Bancassurancex

56 529 8
Bancassurancex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về liên kết ngân hàng bảo hiểm và liên kết ngân hàng bảo hiểm ở Việt Nam

I.Lý thuyết chung về liên kết ngân hàng bảo hiểm. Liên kết ngân hàng bảo hiểm hay còn gọi là Bancassurance. 1.1.Khái niệm liên kết ngân hàng bảo hiểm(Bancassurance) 1.1.1.Khái niệm: Có nhiều định nghĩa về bancassurance. Sau đây là một số ví dụ: - Bancassurance là “một chiến lược được các ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó” . - Bancassurance là việc “ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng”. - Bancassurance là việc “cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua mộtkênh phân phối chung và/hoặc cho cùng một cơ sở khách hàng”.  Từ các định nghĩa trên, bancassurance có thể hiểu một cách giản đơn nhất là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo hình thức bancassurance. 1.1.2.Bản chất của liên kết ngân hàng bảo hiểm Ở đây cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và phân phối các dịch vụ tài chính, ngân hàng (assurbanking). Nói cách khác, Bancassurance là hoạt động kinh doanh theo đó ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác dưới các hình thức khác nhau để chào bán các sản phẩm bảo hiểm hoặc liên quan đến bảo hiểm thông qua cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng. Assurbanking thì ngược lại, là việc công ty bảo hiểm chào bán các sản phẩm dịch vụ tài chính và ngân hàng thông qua kênh phân phối của công ty bảo hiểm. Tuy nhiên bancacssurance dành cho sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hay phi nhân thọ? 1 Ngân hàng có thể tham gia cung cấp sản phẩm BHNT hoặc phi nhân thọ. Ví dụ, khi một người vay tiền ngân hàng mua một tài sản nào đó (chẳng hạn, mua ô tô), ngân hàng có thể yêu cầu người đó mua bảo hiểm đối với tài sản nhằm đảm bảo khả năng trả nợ (mộtphần hoặc toàn bộ) trong trường hợp phát sinh rủi ro đối với tài sản (với ví dụ mua ô tôlà rủi ro cháy, tai nạn, mất cắp…). Đây là sự kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm phi nhân thọ. Ngân hàng có thể yêu cầu người vay mua bảo hiểm tử kỳ (term life) để đảm bảo việc trả nợ trong trường hợp người vay tiền chết trước khi trả hết nợ. Đây là sự kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ không có những đặc điểm nổi bật cho hoạt động bancassurance. Trong khi đó, các sản phẩm ngân hàng và BHNT có thể bổ trợ cho nhau vì cả hai đều hướng tới phục vụ việc tích lũy và quản lý tài sản của khách hàng. Dovậy, các sản phẩm BHNT dễ bán qua ngân hàng hơn các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Hơn nữa, do hợp đồng BHNT là hợp đồng dài hạn nên đòi hỏi phải có sự tin tưởng của khách hàng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ này. Các ngân hàng thường được khách hàng tin tưởng rất cao nên có thể bán sản phẩm BHNT một cách dễ dàng. Đồng thời, việc bán các sản phẩm BHNT đòi hỏi phải có sự hiểu biết rõ ràng về tình trạng tài chính và những yêu cầu của khách hàng trong khi đó việc bán hầu hết các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ không cần sự hiểu biết này. Thêm vào đó, ngân hàng thường có ít lợi thế trong việc bán các sản phẩm phi nhân thọ so với các kênh phân phối khác. Chẳng hạn, với bảo hiểm ô tô, các ngân hàng có ít lợi thế so với các cửa hàng bán ô tô. Những điều trên giải thích tại sao hoạt động bancassurance – ngân hàng và BHNT lại phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với bancassurance – ngân hàng và bảo hiểm phi nhân thọ. 1.2.Các loại hình liên kết ngân hàng bảo hiểm Việc tham gia cung cấp sản phẩm bảo hiểm của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo thỏa thuận và hình thức liên kết giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm như: 1.2.1.1.Sự thoả thuận phân phối 2 - Khái niệm: Ngân hàng ký thoả thuận phân phối sản phẩm cho công ty bảo hiểm và nhận hoa hồng phí. -Mô tả: Hoạt động của ngân hàng là trung gian cho công ty bảo hiểm. -Đặc điểm: +Ngân hàng đóng vai trò như một đại lý của công ty bảo hiểm. Đây là hình thức đơn giản nhưng hiệu quả nhất. +Ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (Bán riêng rẽ hoặc bán cùng với sản phẩm của ngân hàng) để nhận hoa hồng. +Hai bên không cần hoặc chỉ chia sẻ một số ít cơ sở dữ liệu khách hàng không cần phải đầu tư nhiều về cơ sở vật chất cho quan hệ hợp tác này. -Ưu điểm: +Đơn giản, dễ thực hiện, hoạt động bắt đầu một cách nhanh chóng. +Không bị lộ thông tin về khách hàng. +Vốn đầu tư ít. -Nhược điểm: +Thiếu tính linh hoạt để tung ra sản phẩm mới. +Quyết định cung cấp sản phẩm nào qua kênh phân phối của ngân hàng thuộc về công ty bảo hiểm. +Có sự khác nhau trong văn hoá doanh nghiệp. 3 -Các quốc gia hay áp dụng hình thức này: Mỹ, Đức, Anh, Nhật và Hàn Quốc. 1.2.2.Đồng minh chiến lược -Khái niệm: Ngân hàng và công ty bảo hiểm nắm giứ cổ phần của nhau.(cross shareholdings) -Mô tả: Ngân hàng hợp tác với một hoặc nhiều công ty bảo hiểm. -Đặc điểm: +Trường hợp này hai bên có mức độ kết hợp cao hơn trong việc cung cấp sản phẩm. +Cơ sở khách hàng có thể được chia sẻ giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm. -Ưu điểm: +Để thực hiện được chỉ cần đầu tư ít. +Có sự chuyển giao chuyên môn từ ngân hàng sang công ty bảo hiểm và ngược lại. +Ngân hàng có nhiều tiếng nói và hoạt động kiểm soát trong việc tính phí và phân phối sản phẩm. -Nhược điểm: +Khó khăn trong việc quản lý trong dài hạn. +Một phần lợi nhuận kinh doanh của công ty bảo hiểm qua kênh phân phối này thuộc về ngân hàng tuỳ theo tỷ lệ góp vốn. -Các quốc gia hay áp dụng hình thức này: Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc 1.2.3. Liên doanh, liên kết -Khái niệm: Là hình thức mà ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng thành lập một công ty bảo hiểm mới để cùng kinh doanh. -Mô tả: 4 -Đặc điểm: +Cùng sở hữu về sản phẩm và khách hàng. +Cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng. +Cấp độ này đòi hỏi có sự cam kết mạnh mẽ và dài hạn từ hai phía về chiến lược phân phối sản phẩm, về cơ sở vật chất… -Ưu điểm: +Có sẵn cơ sở khách hàng từ doanh nghiệp cũ chuyển sang. +Phương thức, kinh nghiệp quản lý được đúc kết từ cả hai bên. -Nhược điểm: +Tốn nhiều vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng và lắp đặt mới trang thiết bị cho công ty mới. +Khó khăn trong quản lý công ty mới. Khi một công ty có hai ông chủ dễ dẫn đến sự không thống nhất khi ra quyết định kinh doanh. +Một công ty mới ra đời cần có chiến lược marketing hiệu quả mới cạnh tranh được trên thị trường nhiều khó khăn. -Các quốc gia thường áp dụng:mPháp, Tây Ban Nha, Bỉ,Anh, Ireland 1.2.4.Ngân hàng thành lập hoặc mua công ty bảo hiểm -Khái niệm: Đây là hình thức mà các ngân hàng tự mình thành lập công ty bảo hiểm mới hoặc mua lại toàn bộ công ty bảo hiểm, trong tương lai hình thành tập đoàn dịch vụ tài chính ngân hàng. Ngoài ngân hàng, bảo hiểm còn có thêm các thành viên khác hình thành tập đoàn cung cấp tất cả các sản phẩm tài chính đa dạng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tên gọi khác của loại hình này là tập đoàn dịch vụ tài chính. -Mô tả: 5 -Đặc điểm: +Ở cấp độ này, các hoạt động và hệ thống phân phối được kết hợp hoàn toàn. +Có khả năng cao trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có và cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng . +Tạo khả năng cho việc kết hợp đầy đủ của các sản phẩm. -Ưu điểm: + Mô hình này tạo được sự cộng hưởng từ những lợi thế có sẵn của ngân hàng và công ty bảo hiểm. + Nhưng quan trọng hơn là ngân hàng trong trường hợp này có thể tự chủ hoàn toàn trong việc khai thác thị trường bảo hiểm, từ việc tính phí đến các chiến lược xúc tiến cho sản phẩm. -Hạn chế : + Bởi vì chơi ở nhiều sân chơi khác nhau, mô hình này đòi hỏi ở tập đoàn mẹ một khả năng quản lý thật tốt với một đội ngũ nhân viên thật xuất sắc, khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên. + Mô hình này cũng sẽ không phù hợp với những ngân hàng “mong manh” tiềm lực tài chính, như tàu nhỏ không thể nào vươn ra biển lớn. II.Sự cần thiết khách quan của liên kết ngân hàng bảo hiểm Trả lời câu hỏi tại sao cần có sự ra đời và phát triển Bancassurance ? 2.1.Nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển Bancassurance ra đời do sự tác động của hàng loạt các nhân tố như: sự phát triển của thị trường tài chính, sự hình thành của các tập đoàn kinh tế, nhu cầu về một dịch vụ tàichính “trọn gói” của công chúng, tác động của cạnh tranh cũng như tác động của 6 tiến bộ khoa học và công nghệ. Những nội dung dưới đây sẽ cùng độc giả đi sâu phân tích mộ tsố nhân tố tác động. Thứ nhất, do nhu cầu về dịch vụ tài chính “một cửa”. Bancassurance có thể đáp ứng những khách hàng có nhiều nhu cầu về dịch vụ tài chính chỉ qua “một cửa”. Chẳng hạn,khách hàng có nhu cầu vay tiền, có tài khoản hoặc sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, có thể tham gia bảo hiểm ngay tại ngân hàng. Khi tham gia bảo hiểm tại ngân hàng, việc nộp phí cũng thuận tiện hơn vì khách hàng có thể nộp phí qua chuyển khoản,thẻ ATM, thẻ tín dụng… Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, khách hàng có thể tham gia bảo hiểm tại ngân hàng để bảo đảm khả năng trả nợ cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra đối với tài sản và sinh mạng, sức khoẻ của mình. Ngoài ra, khách hàng còn có thể được hưởng những quyền lợi và dịch vụ giá trị gia tăng do sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ, chẳng hạn: được giảm phí do nộp phí qua ngân hàng, được cung cấpthẻ ATM mà không phải trả lệ phí… Tóm lại, với bancassurance, khách hàng có thể đồng thời sử dụng các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm một cách thuận tiện và hiệu quả. Thứ hai, do sự thay đổi “khẩu vị” của khách hàng. Các nghiên cứu trên thế giới chothấy, “khẩu vị” của khách hàng có nhu cầu đầu tư đang chuyển từ sản phẩm tiết kiệmđơn giản sang các sản phẩm bảo hiểm và các sản phẩm phức tạp, do vậy ngân hàngcần phải cung cấp nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi củakhách hàng. Bancassurance là cách thức có thể đáp ứng được sự thay đổi “khẩu vị”này. Thứ ba, do yêu cầu tiết kiệm chi phí hoạt động. Việc sử dụng hệ thống cung cấp dịch vụ của ngân hàng giúp công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm được chi phí hoạt động, qua đó tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận. Trước hết, công ty bảo hiểm có thể giảm chi phí đào tạo (vì đội ngũ nhân viên ngân hàng thường có trình độ cao, rất am hiểu về tài chính)và có thể sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng, quan hệ của ngân hàng để bán bảo hiểm.Ngoài ra, công ty bảo hiểm có thể trả hoa hồng cho ngân hàng thấp hơn so với trả cho đại lý hoặc môi giới. Tuy nhiên, trên thực tế ở Châu Á, do tác động của cạnh tranh, các công ty bảo hiểm thường phải trả cho ngân hàng mức hoa hồng tương đương với mức trả cho đại lý hoặc môi giới. 7 Nghiên cứu 2003/2004 Kehrer-LIMRA [4] về tỷ lệ thù lao/phí năm đầu theo phương thức phân phối cho thấy, kênh phân phối ngân hàng giúp tiết kiệm chi phí nhất. Theo nghiên cứu của Tillinghast[1] năm 2000, tỷ lệ chi phí phân phối trung bình/phí nămđầu của bancassurance tại Anh là 33% trong khi tỷ lệ này của các nhà tư vấn tài chính độc lập là 42% và của kênh bán hàng trực tiếp là 78%. Ở đây cũng cần lưu rằng, sản phẩm bán theo mỗi kênh phân phối là khác nhau (dẫn đến tỷ lệ chi phí phân phối khác nhau) nhưng sự khác biệt này không làm mất đi giá trị so sánh của số liệu nêu trên. Thứ tư, thông qua bancassurance, có thể sử dụng uy tín, thương hiệu và nguồn lực (cơ sở dữ liệu, văn phòng, nhân viên…) của cả ngân hàng và công ty bảo hiểm vào việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cũng như tăng cường các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó,bancassurance cũng giúp công ty bảo hiểm thâm nhập vào những thị trường chưa được khai thác, nhất là các thị trường chỉ có thể khai thác được thông qua ngân hàng. Điểm này cũng gợi ý ngân hàng và công ty bảo hiểm cần phải lựa chọn đối tác một cách khôn ngoan nhất để có thể phát huy sức mạnh của mình và hưởng lợi từ uy tín, thương hiệu của đối tác. Thứ năm, do tác động của cạnh tranh làm giảm biên lợi tức (interest margin) của ngân hàng cũng như của công ty bảo hiểm, đòi hỏi ngân hàng và công ty bảo hiểm phải đa dạng hoá kênh phân phối, đa dạng hoá sản phẩm nhằm tạo thêm lợi nhuận, năng suất,tạo ưu thế cạnh tranh. Các công ty gia nhập thị trường sau, đặc biệt là các công ty nước ngoài, có thể phải tạo cho mình ưu thế cạnh tranh mới để giành thị phần. Có thể thấy,việc công ty Prevoir – công ty BHNT mới thâm nhập thị trường Việt Nam- tìm kênh phânphối mới qua hệ thống bưu điện Việt Nam là một ví dụ minh họa rõ nét trong việc tạo ưuthế cạnh tranh. Bancassurance cũng là một giải pháp để thay thế kênh phân phối quađại lý – kênh phân phối rất “kén” người mà nhiều các công ty BHNT trên thế giới, đặcbiệt là các công ty BHNT Việt Nam, đang gặp khó khăn trong tuyển dụng. Thứ sáu, sự phát triển của công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông giúp cho việc lưu trữ,khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng, cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm được nhanh chóng, thuận tiện. 8 Thứ bảy, xu hướng phi trung gian hóa trong hoạt động ngân hàng và bảo hiểm cũng là một trong những lý do dẫn đến sự ra đời của bancassurance. Bancassurance làm giảm sự phụ thuộc của công ty bảo hiểm đối với lực lượng đại lý, môi giới, tạo ra đối trọng cần thiết cho sự phát triển bền vững. Thứ tám, chính sách tự do hóa hoạt động tài chính cho phép sự thâm nhập lẫn nhau giữa hoạt động ngân hàng và bảo hiểm. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá cũng thúc đẩy sự hoạt động động của bancassurance. Thứ chín, khách hàng ngày càng hiểu sâu sắc về dịch vụ tài chính, mức sống ngày càng tăng cũng là những nhân tố thúc đẩy hoạt động bancasurance 2.2.Vai trò của liên kết ngân hàng bảo hiểm Có thể nói liên kết ngân hàng bảo hiểm là loại hình giao dịch mà các bên tham gia như ngân hàng, công ty bảo hiểm và khách hàng đều có lợi. 2.2.1.Đối với ngân hàng Các ngân hàng luôn đối mặt với các vấn đề:  Áp lực giới hạn, rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, chi phí,  Nhu cầu cho các nguồn thu khác Triển khai “bancassurance” thành công, ngân hàng sẽ có nhiều lợi ích như:  Có thêm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút hơn nhiều khách hàng mới sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng mua bảo hiểm. Ví dụ: Ngân hàng có thể phát triển các mối quan hệ với khách hàng thông qua việc giới thiệu các sản phẩm mới của ngân hàng liên quan đến các sản phẩm bảo hiểm với những lợi ích thuyết phục, thỏa mãn nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng.  Tăng thu nhập không phải từ lãi thông qua việc thu phí các dịch vụ ngân hàng (phí chuyển khoản, ATM, thẻ tín dụng…), cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm…Ngân hàng có thêm lượng tiền mặt nhờ lượng tiền đóng 9 phí bảo hiểm thông qua ngân hàng của khách. Ngoài ra, công ty bảo hiểm còn duy trì các khoản tiền gửi có kỳ hạn và các hình thức đầu tư khác tại ngân hàng. Ngân hàng có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hệ thống phân phối hiện thời… nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định.  Tăng tỷ suất sinh lợi (ROA), bởi vì chi phí hoạt động thấp nhưng doanh thu từ các khoản tiền thưởng và hoa hồng từ các hợp đồng bảo hiểm tương đối cao. Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm, do vậy giúp giảm chi phí cố định một cách tương đối cho ngân hàng, đồng thời, các nhân viên ngân hàng cũng có thêm động lực và thu nhập. Ngoài ra, “văn hóa bán hàng” thu nhận được trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ tác động tích cực trở lại đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.  Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, đồng thời, tạo thêm năng lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian do khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng và bảo hiểm thường biến động không theo cùng một chu kỳ. Thêm vào đó, Bancassurance giúp giảm vốn theo rủi ro của ngân hàng.  Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay.  Giúp tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ phía bảo hiểm. Có thể thấy trong các thoả thuận hợp tác của các Công ty Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với các ngân hàng đều bao hàm các thoả thuận đầu tư tiền hoặc phí bảo hiểm thu được vào ngân hàng.  Tăng hiệu quả kinh doanh do tăng doanh thu và có cơ hội bán chéo sản phẩm. Các ví dụ đơn giản về sự phối hợp giữa hoạt động ngân hàng và các sản phẩm bảo hiểm tương ứng, có thể tạo cơ hội bán chéo giữa chúng: Sản phẩm của ngân Thẻ tín dụng Quản lý dòng tiền Vay thế chấp Các món vay độc Cho vay cá nhân 10 123doc.vn

Ngày đăng: 24/02/2013, 16:58

Hình ảnh liên quan

+Ngân hàng đóng vai trò như một đại lý của công ty bảo hiểm. Đây là hình thức đơn giản nhưng hiệu quả nhất. - Bancassurancex

g.

ân hàng đóng vai trò như một đại lý của công ty bảo hiểm. Đây là hình thức đơn giản nhưng hiệu quả nhất Xem tại trang 3 của tài liệu.
-Khái niệm: Đây là hình thức mà các ngân hàng tự mình thành lập công ty bảo hiểm - Bancassurancex

h.

ái niệm: Đây là hình thức mà các ngân hàng tự mình thành lập công ty bảo hiểm Xem tại trang 5 của tài liệu.
+ Mô hình này tạo được sự cộng hưởng từ những lợi thế có sẵn của ngân hàng và công ty bảo hiểm. - Bancassurancex

h.

ình này tạo được sự cộng hưởng từ những lợi thế có sẵn của ngân hàng và công ty bảo hiểm Xem tại trang 6 của tài liệu.
Các vấn đề mà công ty bảo hiểm thường gặp phải đối với mô hình đại lý truyền thống (nhân viên BH trực tiếp tìm kiếm và tiếp xúc với khách hàng): - Bancassurancex

c.

vấn đề mà công ty bảo hiểm thường gặp phải đối với mô hình đại lý truyền thống (nhân viên BH trực tiếp tìm kiếm và tiếp xúc với khách hàng): Xem tại trang 11 của tài liệu.