ĐỀ CƯƠNG MÔI TRƯỜNG doc

35 322 3
ĐỀ CƯƠNG MÔI TRƯỜNG doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VẤN ĐỀ 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG I. Khái niệm chung về luật môi trường 1. Khái niệm môi trường: là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy 2. Các ảnh hưởng mang tính phổ biến của môi trường. Tính phổ biến toàn cầu của vấn đề môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau - Ảnh hưởng của những tác hại mà con người gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân cận. - Việc tàn phá môi trường ảnh hưởng đến mọi xã hội bất chấp cơ cấu chính trị kinh tế ở đó như thế nào. Không có bất cứ quốc gia nào được loại trừ khỏi sự trả thù của thiên nhiên, dẫu đó là quốc gia giàu hay nghèo. - Sự xuất hiện của các định chế pháp lý quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môi trường nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 được đánh dấu bởi bằng sự ra đời hàng loạt của các tổ chức quốc tế và các điều uớc quốc tế về môi trường. - Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một trong các yếu tố của chính sách phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Điều kiên về bảo vệ môi trường là một trong những điều khoản của các hợp đồng liên doanh, đầu tư nước ngoài ký kết thuộc nhiều quốc gia khác nhau. 3. Môi trường và phát triển bền vững: a. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững. - Thứ nhât, phát triển bền vững là phạm trù được hình thành do nhu cầu của việc bảo vệ môi trường. Thực chất của việc phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triền với việc duy trì môi trường hay nói cách khác là yếu tố cơ bản của việc phát triển bền vững là quyền phát triển và sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Có thể khẳng định đó là mối liên kết không thể tách rời giữa phát triển và bảo vệ môi trường. - Thứ hai, phát triển bền vững có thể hiểu dưới góc độ môi trường. Trên thế giới, phát triển bền vững có thế được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, hoạch định chính sách và cũng có cách hiểu chỉ thuần túy dưới góc độ môi trường. Ở Việt Nam, có quan điểm thống nhất về phát triển bền vững là: “phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (khoản 4 luật bảo vệ môi trường năm 2005) . Tóm lại: Tuy có sự khác nhau về cách tiếp cận song về cơ bản các tiêu chí của phát triển bền vững được đưa ra tương đối thống nhất. Đó là: sự phát trường kinh tế, sự bảo vệ môi trường và sự thỏa mãn các yêu cầu cuộc sống của con người b. Những đòi hỏi của phát triển bền vững trên các mặt tài chính, định chế, phát luật. - Thứ nhất, quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách. 1 Quyết định chính sách là bước quan trọng trong phát triển bền vững. Khả năng kết hợp giữa phát triển và bảo vệ môi trường phụ thuộc rất lớn vào việc ban hành các chính sách đúng đắn. Gắn liền với việc ra chính sách là vị trí và thẩm quyền của cơ quan ban hành chính sách và quyết định. Việc xác định đúng vị trí, tạo ra được sự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau giữa các hệ cơ quan quyền lực nhà nước cũng là yếu tố định chế quan trọng của việc phát triển bền vững. - Thứ hai, ban hành pháp luật và thực thi pháp luật. Pháp luật là công cụ quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. - Thứ ba, giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển ổn định và các lợi ích hợp pháp được bảo vệ thỏa đáng. Phát triển bền vững sẽ gặp khó khăn nếu như các quan hệ kinh tế xã hội không được điều tiết thích hợp thông qua nhiều biện pháp trong đó có việc giải quyết tranh chấp với tư cách là yếu tố định chế của phát triển bền vững. - Thứ tư, hợp tác quốc tế Tính toàn cầu và ảnh hưởng toàn cầu của môi trường đòi hỏi phải có nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững. Thực tế cho thấy các công ước quốc tế đa phương, các định ước tổ chức quốc tế đã được hình thành nhằm tạo ra sự phát triển bền vững toàn cầu. II. Bảo vệ môi trường và vai trò của pháp luật. 1. Khái niệm bảo vệ môi trường. Theo quy định tại điều 3 khoản 3 Luật bảo vệ môi trường thì bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế, tác động sống đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. 2. Các biện pháp bảo vệ môi trường a. Biện pháp tổ chức chính trị: - Là việc bảo vệ môi trường thông qua hoạt động của các Đảng phái, các tổ chức chính trị. Các đảng phải, các tổ chức này đưa ra cương lĩnh chủ trương bảo vệ môi trường và lãnh đạo cộng đồng thực hiện qua đó vừa nhằm mục đích bảo vệ môi trường vừa nhằm mục đích củng cố uy tín địa vị chính trị của tổ chức. - Vấn đề bảo vệ môi trường bằng biện pháp tổ chức chính trị ở Việt Nam: + Đảng cộng sản đưa ra chủ trương đường lối về bảo vệ môi trường và lãnh đạo nhà nước thực hiện. + Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. + Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề về môi trường 2 Cách thức thực hiện này khác với các nước khác là nhà nước không thành lập đảng phái về môi trường mà chủ trương đường lối của Đảng đưa ra được thể chế hóa về pháp luật - Ý nghĩa của biện pháp này trong việc bảo vệ môi trường bao gồm: + Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào cương lĩnh hoạt động của mình + Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hóa thành các chính sách pháp luật. Tuy nhiên, biện pháp chính trị mang tính định hướng vĩ mô nên hiệu quả thực tiễn là không cao. b. Biện pháp kinh tế. - Là việc sử dụng nguồn lực kinh tế để bảo vệ môi trường với 2 hình thức cơ bản là sử dụng nguồn tài chính tập trung và sử dụng phương pháp kích thích lợi ích kinh tế. - Sử dụng nguồn tài chính tập trung là sử dụng ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường quốc gia…cho việc bảo vệ môi trường - Kích thích lợi ích kinh tế để bảo vệ môi trường gồm các biện pháp + Hộ trợ tài chính cho những dự án bảo vệ môi trường tích cực. + Ưu đãi về đất đai + Miễn phải giảm thuế đối với các dự án bảo vệ môi trường tích cực. Áp dụng thuế suất cao đối với các dự án gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. + Áp dụng thuế môi trường đối với các sản phẩm ảnh hướng xấu lâu dài đến môi trường + Ưu đãi về thị trường tiêu thụ sản phẩm + Áp dụng biện pháp ký quỹ đặt cọc đối với một số hoạt động ảnh hưởng xấu đối với môi trường. - Ý nghĩa: Sử dụng biện pháp kinh tế tức là dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường cho cộng động. Biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng và thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp từ đó góp phần khuyến khích và nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Về cơ bản các biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường so với các biện pháp khác. c. Biện pháp khoa học công nghệ - Là việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ và kỹ thuật trong việc bảo vệ môi trường. - Là biện pháp quan trọng không thế thiếu trong việc bảo vệ môi trường do môi trường được tạo bởi nhiều yếu tố phức tạp cùng với đó là trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nên các vấn đề như xử lý rác thải, bảo vệ tầng Ozon cần sử dụng biện pháp khoa học công nghệ. d. Biện pháp giáo dục. - Là biện pháp tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường. - Các hình thức: 3 + Đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập chính thức của các trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học. + Sử dụng rộng rãi các phương tiện giáo dục truyền thông để giáo dục cộng đồng. + Tổ chức các hoạt động cụ thể như: ngày môi trường thế giới, tuần lễ xanh, phong trào thành phố xanh, sạch, đẹp. + Tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội e. Biện pháp pháp lý. - Đó là việc, thể chế hóa vấn đề môi trường bằng pháp luật. - Bao gồm: + Quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường. + Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. + Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường. + Ban hành các tieu chuẩn môi trường. + Giải quyết các tranh chấp liên quan đén việc bảo vệ môi trường. III. Khái niệm luật bảo vệ môi trường. 1. Định nghĩa - Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các qui phạm pháp luật, các nguyên tăc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người - Luật môi trường khác các luật khác ở mục đích điều chỉnh là bảo vệ môi trường. - Luật môi trường đan xen với luật hành chính, dân sự…chứ không độc lập tuyệt đối. 2. Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường a. Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. - Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, quyền sống của con người mặc dù được đảm bảo hơn về mặt pháp lý hơn bằng các thể chế dân chủ song lại bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Trong điều kiên đó cuộc sống của con người phải gắn chặt với môi trường. - Nguyên tắc này đươc ghi nhận trong tuyên bố Stockholm và tuyên bố Rio- De Janeiro. Và chi phối việc xây dựng chính sách pháp luật của các quốc gia. - Việt Nam là quốc gia ký 2 tuyêt bố này có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành là nguyên tắc pháp lý và thực tế nó đã là một nguyên tắc của luật môi trường Việt Nam. Đòi hỏi cơ bản của nguyên tắc này là mọi qui phạm pháp luật môi trường, mọi chính sách pháp luật về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con người trong đó có điều kiện môi trường làm ưu tiên số một. 4 b. Tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường. Môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất khác nhau vì vậy trong việc bảo vệ môi trường cần có sự thống nhất và điều này được coi là một nguyên tắc của luật môi trường Cụ thể: + Các chính sách và các qui định pháp luật về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. + Việc quản lý môi trường được thực hiện dưới sự điều chỉnh của một cơ quan thống nhất. + Các tiêu chuẩn môi trường, các qui trình đánh giá tác động môi trường cũng như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với tư cách là những công cụ quan trọng của quản lý môi trường cần được xây dựng và áp dụng thống nhất trong phạp vi cả nước, + Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân. c. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường. Pháp luật môi trường Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng nguyên tắc này. - Nguyên tắc này có những đòi hỏi sau đây: + Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, vùng và từng vùng. + Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được lãng phí và tham nhũng các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của các quá trình đó đảm bảo để cho các quyết định, chính sách ban hành nhằm vào sự phát triển bền vững. + Phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của dự án đầu tư. d. Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa. - Luật môi trường coi việc phòng ngừa là nguyên tắc chủ yếu. Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật vào sự ngăn chặn của chủ thể thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hạnh cho môi trường. - Bản chất chính của biện pháp này là việc kích thích các lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích với là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường, nâng cao ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. 5 VẤN ĐỀ 2: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, SUY THOÁI, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG I. KHÁI NIỆM 1. Ô nhiễm môi trường • khái niệm: K6 Đ3 LBVMT Phân tích: - là sự thay đổi các thành phần môi trường: theo chiều hướng tăng lên hoặc giảm đi, sự thay đổi này mang tính chất định tính. - là sự thay đổi ko phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, vi phạm quy chuẩn môi trường (là các quy định xác định ranh giới tối đa cho phép), là yếu tố mang tính chất định lượng. - gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - > khái niệm này dùng để xác định, đánh giá một hành vi có phải là hành vi gây ô nhiễm môi trường ko. Song hành vi gây ô nhiễm và thực trạng môi trường ô nhiễm ko có mqh nhân quả và mqh hữu cơ với nhau do trong môi trường còn có hiện tượng tích tụ, cộng dồn, phát tán nên có thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường mà ko có môi trường bị ô nhiễm, hay có môi trường bị ô nhiễm song ko có hành vi gây ô nhiễm môi trường. • Nguyên nhân: chủ yếu là do chất gây ô nhiễm (là chất, hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong MT thì làm cho môi trường bị ô nhiễm) . Chất gây ô nhiễm là chất thải, nhưng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu phế phẩm…phân thành các loại: -chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm ko tích lũy (tiếng ồn) -chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiễng ồn) , trong phạm vi vùng (mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu (chất cfc) , -chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm ko xác định được nguồn -chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiêm do phát thải ko liên tục • Các mức độ ô nhiễm: mức độ ô nhiễm môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thương được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất liệu môi trường của các chất gây ô nhiễm có trong thành phần môi trường đó (Đ92) 2. Suy thoái môi trường • khái niệm: khoản 7 Điều 3 • các dấu hiệu: -có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trương đó, hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi vè chất lượng của các thành phần môi trường và ngược lại -Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đới sống của con nguwoif và sinh vật 6 • Nguyên nhân: chủ yếu là do hành vi khai thác qua mức các yếu tố môi trường làm hủy hoại môi trường, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật… • Các mức độ: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng 3, Sự cố môi trường • Khái niệm: K8 Đ3 LBVMT • Nguyên nhân: -do yếu tố thiên nhiên: cháy rừng do sét đánh, đất NN bị ngập mặn do sóng thần gây ra… -Do con người gây ra • Các loại sự cố môi trường - bão, lũ lụt hạn hán…. - hỏa hoạn, cháy rừng. . - sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản… - sự cố trong lò phản ứng hạt nhân… Phân biệt trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái. - Về nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường: Ô nhiễm môi trường thường là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất gây ô nhiễm, chất độc hại, làm nhiễm bẩn, làm ô uế các thành phần môi trường. Còn suy thoái môi trường là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thnàh phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Ô nhiễm môi trường thường bắt nguồn từ hành vi đưa vào môi trường các chất thải loại, các chất độc hại, các chất gây nhiễm bẩn môi trường, còn suy thoái môi trường thường bắt nguồn từ hành vi lấy đi các giá trị sinh thái của các thành phần môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên. - Về cấp độ thể hiện: ô nhiễm môi trường thường thể hiện mức độ "cấp tính" cao hơn so với suy thoái môi trường. Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra đột ngột, tức thì, trong một khoảng thời gian ngắn, gây nên những hậu quả nguy cấp đối với con người và thiên nhiên. Ngược lại, suy thoái môi trường lại thể hiện mức độ "mãn tính" cao hơn so với ô nhiễm môi trường. Suy thoái môi trường là kết quả của một quá trình thoái hoá, cạn kiệt dần các giá trị sinh thái của các thành tố môi trường, làm mất đi các chức năng cơ bản của chúng, do đó thường gây nên những ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và thiên nhiên. - Về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục: Biện pháp chủ yếu để phòng ngừa ô nhiễm môi trường là ngăn chặn hành vi xả thải vào môi trường các chất thải, chất gây ô nhiễm. Còn biện pháp chủ yếu để phòng ngừa suy thoái môi trường là ngăn chặn hành vi khai thác, sử dụng quá mức các thành phần môi trường. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường thì biện pháp chính là làm sạch môi trường. Còn đối với suy thoái môi trường là khôi phục chất lượng và số lượng các thành phần môi trường. 7 Các loại sự cố môi trường: Sự cố xảy ra do yếu tố thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất nông nghiệp bị ngập mặn di sóng thần gây ra thường mang tính chất nghiêm trọng và ko dẫn đến trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân nào. Sự cố môi trường do con người gây ra đều dẫn đến những trách nhiệm pháp lý nhất định. Quy chuẩn môi trường gồm 2 loại: Quy chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, gồm gtrị tối thiểu của các thông số môi trường đảm bảo sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật và gtrị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để ko gây ảnh hưởng xấu đến sự sống Quy chuẩn về chất thải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm ko gây hại cho con người và sinh vật.(cụ thể Đ10) II KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm: KSONMT là tổng hợp các hoạt động của nhà nước, của các tổ chức cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khắc phục, xử lý hậu quả do ONHMT gây nên 2. Các hình thức pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường a. Quy hoạch, kế hoạch hóa việc bảo vê MT • K/N: Là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức KH để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vê môi trường nhằm định hướng các hoạt động pháo triển tỏng khu vức đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững Ndung: Đ29, 28, 50 • NN luật hóa 4 ND cụ thể có liên quan đén quy hoạch môi trường -Phải coi các yêu cấu bảo vệ môi trường là một nôi dung không thể thiếu của chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân -Điều 28 -Điều 29 -Điều 50 b. Ban hành và áp dụng hệ thống quy chuẩn môi trường * khái niệm: Khoản 5 Điều 3 lbvmt * xây dựng trên nguyên tắc: - đáp ứng được mục tiêu BVMT, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường - Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cấu của hội nhập kinh tế quốc tế - Phù hợp với đắc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh dịch vụ * phân loại: Đ 10 lbvmt c. quản lý chất thải: * khái niệm chất thải: Khoản 10 Điều 3 8 * khái niệm quản lý chất thải: bao gồm các hoạt động thu gom lưu dữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải nhằm taanj dụng khả năng cá ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra * Quản lý các loại chất thải: (1) Chất thải thông thường: - Quản lý chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng (Đ117). Nhập khẩu phế liệu Đ43. - Quản lý chất thải thông thường phải tiêu hủy hoặc chôn lấp + Quản lý chất thải rắn: Đ 78, 79 + Quản lý nước thải: Đ 81, 82 + Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải Đ 83 ; khoản 1, 4 Đ 84; Đ 85 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước: Đ 69, Khoản 2, 3 Đ 79 (2) Chất thải nguy hại: Đ 70. 71. 72. 73, 74, 75 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước: Bộ tnmt, bộ xây dựng, bộ công nghiệp, bộ Y tế, bộ quốc phòng, bộ công an, UBND cấp tỉnh. d. xử lý các tổ chức, cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh, dich vụ gây ô nhiễm môi trường K1, 2, 3, 7 Điều 49 e. Khăc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, ứng phó sự cố môi trường Đ90, 93 9 VẤN ĐỀ 3: PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC A. ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Khái niệm ĐDSH: “ĐDSH có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi loài, giữa các loài và các hệ sinh thái” ĐDSH bao gồm: đa dạng về gen, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái. 1.1 Đa dạng gen: là toàn bộ các gen chứa trong all cá thể thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật. Các nhiễm sắc thể, gen và AND chính là những dạng vật chất di truyền, tạo ra những tính chất đặc trưng của từng cá thể trong mỗi loài và từ đó tạo ra sự đa dạng về nguồn gen 1.2 Đa dạng loài: là toàn bộ sự khác nhau trong một nhóm và giữa các nhóm loài cũng như giữa các loài trong tự nhiên. Thể hiện trong số lượng khổng lồ các loài thực vật, động vật tồn tại trên trái đất 1.3 Đa dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau. HST là một hệ thống các quần thể sinh vật sống và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và môi trường đó. 2. Hiện trạng ĐDSH và bảo vệ DDSH: a. Tình trạng suy thoái đa dạng sinh học và tác động của nó DDSH bị suy thoái một cách nghiêm trọng, xảy ra với một tốc độ khủng khiếp trên thế giới, cả ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, đến các nước chậm phát triển như ở châu Phi, châu Á, Mỹ La tinh… b. hiện trạng DDSH ở Việt Nam - Sự phong phú về DDSH ở VN: VN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với diện tích trải dài từ 8 30’ vĩ độ bác đến 23 vĩ độ nam. Vị trí địa lý khí hậu cộng với một số lượng lớn sông hồ đã tạo nên một sự DDSH hết sức phong phú kể cả nguồn gen, giống loài và hệ sinh thái. Một số hệ sinh thái tiêu biểu như: hệ sinh thái rừng, hst rừng ngập mặn, hst san hô, hệ sinh thái đầm… Về đa dạng loài của VN: gồm nhiều loài và động vật quý hiếm - Vai trò của tài nguyên DDSH đối với VN Là một nước nông nghiệp với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, VN phải phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên thiên nhiên nói chung và DDSH nói riêng: Các cộng đồng dân cư VN sử dụng tới 2.300 loài thực vật để làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu…tài nguyen rừng là bộ phân k thể thiếu trong sx và tiêu dùng của nc ta, đặc biệt là gỗ. - Suy thoái DDSH ở VN Bắt nguồn từ: sự giảm sút S rừng, từ sự hủy hoại các hst khác như đất ngập nước, và từ suy giảm hệ sinh thái biển. Tốc độ suy giảm DDSH ở nc ta là đáng báo động. Hậu quả: +) Sự suy thoái của hst sẽ đặt các giống loài trước nguy cơ bị tuyệt chủng +) Sự thay đổi hay mất di cảu các giống loài sẽ tác động xấu đến mt sống, các hệ sinh thái 10 [...]... khăn do nguyên nhân môi trường bị suy giảm Từ đó dẫn đến hành động của các chủ thể: - Bản thân các chủ thể, sự nỗ lực của quốc gia không đủ tầm để giải quyết các vấn đề về môi trường toàn cầu - Các tổ chức quốc tế: thấy rằng hoạt động của họ gặp khó khăn do ván đề môi trường Họ họp bàn đưa ra các vấn đề môi trường toàn cầu nhưng không đủ sức để giải quyết  Phải giải quyết vấn đề môi trường trên quy mô... bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; + Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra 4 Nêu 3 dạng tranh chấp môi trường Căn cứ và định nghĩa tranh chấp môi trường, chúng ta có thể nhận diện 3 dạng tranh chấp môi trường phổ biến... môi trường - Đối tượng tranh chấp: + Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau; + Giữa các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt haiij về môi trường - Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm: + Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi. .. việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên 2 Nhận diện 5 dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường - Đặc trưng 1: Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích công và lợi... nghị như là một viên gạch đầu tiên đặt nền móng của việc toàn cầu trong lĩnh vực môi trường 2 Hội nghị thượng đỉnh trái đất về bảo vệ môi trường Rio- De Janeiro 1992 về môi trường và phát triển” a Nguyên nhân triệu tập - Trước đây đồng nhất vấn đề môi trường với các yếu tố về vật lý hóa học Dẫn đến giải quyết vấn đề môi trường trong thể hoàn toàn tĩnh - Mặc dù hội nghị Stockholm 1972 đạt rất nhiều thành... trên thế giới và chủ đề đưa ra là môi trường và con người” - Trong hội nghị các quốc gia đã đạt được các thỏa thuận cơ bản sau: + Hội nghị quốc định thành lập chương trình môi trường của Liên hiệp quốc viết tắt là UNEP + Hội nghị quyết định sẽ lập quỹ môi trường toàn cầu + Hội nghị thông qua tuyên qua tuyên bó Stockholm 1972 về môi trường và con người c Ý nghĩa - Lấy ngày môi trường thế giới là ngày... giống loài thuỷ sinh + Phá huỷ môi trường sống của các giống loài thuỷ sinh + Vi phạm các quy định về nuôi trồng, chế biến, xuất nhập khẩu các giống loài thuỷ sinh - TNPL: + TNHC: NĐ 128 /2005/NĐ-CP, NĐ 154/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 128 + TNHS: Đ 188 24 Vấn đề 6: TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG 1 Khái niệm tranh chấp môi trường Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa... quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, thiệt hại về người và của do làm ô nhiễm môi trường gây nên e Nguyên tắc tham vấn chuyên gia Để xác định một cách có căn cứ khao học thiệt hại xảy ra đối với môi trường, tính mạng, sức khỏe và tài sản của các nạn nhân trong các tranh chấp môi trường cần sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia 9 3 phương thức giải quyết tranh chấp môi trường a Thương lượng - Thương... không là thành viên) 32 I Những hội nghị quốc tế về môi trường quan trọng 1 Hội nghị Stockholm 1972 về môi trường và con người a Nguyên nhân triệu tập hội nghị: - Tình trạng môi trường bắt đầu diễn biến theo chiều hướng xấu từ những năm 1950 - 1960 người dân ở các quốc gia phát triển đã yêu cầu chính phủ đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường - Các tổ chức quốc tế trong quá trình hoạt động... thường dân với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người, và ưu thế của quá trình giải quyết xung đột thường nghiêng về phía bên gây hại cho môi trường - Đặc trưng 4: Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường nảy sinh thường sớm hơn so với thời điểm . cầu. II. Bảo vệ môi trường và vai trò của pháp luật. 1. Khái niệm bảo vệ môi trường. Theo quy định tại điều 3 khoản 3 Luật bảo vệ môi trường thì bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong. biệt trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái. - Về nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường: Ô nhiễm môi trường thường là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất. phần môi trường. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường thì biện pháp chính là làm sạch môi trường. Còn đối với suy thoái môi trường là khôi phục chất lượng và số lượng các thành phần môi trường. 7 Các

Ngày đăng: 05/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tổng quan về điều uớc quốc tế về môi trường:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan