Bài tiểu luận "Tình hình nuôi dế trên địa bàn huyện Hiệp Hòa" pot

40 1.8K 0
Bài tiểu luận "Tình hình nuôi dế trên địa bàn huyện Hiệp Hòa" pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

z Bộ Giáo Dục Đào Tạo Trường ĐH Quang Trung BÀI TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH NUÔI DẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIÊP HOÀ Lớp : k2 405 Ngành : kinh tế nông nghiệp Khoa : kỹ thuật công nghệ Nhóm sinh viên : Võ Anh Mạnh Quân Trần thị kiều Trinh Mục lục CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm. Dế cơm có cùng kích cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con và lịch lỡm nhất trong họ nhà dế. Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn - cái tên quen thuộc trong tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất và thường sống dưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh. 1.2. Mục đính nghiên cứu - Dế là một loại côn trùng mà ta có thể nuôi và chế biến ra nhiều món ăn khác nhau ở một số nước như Ấn Độ , Đài Loan, Trung Quốc, thái Lan. Dế còn được coi là món ăn ngon, ở nhiêu nơi dế còn được coi đó như là một đăc sản. Những năm gần đây phong trào ăn dế và nuôi dế ở một số nước ngày càng phổ biến, thì ở VN ta một vài năm trở về đây cũng vậy nhất là ở trong TPHCM dế là một món ngon luôn có ở trên bàn nhậu, nhờ đó mà phong trào nuôi dế bắt đầu hình thành và đã có người giàu lên nhờ nuôi dế. - Vậy để đáp ứng nhu cầu một số nhà hàng và một số hộ chăn nuôi. Chúng tôi nghiên cứu vấn đề này để giúp các hộ nuôi dế, Trang trại dế đả cung cấp dế giông cho các hộ chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật một cách nhiệt tình giúp người nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. 1.3. Nhiệm vụ - Tìm ra đươc kĩ thuật nuôi phù hợp với từng vùng, từng miền. - Xác định được thời điêm nuôi, thời gian sinh trưỡng, và các kĩ thuật chăm sóc từng thời kì. 1.4. phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.5. cấu trúc của khoá luận CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN Hiệp Hòa là một huyện trung du, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km. Phía Bắc giáp huyện Tân Yên. Phía Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh). Phía Đông giáp huyện Việt Yên. Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 20.110 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 67%; đất lâm nghiệp chiếm 0,9%. Đây là một vùng có đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp. Trên địa bàn huyện có con sông Cầu chảy qua, không chỉ cung cấp nguồn nước tưới mà còn chứa trữ lượng tài nguyên cát, sỏi khá lớn. Các xã ven sông Cầu có nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa nổi tiếng, điển hình là làng nghề ươm tơ truyền thống tại xã Mai Đình. Gần đây còn nổi lên phong trào nuôi dế xoá đối giảm nghèo và làm giàu… Về giao thông đường bộ còn có tuyến Quốc lộ 37 chạy qua dài 14km, nối huyện Hiệp Hòa với tỉnh Thái Nguyên. Về nguồn nhân lực, dân số toàn huyện có khoảng 21 vạn người. Trong đó, độ tuổi lao động chiếm khoảng 45%, chủ yếu là lao động nông nghiệp. Về tiềm năng du lịch, huyện Hiệp Hòa có điểm du lịch văn hóa An toàn khu 2 tại núi Y Sơn (thuộc xã Hòa Sơn), thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, phát huy lợi thế vùng đẩy mạnh sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản; xây dựng các cụm công nghiệp tại thị trấn Thắng và các xã nhằm thu hút đầu tư; chú trọng qui hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống chợ nông thôn tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, phát triển thương mại – dịch vụ. Theo hướng đó, huyện đã ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; củng cố đội ngũ cán bộ theo hướng chuẩn hoá, nâng cao năng lực công tác, chất lượng quản lý, chỉ đạo điều hành từ huyện đến cơ sở. Trong phát triển kinh tế, đảng bộ, chính quyền huyện tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu theo hướng thâm canh, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, từng bước làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Không cổ động làm kinh tế theo phong trào, huyện chủ trương căn cứ vào đặc điểm địa thế, đất đai, dân cư để gợi mở người dân chủ động lựa chọn những cách làm phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Tại xã Danh Thắng, giữa không gian xanh yên bình của những cánh đồng lúa và lạc bạt ngàn, đã xuất hiện những dãy phố làng, không thiếu những ngôi nhà xây kiên cố, kiến trúc hiện đại trị giá bạc tỷ. Phó Chủ tịch UBND xã Tạ Xuân Kiệm dẫn chúng tôi thăm cơ sở nuôi dế của anh Nguyễn Văn Phương tại thôn Trung Phú - chủ nhân của một trong những ngôi nhà như thế. Làm nghề nuôi dế trước đây anh chủ yếu dùng phương pháp thủ công. Sau này, khi ăn nên làm ra, vốn liếng kha khá, anh tính chuyện làm ăn lớn bằng cách đầu tư xây dựng cơ sở lơn mạnh, mở rộng quy mô sản xuất. Mỗi năm tháng anh xuất trại hàng chục kg dế thịt Cùng với anh Phương, xã Danh Thắng còn có gần chục hộ nuôi dế chuyên cung cấp con giống cho người chăn nuôi dế thịt ở huyện Yên Thế và một số nơi như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên. Cũng từ đây, hàng trăm hộ dân trong xã đã có thêm nghề nuôi dế cung cấp cho các trang trại và các nhà hàng, nhiều hộ nuôi đến hàng nghìn thùng. Để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học và có vốn liếng "lấy ngắn nuôi dài", người dân xã Danh Thắng cũng đổ đi các nơi kiếm kế sinh nhai. Các thôn như Trung Phú, Đại Đồng có tới 70% số hộ có người đi làm ăn ở Hà Nội, Quảng Ninh Nhưng điều đáng ghi nhận là không những nông dân không bỏ ruộng mà đồng đất ở đây vẫn quay vòng đủ ba vụ mỗi năm. Từ nguồn vốn hỗ trợ và huy động trong nhân dân, Danh Thắng đã có 70% đường và hơn 50% kênh mương được cứng hoá. Ba trường học và trạm y tế xã đều đạt chuẩn quốc gia. Hơn một nửa số hộ trong xã có kinh tế khá trở lên. Ảnh: Đường thôn An Hòa - Xã Đoan Bái. Còn ở xã Đoan Bái, ông Đặng Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Từ nhiều năm nay, Đoan Bái có duyên với các dự án khoa học nông nghiệp của một số bộ, ngành. Vì thế cán bộ và nhân dân có điều kiện thuận lợi để tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất." Nông dân ở đây vốn có truyền thống trồng các giống đậu tương cao sản, nay thêm cây dưa bao tử, ớt, cà chua xuất khẩu, liên kết với Viện Ngô Trung ương trồng ngô giống, chăn nuôi lợn siêu nạc; đưa cây bưởi Diễn trồng thành trang trại, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phân bón hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong xã đã xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi dế, nuôi hươu lấy nhung, mở ra triển vọng đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi. Các biện pháp chỉ đạo sát thực tế của cấp uỷ, chính quyền các cấp cùng với đức cần kiệm, năng động, sáng tạo của người dân đã cho ra đời nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao như: luân canh lạc xuân - lúa mùa - khoai tây Đức ở các xã Danh Thắng, Đoan Bái, Hùng Sơn; nuôi cá bán thâm canh cho năng suất tăng gấp đôi so với phương pháp truyền thống (4 tấn lên 8 tấn) tại Đông Lỗ, Mai Đình, Xuân Cẩm, Hợp Thịnh; lúa - cá - cần ở Hoàng Lương; nhãn - bưởi Diễn - keo ở Lương Phong, Ngọc Sơn, Đức Thắng. Bên cạnh đó còn xuất hiện mô hình phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ như làng nghề ở Mai Trung Thu nhập của người dân nông thôn Hiệp Hoà đến từ nhiều nguồn: sản xuất nông nghiệp, làm dịch vụ, xuất khẩu lao động, làm thuê Những nguồn thu đó đều nhằm mục đích đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, mở mang sản xuất, dịch vụ, cải thiện đời sống làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi. Chạy dọc sông Cầu giờ đây là những làng quê trù phú của các xã Châu Minh, Mai Đình, Xuân Cẩm, Hợp Thịnh Chỉ đạo phát triển sản xuất, huyện hướng các xã tập trung đầu tư theo khoảnh, theo vùng, khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại để thuận lợi cho việc thâm canh, phòng chống dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các trang trại ngày càng phát triển cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Đến thời điểm này, toàn huyện có gần 500 trang trại và gia trại, tăng 145% so với 5 năm trước. Tổng doanh thu của các trang trại khoảng 100 tỷ đồng/năm. Kinh tế trang trại góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.000 ha với sản lượng hàng năm đạt 2.460 tấn. Tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện khoảng 2.000 ha, sản lượng 10 nghìn tấn, gấp gần 3 lần so với 5 năm trước (trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực như nhãn, bưởi Diễn tăng nhanh). Thu nhập bình quân trên một ha đất canh tác đến nay đạt 53 triệu đồng/năm (tăng 23 triệu đồng/ha/năm so với mục tiêu đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2005-2010 đề ra). Tuy nguồn kinh phí hỗ trợ không nhiều (khoảng 5-6 tỷ đồng/năm) nhưng nhờ lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kế hoạch hợp lý, đến nay đã có 100% các tuyến đường huyện và liên xã, 554 km đường nông thôn được cứng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, vận tải hàng hoá, thúc đẩy KT-XH phát triển. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt gần 10 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%. đây là hình ảnh mô hình nuôi dế rất phổ biến hiện nay - Dế là loài đa thực, thức ăn gồm nhiều loại như rau, củ, mầm non cây cỏ, cây hoa màu Nhà đầu tư có thể tận dụng nguồn rau củ, quả có sẵn trong tự nhiên để tiết kiệm chi phí, nhưng phải chọn cây tươi, không bị hư, úng. Mỗi tháng, 1 kg dế thịt (khoảng 1.000 con) ăn hết 3 kg cám, 6 kg cỏ, cà rốt, rau. Mỗi ngày, dế ăn 3 bữa: sáng, trưa và chiều. Dế sinh sản mạnh ở vùng đất khô ráo, ấm, nơi có nhiều cây cối phát triển. Chúng lớn lên bằng cách lột xác nhiều lần. Trứng dế thường được đẻ thành từng ổ trong môi trường đất ẩm. Mỗi ổ có từ vài chục đến hàng trăm trứng. Trứng hình hạt gạo hơi dài và có màu vàng pha nâu, kích thước khoảng 2,5-3 mm x 0,8-1mm. Mỗi con dế cái đẻ trung bình 300 - 500 trứng và có thể đẻ liên tục trong 7-10 ngày. Sau khi đẻ từ 10- 15 ngày, dế mẹ chết và 7-10 ngày sau trứng sẽ nở. Sau 2 lần lột xác, dế non xuất hiện mầm cánh. Quá trình trưởng thành là từ 1,5-2 tháng. Và đây là giai đoạn bắt đầu thu hoạch, lấy thịt. Thu hoạch dế cũng là khâu quan trọng vì phải giữ cho thịt dế không bị mất chất lượng. Một mẹo nhỏ là có thể đựng dế trong bịch ni lông nhỏ rồi bỏ vào thùng giấy, bên trong đặt một ít cỏ tươi, vài cái rế. Cách này chỉ bảo đảm được chất lượng thịt dế trong điều kiện di chuyển xa khoảng 100 km, đến nơi thì chế biến ngay. Nếu nuôi tốt, một cặp dế bố mẹ có thể cho 1 kg dế con. Giá thịt dế trên thị trường hiện tại khoảng 250.000 đồng/kg. Như vậy với 80 cặp dế giống ban đầu, trừ chi phí cho điện, nước và nhân công thì 6 tháng sau nhà đầu tư có thể hoàn vốn, 1 năm sau đó là có thể thu về 160 triệu đồng. - Dế là một loài côn trùng ăn hại lá rất mạnh. Ðể tiến hành nuôi với số lượng lớn, quy trình nuôi phải khép kín thành từng khu hoặc tại các hộ gia đình, có quản lý chặt chẽ không để chúng trốn chạy ra ngoài làm ảnh hưởng đến cây trồng xung quanh Nếu di chuyển xa hơn nên đông lạnh trước khi di chuyển. Dế đông lạnh [...]... loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm -Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta Xuất phát từ thực tế sản xuất chăn nuôi các con vật truyền thống, những năm gần đây gặp rủi ro do dịch bệnh, giá cả bấp bênh… nên nhiều nông dân ở huyện Hiệp. .. địch trên, chưa thấy dế mắc bệnh gì khác Hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu sâu về con Dế, chúng tôi mong nhận được sự bổ sung của bạn đọc cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi Dế qua bản tin khuyến nông Phân biệt dế đực, cái - Dế đực phần ''đầu ngực'' to hơn dế cái - Dế đực cánh màu đen pha màu nâu không bóng mượt - Dế cái cánh màu đen bóng mượt hơn dế đực - Dế đực bụng nhỏ hơn dế cái vì bụng dế cái... sóc Dế leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa chừng nửa mét Đặc biệt, tối đến dế có thể bay xa hàng mét… Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng - Tên gọi: Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: Dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta... thùng nuôi Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống Dế ngày một trưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế Dế trưởng thành, một cân được khoảng 700 con Hiện tại một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được 250.000 đồng/kg - Phòng chống chuột, kiến cho dế: khi nuôi dế chú ý phòng tránh kiến cho dế Quanh nơi nuôi dế phải có rãnh nước bảo vệ Thùng nuôi dế. .. thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực Trong xô... nông dân nuôi dế và khuyến khích nhân rộng ra địa bàn toàn huyện Chủ trại dế Lê Thanh Tùng Trong các loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầu cánh có đốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng - người đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu so sánh giữa các giống dể tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình nuôi công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đồng loạt Người viết bài này mô... số lượng hợp lý Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 45 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực Nếu xô 80 lít thả 30 dế cái và 15 dế đực Có thể nuôi dế trong xô, thau, chậu, khay có nắp đậy , trước khi nuôi rửa sạch, phơi khô, nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng Trong xô nuôi, có rế (rế để xoong nồi) hay vĩ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo... nắm rõ về kỹ thuật nuôi nên chị chỉ dám mua 1 thùng dế về nuôi thử và nhân giống Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chị đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất Gia đình chị bán 3 con bò được gần 30 triệu đồng và đầu tư hết vào nuôi dế Sau hơn 7 tháng, chị đã nhân ra gần 200 thùng nuôi dế, gồm dế giống, dế thương phẩm và dế con Với giá 5.000đ - 8.000đ/con dế giống, 250.000đ – 300.000đ/kg dế thương phẩm, ước... cái nghèo, việc nuôi dế là một việc làm không khó, vốn đầu tư ít lại dễ nuôi, cho lợi nhuận cao nên bất kỳ ai cũng có thể nuôi được và tôi mong bà con nông dân cùng phát triển kinh tế và làm giàu như tôi”- Chị Minh tâm sự Thấy được hiệu quả cao từ mô hình nuôi dế, bà con nhân dân trong huyện cũng hưởng ứng và đầu tư nuôi, đến nay đã có 10 đơn vị xã, thị trấn thực hiện mô hình nuôi dế thâm canh như:... Sau 2 tháng nuôi, dế bắt đầu sinh sản, mỗi con dế thường Không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà với kinh nghiệm tích luỹ được, chị Huyền vừa bán dế giống, dế thương phẩm vừa hướng dẫn cho bà con phương pháp chăm sóc và nhân giống cho hiệu quả cao Hiện nay, học tập theo mô hình của chị, đã có ít nhất hơn 40 hộ trong xã, trong huyện nuôi dế thành công, hộ nuôi ít cũng có 20-30 thùng, hộ nuôi nhiều có . nhiên có rất nhiều loại dế như: dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta. Xuất phát từ thực tế sản xuất chăn nuôi các con vật truyền. ăn dế và nuôi dế ở một số nước ngày càng phổ biến, thì ở VN ta một vài năm trở về đây cũng vậy nhất là ở trong TPHCM dế là một món ngon luôn có ở trên bàn nhậu, nhờ đó mà phong trào nuôi dế. đất nông nghiệp chiếm 67%; đất lâm nghiệp chiếm 0,9%. Đây là một vùng có đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp. Trên địa bàn huyện có con

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan