Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết niệu và hệ sinh dục - Phần 3 doc

12 426 2
Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết niệu và hệ sinh dục - Phần 3 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết niệu và hệ sinh dục Phần 3 401. Mụn cơm ở đầu các ngón tay "Cháu bị mọc nhiều mụn cơm ở đầu các ngón tay, chữa cách nào cũng không khỏi, và chúng cứ to dần. Có cách gì chữa không?". Không chữa tràn lan được, mà phải tìm đúng tên "đầu têu" để trị, bọn "đàn em" sẽ biến dần. Cháu hãy nhớ lại đúng cái mụn cơm xuất hiện đầu tiên, rồi nhờ bác sĩ đốt bằng dao điện (phải gây tê tốt, không đau, phải đốt cho được "chân" của nó). Nếu không có điều kiện đến bệnh viện, cháu có thể tự chữa bằng một trong các cách sau: - Chấm thuốc tiêu mụn cơm Collomark (lọ 10 ml dung dịch, chứa 2 g acid salicylic, 0,5 g acid lactic và 0,2 g polidocanol): Chỉ nhỏ một giọt vừa khớp với diện tích của cái mụn cơm này, chờ 5-7 phút thì thấm khô thuốc (mỗi ngày làm 2 lần sáng và chiều). Đến khi ấn vào thấy mềm mại là được; nếu chưa thì tiếp tục thêm vài hôm nữa. Các mụn "vệ tinh" sẽ tự hết. Nếu sau đó ít lâu bọn này chưa hết hẳn thì chấm thêm một thời gian cho đến khi hết hoàn toàn. Nhớ không để thuốc giây rộng ra sẽ hại da, không giây thêm lên mắt (nếu bị, phải cho ngay mắt vào nước sạch mà chớp mạnh nhiều lần), và dĩ nhiên không cho trẻ sờ vào lọ thuốc. Nhớ nút kỹ ngay sau khi lấy thuốc ra. - Lấy một chút xà phòng giặt (xà phòng giặt, không phải bột giặt) trộn với chút vôi ăn trầu, làm thành một hạt đúng cỡ cái mụn cơm(không được to hơn) rồi đem đặt lên. Hạt này sẽ làm mụn loét dần, cho đến khi còn lại một lỗ nhỏ (đừng vội lấy ra quá sớm vì sẽ sót "chân"). Chấm thuốc đỏ và giữ khô sạch, tránh nhiễm khuẩn. - Lấy một chiếc kim, cho cồn vào đốt kim để diệt khuẩn, rồi cắm vào mụn cơm sau khi đã xoa cồn lên nó. Hơ đầu kim lên ngọn lửa không khói (bật lửa ga hoặc đèn cồn của y tế). Kim nung đỏ sẽ giết chết mụn. Cuối cùng, xoáy nhẹ kim để lấy toàn bộ ra. Chấm thuốc đỏ và giữ khô sạch. 402. Bong gân "Cháu bị trẹo chân, xương không việc gì nhưng bị bong gân. Có người mách phải xoa cồn, người nói bôi dầu chổi, dầu cù là. Một ông bác sĩ quân y lại bảo cháu ngâm nước lạnh; cháu theo ông ta, thấy nhanh bớt, nhưng vẫn thắc mắc không hiểu xoa các thứ kia vào thì có nhanh hơn không?". Khi bị bong gân, chườm lạnh hoặc ngâm vào nước lạnh là tốt nhất. Cái lạnh làm giảm lượng máu đi vào chõ tổn thương, giúp nạn nhân đỡ căng tức, đỡ đau. Nhưng phải cho chút muối vào nước để làm cho nước không còn nhược trương so với cơ thể, nhờ đó không gây nề thêm. Không được bôi các thứ dầu gây nóng, không nên chườm nóng, vì chúng sẽ gây tác dụng ngược lại. 403. Bảo vệ chân và chữa nẻ "Cháu 16 tuổi, ở nông thôn, thường phải lội đồng. Mấy năm nay, từ bắp chân trở xuống bị nẻ từng vảy nhỏ, lâu lâu lại bong ra. Xin cho cháu một lời khuyên". Do sau mỗi lẫn lội đồng, cháu không rửa thật kỹ nên bùn đất còn lại trên da đã dần dà làm cho lớp sừng của da dày lên, khiến da cháu dễ nẻ khi gặp không khí khô. Ở nông thôn, nhiều chị em có thói quen tốt bảo vệ đôi chân: khi làm việc dưới nước, họ mang ủng vải tự tạo, về nhà lại rửa ráy kỹ càng. Trước khi đi ngủ, hãy thường xuyên dùng khăn mặt cọ nhẹ lên bắp chân (không được gây rát hoặc đau). Nhờ vậy, lớp sừng này sẽ mỏng dần, một ngày nào đó sẽ trở lại bình thường. Mỗi lần cọ xong, có thể bôi một lớp mỏng kem bôi mặt. Đừng sốt ruột, bởi quá trình phục hồi diễn ra khá chậm. Nếu có điều kiện, nên nghỉ lội đồng một thời gian. Nếu phải lội đồng thì nhớ mang bốt cao su hoặc ủng vải tự tạo. 404. Chai chân "Cháu bị chai ở cả hai bàn chân, đi lại rất khó chịu và còn đau nữa. Có người khuyên cháu nên đi mổ. Xin cho biết nguyên nhân gây bệnh và có cách chữa nào khác không?". Do lực đè của toàn thân lên một số điểm ở chân trong khi bên dưới không có đệm lót (tất, đế giàu mềm ), thậm chí ngay cả khi có đệm lót, rất nhiều người bị chai chân ở mức độ khác nhau. Khi bị đau nghĩa là đã có một nhân rắn bên trong; phải loại bỏ được cái nhân này thì mới hết đau. Mới nhìn, tưởng như chỉ cần mổ cắt bỏ chai chân là bệnh khỏi. Nhưng cuộc mổ thường để lại sẹo (thẹo) và chính tổ chức này lại có thể làm xuất hiện một cục chai mới. Cách chữa đơn giản sau đây có thể giúp ích cho cháu với điều kiện thật kiên trì: Dùng nước ấm ngâm chân. Sau chừng 10-15 phút, khi da chân mềm ra, dùng một con dao cùn cạo lên chỗ chai, cố gắng làm mỏng nó từng chút một. Sau một thời gian, cháu sẽ nhìn thấy cái nhân của nó; lúc bấy giờ hãy dùng một mũi dao cùn khều nó từ chính giữa (không đau và không chảy máu, vì dao chỉ tác động lên chất sừng thôi). Những lần sau sẽ lấy thêm, cũng từ trong ra ngoài, cho đến khi hết hẳn. Hết rồi vẫn phải chăm nom để phòng tái phát. Xem loại giày dép nào gây cộm thì thay loại khác; có khi phải bỏ guốc. 405. Nẻ gót chân "Cứ đến mùa hanh khô là mẹ cháu nẻ cả hai gót chân, trông cứ như quả dưa bở, rất đau (đến nỗi phải nghỉ việc đồng áng). Nay lại đến cháu: sau một đợt đào vét ao cùng bố, gót chân cháu cũng nẻ! Chứng nẻ gót chân có di truyền không? Hãy cho cháu biết cách chữa cho cả hai mẹ con?". Gót chân của những người thường xuyên tiếp xúc với đất (nhất là với bùn) nhưng không cọ rửa kỹ càng thường hay bị nẻ, có khi rớm máu vì nẻ khá sâu. Đó là do lớp sừng ở vùng da này đã trở nên dày cứng; gặp khi trời lạnh, hanh khô (độ ẩm không khí giảm), nó nẻ ra, kéo theo phần thịt bị xé rách. Cách chữa đơn giản, nhưng phải thật tỉ mỉ, kiên trì: - Khi chưa bị nẻ: Sau mỗi lần tiếp xúc với bùn đất, nhất thiết phải cọ rửa thật kỹ. Dùng bàn chải hoặc một thanh tre cật uốn cong để nạo kỹ da chân cho kỳ hết chất bám, làm da mềm mại trở lại. Tranh thủ mọi lúc tiến hành thêm việc này, chẳng hạn khi tắm. - Khi da đã nẻ: Dùng nước ấm già pha chút muối, ngâm chân hằng ngày vài ba lần, mỗi lần chừng nửa giờ, dùng một lưỡi dao cùn hoặc cật tre sắc nạo dọc mép các vết nẻ (chịu khó nhịn đau, càng về sau càng ít đau). Thay nước nếu cần. Mục đích: Làm cho da chân mỏng dần từng ít một. Sau mỗi lần như vậy, cháu có thể bôi một chút Vaseline pure (có bán tại hiệu thuốc tây) hay kem thoa mặt để cho da được ẩm. Nhớ giữ chân sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Chắc bây giờ cháu đã hiểu rằng nẻ chân không di truyền. Cháu bị nẻ là do trong khi đào vét ao đã để bùn bám mãi vào, khiến cho lớp sừng của da chân dày cộp lên. Hãy tự chữa ngay cho mình và giúp mẹ chữa. Khi khỏi, nhớ phổ biến kinh nghiệm cho bà con. 406. Thấp khớp "Em 21 tuổi, 7 năm trước tự nhiên khớp mắt cá sưng lên, đau nhức không đi được, bác sĩ cho uống Voltarène kết hợp với xoa bóp thì giảm hẳn; một thời gian sau đau nhức trở lại nhưng không đáng kể. Hai tháng nay, từ khi lên Đà Lạt, hai gối và khớp cổ chân em rất nhức Xin cho em một lời khuyên". Nhiều khả năng em bị bệnh thấp khớp cấp từ trước nhưng không được chữa dứt điểm (bằng kháng sinh liều cao, thuốc chống viêm, sau đó tiếp tục tiêm kháng sinh thải trừ chậm để củng cố, theo định kỳ hằng tháng, trong thời gian dài); và bệnh của em đã tái phát theo quy luật của nó. Hậu quả chủ yếu của bệnh thấp khớp cấp là ở tim (ngoài di chứng nó đã để lại ở màng phổi và màng bụng). Bệnh càng để lâu, càng tái phát nhiều lần thì tim càng có nhiều nguy cơ bị thương tổn nặng, nhất là tại các van tim. Em cần tìm đến một cơ sở chuyên khoa về khớp để được hướng dẫn chữa trị chu đáo có theo dõi lâu dài, đồng thời kiểm tra kỹ tim. Không nên quá lo lắng, nhưng phải hết sức cảnh giác. 407. Đừng nghĩ là đã hết hẳn bệnh "Cháu bị thấp khớp (chớm vào tim), nằm chữa tại bệnh viện hai tuần thì khỏi. Khi xuất viện, bác sĩ kê đơn cho uống kháng sinh liên tục dài ngày để ngừa tái phát. Cháu vẫn thực hiện đều, nhưng gần đây một ông lang nói có thể chữa tiệt nọc bệnh thấp khớp của cháu mà không cần dùng thuốc Tây. Xin cho cháu một lời khuyên". Trong dân gian có một số bài thuốc chữa thấp khớp, nhưng hiện chưa có công trình nghiên cứu nào đáng tin cậy cho phép khẳng định chúng chữa khỏi được bệnh. Còn y học hiện đại thì đã có thuốc chữa thấp khớp một cách hữu hiệu. Thuốc trong đơn mà bác sĩ đã kê cho cháu thuộc quy trình điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh này; cháu cần tiếp tục thực hiện thật nghiêm túc, đúng liều lượng và thời gian. Nếu không, bệnh thấp khớp có thể tái phát; và cứ mỗi lần như vậy, tim lại bị tổn thương thêm, nhất là các van tim, dẫn đến những hậu quả tai hại. Cháu cũng phải theo đúng lịch hẹn tái khám thấp khớp và kiểm tra tim. Ngoài ra, nếu chưa đến hẹn mà thấy có dấu hiệu đặc biệt (khớp sưng nóng, tức ngực khó thở ) là phải đến bệnh viện xin khám ngay. Ngoài ra, cháu nên chú ý giữ sức khỏe, tránh lao động nặng, tránh chạy nhảy nhiều để tim đỡ mệt do gắng sức. Đừng vì thấy khỏi ở khớp mà cho rằng đã hết hẳn bệnh, bởi vì thấp khớp "liếm" khớp, "đớp" tim! 408. Gai xương đốt sống lưng "Có phải nữ hay bị gai cột sống hơn nam? Tôi hay đau lưng, chụp X- quang thấy có gai xương các đốt sống lưng. Xin cho biết có cách gì chữa được". Chưa thấy có thống kê lớn nào kết luận là gai xương ở nữ nhiều hơn ở nam. Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của hiện tượng mọc gai xương (thường là ở các đốt sống lưng) nên chưa có phương cách gì điều trị hết được; chỉ có thể dùng thuốc giảm đau, châm cứu, xoa nắn Trong tình huống khó khăn này, xin giới thiệu một cách chữa của Lương y Hoàng Duy Tân để bạn tham khảo và vận dụng nếu có điều kiện: - Bổ một quả đu đủ cỡ vừa đã hơi chín, lấy hạt cho vào rổ, xát mạnh rồi rửa cho sạch màng bọc ngoài, chỉ lấy phần lõi. Giã nát, cho vào một miếng vải mỏng. Đặt lên vùng có hoặc nghi có gai xương trong nửa giờ (không để lâu hơn vì có thể gây rộp da). Mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 20-30 ngày. - Khi đã đặt được 2 tuần thì dùng động tác xoa nắn như sau: Đứng dựa lưng vào sát tường, đặt một quả bóng tennis (hoặc bóng nhựa cùng cỡ) vào giữa tường và vùng đau, rồi từ từ đẩy mình lên xuống nhằm làm cho quả bóng lăn lên chỗ đau, làm khoảng 20-30 lượt, mỗi ngày 1-2 lần. Cuối đợt chữa, kiểm tra lại bằng X-quang, nếu chưa hết hẳn thì tiến hành thêm một đợt nữa. 409. Tự chữa mồ hôi nhiều ở tay chân [...]... thương rất mạnh vào đầu gối, có tổn thương dây chằng của khớp, thậm chí có máu tụ trong ổ khớp, nhưng không được xử trí đúng phương pháp (bất động tuyệt đối, chọc hút máu nếu có máu tụ, khâu nối dây chằng bị tổn thương ) Hiện X-quang không cho thấy hình ảnh tổn thương xương khớp nhưng điều đó không loại trừ di chứng của chấn thương cũ trước đây Cháu nên đến một trung tâm chấn thương - chỉnh hình để... cháu chạy bị ngã, đầu gối sưng và bầm tím, khoảng 10 ngày sau mới bớt được phần nào, đi lại hơi khó chịu một chút Về sau, mỗi lần đi, chạy, nhảy, chân cháu quỵ xuống đau buốt, nhất là lúc bị vấp, dù nhẹ Chân cháu như yếu đi, co duỗi khó khăn, phải lấy tay đỡ Mới đây cháu phát hiện chân mình bị teo phần sát đầu gối, đi chụp X-quang nhưng bác sĩ nói không có vấn đề gì về xương khớp Liệu chân cháu có chữa..."Cháu ra rất nhiều mồ hôi ở tay, khi viết bị ướt cả vở Người em cũng rất nhiều mồ hôi, cứ làm việc gì là ướt đẫm quần áo Xin cho biết cách chữa" Xin giới thiệu bài thuốc đã được lương y Hoàng Duy Tân cải biên từ một phương thang cổ, gồm 5 vị như sau: Hoàng kỳ 12 g, phòng phong 6 g, bạch truật 8 g, mạch môn 8 g, ngũ vị tử 4 g Cho vào 1,5 lít nước, đun nhỏ lửa, lấy 0,5 lít Uống... chấn thương - chỉnh hình để được đánh giá đúng các di chứng và có hướng điều trị hữu hiệu Sau khi chữa, cháu còn phải luyện tập một thời gian dài dài đấy; nhưng chắc chắn cháu sẽ khá dần và dĩ nhiên không tàn phế nếu kiên trì Từ nay, nếu thấy bạn nào bị chấn thương đầu gối thì cháu hãy khuyên bạn chớ coi thường Trái lại, phải tới ngay một cơ sở chấn thương chỉnh hình có kinh nghiệm để tránh di chứng . đọc Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết niệu và hệ sinh dục Phần 3 401. Mụn cơm ở đầu các ngón tay "Cháu bị mọc nhiều mụn cơm ở đầu các ngón tay, chữa cách nào cũng không khỏi, và chúng. cùng cỡ) vào giữa tường và vùng đau, rồi từ từ đẩy mình lên xuống nhằm làm cho quả bóng lăn lên chỗ đau, làm khoảng 2 0 -3 0 lượt, mỗi ngày 1-2 lần. Cuối đợt chữa, kiểm tra lại bằng X-quang, nếu. tim đỡ mệt do gắng sức. Đừng vì thấy khỏi ở khớp mà cho rằng đã hết hẳn bệnh, bởi vì thấp khớp "liếm" khớp, "đớp" tim! 408. Gai xương đốt sống lưng "Có phải nữ hay

Ngày đăng: 08/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan