Vai trò CRP và bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng pps

5 919 3
Vai trò CRP và bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vai trò CRP và bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng Vai trò của bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng: Khi nghi ngờ bệnh nhân có tình trạng viêm nhiễm, chúng ta thường xét nghiệm công thức máu để tìm tỷ lệ bạch cầu. Xét nghiệm công thức bạch cầu cho chúng ta 2 thông số gồm tổng số lượng và phần trăm các loại bạch cầu. Trong máu, như chúng ta đã biết bạch cầu có 2 loại: có hạt (BC ái toan, ái kiềm,BC đơn nhân), không hạt (lympho bào và mono bào). BC là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Khi có tình trạng viêm, nhiễm, chấn thương, BC tiết ra chất CSF (colony-stimulating factor). Chất này kích thích tủy tăng sản xuất BC, còn gọi là BC chuyền trái( khi đó BC non có số lượng lớn hơn BC trưởng thành). Ở người có tủy bình thường, số lượng BC có thể gấp đôi trong vài giờ. Cơ chế chống lại các tác nhân lạ của BC là qua cơ chế thực bào. Sự thực bào đó chỉ mang tính tạm thời khác với bệnh BC (sự thực bào luôn xảy ra và tiến triền). Xét nghiệm công thức BC được chỉ định trong các bệnh viêm và nhiễm trùng, ung thư máu, ung thư hạch và bất thường tủy xương. Tuy nhiên, BC có thể tăng trong những trường hợp căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần, bất cứ một trường hợp viêm nhiễm hay căng thẳng cấp tính đều có thể làm tăng sản xuất BC. BC có giá trị bình thường 4500-10000/microlit máu. BC có số lượng thay đỏi theo tuổi: tăng ở trẻ nhỏ, thai phụ, giảm ở người già. BC giảm trong suy tủy, bệnh collagen sinh ra chất gây độc tế bào( ví dụ như lupus ban đỏ) , bệnh gan, lách, nhiễm xạ, nhiễm siêu vi, nhiễm trùng nặng. BC tăng trong bệnh nhiễm trùng, viêm (ví dụ như dị ứng, viêm khớp dạng thấp), và các bệnh không nhiễm trùng như thiếu máu, ung thư máu, stress nặng về thể chất và tinh thần, tổn thương mô (ví dụ như bỏng) Trong khi đó, vai trò của CRP là: protein trong máu tăng đáp ứng với viêm nhiễm. Chức năng gắn vào photphocholin trên bề mặt tế bào chết hoặc đang chết để hoạt hóa hệ thống bổ thể, phức hợp C1Q. CRP được tổng hợp ở gan, nhưng không liên quan đến protein C. CRP bình thường ở người khỏe mạnh nhỏ hơn 10 mg/L, tăng nhẹ theo tuổi. CRP 10-40mg/L gặp ở phụ nữ mang thai, viêm nhẹ, nhiễm siêu vi. CRP mức cao hơn 40-200mg/L gặp ở bệnh nhân có viêm, nhiễm trùng đang hoạt động, và tăng >200mg/L trong nhiễm trùng và bỏng nặng. nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tăng CRP cũng là yếu tố nguy cơ đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh mạch máu. Ngoài ra, CRP tăng có ý nghĩa thống kê trong số những người bị ung thư đai tràng so với người không bị ung thư. Do đó, một số nghiên cứu cho rằng thuốc kháng viêm làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng CRP vẫn duy trì sự tăng trong vòng 24-48 giờ sau khởi phát nhiễm trùng. Thời gian bán hủy sinh học là 19 giờ, giảm 50% nồng độ mỗi ngày sau khi kích thích viêm cấp tính đã được giải quyết, trở về bình thường vào ngày thứ 5-7 sau đợt viêm, dù quá trình viêm đó vẫn đang tiếp diễn, trừ phi có một đợt viêm mới. Nồng độ CRP càng cao càng có tương quan với khả năng nhiễm trùng nhiều hơn. Khi phối hợp với các dữ kiện lâm sàng và xét nghiệm khác, giá trị CRP đo hàng loạt là một phương tiện hữu ích trong việc theo dõi hiệu quả điều trị và có thể góp phần trong việc giảm thiểu những trường hợp dùng kháng sinh không cần thiết. CRP có thể có những khuyết điểm sau: Mặc dù CRP có thể chỉ rằng bạn đang có viêm nhiễm nhưng nó không xác định chính xác vị trí viêm. CRP thấp chưa loại trừ được là không có nhiễm trùng. Hơn nữa, nó có thể tăng trong những bệnh không liên quan đến nhiễm trùng: ví dụ ung thư, bệnh mô liên kết, cơn đau thắt ngực, lupus, viêm khớp dạng thấp, lao, viêm phổi phế cầu,hội chứng ruột kích thích và có thể tăng ở cuối thai kỳ. Do đó, Bác sỹ thường chỉ định test này khi cần kiểm tra cơn bùng phát của viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm mạch máu hoặc quyết định thuốc kháng viêm có hiệu quả điều trị hay không. Hiện nay, xét nghiệm CRP cũ được cải thiện và nay được mang tên là Hs-CRP ( test đo được ngưỡng của CRP ở nồng độ thấp (< 0.04mg/L) thường được sử dụng trong đánh giá nguy cơ tim mạch vì độ nhạy cao). Tuy nhiên đây là xét nghiệm ít phổ biến vì mắc tiền, và đòi hỏi những phương tiện kỹ thuật cao để tầm soát Trong y văn có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa BC và CRP. Sau đây, xin được giới thiệu một vài nghiên cứu: Nghiên cứu ở Nhật trên 3500 người so sánh 2 yếu tố chỉ điểm viêm là Hs- CRP và bạch cầu trong máu trong hội chứng chuyển hóa. Nghiên cứu kết luận rằng Hs-CRP trội hơn bạch cầu trong vai trò là thành phần viêm của hội chứng chuyển hóa. Nhưng bạch cầu có lợi hơn khi Hs-CRP không có sẵn và là xét nghiệm thường quy trong thực hành lâm sàng hơn Hs-CRP Nghiên cứu tiền cứu tại 1 trung tâm hồi sức của Mỹ để đánh giá giá trị CRP trong chẩn đoán và tiên lượng khả năng nhiễm trùng ở bệnh nhân bị bệnh nặng kết luận rằng bệnh nhân có CRP>50mg/L và có hội chứng đáp ứng viêm toàn thân là có khả năng nhiều nhất nhiễm trùng lúc nhập viện tốt hơn thân nhiệt, xét nghiệm CRP chỉ 1 lần, và xét nghiệm bạch cầu trong máu Do đó, có thể kết luận CRP có giá trị hơn bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng nhưng trên lâm sàng bạch cầu lại là xét nghiệm thường quy thích hợp với cộng đồng hơn vì đơn giản, dễ làm, rẻ tiền, và có độ nhạy cao. Nguyễn Thị Quỳnh Châu (Y05) (tổng hợp và dịch từ: rnceus.com, nlm.nih.gov, en.wikipedia.org, medscape.com, diendanyduoc.net) . Vai trò CRP và bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng Vai trò của bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng: Khi nghi ngờ bệnh nhân có tình trạng viêm nhiễm, chúng ta thường. nhiệt, xét nghiệm CRP chỉ 1 lần, và xét nghiệm bạch cầu trong máu Do đó, có thể kết luận CRP có giá trị hơn bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng nhưng trên lâm sàng bạch cầu lại là xét nghiệm. là Hs- CRP và bạch cầu trong máu trong hội chứng chuyển hóa. Nghiên cứu kết luận rằng Hs -CRP trội hơn bạch cầu trong vai trò là thành phần viêm của hội chứng chuyển hóa. Nhưng bạch cầu có lợi

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan