Những yếu tố để trở thành cha mẹ lý tưởng pdf

10 435 0
Những yếu tố để trở thành cha mẹ lý tưởng pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những yếu tố để trở thành cha mẹ lý tưởng Nuôi dạy con nên người là một công việc hết sức khó khăn và không một ai có thể đưa ra công thức chung dạy con như thế nào là đúng nhất. Vẫn còn những thành tố nào đó không thể thiếu được trong công thức chung nhất. Sau đây là một số yếu tố cơ bản để trở thành cha mẹ lý tưởng và xây dựng gia đình hạnh phúc. Thực tế là sự trộn lẫn giữa vị đắng và vị ngọt. Vai trò làm cha làm mẹ của chúng ta dần dần sẽ trở nên không “tối cần thiết” khi bọn trẻ lớn lên, có nghĩa là chúng ta không thể theo sát chúng mãi. Vì vậy, điều cần làm nhất là cha mẹ cần phải khuyến khích trẻ tự mình làm mọi việc . Dạy cho chúng cách suy nghĩ độc lập, không phụ thuộc vào ý kiến của người khác, tự đứng ra giải quyết vấn đề khó khăn và phải tin tưởng vào khả năng của mình. Đang tiếc là khi rãnh rỗi, cha mẹ lại thường làm hết mọi việc cho bọn trẻ mặc dù những việc này rất dễ. Để đảm bảo lúc nào trẻ cũng được an toàn, không bị thương và khó chịu, người lớn cứ vội vã chạy đến nâng chúng dậy khi chúng ngã hoặc giúp đỡ chúng khi chúng gặp khó khăn, làm như vậy người lớn vô tình đã làm cho trẻ bỏ lỡ dịp học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã mắc phải. Khi trẻ lên 2 tuổi, chúng đã có thể tự mặc quần áo một mình. Đúng là bé không thể tự nhiên làm được điều đó mà không có sự chỉ dẫn của bố mẹ và vì thế nên bắt đầu bằng những quần áo dễ mặc và dễ cởi. Vậy mà nhiều bà mẹ vẫn cứ tiếp tục mặc quần áo cho trẻ ngay cả khi nó sắp đi học, bé không còn cơ hội để phát triển khả năng và tưởng thưởng cho sự giỏi giang của mình. Cũng tương tự như vậy, cần phải để cho chúng xem xét lại hậu quả của những hành động của chúng hơn là cứ bấn lên để giúp trẻ không phạm thêm một sai lầm nào nữa. Giả sử bé để quên xe đạp ngoài đường, trong tình huống như vậy đúng là chúng ta thường mang vào nhà cất cho bé, nhưng cách giảI quyết thông minh hơn là nên giúp bé khám phá điều gì đang xảy ra bằng cách đặt câu hỏi “Nếu mình để quên xe đạp ngoài đường cả đêm thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?”. Khi nghe câu hỏi này, trong khi tìm cách giải quyết tình huống trên tự dưng bé sẽ chợt nhớ ra cái xe đạp của mình. Chúng ta không thể nào dõi theo bé từng bước một nhất là khi bé chập chững biết đi. Thỉnh thoảng, hãy giúp bé tự tin, dạn dĩ và độc lập hơn. Đây mới chính là mục tiêu cha mẹ hướng đến. Cuộc hôn nhân bền vững Mối quan hệ của cha mẹ luôn tác động đến bọn trẻ bằng nhiều cách. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng con cái sẽ vâng lời cha mẹ hơn nếu quan hệ của cha mẹ thân thiết và yêu thương nhau, đơn giản vì đây là một đôi vợ chồng hạnh phúc, họ yêu thương và tôn trọng gia đình của mình và vì vậy cặp vợ chồng này biết kiên nhẫn lắng nghe con cái, hiểu được những gì chúng đang quan tâm. Ngược lại, đối với những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cha mẹ lại cảm thấy khó gần gũi với bọn trẻ, họ luôn thấy mâu thuẫn và đôi khi trở nên khó chịu hoặc quá nghiêm khắc với bọn nhỏ. Đầu óc luôn bận bịu vì chuyện riêng tư của mình thì còn đâu tâm trí để chăm lo cho người khác. Nhưng trên hết là cuộc hôn nhân bền vững của cha mẹ sẽ tác động rất nhiều đến những mối quan hệ của bọn trẻ khi chúng trưởng thành. Khi các con chứng kiến cha mẹ mình yêu thương và tôn trọng nhau, chúng sẽ học được cách hòa đồng với mọi người. Một khi hiểu được cha mẹ đã cùng nhau giải quyết khó khăn ra sao, trẻ cũng học được cách đối đầu với vấn đề chúng gặp phải. Khi thấy bố mẹ chăm sóc nhau, chúng sẽ cảm thấy dễ chịu và an toàn. Nói tóm lại trẻ con học được những bài học hữu ích nhất ngay tại trong gia đình và hình ảnh một gia đình hạnh phúc sẽ luôn ở mãi trong tâm trí của bọn trẻ. Hãy sắp xếp thời gian để thư giãn Cha mẹ lý tưởng phải là cha mẹ biết chơi, là những người luôn nhớ đến tầm quan trọng của việc chơi đùa với con cái. Dĩ nhiên điều này không bắt buộc cha mẹ phải là người tiêu khiển cả ngày hoặc làm hề để vui lòng bọn trẻ. Cùng nhau vui chơi và thư giãn là những khoảnh khắc nâng niu niềm vui của bọn trẻ và trở thành một phần niềm vui của nhau. Khi chúng ta mãi chạy theo hết sự kiện này đến sự kiện khác, chúng ta sẽ không đánh giá đúng giá trị của những khoảng thời gian cùng nhau nghỉ ngơi. Chỉ những trò chơi đơn giản cũng rất ý nghĩa. Trò chơi ú à, trốn tìm dạy bọn trẻ về sự gắn bó. Còn những trò chơi đòi hỏi sự tưởng tượng cao sẽ giúp trẻ khám phá mình là ai và mình muốn trở thành gì. Chơi kéo tay/đấu vật làm trẻ vững tin vào bản thân mình hơn. Đẩy banh tới lui sẽ phát triển khả năng thể dục thể thao, tinh thần thượng võ và sự hợp tác. Chơi cũng là một phương thức để bé trút bỏ những bực bội chúng gặp phải trong ngày, chúng ta thường bắt gặp các bé gái ngồi tâm sự với búp bê hoặc nựng nịu nó như người mẹ nựng con vậy. Sau khi phải đi chích ngừa, bé sẽ thích chơi trò giả làm bác sĩ và chích thuốc cho búp bê. Bố mẹ quá bận rộn thường hay nghĩ rằng họ sẽ chẳng có thời gian chơi búp bê hay xây nhà bằng cách khối gỗ. Nhưng thật ra, trong lúc chơi với con họ có thể giảm bớt những căng thằng trong ngày, đột nhiên họ cảm thấy họ không còn mệt mỏi nữa và cùng chơi vui vẻ. Chỉ có chơi với trẻ chúng ta mới có thể sống lại thế giới trẻ thơ, hiểu được trẻ và gắn bó với chúng hơn. Biết nói “Không” Nhiều người không thể cứng rắn với con được. Họ không biết làm cách nào để lập nên những quy định trong gia đình. Họ đe dọa trẻ mà không nghĩ đến những hậu quả có thể mang lại. “Không được xem ti vi trong vòng một tuần”, người mẹ nói như thế nhưng tối thì lại cho phép nó xem phim hoạt hình. Nếu chúng ta từ bỏ uy thế của người làm cha mẹ là chúng ta đang làm hại bọn trẻ. Khi còn nhỏ, bọn trẻ lại thích được đưa ra những hạn chế. Chúng tìm kiếm những quy định thật sự chứ không phải những quy định chỉ được nói qua loa. Nhưng khi chúng bước vào độ tuổi thiếu niên, thế giới của chúng không còn gò bó chỉ trong gia đình, cha mẹ không còn là người độc tôn đầy quyền lực trong tâm trí của chúng mà rất có thể là người khác, những người thể hiện các giá trị đạo đức. Trẻ thường tìm đến một người, tạm gọi là “gia đình thứ hai”, là nhân vật tập hợp tất cả sức mạnh của nhóm bạn và nền văn hóa bình dân. Chìm lẫn trong thế giới này, những đứa bé thích đóng những tình huống nguy hiểm, đòi hỏi sự liều lĩnh. Chúng nói dối mà không cảm thấy có lỗi, chúng lại còn thử hút thuốc hoặc uống rượu, thậm chí còn quan hệ tình dục bừa bãi. Nó làm những điều này là vì trong thế giới của gia đình thứ hai thì những thói xấu này được chấp nhận. Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi ảnh hưởng của những tác nhân xấu ngoài xã hội là cha mẹ phải biết sử dụng uy quyền của mình bằng sự cương quyết và biết cách thuyết phục trẻ từ khi chúng còn bé. Đôi khi thực hiện điều này là rất khó. Cha mẹ thường phân vân không biết mình có quá cứng nhắc không và vì thương con cứ mãi cất nhắc xem biện pháp áp dụng có hiệu quả không hay chỉ đẩy chúng ngày càng xa cha mẹ. Chúng ta e ngại trẻ sẽ hư khi chúng hiểu được chúng được cưng chìu, những đứa trẻ không biết tôn trọng người lớn chỉ nói và làm những gì chúng thích mà thôi. Vậy câu trả lời là gì? Chìa khóa là tìm cách cân bằng giữa việc ủng hộ trẻ, cảm thông với chúng và thường xuyên nói chuyện, hướng dẫn bé nên hành xử ra sao mới đúng. Kiểu mẫu Cha mẹ nào mà chẳng mong thấy con mình khi trưởng thành phải là người có trách nhiệm, long cảm thông, đáng tin cậy và tốt bụng. Bạn cũng cần lưu ý rằng việc dạy bé những giá trị đạo đức không giống như dạy chúng học bơi, đá trái banh hoặc chơi đàn. Có nên bắt trẻ đọc những chuyện về đạo đức hoặc bắt chúng tham gia các hoạt động từ thiện? Những điều này là nên làm nhưng trước hết thì bé phải là bé. Cách tốt nhất để trẻ thấm nhuần những giá trị đạo đức là hãy thể hiện vai trò kiểu mẫu. Được sống trong gia đình mà mọi người ai cũng rộng lượng thì sau này bé cũng là người hết sức rộng lượng. Một gia định sống đạm bạc, không coi trọng cuộc sống vật chất, bọn trẻ sẽ hiểu chúng không thể mua mọi thứ chúng thích trong những siêu thị lớn. Cha mẹ nào thường để ý đến suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của con thì chúng sẽ biết cảm thong và quan tâm đến người khác. Giá trị không thể học từ sách vở hoặc những buổi thảo luận về những khái niệm quá trừu tượng. Trẻ con đã có thể học được những giá trị đạo đức từ rất lâu trước khi chúng biết đọc hoặc đọc sách về đạo đức hoặc thảo luận về những khái niệm đó. Ngoài ra, trẻ có thể học được những giá trị này trong mối quan hệ qua lại với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Nếu trẻ thương yêu và quý trọng những đức tính của bạn, trẻ sẽ để ý và bắt chước cách cư xử đó. Thể hiện cho trẻ thấy tình thương của cha mẹ dành cho chúng không thể nào đo được. Tình thương yêu vô bờ bến bạn dành cho trẻ là “hạt nhân” để được xem là cha mẹ lý tưởng. Cũng may rằng tình cảm này là tình thương tự nhiên mà cha mẹ nào cũng có Dĩ nhiên là không cần phải luôn miệng “Mẹ thương con” hay "Mẹ yêu con" mà hãy thể hiện bằng tình cảm của mình. Thì thầm và vuốt ve, ôm ghì và hôn bé 1-2 tuổi, cười âu yếu với trẻ lớn hơn là một cách thể hiện “không lời” câu nói “Mẹ thương con”. Tình yêu thương còn được thể hiện qua sự thông hiểu những gì đứa bé cần ở mỗi độ tuổi và đáp ứng nhu cầu của chúng nếu có điều kiện. Nhưng quan trọng hơn cả trong việc thể hiện tình thương của mình là sự có mặt thường xuyên, đáng tin trong cuộc sống của trẻ. Điều này có nghĩa rằng hãy dành nhiều thời gian và phải đảm bảo thời gian đó phải “chất lượng”. Hãy thắt chặt mối quan hệ, những lễ nghi trong gia đình và cùng nhau tận hưởng những giây phút rãnh rỗI, yên tĩnh bên nhau. Không có gì có thể thay thế được sự quan tâm hoặc có mặt của cha mẹ trong cuộc sống của chúng. Cũng không có gì hạnh phúc hơn, đáng tự hào hơn khi có cha mẹ lý tưởng. . thế nào là đúng nhất. Vẫn còn những thành tố nào đó không thể thiếu được trong công thức chung nhất. Sau đây là một số yếu tố cơ bản để trở thành cha mẹ lý tưởng và xây dựng gia đình hạnh. Những yếu tố để trở thành cha mẹ lý tưởng Nuôi dạy con nên người là một công việc hết sức khó khăn và không một. trí để chăm lo cho người khác. Nhưng trên hết là cuộc hôn nhân bền vững của cha mẹ sẽ tác động rất nhiều đến những mối quan hệ của bọn trẻ khi chúng trưởng thành. Khi các con chứng kiến cha mẹ

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan