BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ "PHẢN BỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY" ppt

16 3.3K 8
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ "PHẢN BỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY" ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

z ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ TÊN ĐỀ TÀI: PHẢN BỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hà Nội 6/2010 Mục lục I.Dẫn nhập 3 II.Nội dung chính 4 1. Định nghĩa phản biện xã hội 4 2.Vai trò của phản biện xã hội 5 4. Thực trạng hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay 10 5. Nguyên nhân của thực trạng trên 12 6. Biện pháp 13 Danh mục tài liệu tham khảo 15 I.Dẫn nhập Hiện nay trong rất nhiều bài viết có dề cập đến Phản biện xã hội như là một nhu cầu tự nhiên của cuộc sống. Theo ông Trần Đình Bạt – Tổng giám đốc Investconsult Group trong một bài việt của mình trên tạp chí The Juoral Of Global Isues & Solution cho rằng: “Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong khoa học phản biện cũng là một trong những cách thức chủ yếu đểm các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học. Còn trong đời sỗng xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ. Phản biện xã hội là một vấn đề hoàn toàn không mới, loài người đã làm quen với khái niệm này từ rất sớm và biến nó trở thành công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ, tạo ra sự phát triển về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến.”[2] Nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập, cần sự cải cách, đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ bệnh quan liêu, khắc phục những bất hợp lý trong hệ thống chính quyền các cấp. Muốn vậy một trong những giải pháp hữu hiệu khơi dậy, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch mà phản biện xã hội là một cách thức có hiệu quả nhất, đắc biệt trong điều kiện thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền. Trong thời đại ngày nay, phản biện xã hội vẫn là một trong những vấn đề hệ trọng, là đối tượng cần nghiên cứu, nhất là đối với các quốc gia đi sau, các quốc gia đang phấn đấu cho nền dân chủ trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu phản biện xã hội đã có rất nhiều công trình và đề tài nghiên cứu trong đó nổi bật là cuốn sách “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền” do TS. Hồ Bá Thâm và CN. Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đồng chủ biên, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia ấn hành năm 2009 đã cung cấp một cách hiểu về vấn đề phản biện xã hội này một cách khá chi tiết. Cuốn sách đi sâu phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và vai trò của phản biện xã hội trong việc tăng cường và phát huy dân chủ pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra còn rất nhiều bài báo trong các tạp chí cũng như internet đề cập đến nội dung này. Những bài viết này chủ yếu xoay quanh tình hình phản biện xã hội ở Việt Nam trong sự phát triển của đất nước.Bên cạnh đó phản biện xã hội cũng được khoa học đào sâu nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, luận văn thạc sỹ của Mai Thi Thúy Hường đã tiếp cận vấn đề trong lĩnh vực báo chí “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội” đã được hội đồng chấm thi đánh giá cao. Phản biện xã hội là một vấn đề Chính trị - xã hội được quan tâm chú ý nghiên cứu nhiều trong thời gian gần đây đặc biệt khi mà xã hội ngày một phát triển, trình độ dân trí ngày một được nâng cao thì người dân ngày có xu hướng quan tâm đến vấn đề chính trị, đến những quyết sách của Đảng và nhà nước và muốn lên tiếng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nhiều hơn. Vì thế hoạt động phản biện xã hội đang phát triển ở nước ta và các nghiên cứu, bài viết thường đi sâu vào tìm hiểu tình hình cũng như hiệu quả của hoạt động này. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động phản biện xã hội vừa mang màu sắc chính trị vừa mang màu sắc xã hội. Nó là một vấn đề mà xã hội học chính trị cần quan tâm, nghiên cứu. Bài viết dưới đây phần nào làm nổi bật lên mối quan hệ giữa chính trị và xã hội qua hoạt động phản biện xã hội. II.Nội dung chính 1. Định nghĩa phản biện xã hội Về định nghĩa phản biện trong rất nhiều bài viết đã đề cập đến nhưng trong bài viết này xin đưa ra cách định nghĩa trong cuốn “ Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện đại hội X của Đảng”của tập thể tác giả Ngô Văn Du, Hồng Hà, Trần Xuân Giá : “Phản biện là nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định công trình khoa học, dự án, đề án trong các lĩnh vực khác nhau. Phản biện là hành vi xác định tính khoa học của hoạt động của con người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động. Phản biện làm cho mỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác nhận có chất lượng khoa học đối với nó… Phản biện là một thể hiện của các phản hành động xuất hiện một cách tự nhiên trong một xã hội mà ở đó mỗi con người đều tự do bày tỏ các nguyện vọng của mình. Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn hóa chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần với đời sống con người hơn. Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng chủ trương chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục, kinh tế, môi trường, trật tự an ninh chung của toàn xã hội, nhà nước và các tổ chức liên quan. Phản biện xã hội là phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, góp ý kiến với cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đều phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc trong quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ nạn quan liêu…”[8,48] Định nghĩa trên được coi là dễ hiểu và sát với lĩnh vực chính trị nhất. Ở đây cần có sự phân biệt giữa 2 khái niệm “Phản biện” và “Phản đối”. Phản đối có nghĩa là không tuân theo, nghe theo, ví dụ như Phản đối chiến tranh. Phản đối là một hành động giữa những đối tượng mà một hay một số đối tượng không tuân theo hành động hay ý kiến của một hay một số đối tượng kia. Như vậy phản đối mang nét xung đột, phản kháng còn phản biện mang tính đồng thuận xã hội hơn bởi như định nghĩa trên thì nó như là sự tự do bày tỏ nguyện vọng có thể hiểu là như một sự đóng góp ý kiến của bản thân, sự bày tỏ chính kiến đối với một vấn đề nào đó. Phản đối là đưa ra sự không đồng ý nhưng không phải lúc nào cũng được lập luận một cách khoa học còn phản biện là một hành vi được thực hiện trên một cơ sở khoa học nhất định vì vậy nó góp phần điều chỉnh, xây dựng hơn là phản kháng lại. 2.Vai trò của phản biện xã hội Trong xã hội luôn có nhiều nhóm lợi ích với nhiều nhu cầu và lợi ích khác nhau mà so sánh như tác giả Nguyễn Chính Tâm thì “Xã hội như một căn hộ bao gồm một gia đình có nhiều anh chị em. Do khác nhau về tuổi tác, thể chất, giới tính …tạo cho mỗi cá thể sự khác biệt về sở thích và thói quen. Va chạm tự nhiên của các lợi ích này sinh ra mâu thuẫn. Có mâu thuẫn thì xuất hiện tranh luận. Sự dung hòa lợi ích giữa các thành viên trong gia đình thường được giải quyết bởi tiếng nói cuối cùng của người lớn (bằng những lý lẽ - có phần chủ quan – cha mẹ sẽ ưu tiên cho anh hai hay chị cả, em út hay anh ba. Hoặc tạo điều kiện cho tất cả cùng có điều kiện phát triển.” [1]. Cũng theo tác giả đối chiếu với xã hội thì nhà nước sẽ là đơn vị cao nhất để giải quyết các mâu thuẫn, hoạt động theo pháp luật. Nhưng trong mô hình quản lý xã hội hiện đại thì dù dưới hình thức thể chế chính trị nào thì vai trò và tác động của nhân dân lên chính quyền và các chính sách công là không được phép xâm phạm. Một nhà nước dân chủ thì không thể nào không lắng nghe ý kiến của nhân dân đặc biệt là qua hoạt động phản biện xã hội. Hoạt động phản biện xã hội có nhiều vai trò to lớn, với giác độ xã hội học có thể đưa ra một số vai trò sau: Thứ nhất, Phản biện xã hội tạo ra sự đồng thuận xã hội. Như phân tích ở trên trong xã hội luôn xuất hiện sự va chạm tự nhiên giữa các lợi ích khá nhau, do đó mâu thuẫn và xung đột chắc chắn sẽ xảy ra. Khi mâu thuẫn lớn sẽ dẫn đến đấu tranh. Phản biện xã hội là một hoạt động làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những xung đột vì lợi ích . Thông qua phản biện xã hội mọi người có thể nói lên những chính kiến của bản thân rồi cùng nhau thảo luận ( chứ không phải là tranh cãi) rồi cùng nhau đi đến thống nhất chung có lợi cho các bên. Lấy ví dụ đơn giản như xây dựng pháp luật tất cả từ nhưng người làm kinh tế đến người nông dân đều tham gia thảo luận và thông qua Quốc hôi luật sẽ được ban hành. Sau khi các văn bản luật được ban hành nếu nhóm lợi ích nào xét thấy có điều nào sẽ gây bất lợi đến lợi ích của mình sẽ lên tiếng phản biện lại để đảm bảo lợi ích cho tát cả các bên. Luật pháp giúp xã hội ổn định trên cơ sở của đồng thuận xã hội. Thứ hai, Phản biện xã hội góp phần tăng cường dân chủ. Cần phải khẳng định rằng để có phản biện xã hội cần phải có dân chủ. Thử hỏi nếu không có dân thì làm sao người dân sao có thể nói lên tiếng nói của mình. Nhìn lại quá khứ có thể thấy rõ, thời kỳ phong kiến, thời kỳ quân chủ, quyền lực tối thượng nằm trong tay vua, vua nói một là phải làm một nào ai dám không nghe. Nhưng ngày nay thì khác, khi mà dân chủ là thước đo cho sự văn minh thì người dân đã thực sự có quyền, họ có thể dùng quyền dân chủ đó để nói lên tiếng nói của mình. Phản biện xã hội chính là một lăng kính thể hiện quyền dân chủ của người dân trong xã hội. Trong xã hội hiện nay luôn có những nhóm lợi ích, nhóm xã hội nổi trội – đó là nhóm sẽ nắm quyền lãnh đạo đất nước.Mongteskio đã từng nói “Bất cứ ai có quyền đều có xu hướng lạm dụng quyền. Họ cứ sử dụng đến khi nào gặp phải giới hạn”. Trong xã hội ngày nay cái giới hạn quyền lực chính là tính dân chủ trong chính trị. . Ở những nước có nền dân chủ, tiếng nói của người dân chính là yếu tố giới hạn quyền lực của giai cấp cầm quyền bên cạnh luật pháp, ngay chính luật pháp cũng được xây dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân. Tiếng nói của nhân dân chính là hoạt động phản biện xã hội. Trong bất cứ hệ thống chính trị nào người ta cũng không thể bỏ qua nhân dân được, cho nên tất cả mọi chính sách trong khi xây dựng đều được hỏi ý kiến nhân dân. “Nhưng hỏi nhân dân là việc trưng cầu dân ý không chuyên nghiệp và hoàn toàn không phải là phản biện. Phản biện là một hoạt động khoa học, phản biện là tranh luận một cách khoa học chứ không phải là hỏi xem anh có đồng ý với tôi không. So với trưng cầu dân ý phản biện khác hoàn toàn về chất. Trưng cầu dân ý là hỏi dân, phản biện không phải là hỏi dân. Phản biện không phải là hỏi dân mà là nhân dân nói lên tiếng nói của mình. Và tiêng nói ấy được chuẩn bị một cách chuyên nghiệp bằng trí tuệ, bằng sự thông hiểu lẫn cả dự đoán về sự xung đột lợi ích khi tiến hành một hành động xã hội. Về bản chất chính trị, phản biện là quyền tự do được xây dựng trên cơ sở tự do ngôn luận. nếu không xác lập quyền phản biện tức là quyền tự do ngôn luận mà trưng cầu dân ý chỉ có 2 khả năng là gật và lắc”[2]. Như vậy phản biện xã hôi chính là việc người dân tham gia vào chính trị thông qua tiếng nói của mình đối với đối với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Thông qua hoạt động phản biện xã hội mà ta có thể đánh giá được mức độ dân chủ trong quốc gia đó. Nhưng để phát triển được hoạt động phản biện xã hội thì trước hết xã hội đó phải có được một nền dân chủ thực sự. Nền dân chủ chính là điều kiện cần cho hoạt động phản biện xã hội. Phản biện là sự bàn luận để tìm ra chân lý như vậy cơ chế của nó luôn là sự đối thoại , là tranh luận, là phân tích lý lẽ của các bên chứ không phải là độc thoại. Phản biện có những nét cơ bản khác về bản chất, tính chất với phản kháng, phản đối, đả kích, bôi nhọ, nói xấu mang tính chống đối, phá hoại, xuyên tạc sự thật. Phản biện xã hội là một trong những hính thức mở rộng dân chủ, hơn nữa đó là dân chủ trực tiếp và có tính dân chủ cao hơn kiến nghị, góp ý kiến. Trong phản biện, bên phản biện không phải lúc nào cũng nêu ý kiến phản bác, mà có cả những ý kiến tán đồng, những ý kiến sửa đổi bổ sung làm cho các kế hoạch, dự án được đưa ra đầy đủ, hoàn thiện và dân chủ hơn. Thứ ba, quá trình xã hội hóa chính tri sẽ được diễn ra mạnh mẽ khi hoạt động phản biện xã hội phát triển. “Xã hội hóa chính trị là quá trình con người học tập, lĩnh hội các tri thức về chính trị, làm quen với các mô hình hành vi, các giá trị chuẩn mực và niềm tin chính trị”[9, 99]. Phản biện xã hội là hoạt động xã hội ở chỗ nó nó bao gồm sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội, còn là hoạt động chính trị ở chỗ nó tác động đến các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Như vậy phản biện xã hội là một hoạt động của người con người làm quen với các hành vi và hệ thống chính trị. Như vậy khi hoạt động phản biện được phát triển tức người dân sẽ tiếp cận với chính trị nhiều hơn, từ đó những giá trị chuẩn mực cũng như những hành vi sẽ được kế thừa cũng như lan truyền một cách tự nhiên trong xã hội. Phản biện xã hội cũng chính là tham gia chính trị vì “Sự tham gia chính trị là những hoạt động tự nguyện qua đó các thành viên của xã hội tham gia vào việc lựa chọn những người quản lý, lãnh đạo xã hội, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc xây dựng chính sách công”[9, 107]. Điều đó chứng tỏ hoạt động phản biện xã hội ngày càng phát triển thì sự tham gia chính trị của người dân cũng được tăng cường. Khi người dân tham gia chính trị ngày càng đông đảo chúng tỏ quá trình xã hội hóa chính trị cũng diễn ra mạnh mẽ bởi tham gia vào các hoạt động chính trị tức người dân phải ít nhiều có những hiểu biết nhất định về hệ thống chính trị cũng như các ộng chính trị. Thứ 4, Theo Thạc Sỹ Đỗ Văn Quân: “Phản biện xã hội ở Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng của quá trình xây đựng xã hội dân sự.Bản chát của xã hội dan sự là tính tự lập của xã hội tức là Xã hội tự giải quyết các vấn đề của mình. Nhà nước chỉ là một bộ phận của xã hội nhằm giải quyết vấn đề chiến lược của đời sống. Hoạt động phản biện chính là một phương thức tự quản của xã hội dân sự. Sẽ không có xã hooijn dân sự nếu không có phản biện xã hội. Không phát triển phản biện xã hội đến đỉnh cao nếu không có xã hội dân sự. Phản biện xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của xã hội dân sự”[6, 61]. Với chức năng thực hiện sự phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước và tham gia giám sát các hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước thì xã hội dân sự được coi là tách biệt với nhà nước, về thực chất tạo điều kiện cho người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện chính sách, thực hiện phản biện xã hội đối với nhà nước và giám sát đội ngũ công chức của nhà nước kể cả về phẩm chất và hành vi. Sự phản biện và giám sát của xã hội dân sự đòi hỏi nhà nước phải tăng cường trách nhiệm giải trình, nâng cao tính công khai, minh bạch phản hồi của cơ quan nhà nước đối với xã hội, đòi hỏi nhà nước phải cung cấp đầy đủ thông tin toàn diện cho người dân. Sẽ không thể có hoạt động phản biện xã hội nếu xã hội dân sự không được tôn trọng và phát triển vì phản biện xã hội là một quyền tự nhiên, là tiếng nói của xã hội dân sự, xã hội dân sự không có địa vị hợp pháp có nghĩa là quyền ấy cũng không hợp pháp. Xã hội dân sự là trọng tài giữa các khuynh hướng khác nhau tranh luận với nhau thông qua phản biện. Sự đánh giá đúng sai được thể hiện bằng sự đồng tình với từng ý kiến. Cuối cùng thì phản biện xã hội là động lực góp phần phát triển đất nước. Theo biện chứng của Mac và Anghen thì phát triển dựa trên mâu thuẫn và đấu tranh. Tuy nhiên mâu thuẫn về lợi ích lâu dài sẽ dẫn đến đấu tranh, mà đấu tranh như vậy sẽ không phải là đấu tranh biện chứng. Thử nghĩ với một xã hội với hàng triệu người hàng triệu lới ích khác nhau nếu cứ xung đột và đấu tranh thì xã hội liệu có phát triển được không? Nếu cứ tranh giành quyền lợi với nhau thì cuối cùng sẽ khiến cho không những quyền lợi không được đáp ứng mà còn bị ảnh hưởng đến quyền lợi hiện có nữa. Phản biện xã hội sẽ làm giảm tính xung đột, tạo ra đồng thuận xã hội, giúp xã hội dân chủ hơn và như vậy xã hội sẽ phát triển hơn. Tóm lại Phản biện xã hội có vai trò quan trọng trong sự lớn mạnh của một quốc gia. Nhà nước nào cũng có một nhóm nhất định nắm chính quyền để quản lý và điều hành đất nước. Tuy nhiên đó chỉ là thiểu số những người nắm giữ quyền lực còn đa số những người trong xã hội, có phải họ không có quyền gì không? Nếu như cứ để cho việc quản lý tuyệt đối nằm trong tay nhóm thiểu số đó thì xã hội sẽ bị rối loạn bởi lẽ thực chất xã hội luôn nảy sinh những tranh chấp lợi ích của vô số những nhóm lợi ích khác nhau. Để thực sự có một xã hội công bằng, dân chủ, phát triển, phản biện cần được phát triển, nó sẽ giúp người dân tham gia vào các hoạt động chính trị hiệu quả hơn. 3.Chức năng của nhà nước trong quản lý hoat động phản biện Phản biện là một đặc trưng của nền dân chủ. Chỉ có nhà nước mạnh mẽ mới thừa nhận một cách công khai quyền tham gia chính trị của người dân. Tuy nhiên khi nhà nước thuừa nhận cái quyền ấy mà người dân không thm gia thì nó thể hiện tính chậm phát triển về chính trị của xã hội. Quyền tham gia một cách tự nhiên phải được kiểm soát an toàn bởi nhà nước, vì nhà nước mà không kiểm soát sự an toàn chính trị trong quá trình các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình ấy thì nhà nước không hoàn thành chức năng của nó là bảo vệ sự yên ổn cho xã hội. Nhưng nếu nhà nước làm quá lên thì sẽ tiêu diệt năng lực sống của xã hội. Chính vì điều đó nhà nước cần ban hành thất rõ ràng quyền, chức năng giám sát và phản biện xã hội đói với những tổ chức và cá nhân cụ thể. Cần nhấn mạnh rằng nhà nước quản lý phản biện xã hội chứ không phải là thực hiện chức năng phản biện. Phản biện xã hội là hoạt động tự nhiên, là đặc trưng hoạt động của co người và xã hội. Thông qua phản biện mà con người tìm ra chân lý. Nói cách khác phản biện chính là chìa khóa tìm ra quy luật sự sống và phát triển của xã hội. Khi phản biện người ta sẽ chứng minh điều gì là không phù hợp với quy luật phát sinh, phát triển của xã hội. Khi phản biện người ta sẽ tìm ra sự hài hòa giữa các lợi ích tập thể, lợi ích cả bộ phận với lợi íh của toàn dân, giữa lơi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Chính vì vậy hoạt động phản biện rất cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nước và xã hội. Nhiệm vụ đặt ra với nhà nước là tạo điều kiện làm cho hoạt động phản biện xã hội được phát triển, giúp người dân nói lên tiếng nói của mình thông qua hoạt động phản biện xã hội. 4. Thực trạng hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay Ở nước ta trong điều kiện chỉ có một Đảng cầm quyền thì sự phản biện của nhân dân thông qua đại diện của họ là Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị như hội nông dan, hội phụ nữ, hội thanh niên…Đây được coi là cầu nối giữa nhân dân với Đảng. Mặt trận và các đoàn thể chính trị luôn tuyên truyền, phổ biến động viên nhân dân chấp hành mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời cũng phản ánh nguyện vọng của nhân dân với Đảng, nhà nước nhằm phát huy tính dân chủ của nhân dân. Điều này đã được khẳng định trong nghị quyết đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng : “Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi nhân dân, đại biểu cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân , đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội , an ninh quốc phòng thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân , nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để MTTQ và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Các cấp ủy Đảng và chính quyền tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với dân, thường xuyên lắng nghe ý kiến của mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng , nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với cuộc sống. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để mặt trận, đoàn thể và tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng chính quyền và hệ thống chính trị. Về phần mình MTTQ, các đoàn thể và các hội quần chúng cần đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng hoạt động , khắc phục cho được tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân , gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân , nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.”[6, 62] [...]... báo chí Dưới đây xin đưa ra một vài hướng nghiên cứu mang màu sắc xã hội học: - Phản biện xã hội trong tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp - Yếu tố xã hội tác động đến hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam – giải pháp cho các vấn đề - Mối quan hệ giữa trình độ dân trí và tính tích cực tham gia hoạt động phả biện xã hội của người dân Danh mục tài liệu tham khảo 1 http://www.bacthanglong.edu.vn/tintuc.asp?CAT=18&New=910&List=True... quan trọng nhất của xã hội dân sự là các hội và các hiệp hội trong dân chúng, trong làng xã, mang tính chất liên kết cộng đồng Theo đó ở Việt Nam, MTTQVN là tổ chức xã hội dân sự lớn nhất bao gồm các đoàn thể (Công đoàn, phụ nữ, thanh niên, nông dân ….) hội nghề nghiệp, các NGO… Xã hội dân sự có thể coi là các diễn đàn, là nơi mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung Xã hội dân sự hỗ trợ người... của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí lý luận và chính trị 2009, số 2(59-63) 7 Mai Thị Thúy Hường – “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội - luận văn thạc sỹ ngành báo chí, 2009 8 Ngô Văn Du, Hồng Hà, Trần Xuân Giá – “Tìm hiểu một số thật ngữ trong văn kiện đại hội X của Đảng” NXB chính trị quốc gia, 2006 9 Th.s Nguyễn Văn Đáng – “Đề cương bài giảng xã hội học chính... cũng có những chính sách vĩ mô khuyến khích phản biện xã hội, cụ thể là mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã được giao phản biện xã hội Đấy là những dấu hiệu tích cực Tuy nhiên một vấn đề nên xem xét là có nên giao cho MTTQVN thực hiện hoạt động vốn dĩ là quyền tự nhiên của xã hội? [2] Tranh cãi này cũng giống tranh cãi rằng liệu MTTQVN có phải là một xã hội dân sự không? Theo cá nhân tôi với thể chế chính... và tâm trạng của toàn xã hôi hoặc của một bộ phận, tầng lớp dân cư, vùng, miền… Có sự thống nhất giữa ý nguyện, tri thức, sự hiểu biết và thể chế, cơ chế, môi trường, lực lượng nòng cốt của xã hội dân sự và nhiều điều kiện cần thiết thì mới thực hiện được phản biện xã hội có hiệu quả Phản biện xã hội là phương thức và xu hướng của nền dân chủ hiện đại Nghiên cứu về phản biện xã hội có nhiều lĩnh vực... có sự chồng lấn Vì vậy hoạt động phản biện cũng còn rất lung tung, không dân chủ Hơn nữa xã hội dân sự ở Việt Nam xuật hiện rất tự phát Chúng ta chưa có đủ khung pháp lý và không gian cho xã hội dân sự hình thành tự giác Về phía nhân dân:theotiến sỹ Trần Đăng Tuấn, có 3 vật cản về tâm lý đối với phản biện xã hội: - Sự khó chịu thường tình với ai trái ý Người ta vẫn hay ca ngợi “người hay cãi”cụ thể... đạo trong xã hội có những đường lối, hệ thống các quan điểm lãnh đạo về kinh tế, chính trị, xã hội cho từng giai đoạn, thể chế và pháp chế hóa các chủ trương, quan điểm đó, đồng thời phải thường xuyên cụ thể hóa đường lối của mình thành các chính sách và quá trình tổ chức thực hiện Đó là đối tượng của phản biện xã hội Ngoài ra đối tượng của phản biện xã hội còn là những quyết định có ảnh hưởng đến đời... hoạt động dựa vào lợi nhuận thì xã hội dân sự vẫn tuân theo pháp luật, tuân theo quy luật thị trường, nhưng thúc đẩy đạo đức, khai thác tính nhân văn, tính cộng đồng Xã hội dân sự là môi trường, là một kênh để người dân tham gia góp tiếng nói của mình đối với quyết sách của nhà nước Nhưng gần đây, trong xã hội chúng ta cũng xuất hiện nhiều vấn đề tranh luận về phản biện xã hội Về phía nhà nước cũng có... nước đã ban hành quy chế dân chủ cơ sở nhằm đưa dân chủ về tay nhân dân nhưng để thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”vẫn là một vấn đề khó khăn Phản biện xã hội gần đây được đề cập nhiều tới mức tưởng như là chức năng đương nhiên của tổ chức xã hội dân sự Đúng là chức năng quan trọng nhất của xã hôi dân sự chính là tham gia giám sát và phản biện xã hội kèm với mục tiêu vì lợi ích và quyền... chính trị mang tính xã hội cao, mang nhiều chức năng khác nhau lại không có thiết chế cụ thể để thực hiện quyền giám sát các hoạt động của Đảng và nhà nước, thông tin cung cấp cho nhân dân chưa thực sự đầy đủ nhất là các hồ sơ, báo cáo kiểm toán, tài liệu về ngân sách Về phía xã hội: các tổ chức xã hội dân sự ở nước ta đang phát triển tuy nhiên ranh giới giữa các tổ chức (Nhà nước, xã hội dân sự và kinh . GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ TÊN ĐỀ TÀI: PHẢN BỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hà Nội 6/2010 Mục lục I.Dẫn. Quân: “Phản biện xã hội ở Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng của quá trình xây đựng xã hội dân sự.Bản chát của xã hội dan sự là tính tự lập của xã hội tức là Xã hội tự giải quyết. ảnh hưởng đến quyền lợi hiện có nữa. Phản biện xã hội sẽ làm giảm tính xung đột, tạo ra đồng thuận xã hội, giúp xã hội dân chủ hơn và như vậy xã hội sẽ phát triển hơn. Tóm lại Phản biện xã hội

Ngày đăng: 08/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I.Dẫn nhập

  • II.Nội dung chính

    • 1. Định nghĩa phản biện xã hội

    • 2.Vai trò của phản biện xã hội

    • 4. Thực trạng hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay

    • 5. Nguyên nhân của thực trạng trên

    • 6. Biện pháp

    • Danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan