Đề tài: Tiết kiệm vật tư trong doanh nghiệp sản xuất pps

34 500 0
Đề tài: Tiết kiệm vật tư trong doanh nghiệp sản xuất pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Đề tài: Tiết kiệm vật tư trong doanh nghiệp sản xuất Mục lục Lời nói đầu 1 ChươngI: cơ sở lý luận về tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3 1. Các khái niêm cơ bản về vật tư và tiết kiệm vật tư 3 1.1. vật tư 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Phân loại vật tư – kỹ thuật 3 1.2. Định mức tiêu dùng vật tư 4 1.3. Tiết kiệm vật tư 4 2. Vai trò của tiết kiệm vật tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4 2.1. Giảm chí phí trong quá trình sản xuất sản phẩm từ đó làm giảm giá thành của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 4 2.2. Làm tăng quy mô sản xuất từ đó tạo nhiều sản phẩm hơn cho xã hội. .5 2.3. Góp phần nâng cao công xuất của máy móc thiết bị 5 2.4. Thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất 5 2.5. Tăng khả năng cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp, toàn nền kinh tế quốc dân 6 3. Những biện pháp cơ bản nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư 6 3.1. Hạ thấp trọng lượng thực của sản phẩm, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu chính trên cơ sở bảo đảm chất lượng 6 3.2. Không ngừng giảm bớt phế liệu sinh ra, tích cực sử dụng phế liệu, sử dụng tổng hợp nguyên vật liệu 6 3.3. Sử dụng vật liệu thay thế trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao 8 3.4. Tăng cường công tác quản lý sử dụng vật tư 8 Chương II: Thực trạng tiết kiệm vật tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9 A. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế việt nam trong thời kỳ hội nhập. .9 1. Việt nam và hội nhập kinh tế quốc tế 9 B. Những lợi thế và bất lợi của các doanh nghiệp việt nam trong cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp 15 C. Tiết kiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 18 D. Hệ số sử dụng vật tư hiện nay ở việt nam 18 Chương III: Phương hướng và giải pháp để nâng cao khả năng tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp 23 1. Định hướng lâu dài cho tiết kiệm vật tư 23 1.1. Phải xây dựng được các định mức tiêu dùng vật tư trong sản xuất sản phẩm 23 1.2. Trong quá trình sản xuất phải dựa va ò tiến bộ khoa học kỹ thuật 23 1.3. Không ngừng nâng cao khả năng tay nghề làm việc cho cán bộ công nhân viên 24 2. Các giải pháp nâng cao khả năng tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất 25 2.1. Xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài của sản phẩm 25 2.2. Có hình thức khuyến khích tiết kiệm vật tư, không ngưng đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm 26 2.3. Hạch toán chi phí vật tư, phát hiện các nguyên nhân và khẵc phục hậu quả của việc hao phí vật tư 26 2.4. Kiến nghị đối với nhà nước 26 Lời nói đầu Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập chung việc sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu thực hiện theo chỉ thị, kế hoạch của nhà nước. Nhà nước chi vật tư đến tận xưởng để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất. Thời đó chưa có cạnh tranh sản phẩm sản xuất ra được nhà nước phân phối và sử dụng. Do đó yếu tố tiết kiệm vật tư chưa được các doanh nghiệp chú trọng nhiều. Tuy rằng thời đó chính phủ đã đặt ra một số mức, định mức tiêu dùng vật tư nhưng chưa có hình thức rõ ràng để khuyến khích các doanh nghiệp và công nhân tiến hành sản xuất tiết kiệm. Khi mà nền kinh tế của đất nước đã chuyển sang cơ chế thị trường, yếu tố cạnh tranh được đẩy mạnh và khốc liệt hơn. Mỗi một doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại thì ngày càng phải phát triển và phải có cách thức, kế hoạch, chiến lựơc rõ ràng để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Đặc biệt hiện nay đất nước đang trong thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới. Thị trường được mở rộng hơn đối với các doanh nghiệp trong nước đồng thời thị trường trong nước cũng phải mở rộng để các doanh nghiệp nước ngoài vào sản xuất và kinh doanh. Khi đó các doanh nghiệp việt nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn để tồn tại và phát triển. Trong điều kiện đó để tồn tại và cạch tranh được thì mỗi doanh nghiệp cần phải có một chiến lược, kế hoạch rõ ràng cho doanh nghiệp mình. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cạnh tranh là giá và chất lượng của hàng hoá, các dịch vụ đi kèm… Trong các yếu tố đó thì giá cả là có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Thông thường trong gía trị của sản phẩm thì giá trị vật tư thường chiếm từ 70%-80%. Do đó biện pháp tốt nhất để giảm giá thành sản phẩm là thực hiện tiết kiệm vật tư từ ngay khâu đầu vào của sản xuất . Tiết kiệm vật tư là yêu cầu cần thiết và cấp bách đối với mỗi doanh nghiêp sản xuất trong điều kiện kinh doanh hiện nay, khi mà nguyên vật liệu… để sản xuất sản phẩm ngày một đắt và khan hiếm, những nguyên vật liệu quý hiếm ngày càng cạn kiệt. Đó cũng là lý do chính để em nghiên cứu đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tuấn đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Tuy nhiên đây là một đề tài tương đối rộng nên không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, các cô nhằm hoàn thiện và nâng cao kiến thức trong thời gian tới. Chương I: Cơ sở lý luận về tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh 1. Các khái niệm cơ bản về vật tư và tiết kiệm vật tư 1.1. Vật tư 1.1.1. Khái niệm Vật tư là bộ phận cơ bản trong toàn bộ tư liệu sản xuát của xã hội,bao gồm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và thiết bị máy móc. 1.1.2. Phân loại vật tư-kỹ thuật • theo công dụng kinh tế có: +Nguyên vật liệu: được dùng một lần trong quá trình sản xuất và giá trị được chuyển toàn bộ vào sản phẩm. + Thiết bị máy móc: được sử dụng nhiều lần trong quá trình sản xuất và giá trị được chuyển dần vào sản phẩm làm ra • Theo sự đồng nhất về quy trình công nghệ là căn cứ và quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm là vật tư kỹ thuật để phân thành các loại khác nhau. Theo cách phân loại này tất cả các vật tư có quy trình công nghệ sản xuât giống nhau hoặc gần như giống nhau được xếp cùng một loại bất kể nó được sản xuất ở đâu và do đơn vị nào sản xuất. • Theo nguồn cung ứng là phương pháp phân loại dựa vào nguồn vật tư kỹ thuật để cung ứng cho nề kinh tế quốc dân. +Vật tư kỹ thuật sản xuất trong nước +Vật tư kỹ thuật nhập khẩu • Theo đối tượng cung ứng + Cung ứng cho sản xuất + Cung ứng cho xây dựng • Theo cấp quản lý là căn cứ vào chế độ phân phối và các cấp quản lý vật tư kỹ thuật để phân loại. + Vật tư kỹ thuật do nhà nước thống nhất quản lý. + Vật tư kỹ thuật không do nhà nước thống nhất quản lý. 1.2. Định mức tiêu dùng vật tư là lượng vật tư hao phí lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm theo quy cách, kết cấu, chất lượng, quy trình công nghệ nhất định, trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định. Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật tư tiên tiến và đưa định mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhát để thực hành tiết kiệm vật tư có cơ sở chặt chẽ việc sử dụng vật tư. Địch mức tiêu dùng vật tư còn là căn cứ để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng vật tư, tạo tiền đề cho việc hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm trong xí nghiệp, phân xưởng. 1.3. Tiết kiệm vật tư có nghĩa là sử dụng hợp lý vật tư có sẵn, tiêu dùng có căn cứ kinh tế để sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, là bảo đảm sản xuất sản phẩm với chi phí vật chất ít nhất mà đạt được hiệu quả nhiều nhất. Trong sản xuất chi phí vật tư thường chiếm tới 70% - 80% giá thành sản phẩm công nghiệp. Riêng các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, nếu sử dụng tiết kiệm và giảm 1% chi phí vật tư, hằng năm cũng làm lợi cho Nhà nước hàng trăm triệu đồng, vì vậy sử dụng tiết kiệm vật tư là biện pháp cơ bản để hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, với khối lượng vật tư nhât định, phấn đấu hạ thấp định mức tiêu dùng vật tư cho đơn vị sản phẩm không những giảm chi phí sản xuất, mà còn bảo đảm sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều hơn, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. 2. Vai trò của tiết kiệm vật tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1. Giảm chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm từ đó giảm chí phí trên một đơn vị sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm từ đó tạo cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận hơn và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là một trong những vai trò vô cùng quan trọng của việc tiết kiệm vật tư.Vật tư là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Trong sản xuất giá trị của vật tư thường chiếm từ 70%-80% giá trị của sản phẩm, do đó khi ta tiết kiệm được dù chỉ là một lượng rất nhỏ vật tư sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì tổng lượng vật tư ta tiết kiệm được rất lớn, khi đó giá cả của sản phẩm sẽ giảm đi rất nhiều. Đất nước ta mới tiến hành đổi mới cải cách nền kinh tế từ tập chung quan liêu (thời kỳ mà hầu hết vật tư sử dụng ở các doanh nghiệp là do nhà nước cấp phát, nhà nước bao tiêu sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp). Do đó, các doanh nghiệp sản xuất chỉ chú ý đến số lượng sản phẩm sản xuất ra chưa chú ý đến chất lượng của sản phẩm nhiều và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường các thuận lợi đó của doanh nghiệp bị mất đi, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi để có thể đứng vững trên thị trường. Do mới chuyển đổi nền kinh tế nên một trong các phương pháp để cạnh tranh hiệu quả thực hiện tiết kiệm vật tư ngay ở khâu sản xuất sản phẩm. 2.2. Làm tăng quy mô sản xuất từ đó tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho xã hội. Thực hiện tiết kiệm vật tư từ đó ta có thể giảm chi phí đầu vào, sử dụng những khoản đã tiết kiệm được đó để tăng thêm quỹ đầu tư tái mở rộng sản xuất của doanh nghiệp từ đó tạo nhiều sản phẩm hơn cho doanh nghiệp và xã hội. 2.3. Góp phần nâng cao công xuất của máy móc thiết bị. Trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại đựơc thì phải luôn chú tâm đến thiết bị máy móc, không ngừng nâng cao năng xuất của máy để tiết kiệm vật tư, tận dụng tối đa khả năng khấu hao của máy móc, thiết bị. 2.4. Thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Muốn tiết kiệm vật tư có hiệu quả thì doanh nghiệp không chỉ đặt ra các định mức và chỉ tiêu tiêu dùng vật tư, nâng cao khả năng quản lý của từng phân xưởng từng doanh nghiệp mà còn phải không ngừng thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật mới và sản xuất. Ngày nay, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển và việc áp dụng các công nghệ mới vào trong sản xuất sản phẩm là vô cùng quan trọng và là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Sử dụng công nghệ mới không những tiết kiệm được vật tư mà còn tăng khả năng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng, kiểu dáng của sản phẩm, tạo sự đa dạng trong sản phẩm. 2.5. Tăng khả năng cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, Doanh nghiệp, toàn nền kinh tế quốc dân. Tiết kiệm vật tư sẽ làm giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm từ đó giá mỗi đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giảm như vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 3. Những biện pháp cơ bản nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư. Hiện nay đất nước ta còn nghèo, nền công nghiệp nặng chưa lớn mạnh, cơ sở nguyên liệu nông nghiệp chưa phát triển vững chắc, nhiều loại vật tư còn phải nhập của nước ngoài; do đó, việc phấn đấu sử dụng tiết kiêm vật tư, tích cực dùng nguyên vật liệu trong nước thay thế hàng nhập, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế nhiều mặt, vừ có ý nghĩa chính trị to lớn. Trong xí nghiệp sản xuất, mọi người lao động đều có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm vật tư, xí nghiệp phải triệt để thực hành tiết kiệm trong mọi khâu: dự trữ, bảo quản, sử dung vật tư. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là không ngừng phấn đấu đạt và giảm mức tiêu dùng vật tư trong sản xuất, sử dung [...]... này tính riêng cho từng loại vật tư M1 = M2 + M3 – M4 Trong đó: M1: Lượng vật tư thực tế đã dùng trong kỳ M2: Lượng vật tư còn lại đầu kỳ M3: Lượng vật tư nhận trong kỳ M4: Lượng vật tư còn lại cuối kỳ Chỉ tiêu lượng vật tư thực tế dùng có thể cao hay thấp không những do trình độ sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư, mà còn phụ thuộc ở mức hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm vượt hay hụt mức kế... để nâng cao khả năng tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp A Định hướng lâu dài cho tiết kiệm vật tư 1.1 Phải xây dựng được các định mức tiêu dùng vật tư trong việc sản xuất sản phẩm Đây là một công việc hết sức khó khăn và đòi hỏi không chỉ doanh nghiệp mà cả nhà nước cùng phải cùng nhau xây dựng Trong quá trình sản xuất sản phẩm việc định ra các địch mức tiêu dùng vật tư là vô cùng quan trọng Xây dựng... lý trong sản xuất và quản lý Để khuyến khích tiết kiệm vật tư và hạn chế lãng phí vật tư Người công nhân là người trực tiếp sử dụng nguyên vật liệu và công nghệ để tạo ra sản phẩm Do đó tiết kiệm vật tư phải bắt nguồn ngày từ khâu sản xuất sản phẩm Mặt khác đây cũng chính là khâu sử dụng nhiều vật tư nhất, từ máy móc đến nguyên vật liệu năng lượng… Ta có thể thưởng từ 15% hoặc cao hơn lượng giá trị vật. .. sản phẩm của mình thì doanh nghiệp cần phải tiến hành hạch toán chí phí về vật tư trong khâu sản xuất Nắm vững được điều đó thì doanh nghiêp mới xây dựng được kế hoạch tiết kiệm vật tư, và có hình thức tổ chức quản lý sản xuất phù hợp Trong qúa trình sản xuất nếu phát hiên có hao phí vật tư trong quá trình sản xuất thì doanh nghiệp cần phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, và khắc phục hậu quả ngay Không... thiện tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cần phải nâng cao năng lực làm chủ của đội ngũ người lao động Bởi vì chính họ là những chủ thể quyết định đến việc quản lý vật tư nói chung và sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư nói riêng 2 Các giải pháp nâng cao khả năng tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm 2.1 Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng được chiến lược lâu dài của sản phẩm... khích tiết kiệm vật tư, không ngừng học hỏi đỏi mới công nghệ tiến tiến trên thế giới Đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường 2.3 Hạch toán chi phí vật tư trong doanh nghiệp, phát hiện các nguyên nhân và khắc phục các hậu quả của việc hao phí vật tư Để có thể biết và nắm được tình hình sử dụng vật tư trong sản xuất sản phẩm của mình thì doanh nghiệp. .. tổ chức quản lý sử dụng vật tư Đi đôi với các biện pháp tổ chức kỹ thuật phải rất coi trọng áp dụng các biện pháp tổ chức và quản lý, như tăng cường công tác kiểm tra và hạch toán vật tư, thực hiện tốt các chế độ quản lý vật tư, chế độ trách nhiệm vật chất và khuyến khích lợi ích vật chất… Chương II Thực trạng tiết kiệm vật tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp A Những đặc trưng... phẩm của các doanh nghiệp nội địa khác mà còn phải cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài Do đó, để cạnh tranh được thì doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm vật tư mà còn phải không ngừng học hỏi đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao khả năng quản lý từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đồng thời có các chiến lược để bán hàng nhiều hơn… Phụ lục Các yếu tố xác định giá sản phẩm SẢN XUẤT XÃ HỘI... tiêu hoàn thành định mức tiêu dùng vật tư 1.2 Tỷ lệ hoàn thành định mức tiêu dùng vật tư (I m) là chỉ tiêu so sánh giữa mức tiêu dùng vật tư thực tế cho đơn vị sản phẩm (m 1) với định mức tiêu dùng vật tư (mn) mà xí nghiệp giao cho phân xưởng Chỉ tiêu này nêu lên trình độ chấp hành định mức tiêu dùng vật tư, tình hình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư của phân xưởng trong mỗi thời kỳ Im = m1*100/ mn... suất ra sản phẩm của doanh nghiệp thì hệ số sử dụng vật tư được đánh giá bởi các chỉ tiêu sau: 1 Đánh giá trình độ hoàn thành kế hoạch sứ dụng vật tư 1.1 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tổng khối lượng dùng vật tư, là chỉ tiêu so sánh giữa khối lượng vật tư thực tế đã sử dụng(M1) với tổng khối lượng vật tư hạn t tư Tổng khối lượng vật tư thực tế đã dùng xác định bằng công thức: mức kế hoạch(Mn) trong thời . Luận văn Đề tài: Tiết kiệm vật tư trong doanh nghiệp sản xuất Mục lục Lời nói đầu 1 ChươngI: cơ sở lý luận về tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3 1. Các. về vật tư và tiết kiệm vật tư 3 1.1. vật tư 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Phân loại vật tư – kỹ thuật 3 1.2. Định mức tiêu dùng vật tư 4 1.3. Tiết kiệm vật tư 4 2. Vai trò của tiết kiệm vật tư trong. luận về tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh 1. Các khái niệm cơ bản về vật tư và tiết kiệm vật tư 1.1. Vật tư 1.1.1. Khái niệm Vật tư là bộ phận cơ bản trong toàn bộ tư liệu

Ngày đăng: 05/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương II

    • A. Định hướng lâu dài cho tiết kiệm vật tư

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan