người cầm quyền khôi phục uy quyền

6 514 5
người cầm quyền khôi phục uy quyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 10/3/2010 Ngày giảng: 15/3/2010 Đọc văn: VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trích: Đạo đức và luân lí Đông Tây) Phan Châu Trinh A. Kết quả cần đạt - Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta. - Hiêu được nghệ thuật lập luận chặt chẽ của văn chính luận. B. Cách thức tiến hành - Phương pháp đọc sáng tạo kết hợp gợi tìm, tái tạo, hoạt động theo nhóm nhỏ. C. Phương tiện thực hiện - Sách giáo khoa, Sách thiết kế Ngữ văn 11, tập 2. - Tranh chân dung Phan Châu Trinh. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở soạn 3. Bài mới - GV dẫn vào bài: Ở lớp 8, các em đã được học bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” để phần nào thấy được lòng yêu nước và ý chí cứu nước của Phan Châu Trinh. Hôm nay, chúng ta sẽ học thêm một trong những áng văn chính luận nổi tiếng của cụ Phan, đã từng là ngọn roi quất thẳng vào chế độ thực dân phong kiến đương thời: “Về luân lí xã hội ở nước ta”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ?: Cuộc đời Phan Châu Trinh có điểm gì đáng ghi nhớ? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Phan Châu Trinh (1872- 1926), tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã. - Quê: Phủ Tam Kì (Quảng Nam) - 1901: đỗ Phó bảng, làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan vì xã hội đương thời vô cùng thối nát. Ông đi thi, ra làm quan một thời gian là để hiểu thêm xã hội ấy. Từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho mình. 1 - GV giải thích thêm con đường cứu nước của Phan Châu Trinh đối lập với Phan Bội Châu ?: Kể tên các sáng tác của Phan Châu Trinh? Nội dung chính của các sáng tác đó? ?: Nêu vị trí của đoạn trích? - GV gọi HS đọc theo đoạn. Y/c giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, khi đau xót, lúc hùng hồn, tha thiết. ?: Xác định thể loại, bố cục đoạn trích? ?: Mở đầu đoạn trích, tác giả đã - Con đường cứu nước của cụ: dựa vào Pháp, cải cách mọi mặt làm dân giàu, nước mạnh, trên cơ sỏ đó tạo lập nền độc lập quốc gia. Con đường có phần ảo tưởng nhưng nhiệt huyết cứu nước thật đáng khâm phục. - 1908: bị bắt, đày ở Côn Đảo. - 1911: sang Pháp hoạt động - 1925: cụ về Sài Gòn diễn thuyết vài lần, ốm nặng và qua đời. Đám tang Phan Châu Trinh trở thành phong trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước. 2. Sự nghiệp sáng tác - Các tác phẩm chính: SGK - Nội dung: phục vụ cách mạng, dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào, thấm nhuần tinh thần dân chủ. 3. Đoạn trích a. Vị trí: phần 3 của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” được cụ diễn thuyết vào 19/11/1925 tại Sài Gòn. b. Đọc và giải thích từ khó - Đọc - Giải thích từ khó: xem chú thích chân trang. c. Thể loại, bố cục - Thể loại: văn chính luận - Bố cục: 3 phần + P1: Ở nước ta chưa có luân lí + P2: Giải thích vì sao nước ta chưa có luân lí. + P3: Giải pháp đề ra => Lôgic lập luận: hiện trạng chung- hiện trạng cụ thể- giải pháp. Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, ứng với ba phần của bài văn nghị luận: Đặt vấn đề- Giải quyết vấn đề- Kết luận. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Đặt vấn đề - Xã hội luân lí thật ở nước ta tuyệt nhiên 2 đặt vấn đề luân lí xã hội nước ta như thế nào? ?: Tác giả phân tích thêm vần đề bằng cách sửa lại những quan niệm phiến diện, hạn hẹp nào? ?: Theo Phan Châu Trinh, luân lí xã hội là gì? - GV: Vậy, biểu hiện của sự không có luân lí xã hội ở nước ta ở chỗ nào, và muốn có luân lí xã hội phải làm gì. Điều này được tác giả giả trình bày cụ thể ở những phần sau của bài viết. ?: Theo Phan Châu Trinh, luân lí xã hội gồm những nội dung gì? - GV yêu cầu học sinh thảo luận the bàn để trả lời câu hỏi: ?: Tác giả so sánh hai nền luân lí xã hội: nước ta- Châu Âu(Pháp) như thế nào? ?: Tác giả đã nêu ra những dẫn chứng gì? ?: Nguyên nhân của sự khác biệt là gì? không ai biết đến => Cách đặt vấn đề ngắn gòn, trực tiếp, bằng hình thức phản đề, có sức thuyết phục đặc biệt với người đọc. - Luân lí xã hội là nền tảng của cả nhân loại, không thể coi luân lí xã hội hạn hẹp: chỉ là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác. + Quan niệm Nho gia: “bình thiên hạ” đã bị hiểu lệch thành cai trị xã hội, đè nén mọi người đem lại quyền lợi cá nhân cho mình. - Luân lí xã hội là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người không chỉ quan tâm đến từng gia đình, từng quốc gia mà còn đến cả thế giới. => Cách mở đầu đoạn trích đã tạo ra một tình huống có vấn đề buộc người đọc phải tìm hiểu, cắt nghĩa, lí giải. 2. Giải quyết vấn đề a. So sánh luân lí xã hội bên Châu Âu (Pháp) và ở nước ta. - Nội dung: nghĩa vụ trong quan hệ cộng đồng xã hội, giữa người với người trong một nước, giữa nước này với nước khác (tầm thế giới) Nước ta Châu Âu (Pháp) + Không hiểu, chưa hiểu, điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì + Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, đèn nhà ai nhà ấy rạng. + Vì: chưa có đoàn thể, ý thức dan chủ kém. + Rất thịnh hành, đã phóng đại + Khi bị đè nén, người ta tìm mọi cách để giành lại sự công bằng. + Có đoàn thể, có công đức, có ăn học, có tinh thần dân chủ. 3 ?: Nhận xét về cách lập luận của tác giả? ?: Theo Phan Châu Trinh, dân tộc ta hồi cổ sơ có biết tới đoàn thể công ích hay không? Biểu hiện? ?: Nguyên nhân dẫn đến sự tiêu tan của nền luân lí xã hội nước ta? - HS thảo luận theo bàn. ?: Thái độ của mọi người đối với hiện tượng này? ?: Nhận xét về cách lập luận của Phan Châu Trinh? ?: Tìm các câu cảm thán trong bài? Nhận xét tác dụng của những câu cảm thán đó? => Cách lập luận chặt chẽ, lôgic, chứng cớ xác đáng, nguyên nhân rõ ràng, người nghe khó chối bỏ. (Hết tiết 1, chuyển tiết 2) b. Nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội - Xa xưa: dân ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn kết - Nay: dân ta ù lì, sợ sệt, trơ trọi, - Nguyên nhân: + Bọn học trò trong nước ham quyền tước, vinh hoa, sinh giả dối, nịnh hót. + Kẻ thống trị ra sức vơ vét rút tỉa, mặc dân cực khổ nô lệ. Ngày trước chúng là bọn cử nhân, tiến sĩ. Thời Tây học: chúng là kí lục, thông ngôn. “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Quan lại là lũ ăn cướp có giấy phép. + Kẻ ở vườn: bén mùi làm quan, có lo lót chạy cho được một chức nhỏ trong làng - Thái độ mọi người: Khen là đắc thời, không ai chê bai, không ai bình phẩm => Lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, tác giả đã khẳng định sự tiêu vong hoàn toàn của nền luân lí xã hội. Với cái nhìn trung thực khách quan, tác giả phân tích rạch ròi những mặt xấu, mặt hại của nước mình từ đó thức tỉnh tinh thần và ý thức của họ. Mỗi lí lẽ của tác giả là một cách bác bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến mục ruỗng, lạc hậu. - Các câu cảm thán: - Tác dụng: Các lí lẽ chặt chẽ, sắc bén, kết hợp với những câu văn cảm thán tạo ra sức thuyết phục cao của văn chính luận. Trạng thái tình cảm, phẩm chất của người diễn 4 ?: Phan Châu trinh đã đưa ra kết luận gì? Giải pháp như thế nào? ?: Em có nhận xét gì về kết luận, giải pháp của Phan Châu Trinh? ?: Theo em, giải pháp của Phân Châu Trinh có ưu và nhược điểm gì? Ngày nay, vấn đề Phan Châu Trinh đưa ra cón có ý nghĩa thời sự nữa hay không? thuyết vì thế cũng được bộc lộ rõ: đó là những rung động chân thành, cảm xúc xót xa, căm phẫn như trào lên đầu ngọn bút, khẳng định trái tim yêu nước thiết tha của tác giả. Sau khi phân tích các nguyên nhân, tác giả đau đớn kết luận nền luân lí của nước ta hoàn toàn tiêu vong: “Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam không có cũng là vì thế!” 3. Kết luận - Giải pháp - Kết luận: muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do, độc lập thì phải có đoàn thể đã. Có đoàn thể cũng là gây dựng tinh thần đoàn kết, một lòng phát huy tinh thần bình đẳng của con người trong xã hội. Muốn có đoàn thể phải truyền bá chủ nghĩa xã hội trong dân Việt Nam này. - Nhận xét: Nêu giải pháp rõ ràng, thuyết phục, ngắn gọn, có mục đích tương lai tối thượng: nước Việt nam tự do độc lập; có con đường, giải pháp trước mắt và lâu dài. - Nhận xét: + Ưu: Đề cao được tinh thần dân chủ cho mỗi người dân. + Nhược: Nền dân chủ tư sản không phải là giải pháp tối ưu cho nến độc lập tự do của nước ta. + Ngày nay, vấn đề đặt ra vẫn còn có ý nghĩa: chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, cần nâng cao tinh thần dân chủ, công khai, đoàn kết, ý thức phê bình và tự phê bình của mỗi người dân trong xã hội. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm 5 ?: Nêu khái quát những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? và yếu tố nghị luận là một đặc điểm chung của toàn văn bản. Bài diễn thuyết không chỉ được phát biểu bằng chính kiến, bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng cả trái tim tràn trề cảm xúc. - Cách thuyết minh bằng một loạt các phản kháng, phủ nhận cách hiểu sai và việc nêu lên cái thiếu của dân tộc ta trên phương diện luân lí xã hội, tác giả dần dần đã giúp người nghe lĩnh hội được bản chất của vần đề. - Giọng điệu hùng hồn, trang trọng, giàu sức thuyết phục. Cách dùng các hình ảnh, lối so sánh, ví von độc đáo mang sức biểu cảm cao. 2. Nội dung Đoạn trích thể hiện tâm huyết của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh đối với dân tộc, đất nước. Qua đoạn trích, tác giả muốn khẳng định: gây dựng nền luân lí xã hội là điều thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia nhằm mục đích giành lại độc lập, tự do. IV. Ghi nhớ (SGK) 4. Dặn dò: Soạn bài “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” - Ăng ghen 5. Nhận xét tiết học NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Thái Nguyên, ngày tháng năm 2010 6 . hẹp: chỉ là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác. + Quan niệm Nho gia: “bình thiên hạ” đã bị hiểu lệch thành cai trị xã hội, đè nén mọi người đem lại quyền lợi cá nhân cho mình. - Luân. chứng cớ xác đáng, nguyên nhân rõ ràng, người nghe khó chối bỏ. (Hết tiết 1, chuyển tiết 2) b. Nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội - Xa xưa: dân ta vốn có truyền thống cộng đồng,. lòng phát huy tinh thần bình đẳng của con người trong xã hội. Muốn có đoàn thể phải truyền bá chủ nghĩa xã hội trong dân Việt Nam này. - Nhận xét: Nêu giải pháp rõ ràng, thuyết phục, ngắn

Ngày đăng: 05/07/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan