Đối phó khi con đòi bỏ nhà đi docx

4 324 0
Đối phó khi con đòi bỏ nhà đi docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đối phó khi con đòi bỏ nhà đi "Con sẽ bỏ nhà đi bụi". Nghe con dọa, chị Như Quỳnh, 34 tuổi, Bình Thạnh, TP HCM, giận quá, bảo: "Đi được cứ đi. Ra đường xem ai cho con ăn được bữa nào thì gọi người đó là mẹ". Cô giáo chủ nhiệm than phiền rằng Quốc Minh, cậu con trai 10 tuổi của chị Quỳnh, hay giấu cặp của bạn ở lớp. Về nhà, chị gọi con ra hỏi nguyên nhân và trách phạt. Minh bảo: "Bọn nó giấu cặp của con trước. Sau đó con mới giấu lại. Con không xin lỗi chúng nó đâu. Mẹ không hiểu gì hết. Con sẽ bỏ nhà đi". Từ đó cho đến tối, Mình tự nhốt mình trong phòng. Cậu bé mở tủ, soạn quần áo và đặt sẵn trên giường cùng nhiều túi, bình nước chuẩn bị cho chuyến đi. Buổi chiều, chị Quỳnh gọi con xuống ăn cơm, nhưng Minh nhất quyết không ra: "Con đợi bố về để chào tạm biệt. Con sẽ đi ăn xin cho mẹ vừa lòng". Thấy con vẫn khăng khăng ý định bỏ nhà đi, chị Quỳnh bực lắm. Tối hôm đó, chồng chị mang cơm vào phòng con. Sau đó, dù đã khóa cửa cẩn thận nhưng hai vợ chồng vẫn phải nằm phòng ngoài canh cửa vì sợ con bỏ nhà đi thật. Phải mất 4 ngày sau, hai mẹ con chị Quỳnh mới làm lành sau khi anh Thành tiết lộ: "Con chỉ muốn dọa em thôi. Nó không dám bỏ đi đâu. Anh đã chỉ cho con thấy cái sai rồi và nó bằng lòng xin lỗi mẹ". Chuyện đã qua được hai tuần nhưng chị Quỳnh vẫn canh cánh nỗi lo: "Tôi rất sợ một ngày nào đó thằng bé có thể bỏ nhà đi thật". Theo chuyên viên tâm lý Ngô Xuân Điệp, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, lứa tuổi hay đòi bỏ nhà đi thường là từ 7 tuổi ở bé trai và 13 tuổi ở bé gái. Nguyên nhân thường là quan hệ giữa bố mẹ và con cái không tốt. Trẻ cũng hay áp dụng chiêu này mỗi khi cảm thấy bố mẹ không hiểu mình hoặc muốn tạo áp lực để thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Trong trường hợp trên, chị Quỳnh đã không hiểu con trai và áp đặt con làm theo ý mình. Do đó, bé Minh đã đòi bỏ nhà đi để phản kháng. Nếu bố mẹ có biểu hiện lo sợ, đứa trẻ sẽ càng củng cố ý định. Ngoài ra, một số phụ huynh thừa biết con không dám bỏ đi nên thách thức: "Cứ việc đi xem ai khổ cho biết". Cách này cũng không đúng vì có thể đào sâu thêm mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái. Thay vì thế, bố mẹ có thể ứng phó bằng cách hỏi: "Nếu bỏ đi, con sẽ ngủ ở đâu?", "Ai sẽ nấu cơm cho con ăn", "Lỡ gặp mẹ mìn thì sao?" Những câu hỏi đó chỉ cho bé thấy nguy cơ và khó khăn đầy rẫy khi rời tổ ấm, khiến bé từ bỏ ý định và không lặp lại vì biết mình yếu thế. Tảng lờ lời "đe dọa" của con cũng là một cách khéo léo để đối phó. Khi nghe trẻ nói ra ý định, bạn nên nhấn vào nội dung của cuộc tranh luận, giả vờ như không nghe thấy con dọa sẽ bỏ nhà đi. Tuy nhiên, bố mẹ cần hạ nhiệt độ của "cuộc họp", lắng nghe con giải thích nhiều hơn nhằm đánh giá được mức độ đúng sai đối với sự việc bé gây ra. Sau đó, trẻ sẽ tự đưa ra giải pháp khắc phục lỗi lầm và bạn đồng ý chấp nhận. Như thế, bạn sẽ dập tắt được ý định muốn "làm khó" bố mẹ của con. . Đối phó khi con đòi bỏ nhà đi " ;Con sẽ bỏ nhà đi bụi". Nghe con dọa, chị Như Quỳnh, 34 tuổi, Bình Thạnh, TP HCM, giận quá, bảo: " ;Đi được cứ đi. Ra đường xem ai cho con. Quỳnh gọi con xuống ăn cơm, nhưng Minh nhất quyết không ra: " ;Con đợi bố về để chào tạm biệt. Con sẽ đi ăn xin cho mẹ vừa lòng". Thấy con vẫn khăng khăng ý định bỏ nhà đi, chị Quỳnh. rất sợ một ngày nào đó thằng bé có thể bỏ nhà đi thật". Theo chuyên viên tâm lý Ngô Xuân Đi p, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, lứa tuổi hay đòi bỏ nhà đi thường là từ 7 tuổi ở bé trai và 13

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan