bai thuyet trinh DONG BANG BAC BO

14 1.1K 16
bai thuyet trinh DONG BANG BAC BO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cảnh quan đồng bằng Bắc Bộ Một đoạn đê sông Hồng Sản xuất rau vụ đông Phù sa sông Hồng Cảng Hải Phòng Đảo Cát Bà HẠN HÁN LŨ LỤT BÃO TỐ MỘT SỐ THIÊN TAI THƯỜNG GẶP TẠI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lược đồ đồng bằng sông Hồng LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1.KHÁI QUÁT CHUNG “Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” ( Hoàng Cầm) Quê hương ấy đâu phải chỉ là xứ Kinh Bắc của riêng Hoàng Cầm mà đó còn là những nét đặc trưng độc đáo của cả một vùng đồng bằng Bắc bộ được khắc sâu trong tâm khảm mỗi người dân Việt. Đó là nơi “xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc”; nơi những tiếng hát quan họ, những giọng ngâm Kiều quyện lấy hồn người, nơi ông cha ta đã đắp xây nền văn hóa dân tộc. Đồng thời, ấy cũng là miền đất mà người Việt cổ cùng sông Hồng, trải hơn bốn nghìn năm, bằng sức lao động cần cù và nhẫn nại đã giành được từ tay biển cả. Ngày nay, nó mang dáng vóc của một vùng châu thổ hình tam giác cân rộng rãi, đỉnh nằm tận Việt Trì, đáy kéo dài từ Hải Phòng xuống tận Ninh Bình. Đồng bằng trải rộng từ 19 0 53’B ( huyện Nghĩa Hưng) đến 21 0 34’B (huyện Lập Thạch), từ 105 0 17’Đ (huyện Ba Vì) đến 107 0 Đ (đảo Cát Bà). Phía Bắc và phía Nam được giới hạn bởi những dãy đồi đá phiến chạy lúp xúp, những dãy núi đá vôi cao ngất nghểu. Phía Đông là vịnh Bắc bộ rộng lớn và giàu có. Khu đồng bằng Bắc bộ phân theo hành chính gồm có 10 tỉnh, thành phố nằm ở hạ lưu sông Hồng, gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và một phần tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên. Nếu coi châu thổ như là “ món quà của các dòng sông” thì đồng bằng Bắc bộ chính là một món quà tuyệt mỹ mà sông Hồng cùng sông Thái Bình đã ban tặng cho người Việt . Món quà đó có gì độc đáo? Nó ôm ấp những bí mật thú vị nào? Chúng ta hãy cùng nhau khám phá. 2.ĐỊA CHẤT Cấu trúc địa chất của khu đồng bằng Bắc bộ là một vùng trũng liên tục bị sụt võng tạo nên các lớp trầm tích dày trong đới nham tướng vùng trũng Hà Nội. Các lớp trầm tích này có thành phần vật liệu không giống nhau và bề dày cũng khác nhau. Thành phần vật liệu của các lớp trầm tích ở đây gồm cuội cấu tạo từ đá riôlít, sỏi, cát, sét… Tại sao các lớp trầm tích ở đây lại có độ dày khác nhau? Khu vực trung tâm bị sụt võng mạnh nên có lớp trầm tích tuổi Đệ Tam dày hàng nghìn mét. Còn lớp trầm tích Đệ Tứ ở đồng bằng Bắc bộ dày từ 100m- 180m. Ở vùng rìa, các lớp trầm tích mỏng chỉ khoảng vài chục mét. Hiện nay quá trình sụt võng ở đồng bằng Bắc bộ vẫn tiếp tục nhưng cường độ rất yếu, mặt khác đồng bằng vẫn tiếp tục phát triển, lấn thêm ra biển. Trong lòng đất ở đồng bằng Bắc bộ có nhiều tiềm năng về than bùn, nước khoáng, khí đốt; trên bề mặt là những vật liệu xây dựng như đá vôi, cuội , sỏi, cát… 3. ĐỊA HÌNH Đồng bằng Bắc bộ thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 đến 15m giảm dần đến các bãi bồi 2m đến 4m ở trung tâm rồi đến các bãi triều ngập nước ven biển. Tuy nhiên, địa hình lại cao thấp không đều và không đơn giản như hình thái bên ngoài của nó. Vd: - Ở Phủ Lạng Thương cách biển >100km mà có nơi chỉ cao 1,7m, nhưng ở bờ biển lại có những cồn cát cao tới 4m đến 5m. - Gia Lương (Bắc Ninh) là vùng thấp úng bên cạnh các núi Thiên Thai - Vùng trũng Nam Định, Hà Nam bên cạnh Chương Sơn, núi Đọi Các dạng địa hình chính của đồng bằng: Các bậc thềm phù sa cổ : Nằm ở phía Tây của khu, rộng khoảng 5m đến 6km, dài khoảng 40km và cao từ 10m đến 15m so với mực nước biển. Ở đây có nhiều gò và đồi đá phiến; các thung lũng sông chia cắt làm phá vỡ đi tính chất bằng phẳng nhưng không tạo thành các dạng địa hình quan trọng. Các bậc thềm phù sa này là kết quả của thời kì có mực nước biển dâng cao phân bố ở Hà Tây – Hà Nội, Ninh Bình. Dải đất chuyển tiếp phía Bắc : Thực chất đây là những dãy đồi đá gốc chạy lúp xúp, đỉnh đồi thường bằng, sườn lồi có các thung lũng phân cách. Địa hình này là bán bình nguyên cổ. Những quả đồi có độ cao tương đối từ 10m đến 15m, sườn lồi và hơi dốc, đổ xuống các thung lũng chật hẹp làm cho diện tích đồi lớn hơn nhiều so với diện tích thung lũng. Các đồi này thường thấy ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Những đồi thuộc bán bình nguyên cổ ven sông Hồng, sông Lô trong quá trình phát triển chịu tác động xâm thực và bồi tụ của sông đã trở thành những bậc thềm hỗn hợp. Các đồi đá này có độ cao tương đối thấp hơn, sườn thoải và dài đổ nhẹ nhàng xuống các thung lũng rộng. Các đồi này thường thấp, ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên. Các bãi bồi: Nằm kẹp giữa vùng đồi ở phía Bắc và các bậc thềm cổ ở phía Tây, các bãi bồi này là một vùng châu thổ rộng lớn do sông Hồng bồi đắp nên trên vùng nền trũng Hà Nội. Ở Sơn Tây – Việt Trì độ cao của đồng bằng lên tới 12m đến 16m, có chỗ cao từ 18m đến 25m vùng trũng hai bên sông cao từ 7m đến 9m, càng xuống phía Nam và ra phía biển độ cao giảm xuống còn 6m đến 8m, có nơi còn 2m đến 3m. Rải rác trong vùng bãi bồi này có những đầm hồ là di tích của những vùng trũng chưa được bồi đắp do một khúc sông chết để lại như Hồ Tây –Hà Nội, hồ Bảng Nguyệt –Hưng Yên. Các ô trũng giữa sông: Có rải rác ở khắp nơi quan trọng nhất là ô trũng ở Hà Nam Ninh (nằm ở giữa sông Đáy, sông Hồng, sông Phủ Lý), ô Vĩnh Yên, ô trũng Nho Quan, ô Bắc Hưng Hải… các ô trũng này do các sóng đất, do nước lũ bồi đắp hoặc do quá trình con người quay đê ngăn mặn tạo thành. Các cồn cát duyên hải: Tạo thành một dải kéo dài dọc theo bờ biển từ Hải Phòng trở xuống, được thành tạo do tác động của sóng. Cồn cát tập trung nhiều nhất ở quãng giữa sông Trà Lý và sông Hồng có tới 25 dải cồn song song tạo thành vùng đất cồn rộng đến 30km. Điều đặc biệt là các cồn cát này không hề di chuyển mà nằm cố định tại chỗ. Các bãi phù sa biển chịu ảnh hưởng của nước mặn: Chiếm diện tích rộng lớn từ cửa sông Đáy đến cửa sông Thái Bình khoảng 130km 2 . Vùng bờ biển này có chỗ thì đang bồi tụ, có chỗ thì đang bị sóng biển mài mòn. Ở những vùng bồi tụ thì tốc độ cũng không lớn lắm. Riêng vùng phía Đông Nam vùng cửa Lạch, cửa Đáy quá trình bồi tụ diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nguyên nhân là do hệ thống đê mặn chắn sóng làm cho lượng phù sa không được bồi đắp ở vùng trong đê mà lấn dần ra biển tạo thành các nón khổng lồ, các bãi phù sa bồi ngay ở cửa sông. Mặt khác ở phía ngoài lại có hòn Nẹ che chắn làm cho bề mặt vụng nước bên trong khá yên tĩnh. Tốc độ bồi tụ khoảng 100m/năm, có thể so sánh với tốc độ bồi tụ của sông Missisipi ở Bắc Mỹ. Các con đê: Đây là bộ phận địa hình quan trọng góp phần hình thành nên nhiều đặc điểm tự nhiên khác của đồng bằng Bắc bộ. Các đê này được đắp trên những gờ sông tự nhiên được cấu tạo dọc hai ven bờ, có chiều dài >1600km, chân đê rộng từ 30 đến 50m, mặt đê từ 6 đến 10m, càng ra đến biển độ cao đê giảm dần. 4.KHÍ HẬU: Do địa hình thấp và bằng phẳng của một vùng đồng bằng và vị trí giáp biển về phía đông nam nên nhìn chung khí hậu đồng bằng Bắc bộ tương đối điều hòa và đồng đều. Đồng bằng Bắc bộ thuộc á đới khí hậu chí tuyến gió mùa có mùa đông lạnh khô thực sự. • Tổng lượng bức xạ : 110-120 kcal/cm 2 /năm • Số giờ nắng : 1600-1850 giờ • Nhiệt độ trung bình đạt : 22,5-23,6 o C • Tổng nhiệt hàng năm đạt : 8100-8600 o C • Độ ẩm : 82-85% • Lượng mưa trung bình : 1500-1800 mm/năm. Đặc biệt vùng còn chịu ảnh hưởng của front cực và khối khí cực đới NPc trong mùa đông nên nhiệt độ xuống thấp. Tần suất xuất hiện front lạnh chỉ sau khu Đông Bắc. Lạng Sơn: 22 lần/ năm, Hà Nội: 20,5 lần/ năm. Khí hậu đồng bằng Bắc bộ chia làm 2 mùa rõ rệt: +Mùa hạ nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 28-29 o C. Hướng gió chính là nam và đông nam. Mưa nhiều nhất vào tháng 8 (trung bình 300-500mm, 16-18 ngày mưa). Lượng mưa vào mùa hạ chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Tuy nhiên có những ngày chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng(do áp thấp Bắc bộ khơi sâu) đem lại nhiệt độ tối cao không thua kém đồng bằng Trung bộ. Hà Nội có nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 42,8 o C. Nhưng kiểu thời tiết này chỉ gặp trong 5- 10 ngày(còn đồng bằng Bắc Trung bộ tới 20-30 ngày). +Mùa đông lạnh rõ rệt so với mùa hạ. Nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra vào tháng 1 là 15-17 c C, với 3 tháng t o <18 o C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất lên đến 12 o C. Hướng gió thịnh hành nhất là hướng bắc và đông bắc. Lượng mưa ít, thấp nhất là tháng 12, 1 trung bình chỉ đạt 30-50mm. Do vị trí giáp biển mà tình trạng ẩm ướt cuối mùa đông ở đồng bằng Bắc bộ được tăng cường hơn so với các vùng khác(chỉ trừ Việt Bắc). Đó là hiện tượng mưa phùn vào nửa cuối mùa đông của đồng bằng Bắc bộ(thường kéo dài 30-40 ngày tập trung vào tháng 2,3). Khí hậu đồng bằng Bắc bộ còn có sự phân hóa về mặt không gian đó là phân hóa giữ vùng trung du và vùng duyên hải. + Ở trung du: có tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, dao động nhiệt độ ngày đêm lớn hơn đồng bằng khoảng 0,5 o C, nhiệt độ tối thấp trong những tháng mùa lạnh thấp hơn đồng bằng một chút. Trong khu vực này có xảy ra sương muối nhưng không trầm trọng như miền núi. Gió yếu hơn đồng bằng. + Vùng duyên hải: khí hậu dịu hơn đất liền. Mùa nóng nhiệt độ tối cao thấp hơn đất liền 1-2 o C, mùa lạnh nhiệt độ tối thấp lại cao hơn chừng 1 o C. Các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình số tháng có nhiệt độ dưới 18 o C giảm đi còn 2 tháng.Vùng ven biển gió lạnh hơn, tốc độ gió lớn hơn đất liền 1-2m/s. Ngoài ra, vùng đồng bằng Bắc bộ tiếp giáp với biển cũng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão thường đổ bộ vào bờ biển vùng này nhất là trong 3 tháng 7, 8, 9 kết hợp với mưa lớn gây ra sức tàn phá nặng nề. 5.THỦY VĂN Với điều kiện khí hậu tương đối điều hòa và đồng đều; địa hình trũng, thấp và khá bằng phẳng nên sông ngòi ở đây rất phát triển, mật độ sông suối khá cao 0,7 – 1 km/km 2 với hai hệ thống sông chính là Sông Hồng (Tính từ Việt Trì cho đến khi đổ ra biển ở cửa Ba Lạt) và sông Thái Bình. Các sông ở ĐBBB phần lớn là các đoạn hạ lưu nên có độ dốc dòng chảy rất nhỏ 0,02 – 0,05m/km. Sông chảy êm đềm, uốn khúc mạnh, nhiều chi lưu. Các con sông lớn có lượng nước và lưu lượng dòng chảy lớn, modul dòng chảy trung bình 20 – 30 l/s/km 2 . Hàng năm hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đổ ra biển lượng nước khoảng 136 tỉ m 3 , trong đó sông Hồng chiếm đa số với 126,3 tỉ m 3 và sông Thái Bình khoảng 9,7 tỉ m 3 . Đáng chú ý là sông Hồng có độ đục rất lớn, tới 1000g/m 3 . Câu hỏi: Tại sao sông Hồng mặc dù có tổng lượng nước chỉ bằng ¼ lượng nước của sông Mê Kông nhưng lại có hàm lượng phù sa lớn hơn (1,3 lần)? Các sông cũng có dòng chảy theo mùa nhưng sự phân hóa ít sâu sắc hơn so với các khu Đông Bắc và Tây Bắc. Nhìn chung chế độ nước tương đối điều hòa: Mùa lũ kéo dài 6 tháng từ tháng 5 – tháng 10, cao điểm nhất vào tháng 8. Mùa cạn từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau, với mực nước thấp nhất thường xảy ra vào tháng 3. Sự chênh lệch về lượng nước và lưu lượng nước không lớn lắm, ví dụ: Tại Hà Nội có lưu lượng nước lớn nhất là 2800m 3 /s, thấp nhất là 350m 3 /s.

Ngày đăng: 06/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan