CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.DOC

38 1.1K 3
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ & CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 3

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 4

1.1 Quá trình hình thành 4

1.2 Sự phát triển của Bộ Kế hoạch và đầu tư qua các thời kỳ 4

II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 7

2.1 Vị trí và chức năng 7

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 7

2.2.1 Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế 9

2.2.2 Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư 9

2.2.3 Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy phép đầu tư.102.3 Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài 11

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CỤC NĂM 2009 12

1.1 Đặc điểm tình hình chung của năm 2009 12

1.1.1 Thuận lợi 13

1.1.2 Khó khăn 14

1.2 Kết quả thực hiện công tác quản lý của Cục năm 2009 15

1.2.1 Công tác xây dựng luật pháp, chính sách 15

1.2.2 Công tác tổ chức và công tác nội bộ 17

1.2.3 Về công tác tài chính, quản trị 20

1.2.4 Về công tác hành chính, văn thư 21

II CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2009 21

2.1 Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài 22

2.2 Công tác Xúc tiến đầu tư (XTĐT) 23

Trang 2

2.3 Công tác hợp tác quốc tế 27

III NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG NĂM 2009 30

3.1 Những tồn tại 30

3.2 Nguyên nhân của những tồn tại 32

CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 33

I PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG NĂM 2010 33

1.1 Tiếp tục tập trung cho việc giải ngân vốn ĐTNN 33

1.2 Về luật pháp, chính sách 34

1.3 Về quản lý nhà nước 34

1.4 Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế 35

1.5 Về công tác nội bộ 35

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2010 CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 36

KẾT LUẬN 37

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1987 đến nay Và trong những năm gần đây một xu hướng mới đang trỗi dậy đó là sự gia tăng của dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Để đạt được những thành tựu này, một trong những vấn đề quan trọng đó là vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề quản lý, xúc tiến hoạt động đầu tư Đặc biệt là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới đang ảnh hưởng sâu sắc tới mọi nền kinh tế của các quốc gia, thì vai trò quản lý của Bộ Kế hoạch và đầu tư và cụ thể là của Cục đầu tư nước ngoài ngày càng được nhấn mạnh và chú trọng

Qua 3 tuần thực tập ở Bộ Kế hoạch và đầu tư, được sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của các cô chú, các anh chị tại Cục đầu tư nước ngoài, em đã được tìm hiểu về hoạt động của Bộ và Cục đầu tư nước ngoài để hoàn thành bài Báo cáo này

Báo cáo gồm 3 chương:

Chương I : Giới thiệu tổng quan về Bộ Kế hoạch và đầu tư & Cục đầu tưnước ngoài.

Chương II: Hoạt động của Cục đầu tư nước ngoài.

Chương III: Phương hướng nhiệm vụ chính trong những năm tới của Cụcđầu tư nước ngoài.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo này.Trong bài viết em còn nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự góp ý của thầy.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập

Ngô Thanh Phương

Trang 4

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀĐẦU TƯ & CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ KẾHOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.

1.1 Quá trình hình thành

Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chính phủ.

Sau đó 5 năm, ngày 14 tháng 4 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết).

Chính vì vậy, nhân dịp ngành kế hoạch và đầu tư đón nhận Huân chương Sao vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử, ngày 14 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và đầu tư Kể từ đó, hàng năm, Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ngày này là ngày lễ chính thức của mình.

1.2 Sự phát triển của Bộ Kế hoạch và đầu tư qua các thời kỳ.

Theo sắc lệnh số 68-SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra ngày 14 tháng 5 năm 1950, Ban Kinh tế Chính phủ được thành lập thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên

Trang 5

cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách chương trình, kế hoạch hoặc những vấn đề quan trọng khác.

Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v ).

Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước

Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư

Trang 6

Ngày 17/8/2000, Thủ tướng Chính Phủ có quyết định 99/TTg giao ban quản lý các khu công nghiệp về Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Theo đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

Trong đó cơ cấu tổ chức của Bộ: các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước bao gồm :

1 Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; 2 Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ; 3 Vụ Tài chính, tiền tệ;

4 Vụ Kinh tế công nghiệp; 5 Vụ Kinh tế nông nghiệp; 6 Vụ Thương mại và dịch vụ; 7 Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị;

8 Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất; 9 Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư;

10 Vụ Quản lý đấu thầu; 11 Vụ Kinh tế đối ngoại; 12 Vụ Quốc phòng - An ninh; 13 Vụ Pháp chế;

14 Vụ Tổ chức cán bộ;

15 Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường; 16 Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội;

Trang 7

17 Cục Đầu tư nước ngoài;

18 Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; 19 Thanh tra;

20 Văn phòng.

Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Văn phòng được lập phòng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

*) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: 1 Viện Chiến lược phát triển;

2 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; 3 Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội quốc gia; 4 Trung tâm Tin học;

5 Báo Đầu tư;

6 Tạp chí Kinh tế và dự báo .

II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.

Căn cứ vào quyết định 523/QD-BKH ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài.

2.1 Vị trí và chức năng

Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

* Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp với

Trang 8

các đơn vị trong Bộ và các bộ, ngành, địa phương soạn thảo quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

* Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân; tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tư chung; cung cấp thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy chế của Bộ.

* Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt nam ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ.

* Theo dõi, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các quyết định phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các địa phương; tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất theo dõi việc thực hiện các quyết định uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

* Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền

* Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

Trang 9

* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao

2.2.1 Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế

 Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư; thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ; chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư để xúc tiến đầu tư theo sự phân công của Bộ;

 Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm;

 Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác với các nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của Bộ;

 Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của cán bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan của các nước, các tổ chức quốc tế

2.2.2 Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư

 Hướng dẫn các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước về thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;

 Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

 Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp Giấy phép đầu tư theo thẩm quyền; trình Bộ trưởng quyết định đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;

Trang 10

 Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư về các nội dung liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền;

 Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy phép đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thuận

2.2.3 Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Namvà các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy phépđầu tư

 Làm đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện dự án, tổ chức lại doanh nghiệp, điều chỉnh Giấy phép đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh và theo dõi hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài; làm đầu mối hoà giải tranh chấp liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài khi có yêu cầu; thực hiện các thủ tục quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên đối với các dự án hoạt động theo quy định pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và các mô hình kinh tế tương tự khác

 Làm đầu mối phối hợp với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất và các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về tình hình tiếp nhận, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước;

 Làm đầu mối tổ chức kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật;

 Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài Phối hợp với các đơn vị và cơ

Trang 11

quan liên quan quy định chế độ báo cáo thống kê, đánh giá kết quả đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

2.3 Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài.

Cục đầu tư nước ngoài có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục

Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm

Cục trưởng giao nhiệm vụ xuống các chuyên viên ở các phòng ban và các cục phó sẽ kiểm tra việc thực hiện của các chuyên viên đồng thời báo cáo cho Cục trưởng * Các đơn vị trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài bao gồm:

- Phòng Tổng hợp và Thông tin - Phòng Chính sách

- Phòng Đầu tư nước ngoài - Phòng Đầu tư ra nước ngoài - Phòng Xúc tiến đầu tư - Văn phòng

- Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc - Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung - Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam.

Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài được thể hiện qua sơ đồ sau:

Phòng Tổng hợp & Thông tin

Trang 12

CHƯƠNG II : HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Trang 13

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CỤC NĂM 20091.1 Đặc điểm tình hình chung của năm 2009.

1.1.1 Thuận lợi.

Trong năm 2009, việc triển khai chương trình công tác của Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi:

▪ Năm 2009 và những năm tiếp theo, Việt Nam có nhiều cơ hội để nhanh chóng vượt qua cơn bão khủng khoảng kinh tế thế giới Đó là Việt Nam có môi trường chính trị và kinh tế khá ổn định, trong khi đó các nhà đầu tư lớn Châu Âu và Nhật Bản đang chuyển hướng chiến lược đầu tư sang Đông Nam Á trong đó rất chú ý đến Việt Nam Mặt khác chúng ta đã có ít nhiều kinh nghiệm trong khôi phục kinh tế trong khủng khoảng những năm 1997, 1998, 1999 Năm 2008 dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ ta đã kịp thời đưa ra 8 giải pháp trọn gói kiềm chế lạm phát có hiệu quả và bước đầu đó làm chủ được tình hình Trước diễn biến mới của nền kinh tế, ngay từ đầu năm 2009 Chính phủ đó nhanh chóng điều chỉnh nhiệm vụ với 6 nhóm giải pháp hết sức nhạy bén và linh hoạt Nhờ đó, trong năm 2009, môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế và trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu á Tính đến hết tháng 11/2009, kết quả thu hút ĐTNN đạt xấp xỉ 20 tỷ USD, là một kết quả rất đáng khích lệ trong điều kiện khủng hoảng hiện nay.

▪ Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 16 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 3-4/12/2009, đại diện các đối tác phát triển đều ghi nhận những thành tựu của Việt Nam đó đạt được trong năm 2009, đồng thời lưu ý Chính phủ về những thách thức trong tương lai và khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

▪ Trong năm 2009, các địa phương trong cả nước đã tập trung tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy hoạt động giải ngân cho các dự án đầu tư đã được cấp phép, giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính nhằm phát huy tính tự chủ và tự chịu

Trang 14

trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời xem xét và làm thủ tục giải thể đối với các dự án không còn hoạt động.

▪ Đối với Cục ĐTNN, được sự quan tâm của Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ, Vụ TCCB, năm 2009 Cục ĐTNN đã và đang tiếp tục kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp Cục và các đơn vị thuộc Cục.

1.1.2 Khó khăn.

Năm 2009, cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới đang đẩy nền kinh tế Việt Nam tới nhiều thách thức khó lường, mặc dù kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN là khả quan, song thực tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức; cụ thể là:

▪ Thách thức lớn nhất với kinh tế Việt Nam năm 2009 là đối mặt với những tình huống tiềm ẩn khó lường của cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới, các dư chấn của nó tiếp tục gây ra các tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam: thương mại, tài chính ngân hàng, đầu tư nước ngoài

Về thương mại, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu sức mua không còn như những năm trước Hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng loại của các nước Châu Á.

Thị trường tài chính, ngân hàng có nhiều biến động khó lường về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ trong đó đáng lưu ý là tỷ giá Thị trường chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn, luồng tiền đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán đó suy giảm

Việc huy động các nguồn vốn cho nền kinh tế cũng không thuận lợi như trước Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chững lại, dòng kiều hối không dồi dào như những năm trước

▪ Một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện chậm được hướng dẫn cụ thể đã gây lúng túng cho cơ quan quản lý đầu tư ở các địa phương cũng như cho nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư Nhiều vấn đề hiện nay như đầu tư gián tiếp, trình tự, thủ tục mở chi nhánh, thanh lý, giải thể; chế độ báo cáo thống kê chưa được

Trang 15

hướng dẫn đầy đủ, hoặc chưa được sửa đổi phù hợp cũng làm giảm tiến độ tiếp nhận, triển khai dự án.

▪ Việc huy động các tiềm năng vào phát triển kinh tế những năm qua, không có một chiến lược ổn định và thống nhất; các nguồn lợi khoáng sản khai thác không theo một chiến lược dài hạn, nhiều khoáng sản ở nhiều địa phương như sắt, thiếc, vàng, ti tan, than đá, đá trắng, cát đó bị khai thác không hiệu quả, thậm chớ cũng bị khai thác trộm, gây thất thoát lớn cho ngân sách quốc gia Đặc biệt việc khai thác tiềm năng con người, tiềm năng lao động nhìn chung vẫn chưa hiệu quả Lao động trẻ là thế mạnh của Việt Nam, nhưng đa số lại không được đào tạo, không có trình độ tay nghề khiến cho họ không tìm được việc làm, tình trạng này càng nặng nề thêm khi nền kinh tế suy giảm việc làm trong xã hội đang ít đi Thách thức này không chỉ là thách thức của năm 2009 mà cũng là thách thức lâu dài.

▪ Việc phân cấp cho chính quyền các địa phương quản lý toàn diện hoạt động ĐTNN đã thể hiện tác động tích cực góp phần vào kết quả thu hút ĐTNN nhưng do chưa có chế tài về chế độ báo cáo thống kê, quy chế phối hợp trong công tác quản lý ĐTNN chưa được ban hành… nên đã gây trở ngại lớn cho công tác tổng hợp tình hình, thống kê kết quả ĐTNN trong phạm vi cả nước Mặt khác, thời gian phân cấp vừa qua đã bộc lộ rõ sự hạn chế về năng lực cũng như trình độ quản lý của cán bộ làm công tác quản lý nói chung và công tác quản lý đầu tư nước ngoài nói riêng tại các địa phương.

1.2 Kết quả thực hiện công tác quản lý của Cục năm 2009.

Đến nay, theo kết quả đánh giá tổng hợp từ các đơn vị thuộc Cục, Chương trình công tác của Cục ĐTNN năm 2009 về cơ bản đã hoàn thành; một số đề án lớn đang trong giai đoạn triển khai đều đã được điều chỉnh về nội dung, tiến độ và đang được khẩn trương thực hiện để hoàn thành trong Quý I năm 2010.

1.2.1 Công tác xây dựng luật pháp, chính sách.

Trang 16

Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo chuyển biến cơ bản trong công tác ĐTNN, trong đó tập trung vào việc: đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh công tác xây dựng chính sách hướng vào mục tiêu tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các dự án đang hoạt động; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; cụ thể là:

- Chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/2009/NQ-CP ngày 7/4/2009 về giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới Hiện nay Cục ĐTNN đang tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết số 13/2009/NQ-CP của các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước.

- Chủ trì dự thảo đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, ngày 20/2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn III, dự kiến giữa tháng 1/2010 sẽ tổ chức họp đánh giá giữa kỳ.

- Tiếp tục chủ trì Tổ chuyên gia liên bộ làm việc với Nhóm Sản xuất và Phân phối (M&D) thực hiện rà soát và kiến nghị xử lý các vấn đề vướng mắc trong hoạt động ĐTNN

- Báo cáo Bộ Chính trị về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số giải pháp cho những năm tiếp theo.

- Chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong quản lý ĐTNN.

- Chủ trì xây dựng báo cáo Thủ Tướng về tình hình ĐTNN vào VN sau 20 năm thực hiện Luật ĐTNN và 2 năm gia nhập WTO.

Trang 17

- Chủ trì xây dựng đề án về quyền sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ.

- Đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến ĐTNN và chủ trỡ, phối hợp với cỏc đơn vị khác trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản pháp luật về ĐTNN; làm đầu mối tham gia góp ý các văn bản pháp luật của các đơn vị khác

khi có yêu cầu

1.2.2 Công tác tổ chức và công tác nội bộ

1.2.2.1 Công tác tổ chức

Theo Quyết định số 521/QĐ-BKH ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu tổ chức của Cục gồm:

- Phòng Tổng hợp và Thông tin; - Phòng Chính sách;

- Phòng Đầu tư nước ngoài; - Phòng Đầu tư ra nước ngoài - Phòng Xúc tiến đầu tư; - Văn phòng;

- Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc; - Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung; - Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam.

Theo Quyết định 558/QĐ-BKH ngày 28/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính năm 2009 cho các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, Cục Đầu tư nước ngoài được giao 46 chỉ tiêu biên chế và 05 chỉ tiêu biên chế để thực hiện chế độ công chức dự bị.

Theo Quyết định 616/QĐ-BKH ngày 13/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng cho các

Trang 18

đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ năm 2009, các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Đầu tư nước ngoài được giao 55 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cụ thể:

- Trung tâm XTĐT phía Bắc: được giao 17 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có 12 biên chế và 05 lao động hợp đồng.

- Trung tâm XTĐT miền Trung: được giao 15 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có 10 biên chế và 05 lao động hợp đồng.

- Trung tâm XTĐT phía Nam: được giao 23 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có 13 biên chế và 10 lao động hợp đồng.

Như vậy, định biên của Cục Đầu tư nước ngoài (bao gồm cả 03 Trung tâm) là 106 chỉ tiêu.

Tính đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng hưởng lương ngân sách và hợp đồng không hưởng lương ngân sách thuộc Cục là 99 người, trong đó, lao động trong chỉ tiêu là 91 người, lao động ngoài chỉ tiêu là 08 người

Trong năm 2009, sự phối hợp công tác giữa Lãnh đạo chính quyền với Ban chấp hành Đảng bộ, Ban chấp hành công đoàn và Đoàn thanh niên của Cục thực hiện tốt Nhìn chung, cán bộ, công chức trong Cục luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ… Đoàn viên thanh niên trong Cục có nguyên vọng tha thiết phấn đấu vào đảng Trong năm 2009, trong Cục chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm pháp luật Nhà nước

Tình hình thực hiện Quyết định số 676/QĐ-BKH.

Năm 2009 là năm thứ 3 Cục ĐTNN thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, công chức theo Quyết định số 676/QĐ-BKH ngày 25/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế

Trang 19

hoạch và Đầu tư (trước đây là Quyết định 452/QĐ-BKH ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phân cấp và quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Theo đó, Cục trưởng Cục ĐTNN được phân cấp chịu trách nhiệm toàn diện về nhân sự đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị; quyết định đối với các chức danh lãnh đạo: Phó trưởng Phòng và tương đương thuộc cơ quan Cục và Phó Giám đốc Trung tâm trở xuống của các Trung tâm thuộc Cục

Nhìn chung được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Vụ Tổ chức cán bộ, Cục đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Cục theo Quyết định số 676/QĐ-BKH; chưa phát hiện có sai sót lớn trong quá trình thực hiện Việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Cục đặc biệt là về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; nâng lương… đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Cục trong việc chủ động bố trí cán bộ và giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức của Cục nhằm hoàn thành các nhiệm vụ được giao

1.2.2.2 Về công tác tổ chức cán bộ.

a Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã hoàn thành công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Cục ĐTNN; thực hiện các thủ tục liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cho các Phòng thuộc Cục (ĐTNN, ĐTRNN, XTĐT, CS, VP), Trung tâm XTĐT phía Bắc, Trung tâm XTĐT phía Nam; làm thủ tục ký, chấm dứt hợp đồng lao động cho các cán bộ hợp đồng Tuy nhiên, trong năm 2009 do cơ cấu tổ chức có nhiều biến động, lại thiếu cán bộ trong công tác tổ chức nhân sự nên Cục ĐTNN chưa hoàn thành việc xây dựng trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt dự thảo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Cục; sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Cục cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới;

b Trong năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Cục xây dựng các Đề án về tổ chức như sau:

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:47

Hình ảnh liên quan

1.1. Đặc điểm tình hình chung của năm 2009. 1.1.1  Thuận lợi. - CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.DOC

1.1..

Đặc điểm tình hình chung của năm 2009. 1.1.1 Thuận lợi Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan