NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 5) potx

5 291 0
NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 5) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 5) V- ĐIỀU TRỊ A- THEO YHHĐ: 1- Nguyên tắc điều trị: - Các phương pháp cấy nước tiểu, nhuộm gram và các kỹ thuật chẩn đoán khác phải được thực hiện trước khi điều trị. Khi có kết quả cấy phải dựa vào kháng sinh đồ để điều trị. - Xác định yếu tố tham gia để giải quyết triệt để. - Thuyên giảm triệu chứng lâm sàng không có nghĩa là sạch vi trùng. - Sau 1 liệu trình điều trị phải đánh giá là thành công hay thất bại. Nếu có nhiễm trùng lại, phải xác định là cùng dòng vi khuẩn hay khác dòng, thời gian tái phát là sớm (2 tuần sau khi ngưng điều trị) hay muộn. - Sau điều trị bị tái phát xảy ra sớm và cùng 1 dòng vi khuẩn thì có thể là có cùng một nhiễm trùng đường tiểu trên chưa được giải quyết xong hoặc một ổ nhiễm trùng khác ở âm đạo. Trong khi đó, sự tái phát muộn thường là tái nhiễm 1 dòng vi khuẩn mới. - Nhiễm trùng tiểu mắc phải trong cộng đồng và mới bị lần đầu tiên thường nhạy cảm với kháng sinh. - Với bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại, gần đây có lần nhập viện hoặc có làm thủ thuật niệu khoa thì có thể lờn với các loại kháng sinh. 2- Cụ thể, trong điều trị: a/ Viêm bàng quang cấp: Người ta có thể dùng 1 liều duy nhất một trong các loại thuốc sau đây: - Trimethoprim 400 mg, Sulfamide 2g, Fluoroquinone, Amoxicilline 3g (tuy nhiên vì 80% viêm bàng quang cấp là do E.Coli và E.Coli đã lờn với Amoxicilline trong 1/3 trường hợp nên phương pháp này ít hiệu quả). Liều 1 lần duy nhất nên dùng cho những bệnh nhân có thể theo dõi được sau điều trị. Ngoài ra, người ta có thể dùng các loại thuốc nói trên với liệu trình 3 ngày liên tục. Tốt nhất nên theo liệu trình 7 - 14 ngày đặc biệt ở nữ bệnh nhân có biểu hiện viêm đài bể thận, những bệnh nhân có bất thường cấu trúc hệ niệu hoặc có vi trùng lờn thuốc. - Ở phụ nữ nhiễm trùng tiểu do C. Trachomatis nên dùng Doxycycline 100 mg x 2 uống trong 7 ngày. b/ Viêm đài bể thận cấp: - Ở phụ nữ nếu nhiễm trùng tiểu không kèm theo sỏi hoặc bất thường cấu trúc niệu đạo thì nguyên nhân thường do E.Coli, nên điều trị bằng Cephalosporine thế hệ III trong 14 ngày và nên dùng đường tiêm tĩnh mạch trong những ngày đầu. - Nếu sau 72 giờ vẫn không có đáp ứng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát sau khi ngưng liệu trình thì phải tìm kiếm thêm những yếu tố tham gia. Nếu tìm không ra cũng phải điều trị thêm 2 - 6 tuần nữa. c/ Nhiễm trùng tiểu có các yếu tố thuận lợi tham gia vào: - Ở những thể bệnh nhẹ nên uống Ciprofloxacine cho đến khi có kết quả kháng sinh đồ. - Ở những thể bệnh nặng, thường là viêm đài bể thận cấp và nhiễm trùng máu, nên nhập viện và sử dụng thuốc bằng đường tiêm truyền. Nên sử dụng PNC hoặc Ceftriaxone cùng với Aminoglycosides cho đến khi có kết quả kháng sinh đồ và tiếp tục điều trị từ 1 - 3 tuần. d/ Nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ: - Viêm bàng quang: điều trị từ 3-7 ngày bằng Amoxicilline, Nitrofurantoin, Cephalosporine. Sau khi ngưng điều trị phải cấy lại nước tiểu và mỗi tháng mỗi cấy cho đến khi sinh xong. Có thể dùng kháng sinh phòng ngừa như Nitrofurantoin trong suốt thai kỳ. - Viêm đài bể thận: nên nhập viện và sử dụng kháng sinh như Cephalosporine hoặc PNC qua đường tiêm truyền. - Đái ra vi trùng: nếu không có triệu chứng nên dùng kháng sinh qua đường uống trong 7 ngày. Chú ý: Để việc điều trị nhiễm trùng tiểu có hiệu quả cao nhất và triệt để nhất cần phải tìm kiếm các yếu tố thuận lợi tham gia vào, đặc biệt là các bất thường về cấu trúc hệ niệu. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá hệ niệu như PIV, PUR, voiding cystoureterography chỉ nên thực hiện ở những phụ nữ hay bị nhiễm trùng tiểu tái phát, có tiền căn nhiễm trùng tiểu từ nhỏ, có sỏi hoặc đái máu không đau và trên tất cả đàn ông. 3- Tiên lượng: - Viêm bàng quang thường tái nhiễm hơn tái phát, nếu tái phát thường kết hợp với viêm đài bể thận. - Viêm đài bể thận cấp hiếm đưa đến suy thận chức năng hoặc bệnh thận mạn tính. Nó thường tái phát hơn tái nhiễm. - Đái ra vi trùng không triệu chứng nếu không có bệnh lý khác đi kèm thì không gây tổn thương thận. - Nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ có khả năng sinh non hoặc hư thai. . cùng một nhiễm trùng đường tiểu trên chưa được giải quyết xong hoặc một ổ nhiễm trùng khác ở âm đạo. Trong khi đó, sự tái phát muộn thường là tái nhiễm 1 dòng vi khuẩn mới. - Nhiễm trùng tiểu. hoặc có vi trùng lờn thuốc. - Ở phụ nữ nhiễm trùng tiểu do C. Trachomatis nên dùng Doxycycline 100 mg x 2 uống trong 7 ngày. b/ Viêm đài bể thận cấp: - Ở phụ nữ nếu nhiễm trùng tiểu không. phụ nữ hay bị nhiễm trùng tiểu tái phát, có tiền căn nhiễm trùng tiểu từ nhỏ, có sỏi hoặc đái máu không đau và trên tất cả đàn ông. 3- Tiên lượng: - Viêm bàng quang thường tái nhiễm hơn tái

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan