùng nước sôi luộc qua sử dụng sau. Các vật liệu khác rửa sạch. Tất cả vật liệu cho vào trong thố, thêm nước lượng vừa, tiềm (tần) trong 2 - 3 giờ đồng hồ, nêm muối mang ra dùng nóng. Tác dụng: Bổ gan, ích khí, dùng điều trị cơn đau của bệnh gan, thận, mệt mỏi, có hiệu quả nhất định đối với cơn đau âm ỉ của bệnh viêm gan mãn tính. Chè linh chi - trứng cút Vật liệu: Linh chi 1 lượng, trứng cút 12 quả, táo đỏ 20 quả, đường thẻ. Cách làm: Trứng cút luộc chín, bỏ vỏ sử dụng sau. Các vật liệu khác ngâm rửa sạch sẽ. Tất cả vật liệu cho vào nồi đất, thêm 8 chén nước sạch, sau khi nấu sôi với lửa lớn, rồi dùng lửa nhỏ nấu 1 giờ đồng hồ, thêm vào đường thẻ, nấu thêm giây lát rồi dùng. Tác dụng: Bổ máu dưỡng nhan sắc, dùng lâu làm sắc mặt hồng hào, giảm nếp nhăn, có tác dụng săn sóc sắc đẹp. Canh thịt nạc linh chi - điền thất Vật liệu: Linh chi 1 lượng, điền thất 2 chỉ, đảng sâm 5 chỉ, long nhãn 1 lượng, táo đỏ 4 quả, gà 1 con, thịt nạc 300 g, gừng tươi 4 lát. Cách làm: Gà bỏ lông và nội tạng, bỏ đầu móng, rửa sạch luộc qua, chặt lát. Thịt nạc rửa sạch luộc qua. Linh chi dội rửa, xắt lát nhỏ. Điền thất ngâm rửa sạch sẽ, băm nát. Gừng tươi rửa sạch xắt lát. Các vật liệu khác ngâm rửa sạch sẽ. Tất cả vật liệu cho vào trong thố, thêm nước lượng vừa, dùng lửa nhỏ tiềm (tần) 2 - 3 giờ đồng hồ, nêm muối thì dùng. Tác dụng: Dưỡng tâm an thần, cầm máu giảm đau, thích hợp dùng cho người bị hồi hộp, ngực đau lặp lại nhiều lần, có công hiệu bổ ích khí huyết và điều trị mất ngủ, mộng nhiều. . Sử dụng nấm linh chi Các loại linh chi thông dụng Hoàng chi: còn gọi là kim chi. Hoàng chi có màu vàng, vị ngọt không độc, tính bình. Chủ. nhất. Thực dưỡng bằng linh chi Linh chi đại bổ tửu Vật liệu: Linh chi 1 lượng, đại táo 10 quả, long nhãn 1 lượng, táo đỏ 20 quả, rượu nếp 2 lít. Cách làm: Linh chi rửa sạch, xắt lát, phơi. nước, vẫn được hấp thu. Bạn có biết: Linh chi rất tốt cho người bị tiểu đường Linh chi phổ biến hiện nay l à loài Ganoderma lucidum. Linh chi có tác dụng phục hồi chức năng gan trong bệnh

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan