NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DN SẢN XUẤT.DOC

41 890 10
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DN SẢN XUẤT.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DN SẢN XUẤT

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DN SẢN XUẤT1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

1.1 Chi phí sản xuất

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất.

Trong điều kiện nền kinh tế sản xuất hàng hóa, quản lý theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp phải tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hữu ích để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đồng thời phải tự trang trải những chi phí đã chi ra trong sản xuất sản phẩm và nâng cao doanh lợi, đảm bảo thực hiện tái sản xuất mở rộng Những chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn… được gọi là chi phí sản xuất Như vậy, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra cho quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền.

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng cũng khác nhau Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng cần phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp Tuỳ theo mục đích và yêu cầu khác nhau của công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được phân loại theo một số cách sau:

1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chiphí.

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các yếu tố chi phí sau:

 Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tung thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.

 Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.

 Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao các tài sản sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.

Trang 2

 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, nước, tiền bưu phí… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

 Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí bằng tiền chi cho hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên.

Cách phân loại này cho hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố…

1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.

 Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.

 Chi phí sản xuất chung: Bao gôm những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên Chi phí sản xuất chung được mở chi tiết để kế toán có thể quản lý theo từng yếu tố chi phí Cụ thể:

 Chi phí nhân viên: Phản ánh các chi phí có liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng như tiền lương, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm,…

- Chi phí vật liệu: Phản ánh vật liệu các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất như vật liệu dùng để sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung của phân xưởng.

- Chi phí công cụ dụng cụ: Phản ánh chi phí công cụ dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xương như: khuôn mẫu dụng cụ gá lắp, bảo hộ trong lao động, ván khuôn, dàn giáo trong xây dựng cơ bản.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng.

Trang 3

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí về lao vụ dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng như điện, nước, khí nén, điện thoại,…

- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng.

Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm cơ sở để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.

Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp chi phí sản xuất có thể được phân loại theo một số tiêu thức khác như: phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động, theo đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, theo nội dung cấu thành chi phí…

1.2 Giá thành sản phẩm.

1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành.

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm.

Để đáp yêu cầu quản lý hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau Dưới đây em xin đề cập hai cách phân loại chủ yếu đối với giá thành sản phẩm của doanh nghiệp:

1.2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:

 Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chí phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành cuả doanh nghiệp.

 Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chi phí tính cho đơn vị sản phẩm Giá thành định mức cũng

Trang 4

được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm Nó là công cụ quản lý định mức, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư… giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế-kỹ thuật mà doanh nghiệp đang thực hiện.

 Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị Giá thành thực tế phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất.

1.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành hai loại:

 Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành Nó được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua nhập kho) là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và lãi gộp trong kỳ ở doanh nghiệp.

 Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hay lao vụ được xác định là tiêu thụ Chỉ tiêu này là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Như vậy, việc phân loại giá thành sản phẩm theo các góc độ xem xét trên đều nhằm phục vụ cho mục đích khác nhau của công tác quản lý và kế hoạch hoá giá thành, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật trong sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.

1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giữa CPSX kinh doanh và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề của nhau vừa là kết quả của nhau.

Trang 5

 Xét về bản chất: CPSX và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau: chúng đều là hao phí về lao động sống và các chỉ tiêu khác của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền.

 Xét về nội dung: CPSX và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên giữa CPSX và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau:

 Về phạm vi: CPSX luôn gắn với thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành.

CPSX và giá thành sản phẩm có thể khác nhau về lượng do đó có sự chênh lệch về giá trị sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ.

Giá thành Trị giá sản Chi phí sản Trị giá sản Chi phí sản xuất = phẩm dở + xuất phát - phẩm dở - loại trừsản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ

CPSX là căn cứ để xác định giá thành còn giá thành là cơ sở xác định giá bán Vì vậy, trong điều kiện giá bán không thay đổi thì việc giảm giá thành sẽ làm tăng lợi nhuận Do đó phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế.

2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.

2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn để tập hợp các CPSX phát sinh trong kỳ theo đó việc xác định đối tượng tập hợp CPSX cần phải dựa trên các yếu tố cơ bản sau:

 Đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp.

 Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm.

 Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí  Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Dựa vào những căn cứ này đối tượng tập hợp CPSX trong từng doanh nghiệp có thể là:

 Từng phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất toàn doanh nghiệp  Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ  Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình  Từng nhóm sản phẩm hoặc từng bộ phận chi tiết của sản phẩm.

Trang 6

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng và phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp CPSX, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên TK, sổ chi tiết.

2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán đã xác định Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Phương pháp tập hợp trực tiếp.

Phương pháp này được áp dụng khi chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt Khi đó chi phí phát sinh cho đối tượng nào, bộ phận nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó Khi áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp, yêu cầu kế toán thực hiện việc ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng Trên cơ sở đó, kế toán tập hợp số liệu cho từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán cho đúng đối tượng Phương pháp này đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác và đầy đủ.

Phương pháp phân bổ gián tiếp.

Phương pháp này được áp dụng khi chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí Vì vậy, kế toán không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng Khi đó, kế toán phải tổ chức việc ghi chép cho các chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh rồi tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địa điểm phát sinh chi phí Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp cho từng đối tượng kế toán Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự sau:

- Xác định hệ số phân bổ (H):

Tổng chi phí cần phân bổ (C)H =

Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ cho từng đối tượng (Ti)

- Xác định mức chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng (Ci)

Ci = H x Ti

Trang 7

2.2.1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thườngxuyên.

2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí NVLTT trong doanh nghiệp sản xuất là những chi phí nguyên liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu và các loại vật liệu khác sử dụng để cấu thành nên sản phẩm Vật liệu sử dụng cho loại sản phẩm nào thì tính trực tiếp cho loại sản phẩm đó, trường hợp không tách riêng được thì phải tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo định mức tiêu hao vật liệu hoặc theo khối lượng

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621 như sau:

Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế của NL, VL xuất dùng trực tiếp cho sán xuất sản phẩm.

Bên Có: + Kết chuyển trị giá NL, VL thực tế sử dụng cho sản xuất trong kỳ vào đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm

+ Kết chuyển CPNL, VL trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 “giá vốn hàng bán”.

+ Trị giá NL, VL trực tiếp dùng không hết nhập lại kho, trị giá phế liệu thu hồi.

Vì thuộc nhóm TK tập hợp phân phối nên TK 621 không có số dư cuối kỳ.

Trình tự hạch toán CPNVLTT: (Phụ lục 01)2.2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ… phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp Tiêu thức phân bổ có thể là tiền công hay giờ công định mức cũng có thể là giờ công thực tế.

Trang 8

Để hạch toán CPNCTT, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết cho đối tượng tập hợp chi phí.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 622 như sau:

Bên Nợ: Phản ánh tiền lương, tiền công , phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm.

Bên Có: - Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành sản phẩm.

- Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường vào TK 632 “giá vốn hàng bán”.

TK 622 không có số dư cuối kỳ.

Trình tự hạch toán kế toán CPNCTT: (Phụ lục 02)2.2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất ngoài hai khoản mục là: CPNVLTT và CPNCTT Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của DN như: chi phí nhân viên phân xưởng, xí nghiệp, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng ở phân xưởng, xí nghiệp, chi phí khấu hao TSCĐ…

Chi phí sản xuất chung phải đựợc tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, nếu trong doanh nghiệp có nhiều xưởng, xí nghiệp phải mở sổ chi tiết để tập hợp CPSXC cho từng xưởng, xí nghiệp.

Cuối tháng, CPSXC đã được tập hợp để kết chuyển, để tính giá thành sản phẩm CPSXC của phân xưởng , xí nghiệp nào kết chuyển vào tính giá thành sản phẩm đó Trường hợp một phân xưởng, xí nghiệp có tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải phân bổ CPSXC cho các sản phẩm có liên quan Tiêu chuẩn để phân bổ CPSXC có thể là:

- Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp

- Phân bổ theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

- Phân bổ theo chi phí sản xuất chung định mức (hoặc theo kế hoạch) Để hạch toán CPSXC, kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627 như sau:

Bên Nợ: Phản ánh CPSXC phát sinh trong kỳ Bên Có: - Phản ánh các khoản ghi giảm CPSXC

Trang 9

- Phản ánh CPSXC cố định không phân bổ do mức sản xuất sản phẩm thực tế dưới công suất bình thường và được hạch toán vào TK 632

- Cuối kỳ kết chuyển CPSXC vào các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm.

TK 627 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết thành các TK cấp 2: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

- TK 6272: Chi phí vật liệu

- TK 6273: Chi phí dụng cụ, công cụ - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - Tk 6278: Chi phí bằng tiền khác

Trình tự hạch toán CPSXC: (phụ lục 03)

2.2.1.4 Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp.

Cuối kỳ, các CPSX được tập hợp trên TK 621, TK 622, TK 627 được kết chuyển để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành.

Để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154 như sau:

Bên Nợ: Phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ để sản xuất chế tạo sản phẩm.

Bên Có: - Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm được nhập kho hoặc mang đi bán;

- Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.

Dư Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

Trình tự kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp: (Phụ lục 04)

2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Kế toán các khoản mục CPNCTT và CPSXC được thực hiện như đã nêu đối với phương pháp kê khai thường xuyên Riêng đối với NVL xuất dùng trên TK tổng hợp không phải căn cứ vào các số liệu được tổng hợp từ các chứng từ xuất kho mà

Trang 10

căn cứ vào giá trị NVL thực tế nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê thực tế NVL tồn kho cuối kỳ theo công thức sau:

Giá trị thực tế = Giá trị thực tế + Giá trị thực tế - Giá trị thực tếNVL xuất dùng NVL tồn đầu kỳ NVL nhập trong kỳ NVL tồn cuối kỳ

Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp phục vụ cho yêu cầu tính giá thành, kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất.

Cũng giống như TK 154, TK 631 cũng được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.

TK 631 có kết cấu và nội dung phản ánh chủ yếu như sau:

Bên Nợ: - Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ được kết chuyển để tính giá thành; (kết chuyển từ TK 154).

- Phản ánh phần CPNL, VL trực tiếp, CPNCTT và CPSXC được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm

Bên Có: - Phản ánh và kết chuyển trị giá SPDD cuối kỳ vào TK 154;

- Phản ánh trị giá phế liệu thu hồi, các khoản bồi thường do sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

- Phán ánh và kết chuyển giá thành thực tế của SP sản xuất trong kỳ vào TK 632.

Cuối kỳ TK 631 không có số dư (vì đã kết chuyến sang Tk 154).

Trình tự kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp: (Phụ lục 05).3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Sản phẩm dở dang cuối kỳ là khối lượng sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến đang nằm trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần CPSX mà SPDD cuối kỳ phải chịu Quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục và cuối kỳ cần phải đánh giá SPDD để xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành (tổng giá thành) và giá thành đơn vị sản phẩm.

Tuỳ vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, tính chất cấu thành của CPSX cũng như yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp đánh giá SPDD cho hợp lý.

Trang 11

Có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp sau:

3.1 Đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí NL, VL trực tiếp hoặc chi phí NL, VLchính Theo phương pháp này ta có công thức:

Chi phí Chi phí SX của + Chi phí NL, VL trực tiếp Số SX của SPDD đầu kỳ (NL,VL chính) phát sinh lượngSPDD (NL, VL) trong kỳ SPDDcuối kỳ = x cuối(NL, VL) Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm kỳ hoàn thành dở dang cuối kỳ

Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí NL, VL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX, số lượng SPDD giữa các kỳ kế toán ít biến động.

Trị giá SPDD cuối kỳ tính theo phương pháp này chỉ gồm trị giá thực tế NL, VL trực tiếp dùng cho sản xuất SPDD, các chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp CPSXC) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản nhưng lại không chính xác nên chỉ áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp mà CPNVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít, ổn định.

3.2 Đánh giá SPDD cuối kỳ theo sản lượng tương đương hoàn thành.

Theo phương pháp này, SPDD cuối kỳ chịu toàn bộ CPSX trong kỳ theo mức độ hoàn thành.

Quy đổi ra sản phẩm tương đương theo mức độ hoàn thành:

Số lượng SPDD quy đổi

Khi áp dụng phương pháp đánh giá SPDD theo sản lượng tương đương hoàn thành, kế toán thực hiện theo trình tự sau:

 Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất: Chi phí NL, VL trực tiếp (NL, VL chính) thì tính cho sản phẩm làm dở và sản phẩm hoàn thành như nhau và công thức tính cụ thể như sau:

CPSX của Chi phí SX của SPDD + Chi phí NL, VL trực tiếp Số SPDD cuối đầu kỳ (NL, VL) (NL,VL chính) phát sinh trong kỳ lượng

SPDD Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ cuối kỳ

Trang 12

 Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất, bao gồm CPNCTT, CPSXC thì tính theo mức độ hoàn thành và công thức tính cụ thể như sau:

Chi phí SX Chi phí SX (NCTT, SXC) + Chi phí SX (NCTT, SXC) Số(NCTT, SX của SPDD đầu kỳ phát sinh trong kỳ lượngchung) của = x SP quiSPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ đổi

* Ưu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp

đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL, VL trực tiếp.

* Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành

của SPDD trên các công đoạn của dây truyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan.

3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.

Phương pháp này thích hợp với hệ thống kế toán CPSX và tính giá thành theo định mức và áp dụng với những sản phẩm đã được xây dựng định mức chi phí hợp lý.

Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD đã kiểm kê và định mức chi phí từng công đoạn sản xuất tương ứng với sản phẩm sản xuất để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm Các khoản mục chi phí tính cho SPDD được tính theo mức độ hoàn thành của SPDD.

* Ưu điểm: Tính toán nhanh vì đã lập các bảng tính sẵn giúp cho việc xác định

CPSX dở dang cuối kỳ được nhanh hơn.

* Nhược điểm: Mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát

với chi phí định mức được.

4 Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.4.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm.

4.1.1 Đối tượng tính giá thành.

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị.

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên để từ đó kế toán tổ chức các Bảng (Thẻ) tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm.

Trang 13

Để xác định được đối tượng tính giá thành đúng đắn, bộ phận kế toán giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu và trình độ quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp, khả năng và trình độ quản lý, hạch toán, trình độ ứng dụng máy tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp.

4.1.2 Kỳ tính giá thành.

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, có thể là tháng, quý, năm Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin và giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp.

4.2 Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

4.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn.

Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì nó cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo, cách tính đơn giản, dễ thực hiện Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hoặc hạng mục công trình từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình hay hạng mục công trình đó.

Theo phương pháp này, giá thành sản xuất được tính theo công thức sau:

Tổng = Chi phí SX + Chi phí SX - Chi phí SXgiá thành dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ

Giá thành Tổng giá thành =

đơn vị Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ4.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước.

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có các sản phẩm với quy trình sản xuất công nghệ liên tục, trải qua nhiều công đoạn chế biến liên tục theo một quy trình nhất định.

Trang 14

Có hai cách tính giá thành phân bước:

a Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thànhphẩm.

Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có trình độ hạch toán nội bộ cao hoặc bán thành phẩm có thể bán ra ngoài như thành phẩm Trong trường hợp này, khi tập hợp chi phí sản xuất qua các giai đoạn công nghệ, giá thành các bước chuyển sang được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự.

Sơ đồ tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành

nửa thành phẩm: (Phụ lục 06).

b Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thànhphẩm.

Phương pháp này chỉ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng Muốn vậy, phải xác định phần chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong thành phẩm, sau đó cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm ta sẽ có giá thành của thành phẩm.

Chi phí sản xuất (theo từng khoản mục) của từng giai đoạn sản xuất nằm trong thành phẩm được xác định như sau:

CPSX giai CPSX dở đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ Số đoạn i = x lượngtrong thành SP hoàn thành + SPDD cuối kỳ giai thành phẩm giai đoạn i giai đoạn i phẩm

Sau đó tổng cộng CPSX các giai đoạn trong thành phẩm là tổng giá thành sản phẩm:

Giá thành CPSX trong CPSX trong CPSX trong = thành phẩm + thành phẩm +…+ thành phẩmSản phẩm giai đoạn 1 giai đoạn 2 giai đoạn n

Sơ đồ tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước không tính giá

thành nửa thành phẩm: (Phụ lục 07).

4.2.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng thích hợp với những sản phẩm sản xuất đơn chiếc Kế toán phải mở sổ chi tiết tính giá thành cho từng đơn đặt hàng, chi phí sản xuất phát sinh từng kỳ ở từng bộ phận liên quan đến đơn

Trang 15

đặt hàng nào thì phản ánh trực tiếp vào sổ chi tiết tính giá thành của đơn đặt hàng đó và ghi vào các bảng tính giá thành có liên quan Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã xuất hoàn thành kế toán mới tính giá thành sản xuất cho đơn đặt hàng đó Cuối kỳ hạch toán, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được cho đơn đặt hàng chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng đó.

4.2.4 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

Nếu sản phẩm sản xuất ra là một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng với các quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau thì nên áp dụng phương pháp tính tỷ lệ.

Để tính được giá thành của từng quy cách sản phẩm trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành Tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức của sản phẩm

Sau đó tính ra tỷ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm theo công thức.

Tỷ lệ tính SPDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPDD cuối kỳ (Tổng giá thành của nhóm sản phẩm)

=

Giá thành Tổng tiêu chuẩn phân bổ

Lấy giá thành kế hoạch (định mức) tính theo sản lượng thực tế từng quy cách sản phẩm nhân với tỷ lệ giá thành ta được giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm.

Ngoài 4 phương pháp nêu trên còn một số phương pháp tính giá thành khác là: - Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ.

- Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Phương pháp tính giá thành theo định mức.

5 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm.

Sổ kế toán chính là biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản, là phương tiện vật chất để thực hiện công tác kế toán.

Để theo dõi một cách chính xác các chi phí phát sinh theo từng đối tượng cụ thể từ đó phục vụ cho việc hạch toán giá thành sản phẩm, tuỳ thuộc vào đặc điểm, qui mô sản xuất của doanh nghiệp mà doanh nghiệp tổ chức các hình thức kế toán phù hợp Sau đây là các hình thức:

* Hình thức sổ “Nhật ký chung”.

Trình tự hạch toán hình thức Nhật ký chung: (Phụ lục 08)

Trang 17

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH

VIÊN MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP.

1 Khái quát chung về Công ty TNHH Một Thành Viên Máy Kéo & Máy NôngNghiệp.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Tên Công ty: Công ty TNHH Một Thành Viên Máy Kéo Và Máy Nông Nghiệp.

Tên quốc tế: TRACTOR AND AGRICUL TURAL MACHINERY COMPANY.

Tên viết tắt: TAMC.CO.,LTD.

Trụ sở: Số 4 – Đường Chu Văn An – Hà Đông – Hà Nội.

Tel: 048542747 Fax: 048524274 Email:mk–mnn coht@hn.vnn.vn Vốn điều lệ: 15.000.000.000VNĐ.

Giấy phép kinh doanh: Quyết định TL của Bộ CN số: 1119/QĐ-TCCB-ĐT Công ty TNHH Một Thành Viên Máy Kéo Và Máy Nông Nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Máy Động Lực Và Máy Nông Nghiệp-Bộ Công Nghiệp Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân và thưc hiện hạch toán Kinh doanh đôc lập.

Công ty có tiền thân là Nhà Máy Nông Cụ Hà Đông, thành lập ngày 22/10/1960 Công ty được thành lập với sự sát nhập của 5 tập đoàn sản xuất Miền Nam chuyên sản xuất nông cụ cải tiến đồ mộc, sửa chữa ôtô.

Ngày 27/4/1994 theo quyết định số 175QĐ/TCCBĐT của Bộ Công nghiệp “Nhà máy cơ khí nông nghiệp” được đổi tên thành “Công ty Máy Kéo Và Máy Nông Nghiệp”.

Khi nền kinh tế cả nước có những bước chuyển đầu tiên sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Công ty Máy Kéo Và Máy Nông Nghiệp đã chủ chương đầu tư thêm thiết bị và đa dạng hoá sản phẩm để phục vụ cho nền sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nước Từ các mục tiêu đề ra, công ty Máy Kéo Và Máy Nông Nghiệp đã đạt những kết quả trong SXKD

Trang 18

Ngày 24/6/2004 Bộ Công Nghiệp ra quyết định số 55/2001/QĐ-BCN chuyển đổi Công ty Máy Kéo Và Máy Nông Nghiệp thành Công ty TNHH Một Thành Viên Máy Kéo Và Máy Nông Nghiệp

Qua 50 năm hoạt động đến nay công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt Công ty là một DN có qui mô sản xuất và kinh doanh hoàn chỉnh từ nguyên liệu, chế biến, gia công đến lắp ráp thành sản phẩm và bán hàng.

1.2 Chức năng kinh doanh của công ty.

- Thiết kế và kinh doanh các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng máy phục vụ sán xuất nông nghiệp bao gồm: các loại máy kéo và máy công tác đi kèm, xe nông dụng, …

- Dịch vụ kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, văn phòng.

1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty.

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất :(Phụ lục 12)

Đặc điểm quy trình công nghệ:

Qui trình công nghệ sản xuất của Công ty là công nghệ sản xuất chế biến liên

tục với bốn giai đoạn chính là: giai đoạn chế tạo phôi, giai đoạn gia công cơ, giaiđoạn gia công chi tiết, giai đoạn lắp ráp Sau mỗi giai đoạn sản xuất thu được các

bán thành phẩm, các bán thành phẩm của giai đoạn trước sau khi được kiểm tra là các đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo Măc dù về sản phẩm của Công ty đa dạng về kích cỡ, yêu cầu kỹ thuật khác nhau nhưng nhin chung các sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một qui trình công nghệ.

1.4 Đăc điểm tổ chức quản lý của công ty:

Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty:(Phụ lục 13)

Chức năng nhiêm vụ của từng bộ phận:

Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất toàn công ty, là chủ tài khoản và chịu

trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của công ty.

Phó giám đốc thương mại: là người điều hành việc tiêu thụ sản phẩm và

trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch thương mại và giới thiệu tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Phó giám đốc kỹ thuật – sản xuất: giúp việc cho giám đốc về mặt kỹ

thuật, sản xuất điêu hành công tác đồng bộ lập kế hoạch cung ứng vật tư.

Trang 19

Phòng KCS: quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định của thiết kế kiểm

tra sản phẩm ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất.

Phòng sản xuất: quản lý điều hành sản xuất đồng bộ, cung ứng vật tư thiết

Văn phòng giám đốc: phụ trách văn thư, y tế, vệ sinh công nghiệp và thiết

kế cơ bản.

Phòng tổ chức lao động: quản lý và định mưc lao động.

Phòng tài vụ: tham mưu cho giám đốc, tổ chức toàn bộ công tác kế toán,

thống kê thông tin kinh tế, lưu giữ, bảo quản các chứng từ và sổ sách Ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách theo đúng qui định của pháp luật và chuẩn mực của kế toán.

*Các phân xưởng:

Phân xưởng đúc: chuyên sản xuất các chi tiết qua công nghệ đúc gang,

Phân xưởng rèn dập: tạo phôi từ thép cây, thép lá ( rèn, dập, gò, hàn)

Phân xưởng cơ khí 1:đảm nhận gia công theo kế hoạch, sản xuất các trục,

Phân xưởng nhiệt mạ: nhiệt mạ nâng cao độ bền của chi tiết và làm mạ

bảo vệ bề mặt.

Phân xưởng lắp ráp: hoàn thiện sản phẩm như lắp máy theo kế hoạch, sơn

máy bảo vệ thiết bị.

Phân xưởng cơ khí 3: chuyên sản xuất bình bơm thuốc trừ sâu.

Phân xưởng cơ dụng: sản xuất trang thiết bị công nghệ, sửa chữa, phục hồi

phục vụ sản xuất sản phẩm theo kế hoach đồng thời sửa chữa thiết bị theo kế hoạch, trung tu hoặc đại tu, gia công các chi tiết phục vụ sửa chữa thiết bị Ngoài ra còn đảm bảo khi cần hoạt động ngay, trực sửa chữa các máy móc, thiết bị làm việc bị hỏng đột xuất.

Trang 20

1.5 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

Hình thưc tổ chức sản xuất mà công ty đang áp dụng là hình thức chuyên môn hoá từng công đoạn, tuy mỗi phân xưởng đều có nhiệm vụ riêng về từng quy trình sản xuất nhưng chúng vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để cùng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.

Nguyên vật liệu được đưa vào công ty là gang thép Gang và thép được đưa vào gia công qua các phân xưởng đúc, rèn, dập… để tạo ra bán thành phẩm hoặc sản phẩm hoàn thiện Quy trình gồm 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn chế tạo phôi: đây là giai đoạn tạo ra các bộ phận chi tiết BTP

dưới dạng phôi như phôi và một số chi tiết thô khác, chủ yếu sản phẩm ở giai đoạn này được chuyển sang giai đoạn 2 để chế biến tiếp.

Giai đoan gía công cơ: ơ giai đoạn này phôi được rèn dập thành các bộ

phận chi tiết thô, đây là bộ phận rất quan trọng trong dây truyền sản xuất.

Giai đoạn gia công chi tiết: ở giai đoạn này các bộ phận chi tiết thô được

mài got rũa đục tán để tạo ra chi tiết máy hoàn chỉnh.

Giai đoạn lắp ráp: sẽ ráp các chi tiết lại với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn

chỉnh, đóng gói và nhập kho thành phẩm

1.6 Tình hình và kết quả kinh doanh.

Nhận xét:

Qua số liệu (phụ lục 14), ta thấy các chỉ tiêu của Công ty đều tăng Tổng tài

sản năm 2009 so với năm 2008 tăng 4,791,496,191đ (tương ứng là 10%) Doanh thu năm 2009 tăng 4,804,108,039VNĐ (tương ứng 11%) Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên một cách đáng kể Thu nhập bình quân của người lao động năm 2009, tăng hơn 250.000VNĐ (tương ứng 20%).

1.7 Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Côngty.

1.7.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán.

Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, tất cả các công việc kế toán được thực hiện chủ yếu tập trung tại phòng kế toán Ngoài ra tại mỗi phân xưởng đều có nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi từ khâu lĩnh vật tư đến khâu nhập thành phẩm vào kho.

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan